Giáo án Hình học 8 - GV: Lê Kiều Thu - Tiết 57: Thể tích hình hộp chữ nhật

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

Hoạt động 1: (15’)

 GV dùng mô hình hình hộp chữ nhật chỉ ra cho HS thấy 1 đường thẳng vuông góc với một mặt phẳng nào đó và hai mặt phẳng nào vuông góc với nhau.

 GV treo bảng phụ có vẽ sẵn hình hộp chữ nhật ABCD.EFGH, yêu cầu HS đứng tại chỗ chỉ ra đường thẳng AE vuông góc với mặt phẳng nào?

 GV giới thiệu cách viết.

 GV yêu cầu HS đứng tại chỗ chỉ ra 1 mặt phẳng vuông góc với mp(ADHE).

 GV giới thiệu cách viết.

 GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các em chỉ ra tất cả các mặt phẳng vuông góc với mp(ABCD). (2’)

 GV nhận xét và kết luận.

 

doc2 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 2020 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 8 - GV: Lê Kiều Thu - Tiết 57: Thể tích hình hộp chữ nhật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày Soạn: 28 – 03 – 2015
Ngày dạy: 03 – 04 – 2015
Tuần: 31
Tiết: 57
§3. THỂ TÍCH HÌNH HỘP CHỮ NHẬT
I. Mục tiêu: 
	1. Kiến thức:
- Bằng hình ảnh cụ thể bước đầu cho HS biết được đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, hai mặt phẳng vuông góc với nhau trong không gian.
	2. Kĩ năng:
	- Biết và vận dụng được công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật.
	3. Thái độ:
	- Rèn khả năng tưởng tượng trong không gian.
II. Chuẩn bị:
- GV: SGK, thước thẳng, mô hình hình hộp chữ nhật.
- HS: SGK, thước thẳng
III. Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề.
IV. Tiến trình:
1. Ổn định lớp: (1’)	8A6: 
	2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Nhìn vào mô hình hãy chỉ ra các đường thẳng song song với đường thẳng BC, các mặt phẳng song song với đường thẳng BC, mặt phẳng song song với mp(ABCD).
	3. Nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 1: (15’)
	GV dùng mô hình hình hộp chữ nhật chỉ ra cho HS thấy 1 đường thẳng vuông góc với một mặt phẳng nào đó và hai mặt phẳng nào vuông góc với nhau.
	GV treo bảng phụ có vẽ sẵn hình hộp chữ nhật ABCD.EFGH, yêu cầu HS đứng tại chỗ chỉ ra đường thẳng AE vuông góc với mặt phẳng nào?
	GV giới thiệu cách viết.
	GV yêu cầu HS đứng tại chỗ chỉ ra 1 mặt phẳng vuông góc với mp(ADHE).
	GV giới thiệu cách viết.
	GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các em chỉ ra tất cả các mặt phẳng vuông góc với mp(ABCD). (2’)
	GV nhận xét và kết luận.
	HS chú ý theo dõi.
	HS thảo luận và ghi vào bảng phụ.
	HS theo dõi.
1. Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng. Hai mặt phẳng vuông góc:
VD: Đường thẳng AE vuông góc với mp(EFGH) kí hiệu là: 
 mp(ADHE) vuông góc với mp(EFGH) kí hiệu là: 
?3: Các mặt phẳng mp(ABCD) là:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 1: (18’)
	GV treo bảng phụ có vẽ sẵn hình 86 SGK với các kích thước là 4cm, 6cm, 10cm..
	Em hãy cho biết số hình lập phương đơn vị ở 1 lớp?
	Ta có bao nhiêu lớp?
	Số hình lập phương là bao nhiêu tất cả?
	Từ đây, GV giới thiệu công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật.
	GV giới thiệu cho HS biết thế nào là chiều cao.
	Nếu a = b = c thì hình hộp chữ nhật trở thành hình gì?
	Vậy công thức tính thể tích hình lập phương là gì?
	GV giới thiệu công thức tính thể tích hình lập phương.
	GV giới thiệu nội dung của của ví dụ và giới thiệu cho HS biết diện tích toàn phần của một hình nào đó.
	Hình lập phương có bao nhiêu mặt?
	Hãy so sánh diện tích các mặt của hình hộp lập phương?
	Diện tích một mặt = ?
	Diện tích một mặt là 49cm2 thì cạnh của hình lập phương là bao nhiêu?
	Áp dụng công thức hãy tính thể tích hình lập phương.
	HS chú ý theo.
	60 hình lập phương.
	4 lớp
	240 hình lập phương.
	HS chú ý theo dõi và nhắc lại công thức.
	HS chú ý theo dõi.
	Hình lập phương.
	HS trả lời.
	HS đọc đề bài và chú ý theo dõi.	
	6 mặt.
	Bằng nhau.
	294:6 = 49cm2
	cm
	V = a3 = 73 = 343cm3
2. Thể tích của hình hộp chữ nhật:
Thể tích hình hộp chữ nhật:
V = a.b.c
a, b, c là kích thước của hình hộp chữ nhật.
VD: Thể tích hình hộp chữ nhật có các kích thước: 4cm, 6cm, 10cm là:
	V = 4.6.10 = 240cm2
Thể tích hình lập phương:
V = a3
a là cạnh của hình lập phương.
VD: Tính thể tích của hình lập phương biết diện tích toàn phần của nó là 294cm3.
Giải:
Hình lập phương có 6 mặt bằng nhau nên diện tích một mặt là:
	294:6 = 49cm2
Độ dài cạnh của hình lập phương:
	cm
Thể tích của hình lập phương:
	V = a3 = 73 = 343cm3
 	4. Củng Cố: (2’)
 	- GV yêu cầu HS nhắc lại hai công thức tính thể tích trên. 
	5. Dặn Dò: (4’)
 	- Về nhà xem lại các VD và bài tập đã giải.
	- GV hướng dẫn HS về nhà làm bài tập 11, 16.
	6. Rút kinh nghiệm tiết dạy: 
	.................................................................................................................................................................................................................................................
	.................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docHH8T57.doc
Giáo án liên quan