Giáo án Giáo dục công dân 6

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh

 - Xác định đúng mục đích học tập; hiểu được ý nghĩa của việc xác định mục đích học tập; hiểu sự cần thiết phải xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch học tập.

 - Biết xây dựng kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch học tập và các hoạt động một cách hợp lý; biết hợp tác trong học tập.

 - Có ý chí, nghị lực tự giác trong quá trình thực hiện mục đích, hoàn thành kế hoạch học tập; khiêm tốn học hỏi bạn bè, người khác và sẵn sàng hợp tác với bạn bè trong hoạt động học tập.

 II. PHƯƠNG PHÁP:

 - Xử lý tình huống.

 - Thảo luận nhóm.

 III. TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN

 - Sưu tầm những tấm gương có mục đích học tập tốt.

 - Mẫu chuyện danh nhân trong các lĩnh vực.

 - Điển hình vượt khó trong học tập.

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 1. Ổn định tổ chức

 2. Bài cũ: Em hãy nêu những việc làm cụ thể của mình biểu hiện đã tham gia tích cực hoạt động tập thể.

 3. Bài mới: ( giới thiệu bài .)

 

doc68 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1762 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 6, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
Xác định những việc cần làm để đạt được mục đích đã đề ra.
( HS trao đổi chung).
- Hãy kể những tấm gương HS có mục đích học tập tốt biết vượt khó, vượt lên số phận để học tốt ở địa phương em, trường em.
- Có kế hoạch, tự giác, học đều các môn, chuẩn bị tốt phương tiện, có phương pháp học tập.
- Vận dụng vào cuộc sống, tham gia tích cực hoạt động tập hể và xã hội.
 ( HS kể
GV có thể nêu gương em Trần Lên lớp 92).
- GV kể chuyện “ Cô giá Italia khó quên”.
- Truyện về cô gái Italia tên là GNam - mi - ni. Cô nổi tiếng nhờ có giọng ca mãnh liệt, bốc lửa, nồng nhiệt. Để đạt được sự nổi tiếng đó cô đã phải trải qua nhiều gian nan...
- GV nhấn mạnh -> BHc.
- Cần phải học tập như thế nào để đạt được mục đích đã đề ra? ( HS đọc lại)
* Ghi nhớ ( SGK0
- Muốn học tập tốt cần phải có ý chí, nghị lực, phải tự giác, sáng tạo trong học tập.
BHc.
II. Bài tập
BTa:
- HS đọc BTa.
- Tranh luận trên lớp.
( HS trình bày quan điểm. Cả lớp nhận xét GV bổ sung).
BTb: 
- HS đọc yêu cầu BTb.
Thảo luận nhóm nhanh. Thể hiện ý kiến bằng lời.
- Giải thích động cơ học tập không đúng.
- Động cơ học tập đúng: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7.
- Động cơ học tập không đúng: 8, 9.
Học tập vì “điểm số”, vì “giàu có” là biểu hiện không đúng đắn.
- GV đưa ra ý kiến:
- Có ý kiến cho rằng, thanh thiếu niên ngày nay ít quan tâm đến mục đích học tập mà chỉ quan tâm đến nhu cầu trước mắt, thực dụng. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
- HS: ý kiến trên chỉ là số ít, còn đa số là tốt: có mục đích, có lý tưởng và mơ ước cao đẹp.
	* Dặn dò:
	- Học bài, thuộc nội dung bài học.
	- Làm hết bài tập SGK trừ BTđ, SBT.
	- Xây dựng kế hoạch nhằm khắc phục một môn còn yếu hoặc kế hoạch học môn nào thích nhất.
	- Tìm các câu chuyện “ Người tốt việc tốt”.
	- Ôn tập toàn bộ các bài đã học trong kỳ I chuẩn bị thi học kỳ.
Ngày soạn:03/12/2012
Ngày dạy: 06/12/2012
Tiết: 16 Ôn tập học kỳ I
	I. Mục tiêu bài học:
	Giúp học sinh củng cố, hệ thống lại các kiến thức đã học trong học kỳ I. Nâng cao nhận thức cho học sinh về nội dung các bài đã học, rèn kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra học kỳ I.
	II. Tiến trình bài dạy
	1. ổn định tổ chức
	2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở bài tập HS.
	3. Bài mới: Ôn tập học kỳ I.
	1. Thế nào là siêng năng, kiên trì?
	Siêng năng, kiên trì có tác dụng gì?
	Kể một tấm gương kiên trì, vượt khó trong học tập mà em biết? Sưu tầm 1 số câu ca dao, tục ngữ viết về tính siêng năng, kiên trì.
	2. Lễ độ là gì? Nêu những biểu hiện của đức tính lễ độ? Em hiểu thế nào là “Tiên học lễ, hậu học văn”.
	3. Thế nào là tôn trọng kỷ luật? Tôn trọng kỷ luật đem lại lợi ích gì cho bản thân, gia đình và xã hội.
	Có người cho rằng thực hiện nếp sống kỷ luật làm cho con người mất tự do. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
	4. Thế nào là biết ơn? Em cần phải biết ơn những ai? Vì sao? Em là gì để tỏ lòng kính trọng, biết ơn thầy cô giáo.
	5. Tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội có tác dụng, ích lợi gì? Em đã tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội như thế nào?
	Kể 1 tám gương học sinh thể hiện tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội?
	6. Vì sao học sinh phải xác định mục đích trong học tập? Mục đích học tập của em là gì? Em phải làm gì để đạt được mục đích đề ra?
	- Làm lại các bài tập trong SGK và SBT của mỗi bài.
	* Dặn dò:
	- Ôn tập kỹ các nội dung đã ôn tập.
	- Làm hết các bài tập ở SBT và SGK.
	- Chuẩn bị tốt cho kiểm tra học kỳ.
Ngày soạn:20/12
Ngày dạy: 22/12 
 Thực hành, ngoại khoá các vấn đề của
Tiết: 17 địa phương và các nội dung đã học
	I. Mục tiêu giáo dục: Giúp học sinh
	- Hiểu biết thêm về những vấn đề đạo đức và pháp luật của địa phương tương ứng với các bài đã học.
	- Những vấn đề bức xúc cần giáo dục cho học sinh ở địa phương như trật tự an toàn giao thông, giáo dục môi trường, phòng chống AIDS, ma tuý, các tệ nạn xã hội.
	- Những gương người tốt việc tốt, những học sinh chăm ngoan, vượt khó, học giỏi.
	Từ đó học sinh có ý thức tốt hơn trong việc học tập và rèn luyện.
	II. tài liệu - phương tiện
	- GV và HS tìm hiểu.
	- Số liệu mới nhất về vấn đề tai nạn giao thông, môi trường, tệ nạn xã hội.
	- Gương người tốt, việc tốt.
	III. Nội dung - phương pháp
	- HS trao đổi, thảo luận
	- GV bổ sung, cung cấp thêm các thông tin.
	IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu
	1. ổn định tổ chức
	2. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
	3. Bài mới: Thực hành, ngoại khoá
1. Những vấn đề đạo đức và pháp luật của địa phương tương ứng với các bài đã học:
- HS trao đổi, thảo luận nhóm.
- Cả lớp nhận xét.
- GV bổ sung.
- Thực hiện như thế nào?
- Thiếu sót, tồn tại ở chỗ nào?
- Nêu hướng khắc phục, sửa chữa trong học kỳ II.
	2. Những vấn đề bức xúc cần giáo dục cho học sinh ở địa phương: ( như trật tự an toàn giao thông, giáo dục môi trường, phòng chống các tệ nạn xã hội...)
	- GV nêu các số liệu điều tra gần nhất.
	- HS thảo luận: Vì sao đó là những vấn đề bức xúc, cấp bách cần phải giải quyết, phải giáo dục cho học sinh.
	- Hướng khắc phục.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết: 17 Kiểm tra học kỳ I
	I. Mục tiêu bài học
	- Qua bài kiểm tra học kỳ I, đánh giá kỹ năng, kiến thức, nhận thức của học sinh về các nội dung đã học trong học kỳ I.
	- Giáo dục học sinh có ý thức học tập tốt, rèn luyện theo các chuẩn mực đạod đức đã học.
	II. Các bước lên lớp
	1. ổn định tổ chức
	2. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
	3. Bài mới: Kiểm tra họ kỳ I ( theo 2 đề)
	* Giáo viên phát đề cho học sinh
	Đề 1: Câu 1: ( 3điểm)
	Tìm những biểu hiện tương ứng với những động cơ học tập mà em cho là hợp lý.
	a. Học tập vì bố mẹ.
	b. Học tập vì tương lai của bản thân.
	c. Học tập để có đủ khả năng xây dựng quê hương, đất nước.
	d. Học tập để có khả năng tự lập cuộc sống sau này.
	đ. Học tập để làm vui lòng thầy, cô giáo.
	e. Học tập để trở thành người có văn hoá, hoà nhập vào cuộc sống hiện đại.
	g. Học tập để có bạn có bè.
	h. Học tập để trở thành người lao động sáng tạo, lao động có kỹ thuật.
	Câu 2: ( 4 điểm) Vì sao học sinh phá xác định đúng mục đích học tập? Việc xác định đúng mục đích học tập có ý nghĩa như thế nào?
	Câu 3: ( 3 điểm) Trong thư gửi các cháu học sinh nhân ngày khai trường tháng 9 năm 1945, Bác Hồ viết:
	“ Non sông Việt nam có trở nên vẻ vang hay không? Dân tộc Việt nam có thể sáng vai với các cường quốc năm châu được hay không phần lớn là nhờ vào công học tập của các cháu”.
	Em có suy nghĩ gì về câu nói đó của Bác Hồ?
	Em đã và sẽ làm gì để thực hiện lời dạy của Bác?
	Đề 2: Câu 1: ( 3 điểm)
	Tìm những hành vi tương ứng với các biểu hiện tích cực tham gia hoạt động tập thể và hoạt động xã hội?
	a. Nhiệt tình tham gia ý kiến xây dựng kế hoạch hoạt động của lớp, của Đội.
	b. Xây dựng kế hoạch hoạt động tập thể là trách nhiệm của cán bộ lớp, Đội và giáo viên chủ nhiệm, không cần tham gia.
	c. Tự nguyện nhận những công việc phù hợp với khả năng, sở thích của mình.
	d. Chỉ thực hiện những công việc do lớp, Đội phân công.
	đ. Tìm mọi cách để hoàn thành công việc được giao một cách tốt nhất.
	e. Biết có người nghiện hút, tiêm chích nhưng không muốn tố giác.
	g. Vui vẻ tham gia phong trào giữ gìn vệ sinh môi trường xanh, sạch, đẹp.
	h. Hăng hái tham gia đội văn nghệ xóm, phường.
	Câu 2: ( 4 điểm)
	Tích cực, tự giác trong HĐTT và HĐXH đem lại lợi ích gì cho bản thân, gia đình và xã hội?
	Kể một việc làm của em đã tích cực, tự giacs trong hoạt động tập thể? ý nghĩa của việc em đã làm?
	Câu 3: ( 3 điểm)
	Dũng cảm thấy cả nhà buồn vì em bị điểm 3 môn Toán. Để cả nhà khỏi buồn vì mình, Dũng đã cố gắng hơn nhiều. Sự cố gắng ấy đã được đền bù, Dũng được điểm 8 trong bài kiểm tra Toán mới đây. Cả nhà phấn khởi vì Dũng có nhiều cố gắng, song riêng Dũng lại buồn, vì không được thưởng tiền để đi chơi điện tử. Ăn tối xong Dũng lẳng lặng lên giường.
	Theo em, Dũng học vì những mục đích gì? Em có đồng ý với mục đích học tập của Dũng không? Tại sao? Nếu là bạn của Dũng, em khuyên Dũng thế nào?
	III. Học sinh làm bài, GV nhắc nhở, động viên
	IV. Thu bài, nhận xét thái độ làm bài
	V. Biểu điểm chấm
	Đề 1:
	Câu 1: Động cơ học tập hợp lý: a, b, c, d, đ, e, g, h ( 3 điểm)
	Câu 2: - HS là chủ nhân tương của đất nước.
	 3 điểm	 - HS phải nỗ lực học tập ..... ( 2 điểm)
	 - ý nghĩa ( 2 điểm) 
	Câu 3: - Bác đặt niềm tin vào thế hệ trẻ.
	 - Đã và sẽ học tập, rèn luyện tốt. 3 điểm
	Đề 2:
	 Câu 1: (3 điểm) Những hành vi tương ứng với các biểu hiện tích cực tham gia HĐTT và HĐXH: a, c, đ, g, h.
	Câu 2: ( 4 điểm)	- Nêu đúng, đủ lợi ích ( 2 điểm)
	- Kể được 1 việc làm, ý nghĩa ( 2 điểm)
	Câu 3: ( 3 điểm)	- Dũng học vì mục đích được được thưởng tiền đi chơi điện tử ( 1 điểm)
	- Không đồng ý vì mục đích học tập khống đúng. ( 1 điểm)
	- Khuyên Dũng ( 1 điểm)
	* Dặn dò: Chuẩn bị tốt cho tiết thực hành, ngoại khoá.
 Học kì 2
Ngày soạn: 02/01
Ngày dạy: 05/01
Tiết: 19 - Công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em ( T1)
	I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh
	- Hiểu các quyền cơ bản của trẻ em theo công ước của Liên hiệp quốc; hiểu ý nghĩa của quyền trẻ em đối với sự phát triển của trẻ em.
	- Phân biệt được những việc làm vi phạm quyền trẻ em.
	- HS tự hào là chủ tương lai của dân tộc và nhân loại. Biết ơn những người đã chăm sóc, dạy dỗ, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mình, phản đối những hành vi xâm phạm quyền trẻ em.
	II. Tài liệu - Phương tiện
	- Công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em.
	- Những số liệu, sự kiện về hoạt động thực hiện quyền trẻ em và sự vi phạm quyền trẻ em trên thế giới, ở Việt Nam, ở địa phương em.
	- Phiếu học tập, bìa khổ lớn, bút dạ, đèn chiếu.
	III. Nội dung phương pháp
	- Xử lý tình huống.- Tổ chức trò chơi. - Thảo luận nhóm.
	IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu
	1. ổn định tổ chức
	2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
	3. Bài mới: ( Giới thiệu bài)	
I. Khai thác nội dung truyện
- HS đọc truyện “ Tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội”.
- Tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội diễn ra như thế nào?
- Em có nhận xét gì về cuộc sống của trẻ em ở làng SOS Hà Nội?
- Trẻ em mồ côi trong làng trẻ SOS Hà Nội sống hạnh phúc.
- GV giới thiệu điều 20 - Công ước.
II. Giới thiệu khái quát về Công ước:
- Vị trí các bài trong chương trình lớp 6.
- Giới thiệu những mốc quan trọng:
- GV giải thích:
+ Năm 1989: Công ước LHQ về quyền trẻ em ra đời.
+ Năm 1991: Việt Nam ban hành Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- Công ước LHQ là Luật quốc tế về quyền trẻ em.
- Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu á và thứ hai thế giới tham gia Công ước, đồng thời ban hành Luật về đảm bảo việc thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam.
III. Thảo luận nhóm để hiểu nội dung các quyền trẻ em
- Thảo luận nhóm, ghi phiếu.
- Các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.
IV. Phân biệt 4 nhóm quyền trẻ em:
Nội dung bài học
- GV giới thiệu 4 nhóm quyền trẻ em, giải thích từng nhóm quyền.
4nhóm quyền :1-Nhóm quyền sống còn 
 2-Nhóm quyền bảo vệ
 3-Nhóm quyền phát triển 
 4-Nhóm quyền tham gia 
- HS lựa chọn các quyền, sắp xếp vào các nhóm quyền .
- Trao đổi, so sánh.
- GV chốt lại, tóm tát nội dung từng nhóm quyền.
- HS đọc lại nội dung bài học ( SGK)
	* Dặn dò: 
	- Về nhà tìm hiểu ở địa phương những biểu hiện tốt hoặc chưa tốt trong việc thực hiện quyền trẻ em để chuẩn bị trình bày trước lớp vào tiết sau.
Ngày soạn:10//01
Ngày dạy: 12/01
Tiết: 20 Công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em ( T2)
 I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh
	- Hiểu các quyền cơ bản của trẻ em theo công ước của Liên hiệp quốc; hiểu ý nghĩa của quyền trẻ em đối với sự phát triển của trẻ em.
	- Phân biệt được những việc làm vi phạm quyền trẻ em.
	- HS tự hào là chủ tương lai của dân tộc và nhân loại. Biết ơn những người đã chăm sóc, dạy dỗ, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mình, phản đối những hành vi xâm phạm quyền trẻ em.
	II. Tài liệu - Phương tiện
	- Tìm hiểu thực tế địa phương.
	- Công ước LHQ về quyền trẻ em.
	III. Phương pháp:
 - Thảo luận nhóm. - Xử lý tình huống.
	IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu
	1. ổn định tổ chức
	2. Bài cũ:	Trình bày nội dung các nhóm quyền của trẻ em? 
	Phân biệt các nhóm quyền trẻ em?
	3. Bài mới: ( tiếp)
	I. Học sinh trình bày, trao đổi những kết quả tìm hiểu thực tế ở địa phương
	- Học sinh lần lượt trình bày những trường hợp thực hiện tốt hoặc vi phạm quyền trẻ em mà các em quan sát được, nghe được -> nhận xét, đánh giá tính chất hậu quả của nó.
	- GV cùng HS trao đổi những nhận xét, đánh giá đối với từng trường hợp, phát biểu suy nghĩ, cảm xúc, phê phán những hành vi vi phạm và đánh giá cao ý nghĩa của những việc làm vì trẻ em.
	II. Phát triển kĩ năng, nhận biết những việc làm thực hiện quyền trẻ em và những việc làm vi phạm:
	- GV chốt lại nội dung 4 nhóm quyền trẻ em.
	- HS phát biểu ý kiến lựa chọn và nêu rõ từng trường hợp là thực hiện hoặc vi phạm quyền gì?
	- Lớp trao đổi, bổ sung.
	- GV chốt lại đáp án đúng cho mỗi trường hợp - Làm BT2...
	III. ý nghĩa của quyền trẻ em và bổn phận của trẻ em
	- HS thảo luận nhóm, đại diện phát biểu.
	- Các quyền của trẻ em cần thiết như thế nào? Điều gì sẽ xảy ra nếu quyền tre em không được thực hiện? Lấy VD cụ thể.
	- Là trẻ em, chúng ta phải làm gì?
	- GV chốt lại ý chính:
	+ Quyền trẻ em rất cần thiết đối với sự phát triển của trẻ em.
	+ Chúng ta phải biết bảo vệ quyền của mình, chống lại mọi sự xâm phạm, tôn trọng quyền của người khác và thực hiện tốt bổn phận của mình.
	IV. HS nghiên cứu phần - Nội dung bài học - nhằm nắm được những điểm chính của bài:
	- HS đọc phần nội dung bài học SGK.
	- Tóm tắt nội dung bài học, giải thích ý nghĩa của quyền trẻ em và bổn phận của trẻ em.
	V. Luyện tập, củng cố: HS đọc kỹ nội dung bài học, làm BT b, c, d.
	* Dặn dò: 
	Học kỹ bài, tìm hiểu thêm thực tế, chuẩn bị bài 13.
Ngày soạn:01/2
Ngày dạy: 02/2
Tiết: 21- Bài13 Công dân nước Cộng hoà XHCN Việt Nam ( T1)
	I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh
	- Công dân là người dân của một nước, mang quốc tịch của nước đó, công dân nước Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.
	- Tự hào là công dân nước CHXHCN Việt Nam.
	- Biết cố gắng học tập, nâng cao kiến thức, rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành người công dân có ích cho đất nước. Thực hiện đúng và đầy đủ các quyền, nghĩa vụ công dân.
	II. Phương pháp:
	- Xử lý vấn đề
	- Thảo luận	
	- Tổ chức trò chơi.
	III. Tài liệu và phương tiện
	- Hiến pháp 1992: Chương V: quyền và nghĩa vụ của công dân.
	- Luật quốc tịch ( 1988 - Điều 4).
	- Luật bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
	- Câu chuyện về danh nhân văn hoá.
	- Thành tích học tập thể thao của học sinh Việt Nam.
	- Cây hoa dân chủ.
	IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu
	1. ổn định tổ chức:
	2. Kiểm tra bài cũ:
	Hãy nêu các nhóm quyền cơ bản của trẻ em mà em biết? Mỗi nhóm quyền cần thiết như thế nào đối với cuộc sống của mỗi trẻ em. Làm BTc.
	3. Bài mới: ( giới thiệu bài ...)	
I. Phân tích tinh huống
- HS đọc tình huống trong SGK.
- Thảo luận nhóm, đại diện nhóm trình bày.
- Theo em bạn A - li - a nói như vậy có đúng không?
- GV nhấn mạnh: Theo luật quốc tịch Việt Nam:
-> Đúng ( nếu bố mẹ chọn quốc tịch Việt Nam cho A - li - a).
-> Trẻ em sinh ra có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ là công dân Việt Nam -> có quốc tịch Việt Nam.
II. Bài học
- Vậy công dân Việt Nam là những ai? 
1. Công dân Việt Nam là những ai?
- Công dân nước Cộng hoà XHCNVN là những ai? ( trường hợp trên).
- Người nước ngoài đến Việt Nam công tác có được coi là công dân Việt Nam không? ( không)
Không.
- Người nước ngoài làm ăn sinh sống lâu dài ở Việt Nam có được coi là công dân Việt Nam không?
Người nước ngoài làm ăn sinh sống lâu dài ở Việt Nam, tự nguyện tuân theo pháp luật Việt Nam thì được coi là công dân Việt Nam.
- HS trao đổi và phát biểu.
- GV nhận xét, chốt lại vấn đề.
- Từ các tình huống trên, em hiểu công dân là gì? Căn cứ để xác định công dân một nước là gì?
- Công dân là người dân của một nước.
- Quốc tịch là căn cứ để xác định công dân của một nước.
- HS đọc lại BHa, b.
- Công dân nước CHXHCNVN là người có quốc tịch Việt Nam. Mọi người dân ở nước Cộng hoà XHCNVN đều có quốc tịch Việt Nam.
- Mọi công dân thuộc các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều có quốc tịch Việt Nam.
2. Căn cứ để xác định quốc tịch:
- GV giới thiệu Luật quốc tịch, đọc và giảng cho HS và nguyên tắc xác định quốc tịch Việt Nam.
- Điều 49 Hiến pháp 1992.
- VN thực hiện nguyên tắc một quốc tịch.
- Hiện nay trên đất nước ta, ngoài công dân Việt Nam còn có 1 số trường hợp khác ( GV diễn giảng).
III. Bài tập
BTa: ( SGK)
- HS đọc yêu cầu Bta.
- HS làm bài tập vào SGK.
- Thể hiện ý kiến bằng bìa đỏ những trường hợp công dân Việt Nam.
- Công dân Việt Nam: trường hợp 2, 4, 5.
	* Dặn dò: 
	- Học bài, làm bài tập.
	- Tìm hiểu thêm luật quốc tịch.
	- Nghiên cứu tiếp bài học.
Ngày soạn:07/2
Ngày dạy:09/2
Tiết: 22 Công dân nước Cộng hoà XHCN Việt Nam ( T2)
	I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh
	- Công dân là người dân của một nước, mang quốc tịch của nước đó, công dân nước Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.
	- Tự hào là công dân nước CHXHCN Việt Nam.
	- Biết cố gắng học tập, nâng cao kiến thức, rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành người công dân có ích cho đất nước. Thực hiện đúng và đầy đủ các quyền, nghĩa vụ công dân.
	II. Phương pháp:
	- Xử lý vấn đề
	- Thảo luận	
	- Tổ chức trò chơi.
	III. Phương pháp:
	- Diễn giải, phân tích các khái niệm, giải thích những vấn đề khó.
	- Thảo luận nhóm.
	- Xử lý tình huống.
	IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu	
	1. ổn định tổ chức
	2. Bài cũ: 
	Công dân Việt Nam là những ai? Căn cứ vào đâu để xác định công dân? (Làm bài tập 2 ( SBT)).
	3. Bài mới: ( giới thiệu bài ... tiếp bài học).
II. Bài học ( tiếp)
3. Tìm hiểu mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân
- Nêu các quyền, nghĩa vụ của công dân mà em biết? ( kể cả các quyền của trẻ em) dưới dạng lập bảng:
Quyền
Nghĩa vụ
Công dân
Trẻ em
Công dân
Trẻ em
- Thảo luận nhóm: Vì sao công dân phải thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của mình. Trẻ em có các quyền, nghĩa vụ gì?
- Đại diện nhóm trình bày. Đọc điều 1 Hiến pháp 1992.
- HS đọc lại bài học c.
=> Công dân - người dân của một nước, có quyền và nghĩa vụ với Nhà nước do Nhà nước quy định và bảo đảm thực hiện. ( Bài học c)
4. Bồi dưỡng tình cảm yêu quê hương đất nước, tự hào là công dân Việt Nam
- HS đọc truyện: Cô gái vàng của thể thao Việt Nam.
- Thảo luận nhóm: Tấm gương phấn đấu rèn luyện của Thuý Hiền gợi cho em suy nghĩ gì về nghĩa vụ học tập của người học sinh, người công dân đối với đất nước?
( Đại diện nhóm trình bày)
- Đọc cho HS nghe một số mẫu chuyện về những tấm gương phấn đấu, rèn luyện trong học tập, thể thao đã đem lại vinh quang cho đất nước, khơi dậy lòng tự hào là công dân Việt Nam.
- Thắp sáng tài năng trẻ.
- Trí tuệ Việt Nam.
- Chuông vàng Việt Nam.
- Danh nhân Việt Nam.
- Từ đó, em thấy mình phải làm gì để xứng đáng là công dân Việt Nam?
-> Phải cố gắng học tập, nâng cao kiến thức, rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành người công dân có ích cho đất nước. ( ghi nhớ bài học c)
5. Bồi dưỡng ý thức trách nhiệm của người công dân đối với đất nước.
- HS về nhà sưu tầm các mẫu chuyện hoặc tranh ảnh về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc; những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước và những nhà khoa học đã làm rạng danh cho đất nước Việt Nam ( BTd SGK).
- Xây dựng cho mình một kế hoạch học tập, rèn luyện để trở thành người công dân có ích cho đất nước.
III. Bài tập
- BT1:( SBT) HS đọc, làm, nhận xét, GV chốt lại.
- Đức Hải là công dân Việt Nam.
- BT2: ( SBT)
- Đức Mạnh là công dân Việt Nam nếu như bố mẹ thoả thuận cho con lấy quốc tịch Việt Nam.
- BT3: ( SBT)
- Đứa trẻ đó là công dân Việt Nam
( theo khoản 1 điều 49 Luật quốc tịch).
- BT4: ( SBT)
- Căn cứ vào quốc tịch.
	* Dặn dò: 
	- Học thuộc, nắm chắc nội dung bài học.
	- Tìm hiểu thêm Luật quốc tịch và Hiến pháp 1992.
	- Chuẩn bị tốt cho bài 14. ( Tìm hiểu tình hình tai nạn giao thông, nguyên nhân chủ yếu, quy định của pháp luật).
Ngày soạn: 14|2
Ngày dạy: 16|2
Tiết: 23 Thực hiện 

File đính kèm:

  • docGAGDCD6.doc