Giáo án Giáo dục công dân 8 bài 1: Tôn trọng lẽ phải

* Hoạt động 1

GV: gọi HS đọc to, rõ ràng câu chuyện :

GV: tổ chức học sinh thảo luận nhóm tìm hiểu nội dung câu chuyện.

+Nhóm 1: Những việc làm của tên tri huyện Thanh Ba và với tên nhà giàu và người nông dân ?

HS : ăn hối lộ của tên nhà giàu , ức hiếp dân nghèo. Xử án không công bằng đổi trắng thay đen.

+Nhóm 2: Hình bộ thượng thư – anh ruột tri huyện Thanh Ba đã có hành động gì ?

HS: Xin tha cho tri huyện Thanh Ba

+Nhóm 3 : Nhận xét về việc làm của quan tuần phủ Nguyễn Quang Bích ?

HS: Bắt tên nhà giàu trả ruộng cho nông dân. Phạt tiền nhà giàu vì tội hối lộ, ức hiếp. Cách chức tri huyện Thanh Ba.

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1924 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 8 bài 1: Tôn trọng lẽ phải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1 Ngày soạn: 16/08/2014 
Tiết: 1 	 Ngày dạy: 18/08/2014
BÀI 1: TÔN TRỌNG LẼ PHẢI
I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1/ Kiến thức: 
- Nêu được một số biểu hiện của tôn trọng lẽ phải .
- Phân biệt được tôn trọng lẽ phải với không tôn trọng lẽ phải.
- Hiểu ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải .
2/ Kỹ năng: 
Có thói quen tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân trở thành người biết tôn trọng lẽ phải . 
3/ Thái độ: 
- Phân biệt được hành vi tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống hàng ngày .
- Học tập gương những người biết tôn trọng lẽ phải, phê phán những hành vi thiếu tôn trọng lẽ phải .
II/ CÁC NỘI DUNG CẦN TÍCH HỢP :
1/ Bảo vệ môi trường : Không 
2/ Tư tưởng Hồ Chí Minh : Không 
3/ Kĩ năng sống : 
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ ý tưởng về những biểu hiện và ý nghĩa của việc tôn trọng lẽ phải 
- Kĩ năng phân tích so sánh về những biểu hiện tôn trọng lẽ phải hoặc không tôn trọng lẽ phải 
- Kĩ năng ứng xử .Giao tiếp kĩ năng tự tin trong các tình huống thể hiện sự tôn trọng, bảo vệ lẽ phải 
4/ Giáo dục pháp luật:Không 
III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:
- Giải quyết vấn đề
- Động não
- Xử lí tình huống
- Liên hệ và tự liên hệ
- Thảo luận nhóm....
IV/CHUẨN BỊ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
- GV: SGK, SGV, tư liệu tham khảo .
- HS: Soạn bài, SGK, sưu tầm ca dao tục ngữ và tình huống liên quan 
V/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1/Kiểm tra bài cũ: không
2/Khám phá:
? Chúng ta hiểu gì về tôn trọng lẽ phải 
? Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta thường thể hiện tôn trọng lẽ phải ntn?
HS: Tự do trả lời
 GV: Sống trung thực dám bảo vệ những điều đúng đắn, không chấp nhận và không làm những điều sai trái đó là những nội dung cốt lõi của tôn trọng lẽ phải .Vậy tôn trọng lẽ phải là gì ? Nó có ý nghĩa như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta giải đáp những thắc mắc đó .
3/Kết nối: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1
GV: gọi HS đọc to, rõ ràng câu chuyện : 
GV: tổ chức học sinh thảo luận nhóm tìm hiểu nội dung câu chuyện.
+Nhóm 1: Những việc làm của tên tri huyện Thanh Ba và với tên nhà giàu và người nông dân ?
HS : ăn hối lộ của tên nhà giàu , ức hiếp dân nghèo. Xử án không công bằng đổi trắng thay đen.
+Nhóm 2: Hình bộ thượng thư – anh ruột tri huyện Thanh Ba đã có hành động gì ?
HS: Xin tha cho tri huyện Thanh Ba 
+Nhóm 3 : Nhận xét về việc làm của quan tuần phủ Nguyễn Quang Bích ?
HS: Bắt tên nhà giàu trả ruộng cho nông dân. Phạt tiền nhà giàu vì tội hối lộ, ức hiếp. Cách chức tri huyện Thanh Ba.
→Việc làm không nể nang, đồng lõa với việc xấu. Dũng cảm, trung thực dám đấu tranh với sai trái.
+Nhóm 4: Việc làm của quan tuần phủ Nguyễn Quang Bích thể hiện đức tính gì ?
HS: Bảo vệ chân lý, lẽ phải. 
+Nhóm 5: Trong cuộc tranh luận, có bạn đưa ra ý kiến nhưng bị đa số các bạn khác phản đối. Nếu thấy ý kiến đó là đúng thì em sẽ xử sự như thế nào ?
HS: Đồng tình bảo vệ ý kiến của bạn bằng cách phân tích cho bạn thấy những điểm mà em cho là đúng.
+Nhóm 6: Nếu biết bạn quay cóp trong giờ kiểm tra, em sẽ làm gì ?
HS: Không đồng tình với việc làm của bạn và phân tích tác hại cho bạn thấy.
GV: Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác bổ sung, nhận xét.
GV: Chốt ý
Để có cách cư xử phù hợp trong những trường hợp trên đòi hỏi mỗi người không chỉ có nhận thức đúng mà còn cần có hành vi ứng xử phù hợp trên cơ sở tôn trọng sự thật, bảo vệ lẽ phải và phê phán sai trái.
* Hoạt động 2
? Em hiểu thế nào là lẽ phải ? 
HS: Dựa vào sgk trả lời
? Thế nào là tôn trọng lẽ phải ?
HS: Trả lời
GV: Chốt ý
* Hoạt động 3
GV: Cho học sinh liên hệ các hành vi tôn trọng và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống hàng ngày.
HS: Trả lời
- Tôn trọng lẽ phải.
+ Chấp hành nội quy nơi sống và làm việc .
+ Phê phán việc làm sai trái.
+ Lắng nghe ý kiến của bạn, phân tích, đánh giá ý kiến hợp lý.
+Tôn trọng các quy định của nhà trường đề ra .
- Không tôn trọng lẽ phải.
+ Làm trái quy định của pháp luật 
+ Vi phạm nội quy trường học 
+ Không dám đưa ra ý kiến của mình 
+ Không muốn mất lòng ai gió chiều nào che chiều ấy.
GV: Nhận xét và bổ sung. Có thể nêu các ví dụ về các lĩnh vực: 
- Việc chấp hành luật lệ giao thông
- Việc chấp hành nội qui của trường , lớp, của cơ quan đơn vị
- Việc thực hiện pháp luật.
- Cách ứng xử trong các mối quan hệ trong cuộc sống hàng ngày.
GV: Khẳng định
Xung quanh chúng ta có nhiều hành vi tôn trọng lẽ phải song cũng có nhiểu hành vi không tôn trọng lẽ phải , chúng ta cần phê phán hành vi thiếu tôn trọng lẽ phải , biết bày tỏ thái độ đồng tình, ủng hộ và bảo vệ chân lý, lẽ phải .
? Tôn trọng lẽ phải có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống?
HS: Trả lời
GV: Chốt ý
I/Đặt vấn đề
→Việc làm của quan tuần phủ Nguyễn Quang Bích chứng tỏ ông là con người dũng cảm, trung thực, dám đấu tranh để bảo vệ chân lý, lẽ phải, không chấp nhận những điều sai trái. 
→Để có cách cư xử phù hợp trong những trường hợp trên đòi hỏi mỗi người không chỉ có nhận thức đúng mà còn cần có hành vi ứng xử phù hợp trên cơ sở tôn trọng sự thật, bảo vệ lẽ phải và phê phán sai trái.
II/ Nội dung bài học 
1/ Khái niệm
- Lẽ phải là những điều đúng đắn phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội.
- Tôn trọng lẽ phải là công nhận, ủng hộ tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn ,biết điều chỉnh hành vi của mình theo hướng tích cực; không chấp nhận, không làm những điều sai trái.
2/ Ý nghĩa: 
Giúp cho con người có cách cư xử phù hợp góp phần xây dựng các mối quan hệ xã hội ->Thúc đẩy xã hội ổn định ,phát triển .
4/Thực hành : 
GV: Cho HS làm bài tập tình huống :
Hương và Lan là đôi bạn thân , ngồi cùng bàn trong lớp học một lần trong giờ kiểm tra Hương thấy Lan giở sách ra để chép . Mặc dù biết việc làm đó là sai gian đối nhưng Lan lại là bạn thân của mình có gì cũng chia sẻ Hương băn khoăn không biết nên làm thế nào ? Em hãy giúp Hương chọn cách ứng xử mà em cho là tốt nhất trong những cách dưới đây : 
a/ Lờ đi coi như không biết và cũng không ai biết việc làm của Lan . 
b/ Giúp Lan bằng cách đưa bài của mình cho Lan chép để Lan không phải giở sách ra chép nữa.
c/ Báo cáo với cô giáo về vi phạm của bạn. 
HS: Lên làm bài tập 
GV: Nhận xét kết luận .
GV: Cho HS làm bài tập 1 SGK. 
Yêu cầu học sinh cả lớp cùng suy nghĩ .
Lựa chọn ý kiến c: Lắng nghe ý kiến của bạn, tự phân tích đánh giá xem ý kiến nào hợp lý nhất thì theo .
* Bài 2:
 - Lựa chọn cách ứng xử c: Chỉ rõ cái sai của bạn và khuyên bạn, giúp đỡ bạn để lần sau bạn không mắc khuyết điểm đó nữa .
* Bài 3:
- Hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải:
 a.Chấp hành tốt mọi nội quy nơi mình sống ,làm việc và học tập .
 c. Phê phán những việc làm sai trái .
 e. Lắng nghe ý kiến của mọi người, nhưng cũng sẵn sàng tranh luận với họ để tìm ra lẽ phải 5/Vận dụng :
 - Bài tập về nhà: 4,5,6 (sgk trang 5).
 - Sưu tầm tục ngữ ca dao nói về tôn trọng lẽ phải.

File đính kèm:

  • docBai_1_Ton_trong_le_phai_20150727_015428.doc