Giáo án Giáo dục quốc phòng 12 bài 3: Nhà trường quân đội và tuyển sinh quân sự

3.1 Thí sinh thi vào học viện kĩ thuật quân sự, học viện quân y, học viện khoa học quân sự, đại học biên phòng thực hiện chính sách ưu tiên theo qui định chung của nhà nước đối với các trường đại học ngoài quân đội.

3.2 Thí sinh thi vào các trường đại học trong quân đội:

* Ưu tiên theo đối tượng

- Nhóm 1 (Ưu tiên 1):

+ con liệt sĩ, thương binh, bệnh binh mất sức lao động từ 81% trở lên.

 

doc11 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 3363 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục quốc phòng 12 bài 3: Nhà trường quân đội và tuyển sinh quân sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 3
NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI 
VÀ TUYỂN SINH QUÂN SỰ
I/ HỆ THỐNG NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI:
1.Tóm tắc quá trình xây dựng và phát triển của hệ thống nhà trường quân đội.
2. Các học viện quân sự đào tạo đại học và sau đại học.
- Trường võ bị Trần Quốc Tuấn, tiền thân của trường sĩ quan lục quân 1 hiện nay là trường đào tạo cán bộ đầu tiên được thành lập ngày 15/04/1945.
Để đáp ứng nhu cầu về đội ngũ cán bộ cho kháng chiến chống Pháp và Mĩ các nhà trường khác lần lượt ra đời: Học viện lục quân (7/7/1946), học viện quân y (10/3/1949), học viện hậu cần (3/3/1951), học viện chính trị quân sự (25/10/1951).
- Năm 1979, nhà nước quyết định đặt hệ thống nhà trường quân đội trong hệ thống giáo dục quốc dân, các học viện quân đội có nhiệm vụ đào tạo cán bộ bậc đại học và sau đại học.
- Năm 1998, nhà nước giao nhiệm vụ đào tạo bậc đại học cho toàn bộ các trường sĩ quan trong quân đội.
- Học viện quốc phòng (Cầu Giấy-Hà Nội).
- Học viện lục quân ( Dalat).
- Học viện chính trị quân sự (Hà Đông- Hà Tây).
3. Các trường đại học quân sự
- Học viện hậu cần (Gia Lâm-Hà Nội).
- Học viện kĩ thuật quân sự (Năm 1991, được mang thêm tên trường đại học kĩ thuật Lê Quí Đôn. Nghĩa Đô-Hà Nội).
- Học viện quân y (Hà đông-Hà tây).
- Học viện khoa học quân sự (tên củ là đại học ngoại ngữ quân sự . Từ Liêm-Hà Nội).
- Học viện hải quân (Nha trang-Khánh Hòa).
- Học viện Phòng Không-Không quân (Do học viện không quân và học viện phòng không hợp nhất vào năm 1999. Thanh Xuân-Hà Nội).
- Sĩ quan lục quân 1 (Sơn Tây-Hà Tây).
- Sĩ quan lục quân 2 (Long Thành-Đồng Nai).
- Sĩ quan pháo binh (Sơn Tây-Hà Tây).
- Sĩ quan CHKT công binh (Thủ Dầu Một-Bình Dương).
- Sĩ quan CHKT thông tin (Nha Trang-Khánh Hòa).
- Sĩ quan CHKT tăng-thiết giáp (Tam Đảo-VĩnhPhúc).
- Sĩ quan đặc công (Xuân mai-Hà Tây).
4. Các trường quân sự khác trong hệ thống nhà trường quân đội
- Sĩ quan phòng hóa (Sơn Tây-Hà Tây).
- Đại học biên phòng (Sơn tây-Hà tây).
Thời gian đào tạo:
- Học viện quân y: 6 năm.
- Học viện kĩ thuật quân sự: 5 năm.
- Các học viện, trường đại hocï khác: 4 năm.
4.1 Các trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp
Đào tạo nhân viên chuyên môn, kĩ thuật, nghiệp vụ và công nhân kĩ thuật cho quân đội. Không tuyển thanh niên ngoài quân đội. (Năm 2001, trường huấn luỵên bay và kĩ thuật không quân có tuyển thanh niên ngoài quân đội vào đào tạo một số ngành kĩ thuật không quân và trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật có tuyển năng khiếu vào các ngành nghệ thuật).
4.2 Các trường quân sự quân khu, quân đoàn
Bồi dưởng cán bộ cấp phân đội, đào tạo hạ sĩ quan, nhân viên chuyên môn kĩ thuật.
Bồi dưởng Văn hóa cho nguồn dự thi đào tạo các trường cao đẳng, đại học, trung học chuyên nghiệp của quân đội.
Bồi dưởng sĩ quan dự bị, cán bộ quân đội địa phương cấp huyện.
Bồi dưởng kiến thức quốc phòng cho cán bộ lãnh đạo, quản lí cấp huyện và tương đương.
4.3 Các trường thiếu sinh quân
Trường thiếu sinh quân Việt Bắc quân khu 1 (Thái Nguyên) và dân tộc quân khu 5 (Plei-Ku, Gia lai) là 2 trường đào tạo nguồn cho các dân tộc ít người.
Ngoài ra còn có một số trường như: quân sự quân khu 9, 4, TP Hồ Chí Minh và một số trường quân sự tỉnh khác có nhiệm vụ đào tạo nguồn cán bộ dân tộc ít người cho từng địa phương.
4.4 Các trường đào tạo nghề
Đào tạo công nhân kĩ thuật cho quân nhân xuất ngũ, các đối tượng chính sách XH và tư vấn việc làm, được bố trí ở 3 khu vực:
- Miền Bắc ở TX Kiến An – Hải Phòng.
- Miền Trung ở TP Nha Trang – Khánh Hòa.
- Miền Nam ở Long Thành – Đồng nai.
5. Các trường quân đội có tuyển sinh từ thanh niên, học sinh ngoài quân đội và ngành nghề đào tạo.
TUYỂN SINH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC TRONG CÁC TRƯỜNG QUÂN ĐỘI.
1. Đối tượng, tiêu chuẩn tuyển sinh 
5.1 Tuyển sinh vào đại học
- Học viện kĩ thuật quân sự.
- Học viện quân y.
- Học viện khoa học quân sự.
- Học viện chính trị quân sự.
- Học viện hậu cần.
- Học viện phòng không – không quân.
- Học viện hải quân.
- Các trường sĩ quan: Lục quân 1, lục quân 2, pháo binh, CHKT thông tin, Tăng – thiết giáp, công binh, đặc công, phòng hoá, đại học biên phòng.
5.2 Tuyển sinh đào tạo cao đẳng
- Trường cao đẳng VHNT quân đội.
- Trường huấn luyện bay và kĩ thuật không quân.
5.3 Tuyển sinh đào tạo phi công 
- Trường dự bị bay và kĩ thuật không quân.
5.4 Tuyển sinh đào tạo nguồn dân tộc ít người
- Trường thiếu sinh quân Việt Bắc quân khu 1.
- Trường thiếu sinh quân dân tộc quân khu 5.
Đối tượng:
2. Tổ chức tuyển sinh quân sự
- Nam quân nhân tại ngũ là hạ sĩ quan, binh sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, nhân viên quốc phòng có 1 năm tuổi quân trở lên.
- Nam thanh niên ngoài quân đội.
Tiêu chuẩn tuyển sinh:
- Phải tự nguyện.
- Có lí lịch về gia đình và bản thân rõ ràng, đủ điều kiện thành Đảng viên, có phẩm chất đạo đức tốt.
- Tốt nghiệp THPT hoặc bổ túc THPT.
- Có sức khỏe tốt.
- Về độ tuổi: Nam thanh niên ngoài quân đội từ 17-21, nam quân nhân tại ngũ và xuất ngũ từ 18-23.
- Tất cả các thí sinh muốn dự thi vào các trường quân đội phải qua sơ tuyển tại hội đồng tuyển sinh quân sự địa phương.
- Nộp đơn dự thi và hồ sơ theo qui định gồm có:
+ 1 bản sơ yếu lí lịch.
+ 1 phiếu khám sức khỏe (có dán ảnh).
+ 1 hồ sơ tuyển sinh (có dán ảnh).
+ 3 phiếu đăng kí dự thi (có dán ảnh).
+ 2 ảnh 3x4.
+ Nếu thuộc diện ưu tiên phải có giấy chứng nhận ưu tiên hợp lệ.
3. Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh quân sự
- Môn thi, nội dung và hình thức thi: thi theo 4 khối A,B,C,D theo qui định chung của nhà nước, nội dung là chương trình cuối cấp THPT với hình thức thi viết.
- Các mốc thời gian tuyển sinh:
+ Bộ quốc phòng ra thông tư từ tháng 1-2 hàng năm.
+ Thời gian đăng kí dự thi và sơ tuyển từ 10/2 –10/4 hàng năm.
+ Thời gian tuyển sinh cùng với các đợt thi của các trường đại học trong cả nước.
+ Thông báo kết quả, gọi nhập học vào tháng 8.
+ Khai giảng năm học mới đầu tháng 9.
3.1 Thí sinh thi vào học viện kĩ thuật quân sự, học viện quân y, học viện khoa học quân sự, đại học biên phòng thực hiện chính sách ưu tiên theo qui định chung của nhà nước đối với các trường đại học ngoài quân đội.
3.2 Thí sinh thi vào các trường đại học trong quân đội:
* Ưu tiên theo đối tượng
- Nhóm 1 (Ưu tiên 1):
+ con liệt sĩ, thương binh, bệnh binh mất sức lao động từ 81% trở lên.
+ Người dân tộc thiểu số nhưng không thuộc diện xét tuyển thẳng.
- Nhóm 2 (Ưu tiên 2):
4. Dự bị đại học
+ Con sĩ quan quân đội tại chức hoặc đã nghỉ chế độ, chuyển ngành, nghỉ hưu.
+ Con thương binh, bệnh binh mất sức lao động dưới 81%.
+ Con anh hùng lực lượng vũ trang, con bà mẹ Việt Nam anh hùng, con anh hùng lao động.
Người thuộc nhiều diện ưu tiên chỉ được hưởng một tiêu chuẩn ưu tiên cao nhất.
* Ưu tiên theo khu vực
- Khu vực 1 (KV1): gồm các huyện, xã miền núi, vùng cao, vùng xa xôi hẻo lánh, vùng sâu, hải đảo.
Khu vực 2 (KV2): Gồm các tỉnh, huyện, xã trung du và đồng bằng, các huyện ngoại thành của các thành phố trực thuộc TW.
Thí sinh được hưởng cả chính sách ưu tiên theo đối tượng lẫn khu vực.
Tuyển sinh dự bị đại học đối với thí sinh là người dân tộc đặc biệt ít người, đang sống và có quê quán, hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên ở các tỉnh phía nam, hoàn thành tốt nhiệm vụ ở quần đảo Trường Sa và các đảo khác hưởng chính sách như đảo Trường Sa.
5. Một số qui định đối với học viên đào tạo trong nhà trường quân đội.
- Được đào tạo dự bị sĩ quan 1 năm trước khi vào học chính khóa.
- Được cấp quân trang, tiền ăn hàng ngày, phụ cấp theo quân hàm học viên hàng tháng.
- Sau một năm học, học viên xuất sắc được hưởng phụ cấp một lần bằng 6 lần phụ cấp quân hàm tháng đó. Loại giỏi được hưởng 3 lần.
- Học viên phải nghiêm chỉnh chấp hành mọi điều lệnh, điều lệ của quân đội và nội qui của nhà trường.
- Được hưởng chế độ nghỉ hè theo qui định.
- Khi tốt nghiệp được cấp bằng tốt nghiệp và được phong quân hàm thiếu úy chuyên ngiệp. Đạt loại xuất sắc được phong quân hàm trung úy và dự lễ tuyên thệ dưới quân kì.
- Phải nghiêm chỉnh chấp hành việc phân công công tác sau tốt nghiệp. Được ưu tiên xét nguyện vọng khi phân công công tác nếu tốt nghiệp loại xuất sắc và loại giỏi./_
Ý ĐỊNH HUẤN LUYỆN
I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU :
1. Mục đích :
- Giáo dục cho học sinh hiểu biết và hệ thống đào tạo trong QĐNDVN.
- Hiểu biết chế độ tuyển sinh định hướng nghề nghiệp.
2. Yêu cầu :
- Nắm, hiểu rõ từng nội dung.
- Nắm vững, nghiên cứu và định hướng.
II/ NỘI DUNG – TRỌNG TÂM :
1. Nội dung : Nhà trường Quân đội và tuyển sinh Quân sự.
	Phần I : Hệ thống nhà trường Quân đội.
	Phần II : Tuyển sinh Đào tạo Đại học trong các trường Quân đội.
2. Trọng tâm :
	Phần II.
III/ THỜI GIAN : 2 tiết.
IV/ TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP :
1. Tổ chức : 
- Lấy lớp học để lên lớp.
- Thảo luận theo tổ.
2. Phương pháp :
a. Người dạy :
- Giáo viên giới thiệu tài liệu kết hợp biểu đồ.
- Phối hợp với các môn khác tổ chức tham quan.
b. Người học : 
- Ghi-chép-nghe nhìn.
- Tham quan học tập.
V/ THÀNH PHẦN :
1. Đối tượng : Học sinh lớp 12.
2. Số lượng :
VI/ ĐỊA ĐIỂM :
	Giảng dạy tại lớp.
VII/ BẢO ĐẢM – VẬT CHẤT :
a. Người dạy :
- Giáo án – sơ đồ.
b. Người học :
- Tập vở – ghi chép.

File đính kèm:

  • docNhay_xa_20150727_081930.doc