Giáo án Giáo dục công dân 6 - Trường THCS Thượng Lâm

Tiết 22 - Bài 13

 CÔNG DÂN NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (tiếp)

I.Mục tiêu bài học

 1.Về kiến thức

 - Hiểu được công dân là người dân của một nước, mang quốc tịch của nước đó. Công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.

 2. Thái độ

 - Tự hào là công dân nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam.

 - Mong muốn đựoc góp phần xây dựng nhà nước và xã hội.

 3. Kĩ năng

 - Biết phân biệt được công dân nước cộng hoà xã hội chue nghĩa Việt Nam với công dân nước khác.

 - Biết cố gắng học tập, nâng cao kiến thức, rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành người công dân có ích cho đất nước. Thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

 

doc58 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1267 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 6 - Trường THCS Thượng Lâm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 gia đình, xã hội.
 - Xác định đúng đắn mục đích học tập thì mới có thể học tập tốt.
Muốn học tập tốt cần phải có ý chí, nghị lực, phải tự giác, sáng tạo trong học tập.
4. Cũng cố, dặn dò: (5 /)
 - Cho HS làm bài tập b SGK
 - Về nhà làm bài tập trang 33, 34. Xây dựng kế hoạch học tập, tìm các câu truyện về tấm gương vượt khó học giỏi, gương người tốt việc tốt.
BÀI SOẠN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6
Năm học 2014 - 2015
Học kì II
 Ngày soạn 02/01/2015
Tiết 19- Bài 12
 CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM
I.Mục tiêu bài học
 1.Về kiến thức
	- Hiểu các quyền cơ bản của trẻ em theo công ước của Liên Hợp Quốc.
 2. Thái độ
	- Học sinh tự hào là tương lai của dân tộc, của đất nước.
 - Biết ơn những người chăm sóc, dạy dỗ, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mình.
 3. Kĩ năng
	- Phân biệt được những việc làm vi phạm quyền trẻ em và việc làm tôn trọng quyền trẻ em.
 - Học sinh thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình; tham gia ngăn ngừa, phát hiện những hành vi vi phạm quyền trẻ em.
II.Phương pháp
Thảo luận nhóm, giải quyết tình huống, đàm thoại.
III. Chuẩn bị
Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em, tranh trong bộ tranh GDCD 6, phiếu học tập...
IV.Các hoạt động dạy học
 1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
 Mục đích học tập của em là gì?
 Em có kế hoạch gì để thực hiện mục đích đó?
3. Bài mới.
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 2
HS: Đọc truyện “Tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội”
GV: - Tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội diễn ra như thế nào?
 - Em có nhận xét gì về cuộc sống của trẻ em ở làng SOS Hà Nội?
Giới thiệu khái quát về công ước.
GV: Giới thiệu điều 20 Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em.
GV: Giải thích: - Công ước Liên hợp quốc... là luật quốc tế về quền trẻ em.
 - Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và thứ hai thế giới tham gia Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em, đồng thời ban hành luật về đảm bảo việc thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam.
Hoạt động 3
GV: Đặt câu hỏi để dẫn dắt học sinh trả lời nội dung bài học:
1. Truyện đọc
 - Gợi ý: Trẻ em mồ côi trong làng trẻ SOS Hà Nội sống hạnh phúc.
 - Năm 1989 Công ước Liên Hợp quốc về quyền trẻ em ra đời.
 - Năm 1991 Việt Nam ban hành Luật bảo vệ , chăm sóc và giáo dục trẻ em.
2. Nội dung bài học
 a. Nhóm quyền sống còn:
 Là những quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại, như được nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khoẻ...
 b. Nhóm quyền bảo vệ:
 Là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân bịêt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột và xâm hại.
 c. Nhóm quyền phát triển:
 Là những quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như: được học tập, vui chơi giải trí, được tham gia hoạt động văn hoá, nghệ thuật...
 d. Nhóm quyền tham gia:
 Là những quyền được tham gia vào những công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em, như được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình.
4. Cũng cố, dặn dò:
GV: - Yêu cầu học sinh nêu khái quát Công ước ....
 - Mục đích của việc ban hành Công ước ....
 - Học sinh về nhà làm bài tập.
--------------------------$----------------------------
Tiết 20 - Bài 12
CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM (Tiếp)
I.Mục tiêu bài học
 1.Về kiến thức
	- Hiểu các quyền cơ bản của trẻ em theo công ước của Liên Hợp Quốc.
 2. Thái độ
	- Học sinh tự hào là tương lai của dân tộc, của đất nước.
 - Biết ơn những người chăm sóc, dạy dỗ, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mình.
 3. Kĩ năng
	- Phân biệt được những việc làm vi phạm quyền trẻ em và việc làm tôn trọng quyền trẻ em.
 - Học sinh thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình; tham gia ngăn ngừa, phát hiện những hành vi vi phạm quyền trẻ em.
II.Phương pháp
Thảo luận nhóm, giải quyết tình huống, đàm thoại.
III. Chuẩn bị
Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em, tranh trong bộ tranh GDCD 6, phiếu học tập...
IV.Các hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: 
GV: Nêu nhóm quyền sống còn và quyền bảo vệ đối với trẻ em quy định ở Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em?
Bài mới.
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:
 GV: Cho học sinh thảo luận nhóm tình huống mà GV đã chuẩn bị sẳn.
Tình huống: Trên một bài báo có đoạn tin vắn sau: “Bà A ở Nam Định vì ghen tuông với người vợ trước của chồng đã liên tục hành hạ, đánh đập, làm nhục con riêng của chồng và không cho đi học. Thấy vậy Hội Phụ nữ địa phương đã đến can thiệp nhiều lần nhưng bà A vẫn không thay đổi nên đã lập hồ sơ đưa bà A ra kiểm điểm và kí cam kết chấm dứt hiện tượng này”.
Câu hỏi: 1). Hãy nhận xét hành vi ứng xử của bà A trong tình huống? Em sẽ làm gì nếu chứng kiến tình huống đó?
 2). Việc làm của Hội Phụ nữ địa phương có gì đáng quý? Qua đó em thấy trách nhiệm của Nhà nước đối với Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em như thế nào?
Hoạt động 2
GV: Vận dung bài tập d, đ để giúp học sinh rút ra nội dung bài học.
 - Điều gì sẽ xảy ra nếu như Quyuền trẻ em không được thực hiện?
 - Là trẻ em, chúng ta cần phải làm gì để thực hiện và đảm bảo quyền của mình?
Hoạt động 3:
GV: Có thể tổ chức lớp thảo luận giải quyết bài tập a.
HS: Làm bài tập theo nhóm trên giấy Rôki, sau đó gián trên bẩng các nhóm khác chú ý bổ sung những thiếu sót nếu có.
Thảo luận tìm ra những việc làm vi phạm Công ước
- Bà A vi phạm quyền trẻ em: Giưói thiệu điều 24, 28, 37 Công ước..
- Cần lên án, can thiệp kịp thời những hành vi vi phạm Quyền trẻ em.
- Nhà nước rất quan tâm, đảm bảo Quyền trẻ em. 
- Nhà nước trừng phạt nghiêm khắc những hành vi xâm phạm quyền trẻ em.
Thảo luận về trách nhiệm của mỗi công dân. 
 -Mỗi chúng ta cần biết bảo vệ quyền của mình và tôn trọng quyền của người khác ; phải thực hiện tốt bổn phận và nghĩa vụ của mình.
3. Luyện tập
 Bài a.
 - Việc làm thực hiện quyền trẻ em:
 + Tổ chức việc làmcho trẻ em có khó khăn.
 + Dạy học ở lớp học tình thương cho trẻ em.
 + Dạy nghề miễn phí cho trẻ em có khó khăn.
 + Tổ chức tiêm phòng dịch cho trẻ em.
 + Tổ chức trại hè cho trẻ em.
 - Việc làm vi phạm quyền trẻ em:
(Các ý còn lại)
4. Cũng cố, dặn dò:
GV: - Yêu cầu học sinh trả lời nội dung: 
Công dân vi phạm quyền trẻ em? 
Trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em...
Xem trước bài13.
...........................%...........................
Tiết 21- Bài 13
 CÔNG DÂN NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
I.Mục tiêu bài học
 1.Về kiến thức
	- Hiểu được công dân là người dân của một nước, mang quốc tịch của nước đó. Công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.
 2. Thái độ
	- Tự hào là công dân nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam.
 - Mong muốn đựoc góp phần xây dựng nhà nước và xã hội.
 3. Kĩ năng
	- Biết phân biệt được công dân nước cộng hoà xã hội chue nghĩa Việt Nam với công dân nước khác.
 - Biết cố gắng học tập, nâng cao kiến thức, rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành người công dân có ích cho đất nước. Thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
II.Phương pháp
Thảo luận nhóm, giải quyết tình huống, đàm thoại.
III. Chuẩn bị
Hiến pháp năm 1992 (Chương V- Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân). Luật bảo vệc chăm sóc giáo dục trẻ em, câu chuyện về danh nhân văn hoá.
IV.Các hoạt động dạy học
 1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: 
GV: Hãy nêu các nhóm quyền cơ bản của trẻ em mà em biết ?
3. Bài mới.
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 2: Thảo luận nhận biết công dân Việt Nam là những ai. 
GV: Cho học sinh đọc tình huống trong SGK.
 Theo em bạn A-li-a nói như vậy có đúng không? Vì sao ?
Hoạt động 3: 
Tìm hiểu căn cứ để xác định công dân.
GV: Phát phiếu học tập cho học sinh:
1. Mọi ngưòi dân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam có quyền có quốc tịch Việt Nam.
2. Đối với công dân là người nước ngoài và người không có quốc tịch:
 + Phải từ 18 tuổi trở lên, biết tiếng Việt và có ít nhất 5 năm cư trú tại Việt Nam, tự nguyện tuân theo pháp luật Việt Nam.
 + Là người có công lao góp phần xây dựng bảo vệ tổ quốc Việt Nam.
 + Là vợ, chồng, con, bố, mẹ, (kể cả con nuôi, bố mẹ nuôi) của công dân Việt Nam.
3. Đối với trẻ em:
 + Trẻ em có cha mẹ là người Việt Nam.
 + Trẻ em sinh ra ở Việt Nam và xin thường trú tại Việt Nam.
 + Trẻ em có cha (mẹ) là người Việt Nam.
 + Trẻ em tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam nhưng không rõ cha mẹ là ai.
GV: Hướng dẫn học sinh thảo luận.
HS: Thảo luận ; phát biểu ý kiến 
Các nhóm khác bổ sung
GV: Kết luận:
1. Tình huống.
 a). A-li-a là công dân Việt Nam vì có bố là người Việt Nam (nếu bố chọn quốc tịch Việt Nam cho A-li-
 b. Các trường hợp sau đều là công dân Việt Nam.
 - Trẻ em khi sinh ra có cả bố và mẹ là công dân Việt Nam.
 - Trẻ em khi sinh ra có bố là người Việt Nam, mẹ là người nước ngoài.
 - Trẻ em khi sinh ra có mẹ là
người Việt Nam, bố là người nước ngoài. 
 - Trẻ em bị bỏ rơi ở Việt Nam không rõ bố mẹ là ai.
Kết luận:
 - Công dân là người dân của một nước.
 - Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước.
 - Công dân nước cộng hoà xã hội chủ Nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. Mọi người dân ở nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều có quyền có quốc tịch.
 - Mọi công dân thuộc các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều có quốc tịch Việt Nam.
 4. Cũng cố, dặn dò:
GV: - Yêu cầu học sinh trả lời lại nội dung: 
Các quyền của công dân nói chung và của trẻ em nói riêng được quy định trong hiến pháp 1992.
Xem tiếp bài 13.
*************************************
Tiết 22 - Bài 13
 CÔNG DÂN NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (tiếp)
I.Mục tiêu bài học
 1.Về kiến thức
	- Hiểu được công dân là người dân của một nước, mang quốc tịch của nước đó. Công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.
 2. Thái độ
	- Tự hào là công dân nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam.
 - Mong muốn đựoc góp phần xây dựng nhà nước và xã hội.
 3. Kĩ năng
	- Biết phân biệt được công dân nước cộng hoà xã hội chue nghĩa Việt Nam với công dân nước khác.
 - Biết cố gắng học tập, nâng cao kiến thức, rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành người công dân có ích cho đất nước. Thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
II.Phương pháp
Thảo luận nhóm, giải quyết tình huống, đàm thoại.
III. Chuẩn bị
Hiến pháp năm 1992 (Chương V- Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân). Luật bảo vệc chăm sóc giáo dục trẻ em, câu chuyện về danh nhân văn hoá.
IV.Các hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
GV: Nêu nhóm quyền sống còn và quyền bảo vệ đối với trẻ em quy định ở Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em?
 3. Bài mới. 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:
Thảo luận: Tìm hiểu mối quan hệ giữa nhà nước và công dân.
GV: Nêu các câu hỏi cho học sinh thảo luận:
 - Nêu các quyền công dân mà em biết?
 - Nêu các nghĩa vụ của công dân đối với nhà nước mà em biết?
 - Trẻ em có quyền và nghĩa vụ gì?
 - Vì sao công dân phải thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của mình? 
HS: Trao đổi ý kiến. Trả lời, các nhóm khác bổ sung.
GV: Kết luận:
Hoạt động 2: Luyện tập
GV: Hướng dẫn học sinh giải quyết bài tập a, b tại lớp
C.Mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân. Quốc tịch thể hiện mối quan hệ đó.
1. Các quyền của công dân(Hp1992)
- Quyền học tập.
- Quyền nghiên cứu khoa học kĩ thuật.
- Quyền hưởng chế độ bảo vệ sức khoẻ.
- Quyền tự do đi lại, cư trú.
- Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
- Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
2. Nghĩa vụ của công dân đối với Nhà nước.
- Nghĩa vụ học tập.
- Bảo vệ Tổ quốc.
3. Trẻ em có quyền:
- Quyền sống còn.
- Quyền bảo vệ.
- Quyền phát triển.
- Quyền tham gia.
Kết luận:
- Công dân Việt Nam có quyền và nghĩa vụ đối với Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam.
- Nhà nước CHXHCN Việt Nam bảo vệ và đảm bảo việc thực hiưện các quyền 
4. Cũng cố, dặn dò: 
GV: - Yêu cầu học sinh trả lời lại nội dung: 
Các quyền của công dân nói chung và của trẻ em nói riêng được quy định trong hiến pháp 1992.
Xem trước bài14.
********************************************
TIẾT 23 - BÀI 14
 THỰC HIỆN TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG
I- Mục tiêu bài dạy:
1- Kiến thức:
- Giúp HS hiểu tính chất nguy hiểm và nguyên nhân phổ biến của các tai nạn giao thông. Hiểu được tầm quan trọng của việc thực hiện an toàn giao thông và những qui định cần thiết về trật tự an toàn giao thông.
2- Kĩ năng: 
- Nhận biết dấu hiệu chỉ dẫn, biết xử lí tình huống khi đi đường, biết đánh giá hành vi đúng sai của người khác về việc thực hiện trật tự an toàn giao thông.
3- Thái độ:
- Có ý thức tôn trọng, ủng hộ và có những việc làm tôn trọng trật tự an toàn giao thông, phản đối việc làm sai trái.
III- Tài liệu và phương tiện:
1- Thầy
- Luật giao thông đường bộ.
- Nghị định 39/ CP ngày 13/ 7 / 2001.
- Số liệu các vụ tai nạn giao thông, số người bị thương, tử vong trong cả nước.
- Biển báo giao thông.
2- Trò:- SGK+ vở ghi.
B- Phần thể hiện trên lớp:
*/ Ổn định tổ chức. KTSS
I- Kiểm tra bài cũ: 
- Hỏi: Công dân có quyền và nghĩa vụ gì đối với đất nước?
 + Quyền: - Được HT, nghiên cứu khoa học, kí thuật.
 - Được hưởng các chế độ bảo vệ sức khoẻ.
 - Được tự do đi lại, cư trú.
 + Nghĩa vụ: - Học tập thật tốt, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
 - Tôn trọng và bảo vệ tài sản của nhà nước.
 - Tuân theo hiến pháp và pháp luật
II- Bài mới:
*/ Giới thiệu bài: 
 Có nhà nghiên cứu nhận định rằng: “ Sau chiến tranh và thiên tai thì tai nạn giao thông là thảm hoạ thứ ba gây ra cái chết và thương vong cho loài người”. Vì sao họ lại khẳng định như vậy? Chúng ta cần phải làm gì để khắc phục tình trạng đó? Tiết học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ vấn đề trên.
*/ Nội dung bài:
Hoạt động của giáo viên và HS
Nội dung cần đạt
- H/S đọc thông tin SGK- GV nhận xét.
Qua số liệu thồng kê em có nhận xét gì về chiều hướng tăng, giảm các vụ tai nạn giao thông và thiệt hại về con người do tai nạn giao thông gây ra?
*/ Thảo luận:
Theo em nguyên nhân nào dẫn đến tai nạn giao thông nhiêu như vậy?
Trong những nguyên nhân trên nguyên nhân nào là chủ yếu gây ra tai nạn giao thông?
Vậy để tránh tai nạn giao thông chúng ta cần phải làm gì?
Mỗi chúng ta cần phải làm gì để đảm bảo an toàn khi đi đường?
Theo em biện pháp nào đảm bảo an toàn khi đi đường?
Khi tham gia giao thông đường bộ các em thường thấy có những đèn tín hiệu nào? ( treo bảng phụ)
Mỗi loại tín hiệu đèn có ý nghĩa như thế nào?
Dựa vào màu sắc hình khối hãy nhận xét biển báo hiệu thuộc loại nào? Mỗi loại có biển báo có ý nghĩa gì?
Treo bảng biển báo.
- H/S nhận xét từng loại biển báo hiệu.
Chú ý: Biển báo 101, 102 là biển báo đặc biệt.
Giới thiều điều 10 luật giao thông đường bộ.
- H/S quan sát.
Người tham gia giao thông có vi phạm luật giao thông đường bộ không? Vì sao?
Treo bảng phụ.
Điền dấu x vào đầu câu những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông?
- H/S lên bảng đánh dấu trên bảng phụ.
I- Tìm hiểu thông tin sự kiện: 
*/ Tình trạng giao thông hiện nay:
- Số tai nạn giao thông có số người chết và bị thương ngày càng gia tăng.
*/ Nguyên nhân:
- Dân cư gia tăng.
- Các ph tiện giao thông ngày càng nhiều.
- Việc quản lý giao thông ngày càng hạn chế.
- ý thức người tham gia giao thông chưa tốt như: Đi không đúng phần đường quy định, phóng nhanh vượt ẩu
*/ Nguyên nhân chủ yếu:
- Sự thiếu hiểu biết của người tham gia giao thông.
- ý thức kém khi tham gia giao thông.
*/ Biện pháp khắc phục:
- Tuyệt đối chấp hành quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
II- Bài học: 
1- Để đảm bảo an toàn khi đi đường phải tuyệt đối chấp hành hệ thống báo hiệu gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, tường bảo vệ, hàng rào chắn.
-> Học luật giao thông, hiểu pháp luật về giao thông.
- Tuân theo quy định của pháp luật khi tham gia giao thông.
- Không coi thường hoặc cố tình vi phạm luật ATGT.
-> Đèn tín hiệu giao thông:
- Đèn đỏ- Cấm đi.
- Đèn vàng- Chuẩn bị đi.
- Đèn xanh- Được phép đi.
2- Các biển bảo thông dụng:
*/ Biển báo cấm: Hình tròn, nền tráng, viền đỏ, hình vẽ đen-> nguy hiểm cần đề phòng.
*/ Biển hiệu lệnh: Hình tròng, màu xanh lam, hình vẽ trắng-> Báo điều phải thi hành.
*/ Biển chỉ dẫn: Hình chữ nhật, hình vuông, nền xanh lam
-> Vi phạm luật giao thông đường bộ đi vào đường cấm đi ngược chiều.
- Vì đã có biển báo cấm đi ngược chiều.
*/ Bài tập: 
 1- Đi đúng theo tín hiệu đèn gt
x 2- Đi vào đường cấm đi ngược chiều.
x 3- Đi đường không chú ý vạch kẻ.
x 4- Đi xe không chú ý biển báo.
x 5- Sang đường không quan sát kĩ.
x 6- Coi thường luật giao thông.
 Củng cố:
?- Để đảm bảo an toàn khi đi đường chúng ta cần chú ý điều gì?
?- Nêu các loại biển báo thông dụng mà em biết?
 Hướng dẫn H/S học và làm bài tập ở nhà: 
- Học thuộc nội dung bài học 1, 2 SGK.
- Làm bài tập b trang 40- Tìm hiểu việc thực hiện trật tự ATGT ở Mai Sơn.
- Chuẩn bị phần còn lại cho tiết sau.
*************************************
TIẾT: 24 - BÀI 14 
 THỰC HIỆN TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ( Tiếp)
I- Mục tiêu bài dạy:
*/ Giúp H/S:
- Hiểu được thế các qui tắc đi đường (đi bộ, đi xe đạp, xe máy, đường sắt).
- Rèn kĩ năng thực hiện nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông.
- ý thức tôn trọng luật an toàn giao thông.
II- Phương pháp:
- Thảo luận nhóm, lớp, tổ
- Tổ chức sắm vai, trò chơi.
- Xử lý tình huống.
III- Tài liệu và phương tiện:
1- Thầy: 
- Luật giao thông đường bộ. 
- Nghị định 39/ CP.
- Số liệu các vụ tai nạn, người bị thương, người tử vong trong cả nước.
- Biển báo giao thông.
2- Trò:
- Học bài và làm bài tập.
- Chuẩn bị nội dung phần còn lại.
B- Phần thể hiện trên lớp:
*/ Ổn định tổ chức: KTSS
I- Kiểm tra bài cũ: 
- Hỏi: Để đảm bảo an toàn thì người đi đường chúng ta phải làm gì? Nêu các nguyên nhân chủ yếu gây ra tai nạn giao thông?
- Đáp: Tuyệt đối chấp hành hệ thống báo hiệu gồm:
 + Hiệu lệnh giao thông của người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, tường bảo vệ, hàng rào chắn 
 + Nguyên nhân: Đua xe trái phép	
II- Bài mới:
*/ Giới thiệu bài:
 Để giảm bớt được các vụ tai nạn giao thông người tham gia giao thông phải nắm được các qui tắc đi đường. Vậy người đi bộ phải đi như thế nào, người đi xe chúng ta cùng đi tìm hiểu tiếp bài 14
*/ Nội dung bài:
Hoạt động của giáo viên và HS
Nội dung cần đạt
*/ Tình huống:
Tan học về đường vắng, muốn thể hiện mình với các bạn, Hưng đi xe thả hai tay và đánh võng. Không may xe Hưng vướng vào một bác bán rau đi cùng chiều giữa lòng đường.
Em có nhận xét gì về Hưng và bác bán rau? Nếu em là công an em sẽ giải quyết vụ này như thế nào?
Để tránh được các tai nạn giao thông chúng ta cần nắm được các quy định đi đường
Người đi bộ phải đi như thế nào mới đúng qui định của luật an toàn giao thông?
Nơi có vạch kẻ đường và có đèn tín hiệu người đi bộ phải đi như thế nào?
*/ Tình huống:
Một nhóm H/S 7 bạn đi ba chiếc xe đạp hàng ba, kéo đẩy nhau, gần đến ngã tư đèn vàng cả ba xe đều tăng tốc độ vượt qua đầu xe máy đang chạy để rẽ vào đường ngược chiều.
Theo em các bạn đó đã vi phạm lỗi gì về luật an toàn giao thông?
Từ tình huống trên chúng ta rút ra bài học gì khi điều khiển xe đạp?
Giới thiệu luật giao thông điêù 29.
Trẻ em dưới bao nhiêu tuổi không được lái xe gắn máy?
Giới thiêụ về điều kiện để được lái xe mô tô (máy).
Đối với đường sắt chúng ta cần lưu ý điều gì?
Bản thân em và các bạn lớp ta đã thực hiện đúng các qui định đi đường chưa?
Trách nhiệm của H/S đối với trật tự an toàn giao thông như thế nào?
- H/S đọc yêu cầu bài tập trong SGK.
- H/S làm bài tập -> H/S nhẫn xét.
- GV nhận xét.
Treo bảng phụ: 
Biển báo nào cho phép người đi bộ và người đi xe đạp?
Yêu cầu H/S đọc bài tập trong SGK.
H/S làm bài tập.
Bài tập còn lại hướng dẫn H/S về làm.
II- Bài học (tiếp):
- Hưng vi phạm luật giao thông: Buông cả hai tay, đi đánh võng
- Người bán rau cũng vi pham luật giao thông: Đi giữa đường.
- Là công an em nhắc nhở người đi bộ và người đi xe đạp
3- Các quy định đi đường:
*/ Người đi bộ:
- Phải đi trên hè phố, lề đường, trường hợp không có hè phố , lề đường thì phải đi sát mép đường.
- Nơi có đèn tín hiệu, vạch kẻ đường người đi bộ p

File đính kèm:

  • docgiao_an_Giao_duc_cong_dan_6_20150727_012238.doc
Giáo án liên quan