Giáo án Giáo dục công dân 11 bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường (1 tiết)

- Thường xuyên giáo dục tuyên truyền, xây dựng ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên môi trường cho mọi người dân .

GV: Em thường thấy giáo dục tuyên truyền bằng các biện pháp như thế nào.

HS: Trả lời

GV:`Tuyên truyền, giáo dục bằng các phương tiện thông tin đại chúng (tivi, đài phát thanh, báo chí, băng rôn, áp fic)

-Thực hiện “giờ Trái đất” với khẩu hiệu: “tắt đèn, bật tương lai!”.

. Tổ chức hoạt động dọn rác thải trên đường phố, sông ngòi, trường học, ven biển. nhân ngày Bảo vệ môi trường - 05/06.

 

doc7 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 18896 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 11 bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường (1 tiết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Thực hành Cao Nguyên 
Giáo viên hướng dẫn: Mai Thị Quế Trâm Lớp: 
Giáo sinh thực tập: Vi thị Mơ Bài 11 Tiết:
GIÁO ÁN CHUYÊN MÔN
 BÀI 12: CHÍNH SÁCH TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
 ( 1 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Học xong bài này, học sinh cần phải đạt được:
1. Về kiến thức: 
- Nêu được thực trạng tài nguyên, môi trường; phương hướng và biện pháp cơ bản nhằm bảo vệ tài nguyên, môi trường ở nước ta hiện nay.
- Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.
2. Về kĩ năng:
- Biết tham gia thực hiện và tuyên truyền chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng của bản thân.
- Biết cách đánh giá thái độ, hành vi của bản thân và của người khác trong việc thực hiện chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.
3. Về thái độ:
- Tôn trọng, tin tưởng, ủng hộ chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường của Nhà nước.
- Phản đối và sẵn sàng đấu tranh với các hành vi gây hại cho tài nguyên, môi trường.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC:
 Phương pháp thuyết trình, trực quan, nêu vấn đề, đàm thoại.
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
SGK, SGV GDCD 11
Hình ảnh
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Dạy bài mới
* Đặt vấn đề:
 Tài nguyên, môi trường có vai trò quan trọng đối với đời sống của mỗi con người và sự phát triển của xã hội. Trên thế giới cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường đã trở thành vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên hiện nay tình hình tài nguyên đang ngày một cạn kiệt, môi trường ô nhiễm nghiêm trọng. Vậy thực chất vấn đề này là như thế nào? Chính sách giải quyết của Đảng và Nhà nước ra sao? Để hiểu rõ hơn hôm nay chúng ta sẽ học bài 12 “Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường”.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
* Hoạt động 1: Thuyết trình và trực quan
- GV: Cho HS xem hình ảnh và hỏi: Em có nhận xét gì về tài nguyên thiên nhiên nước ta hiện nay?
- GV nhận xét, bổ sung: Tài nguyên thiên nhiên nước ta rất phong phú và đa dạng. Nếu biết khai thác và sử dụng hợp lí sẽ mang lại nhiều lợi ích.
- GV hỏi: Hiện nay tình hình tài nguyên, môi trường nước ta như thế nào.
- HS trả lời:
- GV nhận xét, kết luận:
- GV: Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là gì
+ Dân số tăng quá nhanh
+ Quá trình đô thị hoá, CNH, HĐH diễn ra rầm rộ đã thải ra môi trường nhiều chất thải độc hại.
+ Việc chặt phá rừng, buôn gỗ lậu, giết hại động vật trái phép
- GV: Thực trạng này gây nên hậu quả rất nghiêm trọng
+ Hàng năm nước ta có 200.000 người mắc bệnh ung thư có liên quan đến ô nhiễm môi trường, và nhiều thứ bệnh khác
 + Năm 2006, Đà Nẵng đã hứng chịu cơn bão số 06-bão SanSen
. è Nếu chúng ta không ý thức bảo vệ môi trường thì chính chúng ta sẽ lại là người hứng chịu hậu quả.
 Hoạt động 2 Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại, diễn giải.
* Cách tiến hành:
- GV đặt câu hỏi: Trước thực trạng tài nguyên, môi trường trên, Đảng, Nhà nước đã đề ra những mục tiêu gì nhằm bảo vệ tài nguyên, môi trường?
- HS trả lời:
- GV nhận xét, kết luận:
 GV: Để đạt được mục tiêu đó thì Đảng và Nhà nước ta đã đề ra những phương hướng và biện pháp gì? 
 GV: Nhận xét, kết luận 
- Tăng cường công tác lãnh đạo quản lý của nhà nước về bảo vệ môi trường từ TW đến địa phương
GV: Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường
 Mọi tài nguyên đưa vào sử dụng đều phải nộp thuế hoặc trả tiền thuê.
 Nghiêm khắc trừng phạt những cá nhân, công ty có hành vi gây ô nhiễm môi trường. 
Ví dụ: Đối với hành vi xả nước thải độc hại chưa qua xử lý vào dòng sông Thị Vải của Công ty Veđan, ngoài biện pháp phạt nặng hành chính, cơ quan chức năng còn buộc công ty này phải bồi thường thiệt hại cho người dân sống ven sông chịu ảnh hưởng bởi chất thải; hoặc thành lập đường dây điện thoại nóng miễn phí bảo vệ động vật hoang dã.
- Thường xuyên giáo dục tuyên truyền, xây dựng ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên môi trường cho mọi người dân . 
GV: Em thường thấy giáo dục tuyên truyền bằng các biện pháp như thế nào.
HS: Trả lời
GV:`Tuyên truyền, giáo dục bằng các phương tiện thông tin đại chúng (tivi, đài phát thanh, báo chí, băng rôn, áp fic)
-Thực hiện “giờ Trái đất” với khẩu hiệu: “tắt đèn, bật tương lai!”.
. Tổ chức hoạt động dọn rác thải trên đường phố, sông ngòi, trường học, ven biển... nhân ngày Bảo vệ môi trường - 05/06.
- Coi trọng công tác nghiên cứu khoa học công nghệ, mở rộng hợp tác quốc tế, khu vực .
 Em hãy lấy một số VD về việc phát hiện ra nguồn nguyên liệu, năng lượng mới.
HS: Trả lời: 
GV: Tìm ra nguồn năng lượng mới: mặt trời, thuỷ triều, gió.,nguyên liệu mới plime..Xử lý phân gia súc làm chất đốt: hầm bioga.
- Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm và cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên. 
GV: Em hãy lấy ví dụ về những biện pháp mà Nhà nước áp dụng để tăng tỉ lệ che phủ rừng, bảo vệ động, thực vật?
HS Trả lời: 
GV nhận xét: Phát động phong trào trồng cây, gây rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, giao đất giao rừng... 
GV: Nước ta có những khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia nào ?
DK HS TL: Phong Nha- Kẻ Bàng, Bạch Mã. 
GV: Vườn QG Phong nha- Kẻ Bàng (QB), Nam Cát Tiên, Côn Đảo (BR-VT), vườn QG Tràm Chim (Đồng Tháp) ...
- Khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên
GV: Theo em thế nào là sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên?
 HS TL:
GV: Sử dụng đúng mục đích, sử dụng, khai thác đi đôi với bảo vệ tái tạo.
- Áp dụng công nghệ hiện đại để khai thác tài nguyên và xử lý chất thải, rác, bụi, tiếng ồn ... 
GV: Em hãy kể tên một số thiết bị, máy móc dùng để bảo vệ môi trường?
HS: TL:
GV: Máy lọc nước (Nonan), máy hút bụi, máy xử lý chất thải, lò đốt chất thải y tế ...
GV: Vậy mỗi công dân chúng ta cần phải có trách nhiệm gì đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường. è 3
Hoạt động 3: Đưa ra tình huống 
- GV: Em hãy nêu những việc làm thiết thực của mình góp phần bảo vệ tài nguyên và môi trường khi đang ngồi trên ghế nhà trường?
1. Tình hình tài nguyên, môi trường ở nước ta hiện nay
 (Đọc thêm)
2. Mục tiêu phương hướng cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.
a. Mục tiêu:
 - Sử dụng hợp lí tài nguyên.
 - Bảo vệ môi trường.
 - Bảo tồn đa dạng sinh học.
 - Nâng cao chất lượng môi trườn
b.Phương hướng 
- Tăng cường công tác quản lí của Nhà nước 
- Giáo dục tuyên truyền xây dựng ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên, môi trường.
- Nghiên cứu khoa học và công nghệ, mở rộng hợp tác quốc tế và khu vực.
- Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên
- Khai thác, sử dụng hợp lý tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
- Áp dụng công nghệ hiện đại 
3. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách bảo vệ tài nguyên, môi trường.
 - Chấp hành chính sách và pháp luật về bảo vệ tài nguyên môi trường
 - Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường
 +Không xả rác bừa bãi.
 + Dọn vệ sinh nơi công cộng
+ Giảm sử dụng túi ni lông
+ Tiết kiệm nước
 - Vận động mọi người cùng thực hiện
- Đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên và bảo vệ môi trường.
V. Củng cố
VI. Dặn dò
 Học bài, chuẩn bị bài mới
Giaó viên hướng dẫn Đắklắk, ngày tháng 03 năm 2015
 (Duyệt và kí tên) Giáo sinh thực tập
Mai Thị Quế Trâm Vi Thị Mơ

File đính kèm:

  • docbai_12_chinh_sach_tai_nguyen_va_bao_ve_moi_truong_20150727_023949.doc