Giáo án Hình học 7 - Tiết 41, 42

A./ Mục tiêu :

 Kiến thức:

- NB : Biết cách xác định khoảng cách giữa 2 điểm A và B trong dó có một điểm nhìn thấy mà không đến được.

- TH : Các bước thực hành

- VD : Các kiến thức đã học vào thực hành

 Kỹ năng: Rèn kỹ năng dựng góc trên mặt đất ,gióng đường thẳng.Vận dụng được các trường hợp bằng nhau của tam giác .

 Thái độ: Phán đoán, nhận xét, cẩn thận, chính xác khi suy luận tóan học .Rèn khả năng phân tích tìm tòi .ý thức học tập tập thể có tổ chức .

B./Chuẩn bị :

 °Giáo viên: giáo án;SGK,Giác kế, cọc tiêu ,dây dài 10m, thước chia khoảng

 ( hoặc thước cuộn đo đất ), thước chia độ .

 °Học sinh: Bài cũ; bài soạn; các dụng cụ học tập.thực hành đã dặn

 Phương pháp : Thực hành

 

doc4 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 528 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 7 - Tiết 41, 42, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24
NS: 14/02 /2014 Tiết 41 : LUYỆN TẬP
ND : 18/02/2/2014
A/ Mục tiêu :
1. Kiến thức:
- NB : Các tam giác vuông bằng nhau
- TH :Rèn kỹ năng chứng minh tam giác vuông bằng nhau , kĩ năng trình bày chứng minh bài tập hình.
- VD : Chứng minh hai tam giác vuông bằng nhau .
2. Kỹ năng : Vận dụng các trường hợp bằng nhau của hai tam giác vuông để c/m.
3.Thái độ : Phát huy trí lực học sinh.
B/ Chuẩn bị :
GV: Thước thẳng , êke , com pa, phấn màu.
HS: Thước thẳng , êke , compa.
Phương pháp : Luyện tập , nhóm .
C./ Tiến trình lên lớp :
	1. Ổn định
	2. KTBC : - Phát biểu các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông?
 -Kiểm tra vở bài tập của học sinh .
	3. Bài mới :
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1: Chữa bài tập 
Bài 64 sgk/136 :
Gọi 1 hs lên bảng vẽ hình
GV : Hãy bổ sung thêm một điều kiện bằng nhau 
( về cạnh hay về góc ) đểABC = DEF
HS : Nhìn hình vẽ bổ sung điều kiện để hai tam giác bằng nhau.
* Hoạt động 2: Luyện tập 
Bài 1 : ( bài tập 65sgk/137)
Hd hs đọc đề , vẽ hình ,ghi gt/kl
 Hd c/minh ?
Xét rABH và rACK ?
 theo gt có gì?
 Suy ra điều chứng minh !
Nhắc lại trường hợp cạnh huyền-góc nhọn ? 
Xét r AIH và rAIK 
 Vuông tại đâu ?
 Có thêm điều kiện nào của các cạnh ?
Vậy r AIH = rAIK ?
 Suy ra đpcm.?
C/minh AI tia phân giác của Â
 Xét r AIH và rAIK vuông tại H và K
Ta có AH = AK ( c/m trên )
 AI cạnh chung
Vậy r AIH = rAIK (c.h-c.g.v)
 Nên AI là tia phân gíac của góc A
Bài 2 :
Đề : Tam giác ABC có M là trung điểm của BC , AM là tia phân giác của góc A .Kẻ MH vuông góc với AB , MK vuông góc với AC . CMR: 
a)MH = MK
b) 
GV : nêu đề bài
HS : đọc đề
GV: h/d HS vẽ hình
1 HS lên bảng vẽ hình
1 HS viết GT, KL
GV h/d HS c/m
HS lên bảng trình bày hoàn chỉnh
I/ Chữa bài tập :
Bài 64 sgk/136 
ABC và DEF có Â = ; AC = DF
Bổ sung AB = DE ..(c.g.c) 
Bổ sung (g.c.g) 
Bổ sung BC =EF (cạnh huyền-cạnh g.v)
II/ Luyện tập :
Bài 1 : ( bài tập 65sgk/137)
GT : ABC cân tại A 
 ( < 900)
 BH AC; CKAB
 KL : a) AH = AK
 b) AI là p.g góc A
 Chứng minh :
C/ minh AH = AK :
Xét rABH và rACK vuông tại H và Ktacó AB = AC (hai cạnh bên của rABC cân )
 Góc A chung
vậyrABH = rACK (cạnh huyền-góc nhọn) .
 Suy ra AH = AK (cạnh tương ứng )
C/minh AI tia phân giác của Â
 Xét r AIH và rAIK vuông tại H và K
Ta có AH = AK ( c/m trên )
 AI cạnh chung
Vậy r AIH = rAIK (c.h-c.g.v)
 Nên AI là tia phân gíac của góc A
Bài 2 :
a) AMH = AMK ( c.h- g.n )
 MH = MK
b) MHB = MKC ( c.h- c.g.v )
4./ Củng cố :
Các câu sau đúng hay sai, nếu sai hãy giải thích hoặc đưa hình vẽ minh hoạ:
a)Hai tam giác vuông có một cạnh huyền bằng nhau thì hai tam giác vuông đó bằng nhau.
b) Hai tam giác vuông có một góc nhọn và một cạnh góc vuông bằng nhau thì chúng bằng nhau.
c) Hai cạnh góc vuông của t/g vuông này bằng hai cạnh góc vuông của t/g vuông kia thì hai tam giác bằng nhau .
Đáp án :
a) Sai
b) Sai
c) Đúng
5./ HDVN 
- Bài vừa học : + Học thuộc các trường hợp bằng nhau của hai tam giác vuông .
 + Xem lại các bài tập đã giải
 + Làm BT 66 sgk/137
- Bài sắp học : Thực hành ngoài trời
 Các tổ chuẩn bị như yêu cầu sgk
D/Kiểm tra:
NS : 14/02/2014 Tiết 42 THỰC HÀNH NGOÀI TRỜI
ND : 18/02/2014
A./ Mục tiêu :
 ØKiến thức: 
- NB : Biết cách xác định khoảng cách giữa 2 điểm A và B trong dó có một điểm nhìn thấy mà không đến được.
- TH : Các bước thực hành
- VD : Các kiến thức đã học vào thực hành
 ØKỹ năng: Rèn kỹ năng dựng góc trên mặt đất ,gióng đường thẳng.Vận dụng được các trường hợp bằng nhau của tam giác .
 ØThái độ: Phán đoán, nhận xét, cẩn thận, chính xác khi suy luận tóan học .Rèn khả năng phân tích tìm tòi .ý thức học tập tập thể có tổ chức .
B./Chuẩn bị :
	°Giáo viên: giáo án;SGK,Giác kế, cọc tiêu ,dây dài 10m, thước chia khoảng
 ( hoặc thước cuộn đo đất ), thước chia độ .
	°Học sinh: Bài cũ; bài soạn; các dụng cụ học tập.thực hành đã dặn
 Phương pháp : Thực hành
C./ Tiến trình lên lớp :
	1. Ổn định
	2. KTBC :
	3. Bài mới
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1: Kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm
 Kiểm tra các dụng cụ các nhóm đã chuẩn bị.
* Hoạt động 2 : Thông báo nhiệm vụ 
Giới thiệu ,hướng dẫn nhiệm vụ và nội dung thực hành như (sgk trang 138)
* Hoạt động 3 : Chuẩn bị
Chia thành 4 tổ theo tổ học tập của lớp,
 -Kiểm tra dụng cụ, hướng dẫn cách sử dụng các dụng cụ như thế nào ?
-Hướng dẫn sử dụng giác kế 
* Hoạt động 4 :Hướng dẫn cách làm 
Cách làm :
- Dùng giác kế vạch đường thẳng xy vuông góc với AB tại A
- Mỗi tổ chọn một điểm E nằm trên xy
- Xác định điểm D sao cho E là trung điểm của AD
- Dùng giác kế vạch tia Dm vuông góc với AD
- Bằng cách gióng đường thẳng , chọn điểm C nằm trên tia Dm sao cho B,E , C thẳng hàng
- Đo độ dài CD
- Hãy giải thích vì sao CD = AB . Báo cáo kết quả độ dài AB.
* Hoạt động 5: Ra sân giáo viên làm mẫu 
GV làm mẫu từng bước để hs theo dõi và làm theo.Giáo viên làm mẫu đo chiều rộng của con đường mà việc đo đạc chỉ tiến hành tại một bờ
Giáo viên theo dõi, uốn nắn, sữa sai
1/ Nhiệm vụ :
Cho trước hai cọc A và B trong đó ta nhìn thấy cọc B nhưng không thể đi tới được. Hãy tìm cách xác định khoảng cách AB giữa hai chân cọc .
2/ Chuẩn bị :
Chia tổ theo tổ học tập của lớp ( 4 tổ),
Mỗi tổ chuẩn bị :
Ba cọc tiêu ( dài khoảng 1,2 m )
Một sợi dây dài khoảng 10 m
Một thước đo .
 Giác kế ( dùng chung cho cả tổ)
3/ Hướng dẫn cách làm :
4./ Củng cố :
	- GV nhận xét sự chuẩn bị của các tổ 
 - Nhận xét quá trình theo dõi gv làm mẫu
5./ HDVN 
- Bài vừa học : + Hướng dẫn cất dụng cụ
 + Chuẩn bị viết báo cáo
 + Nắm lại cách thực hành
- Bài sắp học : Tiết sau thực hành (tt)
 Chuẩn bị các dụng cụ như tiết trước
D/Kiểm tra:

File đính kèm:

  • docTIET 41;42.doc
Giáo án liên quan