Giáo án Giáo dục công dân 12 - Lê Ngọc Tài

Chia làm 3 nhóm thảo luận theo 3 vấn đề

-Thảo luận nhóm

-Đại diện nhóm trình bày

-HS các nhóm khác nhận xét bổ sung.

GV nhận xét, bổ sung, giảng thêm:

 “.Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật” là một nguyên tắc hiến định được ghi nhận tại Điều 70 của Hiến pháp 1992.

 Đây là nguyên tắc cơ bản trong chính sách tôn giáo của Nhà nước ta.

 

Bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ được hiểu là người theo TG , người không theo TG hoặc người theo các tôn giáo khác nhau đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ CD theo quy định của PL.

 

doc79 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1638 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 12 - Lê Ngọc Tài, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tín của người khác; những người làm nhiệm vụ chuyển thư, điện tín phải chuyển đến tay người nhận, không được giao nhầm cho người khác, không được để mất thư, điện tín của nhân dân.
 Chỉ có những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và chỉ trong những trường hợp cần thiết mới được tiến hành kiểm soát thư, điện thoại, điện tín của người khác.
 Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thọai, điện tín là điều kiện cần thiết để bảo đảm đời sống riêng tư của mỗi cá nhân trong xã hội. Trên cơ sở quyền này, công dân có một đời sống tinh thần thoải mái mà không ai được tùy tiện xâm phạm tới.
e) Quyền tự do ngôn luận
 Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.
 Có nhiều hình thức và phạm vi để thực hiện quyền nay:
 ­ Sử dụng quyền này tại các cuộc họp ở các cơ quan, trường học, tổ dân phố,… bằng cách trực tiếp phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan, trường học, địa phương mình.
 ­ Viết bài gửi đăng báo, trong đó bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước; về xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh; về ủng hộ cái đúng, cái tốt, phê phán và phản đối cái sai, cái xấu trong đời sống xã hội.
 ­ Đóng góp ý kiến, kiến nghị với các đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân trong dịp đại biểu tiếp xúc với cử tri cơ sở, hoặc công dân có thể viết thư cho đại biểu Quốc hội trình bày, đề đạt nguyện vọng.
c/Thực hành, luyện tập: 
	Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cơ bản
GV: 
Đưa ra một số tình huống về:
-Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
-Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân
-Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
-Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thọai, điện tín
-Quyền tự do ngôn luận
Yêu cầu HS nhận định và giải thích
HS: 
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
HS: Các nhóm khác nhận xét bổ sung…
GV: Nhận xét, chốt lại ý chính và ghi kết luận vào phần ghi bảng (nội dung kiến thức cơ bản)
*Kết luận: 
(những kiến thức và kĩ năng cần đạt ) 
……………………………………………
……………………………………………
……………………………………………
d/Vận dụng: 
-GV phát phiếu học tập cho học sinh và yêu cầu học sinh làm bài vào phiếu.
-HS làm bài vào phiếu -GV nhận xét, chốt lại ý chính.
-GV nhận xét, chốt lại ý chính.
V. Dặn dò :	
-Làm bài tập SGK 
-Xem lại các bài đã học để chuẩn bị cho tiết sau ôn tập học kì I 
VI/ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
…………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………....
Tiết thứ: 16
Ngày soạn: 12/12/2009
ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh :
 Củng cố lại các kiến thức đã đã học , nắm chắc các kiến thức chính .
 Có ý thức vận dụng những kiến thức đó trong cuộc sống. Có thái độ nghiêm túc trong học tập .
 Hs có kỹ năng tổng hợp hệ thống hóa một cách chính xác, khoa học các kiến thức cần nhớ, chuẩn bị kiểm tra học kỳ I .
II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
- Kĩ năng giải quyết vấn đề	
- Kĩ năng tự nhận thức 
- Kĩ năng tư duy sáng tạo 
III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:
-Thảo luận nhóm
-Động não
IV/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
-Gv : Sgk,Stk, bảng phụ , phiếu học tập .
-Hs : Chuẩn bị bài ở nhà .
V/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1/Ổn định tổ chức:
2/Kiểm tra bài cũ:
3/Bài mới:
a)/Khám phá:
b)/Kết nối: 
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh ôn tập phần lý thuyết 
Hoạt động của thầy và trò
1.Pháp luật và đời sống:
2.Thực hiện pháp luật:
3.Công dân bình đẵng trước pháp luật:
4.Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội
5.Quyền bình đẳng giữa các dân, tộc tôn giáo.
6.Công dân với các quyền tự do cơ bản
Hs: 
-Chia làm 6 nhóm thảo luận.
-Đại diện các nhóm trình bày
-Các nhóm khác lắng nghe bổ sung 
GV:
-Nhận xét bổ sung
-Chốt lại những ý chính
Nội dung kiến thức cơ bản
I. Lý thuyết 
1.Pháp luật và đời sống:
- Khái niệm, đặc trưng và bản chất của pháp luật.
-Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức.
-Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội.
2.Thực hiện pháp luật:
-Khái niệm, các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật.
-Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.
3.Công dân bình đẵng trước pháp luật:
-Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
-Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
-Trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.
4.Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội
-Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.
-Bình đẳng trong lao động.
-Bình đẳng trong kinh doanh.
5.Quyền bình đẳng giữa các dân, tộc tôn giáo.
- Bình đẳng giữa các dân tộc.
- Bình đẳng giữa các tôn giáo.
6.Công dân với các quyền tự do cơ bản
Các quyền tự do cơ bản của công dân:
…
b. Hoạt động 2: Thực hành, luyện tập 
Hướng dẫn hs làm một số bài tập ở SGK và gải quyết một số tình huống pháp luật.
Hoạt động của thầy và trò
- Hướng dẫn hs làm một số bài tập ở SGK.
-Giải quyết một số tình huống pháp luật.
Thời gian còn lại gv yêu cầu học sinh xem lại các bài tập sau mỗi bài học.
 Bài tập nào còn vướng mắc hs trao đổi với nhau.
 Gv: Giải đáp thắc mắc khi học sinh yêu cầu.
Nội dung kiến thức
 II. Bài tập 
(Các bài tập trong SGK)
d/Vận dụng: 
-Mở rộng và vận dụng kiến thức, kĩ năng có được vào các tình huống/ bối cảnh mới.
-Gv : Phát phiếu học tập cho học sinh về nội dung có liên quan đến một số bài học.
-Hs : Làm bài vào phiếu học tập
-Gv: Nhận xét bài làm của các em, sau đó khái quát nội dung ôn tập.
-Gv : Khái quát nội dung chính 
4/Hướng dẫn về nhà:
- Hs : Học bài, hoàn thành các bài tập . 
 	- Chuẩn bị kiểm tra học kỳ I .
VI/ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………........
Tiết thứ: 17
Ngày soạn:….	
KIỂM TRA HỌC KÌ I
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 - Giúp HS có dịp ôn và nhớ lại các kiến thức đã học.
 - Kiểm tra sự nhận thức và tiếp thu bài học của HS ở trên lớp, qua đó kết hợp với bài khảo sát đánh giá thực lực học tập của HS
 - HS có kĩ năng làm một bài kiểm tra môn giáo dục công dân, nhất là phần pháp luật và hiểu biết các vấn đề xã hội.
II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
-Kĩ năng giải quyết vấn đề	- Kĩ năng tư duy sáng tạo 
- Kĩ năng tự nhận thức 	- Kĩ năng tự tin
- Kĩ năng ra quyết định 	- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm 
III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:
	Xử lí tình huống, động não
IV/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
 I/ Giáo viên: 	- Nghiên cứu SGK, SGV, soạn đề thi học kì
 	 	- Soạn câu hỏi , viết đáp án, biểu điểm.
 II/ Học sinh: 	- Ôn tập tất cả các bài từ đầu năm.
 	- Chuẩn bị giấy bút kiểm tra.
V/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1/Ổn định tổ chức:
2/Kiểm tra sự chuẩn bị của HS:
3Đề kiểm tra học kì I:
Câu 1: Trình bày quyền bình đẵng trong hôn nhân và gia đình? Trách nhiệm của nhà nước và của công dân trong việc đảm bảo quyền này như thế nào? (3 điểm)
Câu 2: Quyền bình đẵng giữa các dân tộc, tôn giáo là gì? Ở Việt Nam hiện nay vấn đề bình đẵng giữa các dân tộc, tôn giáo được thực hiện như thế nào? (3,5 điểm)
Câu 3: Tại sao nói quyền bất khả xâm phạm về thân thể là một trong những quyền tự do quan trọng của công dân? Hãy liên hệ thực tiễn ở Việt Nam hiện nay về việc thực hiện quyền này? (3,5 điểm)
Đáp án: Học sinh cần trình bày được các nội dung cơ bản đối với các câu hỏi sau:
Câu 1: - Trình bày quyền bình đẵng trong hôn nhân và gia đình - 1,5 điểm
- Trách nhiệm của NN và của CD trong việc đảm bảo quyền này như thế nào – 1,5 điểm
Câu 2: - Quyền bình đẵng giữa các dân tộc, tôn giáo là gì – 1,5 điểm
- Ở VN hiện nay vấn đề bình đẵng giữa các DT, TG được thực hiện như thế nào – 2 điểm
Câu 3: - Tại sao nói quyền bất khả xâm phạm về thân thể là một trong những quyền tự do quan trọng của công dân - 1,5 điểm
- Hãy liên hệ thực tiễn ở Việt Nam hiện nay về việc thực hiện quyền này -2 điểm
IV.Thu bài nhận xét: 
V.Dặn dò : Chuẩn bị tiết sau ngoại khóa .
VI. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
..................................................................................................................................................
Tiết thứ: 18
Ngày soạn:
 THỰC HÀNH, NGOẠI KHÓA CÁC VẤN ĐỀ CỦA ĐỊA PHƯƠNG 
 VÀ CÁC NỘI DUNG ĐÃ HỌC
PHÒNG CHỐNG MA TÚY, HIV/AIDS
IMỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức: 
-HS hiểu 1 số kn về MT và các CGN, HIV/AIDS
-Nguyên nhân và tác hại của việc lạm dụng MT và các CGN
2. Về kĩ năng:
-HS có kỹ năng từ chối mọi hành vi dụ dỗ, có bản lĩnh, tự tin trong cuộc sống
Nói không với MT, các CGN và HIV/AIDS
-Hiểu được tính chất nguy hiểm của HIV/ AIDS, các biện pháp tránh, những quy định PL về phòng chống nhiễm HIV/ AIDS, trách nhiệm cảu công dân trong công tác phóng chống.
3. Về thái độ:
Có thái độ đúng đắn, tham gia, ủng hộ phòng chống HIV? AIDS không đối xử phân biệt với những người mắc HIV/AIDS , biết giữu mình không để nhiễm 
II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
-Kĩ năng giải quyết vấn đề
- Kĩ năng tự nhận thức 
- Kĩ năng tư duy phê phán 
- Kĩ năng từ chối 
III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:
- Thảo luận nhóm
- Xử lí tình huống
- Dự án
IV/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
-Giáo viên: Tư liệu, tranh ảnh, bảng phụ
-Học sinh: Tìm hiểu thông tin về MT và các CGN
V/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1/Ổn định tổ chức:
2/Kiểm tra bài cũ:
3/Bài mới:
a)/Khám phá:
b)/Kết nối: 
Hoạt động 1: (Ghi tiêu đề nội dung bài học)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cơ bản
I/ Ma túy là gì? 
-CGN là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng
-Lưu ý: một số chất gây nghiện như cà phê, thuốc lá, bia, rượu là CGN nhưng không phải là MT( HS cần phải lưu ý)
b,Nguyên nhân:( HS thảo luận)
c, Tác hại: ( HS thảo luận nhóm)
d, cách phòng tránh (HS thảo luận)
4. GV đưa 1 số thông tin về tình hình tệ nạn MT ở lứa tuổi HS ,Sv
II/HIV/AIDS
Hướng dẫn tìm hiểu ND bài học:
? HIV là gì ? AIDS là gì ?
Vì sao phải phòng chống HIV/ AIDS ?
 Thảo luận nhóm ( 3 phút )
Nguyên nhân HIV/AIDS ?
Kinh thế nghèo
Đời sống không lành mạnh
Kỷ cương PL chưa nghiêm
Kém hiểu biết
Không làm chủ được bản thân
Cuộc sống gia đình không hạnh phúc
? Theo em con người có thể ngăn chặn được thảm họa HIV/ AIDS không ?
? Công dân – HS cần làm gì để phòng chống nhiếm HIV/ AIDS ?
I/PHÒNG CHỐNG MA TÚY
 MT là các chất hóa học có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo khi thâm nhập vào cơ thể người làm thay đổi tam trạng, ý thức, trí tuệ của con người, làm cho con người bị lệ thuộc vào các chất đó, gây nên những tổn thươngcho từng cá nhân và cộng đồng.
b,Nguyên nhân: 
-Sử dụng thuốc có chứa MT không theo chỉ định của thầy thuốc
-Thiếu hiểu biết
-Tò mò, dua đòi
-Bế tắc trong cuộc sống
-...
c, Tác hại: 
Đối với cá nhân
Đối với gia đình
Đối với xã hội
II/HIV/AIDS
 1/Khái niệm:
- HIV,AIDS là gì ?
HIV: Tên một loại virut suy giảm miễm dịch ở người.
-AIDS : Giai đoạn cuối của HIV
*Tác hại :
- Ảnh hưởng đến KT – XH
- Ảnh hưởng giống nòi
- Ảnh hưởng sức khỏe
2/Quy định của PL về PC HIV/ AIDS
3/Trách nhiệm của công dân
 -Chủ động phòng tránh cho mình và cho gia đình
 -Không phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIIDS
 -Tích cực tham gia các hoạt động HIV/ AIDS
c/Thực hành, luyện tập: 
	Thực hành vận dụng kiến thức và kĩ năng mới vào một bối cảnh/ hoàn cảnh/ điều kiện có ý nghĩa. Điều chỉnh những hiểu biết và kĩ năng còn sai lệch.
d/Vận dụng: 
Mở rộng và vận dụng kiến thức, kĩ năng có được vào các tình huống/ bối cảnh mới.
4/Hướng dẫn về nhà: GV giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị nội dung cho bài học sau
VI/ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
Ngày soạn:
Tiết thứ: 19
Ngày soạn:
Bài 6: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN (Tiết 3)
V/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1/Ổn định tổ chức:
2/Kiểm tra bài cũ:
3/Bài mới:
a)/Khám phá:
b)/Kết nối: 
Hoạt động 1: Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện các quyền tự do cơ bản của công dân
Hoạt động của GV và HS
GV sử dụng phương pháp thuyết trình và đàm thoại, thảo luận nhóm.
GV giảng giải cho HS hiểu rõ trách nhiệm của Nhà nước và công dân: Nhà nước bảo đảm các quyền tự do cơ bản của công dân; công dân thực hiện tốt các quyền tự do cơ bản của mình và tôn trọng các quyền tự do cơ bản của người khác.
GV hỏi:
­ Nhà nước bảo đảm các quyền tự do cơ bản của công dân như thế nào?
HS trao đổi, trả lời.
GV giảng:
Nhà nước đảm bảo bằng cách:
+ Xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật quy định quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước về đảm bảo thực hiện các quyền tự do cơ bản của công dân.
(Ví dụ, Điều 4 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định : “...”).
+ Bằng pháp luật, Nhà nước nghiêm khắc trừng trị các hành vị vi phạm pháp luật, xâm phạm các quyền tự do cơ bản của công dân.
Nội dung kiến thức
2/Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện các quyền tự do cơ bản của công dân
a) Trách nhiệm của Nhà nước
 ­ Xây dựng và ban hành một hệ thống pháp luật, bao gồm Hiến pháp, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự,... trong đó có các quy định về quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước bảo đảm cho công dân được hưởng đầy đủ các quyền tự do cơ bản mà Hiến pháp và luật quy định.
 ­ Tổ chức và xây dựng bộ máy các cơ quan bảo vệ pháp luật, bao gồm Tòa án, Viện kiểm sóat, Công an,… thực hiện chức năng điều tra, kiểm sát, xét xử để bảo vệ các quyền tự do cơ bản, bảo vệ cuộc sống yên lành của mọi người dân.
Hoạt động 2: Trách nhiệm của công dân
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Dẫn chứng minh hoạ:
Bộ luật Hình sự, chương XII (từ Điều 93 - Điều 122) quy định về các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người, đồng thời còn có các điều khoản khác ở chương XIV quy định trừng trị các tội xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, xâm phạm chỗ ở của công dân, xâm phạm bí mật hoặc an tồn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác,... 
Chẳng hạn, Điều 104 Bộ luật Hình sự quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác... 
+ Nhà nước xây dựng bộ máy các cơ quan bảo vệ pháp luật từ trung ương đến địa phương ( bao gồm: Tòa án, Viện Kiểm sát, Công an, Quân đội, Cơ quan điều tra trong các ngành, lĩnh vực có liên quan) để bảo vệ các quyền tự do cơ bản của công dân.
GV tổ chức đàm thoại cho cả lớp: 
 ­ Theo em, CD có thể làm gì để thực hiện các quyền TD cơ bản của mình?
GV kết luận: 
+ Công dân cần học tập, tìm hiểu pháp luật.
+ Công dân có trách nhiệm phê phán, đấu tranh và tố cáo các hành vị vi phạm các quyền tự do cơ bản
+ Công dân cần tích cực giúp đỡ cán bộ có thẩm quyền thi hành quyết định bắt người, khám người, khám chỗ ở trong trường hợp cần thiết mà pháp luật quy định.
+ Ngoài ra, công dân dân cần rèn luyện nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, tôn trọng các quyền tự do cơ bản của công dân.
b) Trách nhiệm của công dân
 ­ Phải học tập, tìm hiểu để nắm được nội dung các quyền tự do cơ bản của mình.
 ­ Có trách nhiệm phê phán, đấu tranh, tố cáo những việc làm trái pháp luật, vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân.
 ­ Tích cực tham gia giúp đỡ các cán bộ nhà nước thi hành quyết định bắt người, khám người trong những trường hợp được pháp luật cho phép.
 ­ Tự rèn luyện, nâng cao ý thức pháp luật để sống văn minh, tôn trọng PL, tự giác tuân thủ pháp luật của NN, tôn trọng quyền tự do cơ bản của người khác.
Hoạt động 3: Thực hành, luyện tập: 
	Thực hành vận dụng kiến thức và kĩ năng mới vào một bối cảnh/ hoàn cảnh/ điều kiện có ý nghĩa. Điều chỉnh những hiểu biết và kĩ năng còn sai lệch.
d/Vận dụng: 
-Em hiểu thế nào là quyền tự do cơ bản của công dân ? Theo em, vì sao các quyền tự do cơ bản của công dân cần phải được quy định trong Hiến pháp?
-Nêu ví dụ về việc vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân và cho biết tại sao em cho là vi phạm?
4/Hướng dẫn về nhà:
- Giải quyết các câu hỏi và bài tập trong SGK.
- Sưu tầm các tư liệu có liên quan đến bài (hình ảnh, bài viết,..)
- Đọc trước bài 7.
VI/ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
Tiết thứ: 20
Ngày soạn: Bài 7
CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN DÂN CHỦ (Tiết 1)
A/MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Về kiến thức: 
-Nêu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa và cách thức thực hiện một số quyền dân chủ của công dân (quyền bầu cử, ứng cử; quyền tham gia QLNN và XH: quyền khiếu nại, tố cáo…)
-Trình bày được trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện đúng đắn các quyền dân chủ của công dân. 
2.Về kỹ năng: 
-Biết thực hiện quyền dân chủ đúng quy định của pháp luật.
-Phân biệt được hành vi thực hiện đúng và không đúng các quyền dân chủ của công dân.
3.Về thái độ: 
 ­ Tích cực thực hiện quyền dân chủ của công dân.
 ­ Tôn trọng quyền dân chủ của mỗi người.
 ­ Phê phán những hành vi vi phạm quyền dân chủ của công dân.
II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
-Kĩ năng giải quyết vấn đề
- Kĩ năng tự nhận thức 
- Kĩ năng hợp tác 
III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:
Thảo luận nhóm, động não, xử lí tình huống
IV/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
 - Tranh, ảnh, sơ đồ, giấy khổ to.
 - Có thể sử dụng vi tính, máy chiếu.
V/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1/Ổn định tổ chức:
2/Kiểm tra bài cũ:
3/Bài mới:
a)/Khám phá: 
	Các em có thể lấy ví dụ ở địa phương mình về việc nhân dân thực hiện chủ trương “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” ?
 	Những điều mà HS nêu lên chính là biểu hiện của quyền dân chủ, quyền làm chủ của người dân trong đời sống chính trị, đời sống xã hội của đất nước. Pháp luật có ý nghĩa, vai trò như thế nào trong việc xác lập và bảo đảm cho người dân sử dụng các quyền dân chủ của mình? Đó chính là nội dung của bài học này.
b)/Kết nối: 
Hoạt động 1: Quyền bầu cử và quyền ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân 
Hoạt động của thầy và trò
GV: 
-Yêu cầu HS giải quyết tình huống 
-Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi:
­ Quyền bầu cử và ứng cử là gì?
­ Tại sao nói thực hiện quyền bầu cử và ứng cử là thực hiện quyền dân chủ gián tiếp?
Nội dung kiến thức
1/ Quyền bầu cử và quyền ứng cử các cơ quan đại biểu của nhân dân
a) Khái niệm quyền bầu cử và ứng cử
Quyền bầu cử và ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực chính trị, thông qua đó , nhân dân thực thi hình thức dân chủ gián tiếp ở từng địa phương và trong phạm vi cả nước 
Hoạt động 2: ND quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân
Hoạt động của thầy và trò
GV đặt câu hỏi:
­ Những người nào có quyền bầu cử và ứng cử vào cơ quan đại biểu của nhân dân? 
HS trao đổi, trả lời.
GV giảng:
+Người có quyền bầu cử: 18 tuổi trở lên
+ Người có quyền ứng cử: 21 tuổi trở lên 
GV hỏi:
­ Những trường hợp không được thực hiện quyền bầu cử kể cả khi đã đủ tuổi như trên? 
HS trả lời.
GV giảng:
+ Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
+ Người đang bị tạm giam:
+ Người mất năng lực hành vi dân sự
Ví dụ: Công dân X bị bệnh tâm thần.
GV hỏi:
­ Những trường hợp không được thực hiện quyền ứng cử ?
HS trả lời.
GV giảng:
 Những người không được thực hiện quyền ứng cử:
+ Tất cả người không được quyền bầu cử như trên.
+ Người đang bị khởi tố về hình sự:
+ Ngươì đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của tòa án nhưng chưa được xóa án.
GV hỏi:
­ Theo em, vì sao luật lại hạn chế quyền bầu cử và ứng cử của những người thuộc các trường hợp trên?
HS trao đổi, phát biểu.
GV giảng:
GV đàm thoại với HS về những nguyên tắc bầu cử: Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
GV giảng:
+ Phổ thông: Mọi công dân từ 18 tuổi trở lên đều được tham gia bầu cử trừ các trường hợp đặc biệt bị pháp luật cấm.
+ Bình đẳng: Mỗi cử tri có một lá phiếu và các lá phiếu có giá trị ngang nhau:
+ Trực tiếp: Cử tri phải tự mình đi bầu:
+ Bỏ phiếu kín: Chỗ viết kín đáo, hòm phiếu kín
GV hỏi:
­ Tại sao các quyền bầu cử, ứng cử đều phải được tiến hành theo các nguyên tắc

File đính kèm:

  • docGIAO AN GDCD 12 Tich hop KNS Chuandoc. co the dung.doc