Giáo án Hình học 6 tiết 13: Luyện tập

Hoạt động của HS

- Trung điểm M của đoạn thẳng AB là điểm nằm giữa hai điểm A, B và cách đều A, B.

- Có 3 cách:

+ Cách 1: Dùng thước có chia khoảng.

+ Cách 2: Gấp giấy.

+ Cách 3: Gấp dây.

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1483 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 6 tiết 13: Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 21/11/2011
Ngày giảng: 24/11/2011
Bài 10 - Tiết 13: luyện tập
I- Muc tiêu:
1) Kieỏn thức: 
Củng cố và khắc sâu kiến thức về trung điểm của một đoạn thẳng.
2) Kĩ năng:
Vẽ được trung điểm của đoạn thẳng.
Làm được các bài tập dạng tính toán.
3) Thái độ:
Thấy rõ ý nghĩa thực tế của toán học với đời sống. 
Rèn cho HS tư duy linh hoạt.
II- Đồ dựng dạy học:
1) GV: Thước thẳng có chia khoảng, phấn màu, bút dạ, bảng phụ.
2) HS: Thước thẳng có chia khoảng, bảng nhóm, bút dạ.
 III- Phương phỏp:
- Vấn đỏp.
- Hoạt động nhúm.
- Thuyết trỡnh.
- Hoạt động cá nhân.
IV- Tổ chức giờ học: 	
1- ổn định tổ chức: sĩ số: ( 1 p’) 
2- Kiểm tra đầu giờ: 
3- Bài mới:
- ĐVĐ: (1’) ở tiết trước chúng ta đã tìm hiểu cách xác định trung điểm của đoạn thẳng, để củng cố các kiến thức đó thì chúng ta cùng luyện tập trong bài ngày hôm nay.
Hoạt động 1: Nhắc lại các kiến thức cũ
- Mục tiờu: Củng cố và khắc sâu kiến thức về trung điểm của một đoạn thẳng.
- Thời gian: 5'
- ĐDDH: Thước thẳng.
- Cách tiến hành:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Trung điểm của đoạn thẳng AB là gì ?
- Có mấy cách vẽ trung điểm của đoạn thẳng ?
- GV nhận xét và chốt kiến thức.
- Trung điểm M của đoạn thẳng AB là điểm nằm giữa hai điểm A, B và cách đều A, B.
- Có 3 cách:
+ Cách 1: Dùng thước có chia khoảng.
+ Cách 2: Gấp giấy.
+ Cách 3: Gấp dây.
Hoạt động 2: Luyện tập
- Mục tiờu: + Vẽ được trung điểm của đoạn thẳng.
 + Làm được các bài tập dạng tính toán.
- Thời gian: 33’
- ĐDDH: Thước thẳng có chia khoảng, bảng phụ.
- Cách tiến hành: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS làm bài tập 60 trang 125. 
+ Gọi 1 HS lên bảng vẽ hình.
+ Gọi 3 HS lần lượt lên bảng làm.
+ Gọi HS nhận xét.
+ GV nhận xét và chốt kiến thức.
- Yêu cầu HS hoạt động cá nhân làm bài tập 65.
+ Gọi HS đứng tại chỗ trả lời.
+ GV nhận xét.
- Yêu cầu HS làm bài tập 61.
+ Gọi nhóm báo cáo.
- GVchốt lại kiến thức cơ bản.
- HS làm.
- 1 HS lên bảng vẽ.
- 3 HS lần lượt lên bảng làm.
- HS nhận xét.
- HS nghe.
- HS hoạt động cá nhân làm BT 65.
+ HS đứng tại chỗ trả lời.
+ HS nghe.
- HS hoạt động theo nhóm vẽ hình và làm bài tập 61.
+ Đại diện nhóm báo cáo.
+ HS nghe.
Bài 60 (SGK/125)
a) OA < OB nên điểm A nằm giữa O và B.
b) theo câu a điểm A nằm giữa O và B. Ta có:
OA + AB = OB
2 + AB = 4
 AB = 4 – 2 = 2 cm
Vậy: AB = 2 (cm)
Do đó: OA = OB
c) Theo câu a và b ta có:
OA + AB = OB
OA = OB
Nên A là trung điểm của đoạn thẳng OB.
Bài tập 65 (SGK/ 126)
a. Điểm C là trung điểm của BD vì C nằm giữa B, D và cách đều B, D
b. Điểm C không là trung điểm của AB vì C không nằm giữa A và B
c. Điểm A không là trung điểm của BC vì A không nằm giữa BC.
Bài tập 61(SGK/ 126)
O là trung điểm của AB vì thoả mãn cả hai điều kiện: O nằm giữa hai điểm A, B và OA = OB = 2 cm
4. Tổng kết- Hướng dẫn về nhà: ( 5’)
- Trung điểm của đoạn thẳng là gì ?
- Nêu cách xác định trung điểm của đoạn thẳng bằng thước thẳng có chia khoảng ?
* Hướng dẫn về nhà:
- MHướng dẫn về nhà: + Xem lại các bài tập đã chữa.
+ Ôn tập toàn bộ kiến thức của chương I, tiết sau ôn tập.

File đính kèm:

  • docT13.doc