Giáo án hè lớp 5 - Tuần 13, 14

A. Mục tiêu:

 Giúp hs ôn tập về cách tính giá trị biểu thức và tìm thành phần chưa biết của phép tính.

B.Đồ dùng:

C. Các hoạt động dạy học.

1. Ổn định tổ chức:

 - Hát

2, Kiểm tra bài cũ.

 

doc77 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 941 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án hè lớp 5 - Tuần 13, 14, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ở âm đầu, vần, cả âm đầu và vần).
B. Đồ dùng dạy học:
STVNC lớp 4
C. Các hoạt động dạy - học.
1.ổn định tổ chức:
- HS khởi động
2. Kiểm tra :
3. Bài mới :
a.Giới thiệu bài : Nêu mục tiêu
b.Nội dung :
*Kiến thức cần ghi nhớ:
- Thế nào là từ ghép? Có mấy loại từ ghép? Cho ví dụ?
- Thế nào là từ láy?Có mấy loại từ láy? Cho ví dụ?
+Từ ghép: ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau
Có hai loại từ ghép:
- Từ ghép có nghĩa tổng hợpLmang nghĩa khái quát)
-Từ ghép phân loại( mang nghĩa cụ thể)
+Từ láy: là sự phối hợp những tiếng có âm hay vần hoặc cả âm lẫn vần được lặp lại.
Có 3 loại từ láy:
-Từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm đầu.
-Từ láy có hai tiếng giống nhau ở vần.
-Từ láy có hai tiếng giống nhau ở cả âm đầu và vần.
+Sự giống nhau giữa từ ghép và từ láy:
-Giống nhau: đều là từ nhiều tiếng( hai, ba, bốn tiếng)
-Khác nhau: ./Giữa các tiếng trong từ ghép có quan hệ với nhau về nghĩa.
	./Giữa các tiếng trong từ láy có quan hệ với nhau về âm.
* Luyện tâp:
Gv hướng dẫn HS làm một số bài tập
+)Bài tập 1: Đọc đoạn văn
Biển luôn thay đổi theo màu sắc mây trời...Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm, dông gió, biển đục ngầu, giận dữ...Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.
 (Vũ Tú Nam)
a)Tìm các từ ghép và chia thành 2 nhóm: Từ ghép có nghĩa tổng hợp và có nghĩa phân loại.
b) Tìm các từ láy và chia thành 3 nhóm
HS đọc đoạn văn, làm vào vở, một số HS trình bày.
Từ ghép có nghĩa tổng hợp là: buồn vui, mây trời, dông gió, tẻ nhạt,thay đổi, màu sắc.
Từ ghép có nghĩa phân loại: đục ngầu, con người.
Từ láy âm đầu: xám xịt, nặng nề, lạnh lùng, gắt gỏng, hả hê
Từ láy vần: sôi nổi 
Láy tiếng: ầm ầm.
+ Bài tập 2: Ghép tiếng tươi với các tiếng có nghĩa dưới đây(không kể mẫu) để tạo thành 10 từ ghép và ghi vào chỗ trống: 
	Sáng, tốt, vui, xinh, thắm, trẻ, non.
M: tươi sáng, sáng tươi
(1) (2).
 ..(10)
+Bài tập 1, 2. 3 (TVNC lớp 4/82-83)
4.Củng cố- dặn dò:
GV cho nêu nội chính cần nhớ.
Y/c học thuộc.
Tập làm văn
 Ôn tập văn tả cây cối
A. Mục tiêu:
-Nắm được cấu tạo 3 phần (MB, TB, KB) một bài văn miêu tả cây cối (ND ghi nhớ).
- Nhận biết được trình tự miêu tả trong bài văn miêu tả cây cối (BT1, mục III); biết lập dàn ý miêu tả một cây ăn quả quen thuộc theo một trong 2 cách đã học ( BT2: tả lần lượt từng bộ phận của cây, tả lần lượt từng thời kì phát triển của cây).
B. Đồ dùng dạy học:
	- SGK, STK
C. Các hoạt động dạy - học:
1.ổn định tổ chức:
- HS khởi động
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Hs kiểm tra chéo vở TLV bạn chữa bài tiết trước.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Nêu MT.
* Nội dung:
a. Phần nhận xét.
Bài 1.
- 1 Hs đọc nội dung bài.
- Lớp đọc thầm đoạn văn, xác định đoạn và nội dung từng đoạn.
- Trình bày:
- Lần lượt Hs nêu, lớp nx trao đổi.
- Gv nx, chốt lời giải đúng, dán phiếu.
Đoạn
Nội dung
Đoạn1: 3 dòng đầu
- Giới thiệu bao quát về bãi ngô, tả cây ngô từ khi còn lấm tấm như mạ non đến lúc trưởng thành những cây ngô với lá rộng dài, nõn nà.
Đoạn 2: 4 dòng tiếp.
Tả hoa và búp ngô non giai đoạn đơm hoa, kết trái.
Đoạn 3: còn lại
Tả hoa và lá ngô giai đoạn bắp ngô đã mập và chắc, có thể thu hoạch.
Bài 2.
- Hs đọc yêu cầu bài tập. Lớp đọc thầm bài : Cây mai tứ quý.
- Hs trao đổi theo nhóm yc bài tập.
- Hs phát biểu ý kiến, 
- Lớp nx trao đổi
- Gv nx chung chốt câu đúng, dán phiếu.
Đoạn
Nội dung
Đoạn1: 3 dòng đầu
- Giới thiệu bao quát về cây mai (chiều cao, dáng, thân, tán, gốc, cành, nhánh).
Đoạn 2: 4 dòng tiếp.
Tả cánh hoa trái cây.
Đoạn 3: còn lại
Nêu cảm nghĩ của người miêu tả.
? So sánh trình tự miêu tả 2 bài có gì khác?
- Bài cây mai tứ quý tả từng bộ phận của cây, bài bãi ngô tả từng thời kì phát triển của cây.
Bài 3. 
- Hs đọc yêu cầu, trao đổi cặp rút ra nhận xét.
b. Phần ghi nhớ.
- 3,4 Hs đọc.
c. Phần luyện tập.
Bài 1.
- Trao đổi trước lớp, phát biểu:
Bài 2. Gv dán tranh ảnh cây ăn quả.
- Gv phát phiếu và bút dạ cho 2,3 Hs.
- Trình bày:
- Gv nx, chốt ý, chọn phiếu Hs làm dán bảng.
- 1 Hs đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
- Bài văn tả cây gạo già theo từng thời kì pt của bông gạo từ lúc hoa còn đỏ mọng đến lúc mùa hoa hết, những bông hoa đỏ trở thành những qua gạo, những mảnh vỏ tách ra, lộ những múi nông khiến cây gạo như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.
- Hs đọc yc bài.
- Mỗi Hs chọn 1 cây l sạp dàn ý theo 1 trong 2 cách đã nêu. 2, 3 Hs làm vào phiếu.
- Hs nối tiếp nhau nêu dàn ý của mình, lớp nx, bổ sung. Hs dán phiếu.
4. Củng cố - dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học.
 - Vn hoàn chỉnh dàn ý viết vào vở. Quan sát kĩ một cây em thích chuẩn bị cho tiết học sau.
____________________________________
Tập làm văn
 Ôn tập văn tả cây cối
A. Mục tiêu :
 - Hs nắm được 2 cách mở bài trực tiếp, gián tiếp trong bài văn miêu tả cây cối.
 - Vận dụng viết được 2 kiểu mở bài trên khi làm bài văn tả cây cối.
B. Đồ dùng dạy học :
	- Tranh, ảnh cây, hoa để quan sát.
C. Các hoạt động dạy - học :
1.ổn định tổ chức:
- HS khởi động
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- Gv nx chung.
3. Bài mới.
a.Giới thiệu bài.
b. Nội dung:
Bài 1.
- Hs đọc yêu cầu bài và suy nghĩ trả lời:
- Điểm khác nhau của 2 cách mở bài:
- Cách 1: Mở bài trực tiếp- giới thiệu ngay cây hoa cần tả.
- Cách 2: Mở bài gián tiếp- nói về mùa xuân, các loài hoa trong vườn, rồi mới giới thiệu cây hoa cần tả.
Bài 2: 
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Gv nhắc Hs : chọn viết 1 kiểu mở bài gián tiếp cho bài văn miêu tả 1 cây:
- Hs viết vào vở:
- Trình bày: 
- Gv nx chung.
- Nối tiếp nhau nêu:
- Lớp nx, bổ sung, trao đổi.
Bài 3: 
- Hs đọc yêu cầu bài: 
- Gv đàm thoại cùng hs trả lời các câu hỏi sgk/75.
- Hs lần lượt trả lời các câu hỏi , lớp nx bổ sung.
Bài 4: Dựa vào phần trả lời bài 3, viết đoạn mở bài, giới thiệu chung về cây em định tả:
- Hs suy nghĩ viết bài vào vở.
- Trình bày:
- Lần lượt học sinh nêu bài làm của mình: Lớp nx.
- Gv nx chung, ghi điểm một số em làm bài tốt:
VD: Mở bài gián tiếp: Tết năm nay bố mẹ tôi bàn nhau không mua quất, hoa đào hoa mai mà đổi màu hoa khá để trang trí phòng khách. Nhưng mua hoa gì thì bố mẹ chưa nghĩ ra. Thế rồi một hôm, tôi thấy mẹ chở về một cây trạng nguyên xinh xắn, có bao nhiêu là lá đỏ rực rỡ. Vừa thấy cây hoa, tôi thích quá, reo lên: "Ôi, cây hoa đẹp quá!"
4. Củng cố - dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học. 
 - Vn tiếp tục quan sát một cây, chuẩn bị tốt tiết TLV sau.
Kế hoạch giảng dạy
Luyện từ và câu
ôn tập về danh từ - động từ
A. Mục tiêu:
 Giúp Hs củng cố kiến thức
- Khái niệm danh từ, các laọi danh từ, chức năng ngữ pháp, khả năng kết hợp của danh từ.
-Rèn kĩ năng cảm thụ văn học.
- Rèn kĩ năng nhận biết, vận dụng tốt vào thực tế.
B .Phương tiện:
Sách TVNC lớp 4
C.Các hoạt động dạy học:
1.ổn định tổ chức:
- HS khởi động
2, Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
a..Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu giờ học
b.Nội dung bài:
*Kiến thức cần ghi nhớ
1-Nêu khái niệm danh từ?
2- Có mấy loại danh từ?
3.Chức năng ngữ pháp:
4.Khả năng kết hợp
*Lưu ý:
./DT chỉ sự vật thường nêu tên từng loại, từng cá thể: người, vật, hiện tượng, kháI niệm
DT chung: tên gọi chung một loại sự vật.
DT riêng: tên riêng của một người, 1 cơ quan, 1 vật.
./DT đơn vị: là nêu tên đơn vị dùng để tính đếm, đo lường sự vật(VD: con, cái, chiếc, hòm, bông, sự, việc.)
*Thực hành:
Bài tập1: Tìm các DT theo mẫu và ghi vào chỗ chấm:
- 3 DT chỉ người(M:em bé):..
- 3 DT chỉ vật(M:đất):.
- 3 DT chỉ hiện tượng(M:gió):
- 3 DT chỉ kháI niệm(M:hoà bình):
- 3DT chỉ đơn vị(M:cái):.
+Bài tập 2: Gạch dưới các DT chỉ khái niệm trong những câu văn sau:
 Dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn. Đó là một truyền thống quý báu của ta..
 Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
 (Hồ Chủ Tịch)
+Bài tập 1+2+3/84,85 TVNC
GV chốt từng bài theo cách tiến hành các bài trên.
- DT là những từ chỉ sự vật(về:người, vật, hiện tượng, khái niệm, đơn vị)
-Có hai loại DT:
+DT chung:Chỉ chung một loại sự vật
+DT riêng: tên gọi riêng 1 sự vật; luôn được viết hoa.
-Chức vụ điển hình làm CN
-Chức vụ khác
./VN(khi có từ là đứng trước)
VD:Mẹ em là giáo viên.
./Phụ ngữ(bổ ngữ) của cụm ĐT, TT
VD: Bạn Ngân giỏi môn văn.
 Diều hâu bắt gà con.
./Phụ ngữ(định ngữ)của cụm DT
VD: Hàng cây của trường em đã lên xanh tốt.
./Trạng ngữ
VD: Chiều nay, em đi học.
+Khả năng kết hợp với những từ chỉ số lượng: Một, hai, vài, mấy, cáI, những,.. ở phí trước nhiều hơn.
+Khả năng kết hợp với những từ chỉ trỏ: ấy, đó, nọ, kia, ở phía sau.
-HS đọc y/c, tự làm bài, 1 số em đọc trước lớp, lớp theo dõi ,nx, chốt ý đúng.
HS tự xác định DT chỉ khái niệm, đổi vở kiểm tra; một số HS nêu, lớp NX, chốt ý đúng.
Cho HS tự đặt câu với một DT chỉ kháI niệm vừa tìm được.
4.Củng cố- dặn dò:
HS nêu lại kiến thức cần ghi nhớ
GV nx giờ, VN làm bài tập.
___________________________________ 
Tuần 3
Thứ hai ngày 29 tháng 7 năm 2013
Kế hoạch giảng dạy
Toán
Ôn tập về phân số
A . Mục tiêu:
- Củng cố cho HS khái niệm ban đầu về phân số; biết đọc, viết phân số.
- Biết biểu diễn một phép chia số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 và viết số tự nhiên dưới dạng phân số.
	- HS có ý thức làm bài tập tốt.
B. Phương tiện
- Các tấm bìa như hình vẽ trong SGK(Tr.3).
C. Các hoạt động dạy - học:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra)
3. Bài mới
* Giới thiệu bài
* Nội dung bài
a. Ôn tập khái niệm ban đầu về phân số:
- GV lần lượt gắn các tấm bìa lên bảng.
- Yêu cầu HS nêu tên gọi phân số.
- GV nhận xét, kết luận.
b. Ôn tập cách viết thương hai STN, cách viết mỗi STN dưới dạng phân số.
+ GV yêu cầu: Viết thương sau dưới dạng phân số.
1:3 ; 4:10 ; 9:2 
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV kết luận, ghi bảng.
+ STN khi viết thành phân số thì có mẫu số là bao nhiêu?
- GV yêu cầu: Viết STN sau dưới dạng phân số.
5; 12; 2001
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV kết luận, ghi bảng.
+ Số 1 khi viết thành phân số thì có đặc 
điểm gì?
- GV kết luận, ghi bảng.
+ GV nêu VD: 0 = 
3. Thực hành:
Bài 1: Đọc các phân số
- Nêu TS & MS của các phân số trên?
Bài 2: Viết các thương sau dưới dạng phân số.
3 : 5 ; 75 : 100 ; 9 : 17
Bài 3: Viết các STN sau dưới dạng phân số có MS là 1.
 32; 105; 1000
Bài 4: viết số thích hợp vào ô trống.
1 = 0 = 
4. Củng cố - dặn dò:
- GV chốt kiến thức bài học. Nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn HS ôn tập.
- Quan sát.
- Cá nhân lần lượt nêu tên gọi các phân số.
- Lớp tự viết các phân số ra nháp. -- - Đọc phân số.
- Cá nhân lên bảng viết, đọc phân số.
+ Cá nhân lên bảng, lớp viết nháp.
1 : 3 = 4 : 10 =9 : 2 = 
- HS nêu : 1 chia 3 có thương là 1 phần 3; 4 chia 10 có thương là 4 phần 10;...
- HS nêu chú ý 1 trong SGK(Tr.3).
+STN khi viết thành phân số thì có mẫu số là 1.
- Cá nhân lên bảng, lớp viết nháp.
5 = 12 = 2001 = 
- HS nêu chú ý 2 trong SGK.
+ Số 1 khi viết thành phân số thì có TS = MS và khác 0.
- Cá nhân lên bảng, lớp lấy VD ra nháp.
VD: 1 = 1 = ;...
- HS nêu chú ý 3.
+ HS lấy VD & nêu chú ý 4.
- HS nêu yêu cầu BT1.
- Cá nhân lần lượt đọc các phân số ; nêu TS & MS của từng phân số.
- HS nêu yêu cầu BT2.
- Cá nhân lên bảng, lớp viết nháp.
3 : 5 =75 :100 = 
 9 : 17 = 
- HS nêu yêu cầu BT3.
- Cá nhân lên bảng, lớp viết nháp.
 32 = 105 = 
 1000 =
- HS nêu yêu cầu BT 4.
- HS nêu miệng số cần điền.
1 =  ; 0 = 
Thứ ba ngày 30 tháng 7 năm 2013
Kế hoạch giảng dạy
Toán
Ôn tập về các phép tính với phân số.
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh ôn tập, củng cố, kĩ năng thực hiện các phép cộng và trừ phân số.
II. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ.
? Muốn quy đồng mẫu số các phân số ta làm như thế nào? Lấy ví dụ?
- 2 Hs nêu và lấy ví dụ cả lớp giải theo ví dụ.
- Gv nx chốt bài đúng.
B, Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Bài tập.
Bài 1.
- Hs đọc yêu cầu bài.
? Nêu cách cộng, trừ các phân số có cùng mẫu số?
- Hs nêu và lớp làm bài bảng con, 1 số hs lên bảng chữa bài.
- Gv cùng hs nx, chữa bài:
( Bài còn lại làm tương tự)
Bài 2.Làm tương tự bài 1
- Hs trao đổi cách cộng, trừ phân số không cùng mẫu số:
a.
Bài 3.Hs làm bài vào vở.
- Cả lớp làm bài, 3 Hs lên bảng chữa bài.
- Gv thu chấm một số bài:
- Gv cùng hs nx, chữa bài.
a. b. 
 x= 1- X =
 x= X=
Bài 4Làm tương tự bài 3.
- Hs làm bài vào vở, 1 Hs lên bảng chữa bài.
- Gv cùng hs trao đổi cách làm bài.
- Gv thu chấm một số bài.
- Gv cùng hs nx, chữa bài.
Bài giải
a. Số vườn diện tích để trồng hoa và làm đường đi là:
 (vườn hoa)
Số phần diện tích để xây bể nước là:
 (vườn hoa)
b. Diện tích vườn hoa là:
 20x15 = 300 (m2)
Diện tích để xây bể nước là:
 300 x = 15 (m2)
 Đáp số: a. vườn hoa.
 b. 15 m2
3. Củng cố, dặn dò.
	- Nx tiết học, vn làm bài tập VBT. Bài 5/168 sgk
____________________________________ 
Thứ năm ngày 31 tháng 7 năm 2013
Kế hoạch giảng dạy
TOáN
Ôn tập về các phép tính với phân số( Tiếp theo).
a . Mục tiêu:
- HS nhớ lại cách so sánh hai phân số có cùng mẫu số, khác mẫu số.
- Biết sắp xếp các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn.
B. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ
C. Các hoạt động dạy . học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Kiểm tra bài cũ :
- Nêu tính chất cơ bản của phân số?
- GV nhận xét, ghi điểm.
II. Bài mới:
1.Giới thiệu bài
2. Nội dung bài.
a. Ôn tập cách so sánh hai phân số:
- Nêu cách so sánh hai phân số có cùng mẫu số?
VD: So sánh: 
- Nêu cách so sánh hai phân số khác mẫu số?
VD: So sánh hai phân số: 
- GV nhận xét, chữa.
- GV nhấn mạnh: Phương pháp chung để so sánh hai phân số là làm cho chúng có cùng mẫu số rồi so sánh các tử số.
- Nêu 1 số cách khác đẻ so sánh 2 phân số? ( Dành cho HS khá, giỏi)
b. Thực hành:
* Bài 1:(Tr.7)
- Yêu cầu lớp so sánh ra nháp. Cá nhân lên bảng chữa.
- GV nhận xét, chữa.
* Bài 2(Tr.7): Viết các phân số sau theo thứ tự từ bé đến lớn.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
III. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Yêu cầu về nhà luyện tập và chuẩn bị bài sau.
- 1 - 2 em nêu miệng.
- Ta so sánh các tử số với nhau. Phân số nào có tử số lớn hơn thì phân số đó lớn hơn. 
- 2 HS so sánh miệng: 
- Ta quy đồng để hai phân số có cùng mẫu số. Sau đó so sánh các tử số với nhau. Phân số nào có tử số lớn hơn thì phân số đó lớn hơn.
- Lớp làm nháp, cá nhân lên bảng.
- 1 số HS nêu, nhận xét.
+ 
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- Thảo luận nhóm 2.
- 1 nhóm làm vào bảng phụ, dán lên bảng.
- Đại diện các nhóm nêu ý kiến, giải thích. Lớp nhận xét.
a) b) 
Kế hoạch giảng dạy
Luyện từ và câu
Ôn tập về tính từ
I.Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức về:
- Khái niệm, chức năng ngữ pháp, khả năng kết hợp của tính từ
- Vận dụng tốt vào làm bài tập
- Giáo dục ý thức ham học, say mê, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
II.Đồ dùng dạy học: STVNC lớp 4
III.Các hoạt động dạy học
1.Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2.Nội dung bài
a). Những kiến thức cần ghi nhớ
*Tính từ:
-K.n: Từ chỉ đặc điểm, tính chất của người, sự vật, miêu tả hoạt động, trạng thái,..
-Chức vụ ngữ pháp:
+Thường làm VN
+Chức vụ khác: ./ Làm CN (VD: Thật thà là đức tính cần thiết của mỗi học sinh.)
 ./ Làm PN cho DT(VD: Cái xe đạp xanh là của Linh.)
 ./ Làm phụ ngữ cho ĐT(VD: Bạn Giang hát hay.)
 ./ Làm TN(VD: Xa xa, thấp thoáng bóng người đi ra đồng làm việc.)
b).Luyện tập: 
Bài 1: Gạch dưới từ không phải là tính từ trong mỗi dãy từ dưới đây:
Tốt, xấu, hiền, khen, thông minh, thẳng thắn.
Đỏ tươi, xanh thắm, vàng óng, trắng muồt, hiểu biết, tím biếc.
Tròn xoe, méo mó, lo lắng, dài ngoẵng, nặng trịch, nhẹ tênh.
Bài 2: Gạch dưới tính từ trong các đoạn thơ, đoạn văn sau:
a) Em về làng xóm
Tre xanh, lúa xanh
	 Sông máng lượn quanh 
 Một dòng xanh mát
 Trời mây bát ngát
 Xanh ngắt mùa thu
Xanh mầu mơ ước
 _Định Hải_
b) Cũng trên một mảnh vườn, sao lời cây ớt cay, lời cây sung chát, lời cây cam ngọt, lời cây móng rồng thơm như mít chín, lời cây chanh chua
	_Trần Mạnh Hảo_
c) Chị Chấm có một thân hình nhỏ nhoi cân đối. Hai cánh tay béo lẳn, chắc nịch. Đôi lông mày không tỉa bao giờ, mọc loà xoà tự nhiên, làm cho đôi mắt sắc sảo của chị dịu dàng đi.
 _Đào Vũ_
Bài 3: Tìm tính từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thành các câu văn sau:
Mẹ em nói năng rất...
Bạn Hà xứng đáng là người contrò.
Trên đường phố, người và xe đi lại.
Hai bên bờ sông, cỏ cây và những làng núi..hiện ra rất...
Bài 4: Gạch dưới từ lạc (không phải tính từ) trong mỗi dãy từ dưới đây:
Xanh lè, đỏ ối, vàng xuộm, đen kịt, ngủ khì, thấp tè, cao vút, nằm co, thơm phức, mỏng dính.
Thông minh, ngoan ngoãn, nghỉ ngơi, xấu xa, giỏi giang, nghĩ ngợi, đần độn, đẹp đẽ.
Cao, thấp, nông, sâu, dài, ngắn, thức, ngủ, nặng, nhẹ, yêu, ghét, to, nhỏ.
Bài 5: Hãy tạo ra các cụm từ so sánh từ mỗi tính từ sau đây: Nhanh, chậm, đen, trắng
M: Nhanh như cắt
3) Củng cố-Dặn dò
GV nhận xét giờ
Về nhà học kĩ bài, chuẩn bị bài sau: Ôn tập về dấu câu.
___________________________________ 
Kế hoạch giảng dạy
Tập làm văn
 Ôn tập văn tả con vật
I. Mục tiêu :
 - Nắm vững kiến thức đã học về đoạn mở bài và kết bài trong bài văn miêu tả con vật để thực hành luyện tập (BT1); bước đầu viết mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng cho bài văn miêu tả con vật con vật yêu thích (BT2, BT3).
II. Đồ dùng dạy học :
	- SGK, STK
III. Các hoạt động dạy học :
A. Kiểm tra bài cũ:
? Đọc đoạn văn tả ngoại hình và tả hoạt động của con vật?
- 2 hs đọc 2 đoạn, lớp nx.
- Gv nx chung, ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài. Nêu MT .
2. Nội dung: HD Hs luyện tập.
Bài 1. 
- 1 Hs đọc yêu cầu bài.
- Lớp quan sát ảnh sgk/141 và đọc nội dung đoạn văn:
- 1 Hs đọc to, lớp đọc thầm.
- Trao đổi trả lời câu hỏi theo cặp, viết ra nháp:
- Hs trao đổi.
- Trình bày;
- Lần lượt Hs nêu từng câu, lớp nx, trao đổi, bổ sung.
- Gv nx, chốt ý đúng:
a. Tìm đoạn mở bài và kết bài:
- Mở bài: 2 câu đầu
- Kết bài: Câu cuối
b. Những đoạn mở bài và kết bài trên giống cách mở bài và kết bài nào em đã học.
- Mở bài gián tiếp
- Kết bài mở rộng.
c. Chọn câu để mở bài trực tiếp:
Chọn câu kết bài không mở rộng:
- MB: Mùa xuân là mùa công múa.
- KB: Chiếc ô màu sắc đẹp đến kì ảo xập xoè uốn lượn dưới ánh nắng xuân ấm áp.
Bài 2,3: 
- 2 Hs đọc yêu cầu bài.
- Viết đoạn mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng cho bài văn tả con vật em viết ở bài trước:
- Cả lớp viết bài. 2 Hs viết bài vào phiếu.
- Trình bày:
- Hs nối tiếp nhau đọc từng phần, dán phiếu.
- Gv cùng Hs nx, trao đổi, bổ sung và ghi điểm Hs có MB, KB tốt.
3. Củng cố - dặn dò:
	- GV nhận xét tiết học.
 - VN ôn bài, hoàn thành cả bài văn vào vở. Chuẩn bị bài sau.
Kế hoạch giảng dạy
Tập làm văn
 Ôn tập văn tả con vật
I. Mục tiêu :
 - Biết vận dụng những kiến thức , kĩ năng đã học để viết được bài văn miêu tả con vật đủ ba phần( mở bài, thân bài, kết bài) diễn đạt thành câu, lời văn tự nhiên, chân thực.
II. Đồ dùng dạy học :
	- SGK, STK
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra: 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
B. Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2. Nội dung:
a. GV HD hs làm bài.
- GV treo bảng phụ ghi 4 đề kiểm 
-HS tiếp nối nhau đọc đề bài
tra SGK
- HS nêu đề bài mình chọn viết.
1.Tả một con vât nuôi trong nhà
2.Tả một con vật nuôi ở vườn thú
3.Tả một con vật em chợt thấy trên đường
- HS nhắc lại cấu tạo của bài văn miêu tả con vật.
4.Tả một con vât lần đầu tiên em thấy trên hoạ báo hay trên truyền hình
- GV nhắc nhở HS cách trình bày bài, cách viết bài.
b. Học sinh làm bài.
- GV quan sát nhắc nhở chung.
- GV Thu bài chấm.
3. Củng cố - dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học.
 - VN ôn bài, chuẩn bị bài tiết sau
__________________________________________________________ 
Kế hoạch giảng dạy
Luyện từ và câu
Ôn tập về dấu câu
I)Mục tiêu: Giúp HS củng cố: 
-Các loại dấu câu dã học và tác dụng của mỗi loại dấu câu.
-Vận dụng tốt vào thực tế.
II)Phương tiện:
III)Các hoạt động dạy học.
Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học
Nội dung: 
Kiến thức cần ghi nhớ
+Dấu hai chấm
 Dấu hai chấm báo hiệu: Bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoậc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
Khi báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu hai chấm được dùng phối hợp với ngoặc kép hay dấu gạch đầu dòng.
+Dấu ngoặc kép: 

File đính kèm:

  • docGIAO AN HE 13 - 14.doc
Giáo án liên quan