Giáo án Giáo dục công dân 9 - Hồ Đình Ngũ - Tuần 12

? Theo em để rèn luyện tính năng động sáng tạo chúng ta cần phải làm gì? (HS yếu)

- HS thảo luận cả lớp

- GV: GD học sinh ý thức vươn lên trong học tập, phê bình những bạn lười suy nghĩ, lười học tập

- Liên hệ cách học tiếng anh của Bác Hồ qua câu truyện Bác Hồ tự học ngoại ngữ

Hoạt động 3: Luyện tập. (8’)

-Yêu cầu 1 HS làm bài tập 1.

Đáp án: b, đ, e, h

- Bài tập 2

Lồng ghép tích hợp. (2’)

 Tích hợp thực hiện tốt luật lệ an toàn giao thông.

 Tích hợp giáo dục học sinh nhận thức về ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai và giữ gìn bảo vệ môi trường.

 

doc2 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1660 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 9 - Hồ Đình Ngũ - Tuần 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 12 Ngày soạn: 30 /10 /2014.
Tiết : 12 Ngày dạy : 04/11 / 2014.
 BÀI 8: NĂNG ĐỘNG SÁNG TẠO (tt)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
	1. Kiến thức: 
	- HS hiểu như thế nào là năng động sáng tạo và vì sao cần phải năng động sáng tạo.
	- Cách rèn luyện năng động, sáng tạo.
	2. Kĩ năng: 
	- HS biết tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về những biểu hiện của tính năng động sáng tạo.
	3. Thái độ: 
	- Hình thành ở HS nhu cầu và ý thức rèn luyện tính năng động sáng tạo ở bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào trong cuộc sống.
	Tích hợp thực hiện tốt luật lệ an toàn giao thông.
	Tích hợp giáo dục học sinh nhận thức về ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai và giữ gìn bảo vệ môi trường.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CẦN GIÁO DỤC TRONG BÀI:
	- Kĩ năng tư duy sáng tạo.
	- Kĩ năng tư duy phê phán.
	- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.
	- Kĩ năng đặt mục tiêu.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. Ổn định tổ chức: (2’)
 	Kiểm tra sĩ số lớp học
 Lớp 9A1……….Lớp 9A2………….Lớp 9A3………….Lớp 9A4…………Lớp 9A5………….
	2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
	Năng động, sáng tạo là gì?
	Nêu một số biểu hiện của tính năng động sáng tạo trong học tập, lao động và sinh hoạt hàng ngày? 
	3. Bài mới (38’)
 	Giới thiệu bài mới: (3’)
GV: Năng động – sáng tạo thể hiện ở mọi khía cạnh khác nhau của cuộc sống? Vậy năng động, sáng tạo là gì? Năng động, sáng tạo mang lại ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống? Chúng ta sẽ đi tìm hiểu vào bài học hôm nay.
Hoạt động của GV – HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung bài học (15’)
?Năng động sáng tạo có ý nghĩa như thế nào? Cho ví dụ liên hệ? (HS yếu)
- GV: GD học sinh kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin
Hoạt động 2: Tìm hiểu phương pháp rèn luyện tính năng động sáng tạo (10’)
? Theo em để rèn luyện tính năng động sáng tạo chúng ta cần phải làm gì? (HS yếu)
- HS thảo luận cả lớp
- GV: GD học sinh ý thức vươn lên trong học tập, phê bình những bạn lười suy nghĩ, lười học tập
- Liên hệ cách học tiếng anh của Bác Hồ qua câu truyện Bác Hồ tự học ngoại ngữ
Hoạt động 3: Luyện tập. (8’)
-Yêu cầu 1 HS làm bài tập 1.
Đáp án: b, đ, e, h
- Bài tập 2
Lồng ghép tích hợp. (2’)
 Tích hợp thực hiện tốt luật lệ an toàn giao thông.
	Tích hợp giáo dục học sinh nhận thức về ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai và giữ gìn bảo vệ môi trường.
II. Nội dung bài học:
3. Ý nghĩa:
- Giúp con người có thể vượt qua những ràng buộc của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian để đạt đến mục đích đó đề ra một cách nhanh chóng, tốt đẹp.
- Nhờ năng động sáng tạo mà con người làm nên được những kì tích vẻ vang.
4. Cách rèn luyện:
- Rèn luyện tính siêng năng, kiên trì, tích cực, chịu khó trong học tập, lao động, trong cuộc sống hàng ngày.
- Luôn có ý thức tìm tòi, học hỏi.
III. Bài tập :
Bài tập 1
Đáp án: b, đ, e, h
Bài tập 2 sgk
	4. Củng cố :
	- Vì sao phải rèn luyện tính năng động sáng tạo?
	- Để rèn luyện tính năng động sáng tạo cần phải làm gì?
	5. Đánh giá:
	- Năng động - sáng tạo sẽ giúp em vấn đề gì trong học tập? 
	- Bản thân em đã năng động - sáng tạo hay chưa? ( Học sinh tự đánh giá)
	6. Hoạt động tiếp nối.
	- Làm hết bài tập ở SGK
	- Tìm hiểu một số câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao nói về năng động sáng tạo
	- Soạn bài 9: Làm việc có năng suất - chất lượng - hiệu quả ( Tìm những câu tục ngữ- ca dao nói về nội dung của bài)
	7. Rút kinh nghiệm:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTuan 12 GDCD 9.doc
Giáo án liên quan