Giáo án Giáo dục công dân 9 - Tiết 16: Thực hành ngoại khóa các vấn đề của địa phương và nội dung đã học vấn đề an toàn giao thông ngoại khóa về lý tưởng sống của thanh niên - Võ Thị Hoa

Hoạt động 2: Khái niệm lí tưởng, biểu hiện của người sống có lí tưởng(10/)

GV: Đặt câu hỏi :

? Lý tưởng sống là gì? (học sinh yếu)

? Biểu hiện của người sống có lý tưởng ?

Lấy ví dụ minh hoạ.

HS : Trả lời

GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận

GV: Nhấn mạnh cơ sở để xác định lí tưởng của thanh niên là phải phù hợp với lợi ích dân tộc, yêu cầu của xã hội và năng lực của bản thân.

Hoạt động 3: Liên hệ thực tế về lí tưởng của thanh niên qua các thời kì : (13/)

GV: Gợi ý HS tìm hiểu về lí tưởng của một số thanh niên tiêu biểu

? Nêu ví dụ về những tấm gương tiêu biểu của lịch sử thể hiện lý tưởng sống mà họ đã chọn và phấn đấu?

GV: Bổ sung thêm trong các lĩnh vực học tập, lao động, sản xuất

GV: Liên hệ các phong trào lớn mà Đoàn thanh niên đang phát động thực hiện

? Hãy sưu tầm những câu nói, lời dạy của Bác Hồ với thanh niên Việt Nam?

 

doc3 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 2116 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 9 - Tiết 16: Thực hành ngoại khóa các vấn đề của địa phương và nội dung đã học vấn đề an toàn giao thông ngoại khóa về lý tưởng sống của thanh niên - Võ Thị Hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 17 Ngày soạn: 12/12/2015
Tiết : 16 Ngày dạy: 14/12/2015 
THỰC HÀNH NGOẠI KHÓA CÁC VẤN ĐỀ CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ NỘI DUNG ĐÃ HỌC VẤN ĐỀ AN TOÀN GIAO THÔNG 
NGOẠI KHOÁ VỀ LÝ TƯỞNG SỐNG CỦA THANH NIÊN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
	1. Kiến thức:
	- Giúp học sinh hiểu: lý tưởng là mục đích sống tốt đẹp của mỗi con người.
	- ý nghĩa của việc thực hiện lý tưởng sống của thanh niên hiện nay.
	2. Kỹ năng:
	- Rèn luyện cho học sinh kỷ năng biết tự đánh giá hành vi lối sống của thanh niên
	- Có kế hoạch cho việc sống lý tưởng của mình.
	3. Thái độ:
	- Rèn luyện cho học sinh có ý thức đúng đắn trước những biểu hiện sống có lý tưởng.
	- Biết lên án phê phán những hành vi thiếu lành mạnh 
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CẦN GIÁO DỤC TRONG BÀI
	- Kĩ năng phân tích số liệu
	- Kĩ năng so sánh, nhận xét, đánh giá.
III. CHUẨN BỊ
	1. Giáo viên:
	- Giáo án, đọc thêm tài liệu tham khảo.
	2. Học sinh:
	- Học bài theo hướng dẫn của GV.
	- Đọc và tìm hiểu bài mới trước ở nhà.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
	1. Ổn định tổ chức: (1/)
 	Kiểm tra sĩ số lớp học
Lớp 9A1.............................Lớp 9A2...................Lớp 9A3..
	2. Kiểm tra bài cũ: (5/)
	Nêu nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông?
	3. Bài mới: (34/)
	Giới thiệu bài: (1/) Qua những năm tháng tuổi thơ, con người bước vào thời kỳ phát triển cực kỳ quan trọng, đó là lứa tuổi thanh niên (từ 15-30). Đó là tuổi trưởng thành cả về đạo đức, nhân cách và văn hoá. Đó là lứa tuổi nuôi biết bao ước mơ, hoài bảo, khát vọng, ý chí...Đó chính là thể hiện lý tưởng sống cao đẹp của mình.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung (10/)
GV: Cho HS đọc mẫu chuyện trong phần đặt vấn đề
HS: Đọc, cả lớp lắng nghe và theo dõi ở SGK
GV: Tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm
HS: Trao đổi theo gợi ý của GV về nội dung sau:
? Trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thế hệ trẻ đã làm gì? Lí tưởng của thanh niên trong thời kì đó là gì?
? Trong thời kì đổi mới đất nước hiện nay, thanh niên đã có đóng góp gì ? Lí tưởng sống của thanh niên hiện nay là gì ?
? Suy nghĩ của bản thân em về lý tưởng sống của thanh niên qua 2 giai đoạn trên? Em học tập được gì ? 
GV nhận xét.
GV nhấn mạnh mục tiêu xây dựng đất nước hiện nay và vai trò của thanh niên trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước
GV kết luận tính chất của lí tưởng của thanh niên qua các thời kì . Chuyển ý
Hoạt động 2: Khái niệm lí tưởng, biểu hiện của người sống có lí tưởng(10/)
GV: Đặt câu hỏi :
? Lý tưởng sống là gì? (học sinh yếu)
? Biểu hiện của người sống có lý tưởng ? 
Lấy ví dụ minh hoạ. 
HS : Trả lời
GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận
GV: Nhấn mạnh cơ sở để xác định lí tưởng của thanh niên là phải phù hợp với lợi ích dân tộc, yêu cầu của xã hội và năng lực của bản thân.
Hoạt động 3: Liên hệ thực tế về lí tưởng của thanh niên qua các thời kì : (13/)
GV: Gợi ý HS tìm hiểu về lí tưởng của một số thanh niên tiêu biểu
? Nêu ví dụ về những tấm gương tiêu biểu của lịch sử thể hiện lý tưởng sống mà họ đã chọn và phấn đấu? 
GV: Bổ sung thêm trong các lĩnh vực học tập, lao động, sản xuất 
GV: Liên hệ các phong trào lớn mà Đoàn thanh niên đang phát động thực hiện
? Hãy sưu tầm những câu nói, lời dạy của Bác Hồ với thanh niên Việt Nam?
? Lý tưởng sống của em là gì? Vì sao em lại xác định lí tưởng như vậy? (học sinh yếu) 
GV : Yêu cầu HS làm bài tập 1 SGK
I . ĐẶT VẤN ĐỀ 
1. Đọc
2. Nhận xét
* Trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc : Thanh niên sẵn sàng hy sinh vì Đất nước và lý tưởng của họ là : Giải phóng dân tộc
* Trong thời kỳ đổi mới đất nước : Tham gia tích cực năng động sáng tạo trên các lĩnh vực xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và lý tưởng của họ là : Dân giàu, nước mạnh tiến lên CNXH
* Thấy được tinh thần yêu nước xả thân vì độc lập dân tộc và em thấy cần phải xác định đúng lý tương sống của mình
II. NỘI DUNG BÀI HỌC
1. Lí tưởng sống là gì?
a.Khái niệm: 
- Lí tưởng là cái đích của cuộc sống mà mỗi người khát khao muốn đạt được. 
b.Biểu hiện:
+ Luôn suy nghĩ, hành động để thực hiện lí tưởng của dân tộc, vì sự tiến bộ của bản thân.
+ Luôn vươn tới sự hoàn thiện bản thân về mọi mặt
+ Mong muốn cống hiến trí tuệ, sức lực cho sự nghiệp chung.
- Bác Hồ: ”Cả cuộc đời tôi chỉ có một ham muốnai cũng được học hành”
- Lý Tự Trọng:“Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác” . 
- Nguyễn Văn Trỗi khi ngã xuống trước gọng súng của kẻ thù anh vẫn kịp hô:”Hồ Chí Minh muôn năm”. 
- Nguyễn Văn Thạc
- Đặng Thuỳ Trâm
	4.Cũng cố: (3/)
 	? Theo em, thanh niên, học sinh cần có những biện pháp để thực hiện lí tưởng sống ntn 
	HS trao đổi, trình bày
	GV kết luận toàn bài
	5. Đánh giá: (1/)
 	Nhắc lại nội dung bài học
	6. Hoạt động nối tiếp: (1/)
	- Xem lại bài
	- Chuẩn bị kiểm tra học kì I.
	7. Rút kinh nghiệm:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTUAN_16_CD9_TIET_16.doc