Giáo án giảng dạy Lớp 2 - Tuần 20

Chính tả : (Nghe viết )

Tiết 40 :MƯA BÓNG MÂY

I.Mục đích yêu cầu :

- Nghe - viết lại chính xác không mắc lỗi bài : “ Mưa bóng mây “ .

- Biết viết hoa các chữ cái đúng qui tắc viết tên riêng , các chữ cái đầu mỗi dòng thơ.

- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt s / x ; iêt / iêc.

II. Chuẩn bị::

-Tranh vẽ minh hoạ bài thơ.

- Bảng phụ chép sẵn qui tắc viết chỉnh tả .

III. . Các hoạt động dạy và học:

 

doc24 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 662 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án giảng dạy Lớp 2 - Tuần 20, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc
-Nhắc nhớ trình bày sách vở sạch đẹp.
-Dặn về nhà viết lại chữ viết sai. 
- Ba em lên bảng viết các từ thường mắc lỗi ở tiết trước 
cái tủ , khúc gỗ , cửa sổ , muỗi,...
- Nhận xét các từ bạn viết .
- Lắng nghe giới thiệu bài 
- Nhắc lại tên bài .
-Lớp lắng nghe giáo viên đọc .
-3HS đọc lại bài,lớp đọc thầm tìm hiểu 
- Bài thơ viết về gió .
- Gió thích chơi với mọi nhà , gió cù anh mèo mướp ; gió rủ ong mật đến thăm hoa ; gió đưa những cánh diều bay lên ; gió ru cái ngủ ; gió thèm ăn quả lê,...
- Bài viết có 2 khổ thơ , mỗi khổ có 4 câu và mỗi câu có 7 chữ .
- Viết bài thơ vào giữa trang giấy , các chữ đầu dòng thơ phải viết hoa ,... 
- Lớp thực hành viết từ khó vào bảng con -Âm : r / d / gi : gió , rất , rủ , ru , diều .
-Các chữ có dấu hỏi / ngã : ở , khẽ , rủ , bổng , ngủ , quả , bưởi ...
- Hai em thực hành viết các từ khó trên bảng 
-Nghe đọc å chép bài vào vở .
-Nghe và tự sửa lỗi bằng bút chì .
- Nộp bài lên để giáo viên chấm điểm.
- Điền vào chỗ trống s hay x . 
- HS lên bảng làm bài .
-Hoa sen - xen lẫn - hoa súng - xúng xính 
-làm việc - bữa tiệc - thời tiết - thương tiếc .
- Chia thành 4 nhóm . 
- Các nhóm thảo luận sau 2 phút 
- Mỗi nhóm cử 1 bạn lên bảng làm bài .
-Âm s/ x : Mùa xuân - giọt sương .
- Vần iêc / iêt : Chảy xiết - tai điếc .
- Các nhóm khác nhận xét chéo .
-Về nhà lại chữ viết sai.
Thủ công
Tiết 20 :GẤP, CẮT, DÁN, TRANG TRÍ THIẾP CHÚC MỪNG( TT)
I.Mục tiêu : 
- HS thực hành gấp, cắt, trang trí thiếp chúc mừng.
II. Chuẩn bị : 
Mẫu một số thiếp chúc mừng .
 Quy trình gấp , cắt và trang trí thiếp chúc mừng có hình vẽ minh hoạ cho từng bước .
 Giấy thủ công và giấy nháp khổ A4 , bút màu , kéo cắt , thước .. .
III. . Các hoạt động dạy và học:	
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
1. Kiểm tra bài cũ:
-Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh 
-Giáo viên nhận xét đánh gia
2.Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài:
Hôm nay chúng ta tiếp tục“ Gấp cắt và trang trí thiếp chúc mừng “
 b) Khai thác:
*Hoạt động3 : Yêu cầu thực hành gấp cắt trang trí thiếp chúc mừng .
- Gọi 1 hoặc 2 em lên bảng nêu lại các bước gấp cắt trang trí thiếp chúc mừng.
-GV tổ chức cho các em tập gấp, cắt, trang trí thiếp chúc mừng để hoàn thành sản phẩm.
-ChoHS trưng bày sản phẩm, GV chọn những sản phẩm đẹp để tuyên dương trước 
-Nhận xét đánh giá tuyên dương các sản phẩm HS .
 3) Củng cố - Dặn dò:
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
-Dặn về nhà học bài và chuẩn bị dụng cụ cho tiết sau thực hành gấp cắt dán phong bì 
-Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ mình .
-Hai em nhắc lại tên bài học .
 -Hai em nhắc lại cách cắt gấp trang trí thiếp chúc mừng .
- Thực hành cắt, gấp trang trí thiếp chúc mừng.
- Trưng bày sản phẩm trước lớp .
-Nhận xét bình chọn những sản phẩm đẹp 
-Chuẩn bị dụng cụ tiết sau đầy đủ để tiết sau Gấp cắt dán phong bì .
Thứ tư ngày 01 tháng 2 năm 2012
Toán
Tiết 98 :BẢNG NHÂN 4
I. Mục tiêu:
- Giúp HS : Thành lập bảng nhân 4 ( 4 nhân với 1 , 2 , 3, ...10 ) và học thuộc lòng bảng nhân này.
- Áp dụng bảng nhân 4 để giải các bài toán có lời văn bằng một phép tính nhân. 
- Thực hành đếm thêm 4.
B/ Chuẩn bị : 
- 10 tấm bìa mỗi tấm có gắn 4 hình tròn .- Kẻ sẵn nội dung bài tập 3 lên bảng.
 C. Các hoạt động dạy và học:	
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Viết tổng sau thành phép nhân tương ứng :
 4 + 4 + 4 + 4 , 5 + 5 + 5 + 5
-Nhận xét đánh giá phần bài cũ .
2.Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài: 
-Hôm nay chúng ta tìm hiểu về Bảng nhân 4
 b) Khai thác:* HĐ1/ Lập bảng nhân 4:
- Gv đưa tấm bìa gắn 4 hình tròn lên và nêu:
- Có mấy chấm tròn ?
- Bốn chấm tròn được lấy mấy lần ?
- 4 được lấy mấy lần ?
-4 chấm tròn được lấy 1 lần bằng 4 chấm tròn 
-4 được lấy một lần bằng 4 . Viết thành :
 4 x 1= 4 đọc là 4 nhân 1 bằng 4.
- Đưa tiếp 2 tấm bìa gắn lên bảng và hỏi :
- Có 2 tấm bìa mỗi tấm có 4 chấm tròn . Vậy 4 chấm tròn được lấy mấy lần ?
- Hãy lập công thức 4 được lấy 2 lần ?
- 4 nhân 2 bằng mấy ?
* HĐ 2/Hd HS lập công thức cho các số còn lại. 
 4 x 1 = 4; 4 x 2 = 8 , 4 x 3 = 12 
4 x 10 = 40 
-Ghi bảng công thức trên .
* GV nêu : Đây là bảng nhân 4. Các phép nhân trong bảng đều có một thừa số là 4 , thừa số còn lại lần lượt là các số 1 , 2, 3, ... 10 
-Yc HS đọc lại bảng nhân 4 vừa lập được và lớp học thuộc lòng .
 *HĐ3) Luyện tập:
Bài 1: -Nêu bài tập trong sách giáo khoa .
- Bài tập yêu cầu ta làm gì ?
-Hd một ý thứ nhất . chẳng hạn : 4 x 3 = 12 
-Yêu cầu tương tự đọc rồi điền ngay kết quả ở các ý còn lại .
-Giáo viên yêu cầu học sinh nêu miệng 
-Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn
-Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 2 : -Yêu cầu học sinh đọc đề bài 
- Có tất cả mấy chiếc ô tô ?
- Mỗi chiếc ô tô có mấy bánh xe ?
- Vậy để biết 5 ô tô có bao nhiêu bánh ta làm sao ? 
- Yêu cầu lớp làm vào vở .
-Mời một học sinh lên giải .
-Gọi hai học sinh khác nhận xét chéo nhau 
- Nhận xét chung về bài làm của học sinh 
Bài 3:-Gọi HS đọc bài trong SGK.
-Bài toán yêu cầu ta làm gì ?
- Số đầu tiên trong dãy số này là số nào ?
- Tiếp sau số 4 là số mấy ? Tiếp sau số 8 là số nào ? 
- Yêu cầu lớp làm vào vở .
- Gội một em lên bảng đếm thêm 4 và điền vào ô trống để có bảng nhân 4
-Trong dãy số này thì số đứng liền sau hơn số đứng trước là mấy đơn vị ?
-Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn
 3) Củng cố - Dặn dò:
- HS lên bảng viết: 
 4 + 4 + 4 + 4 = 4 x 4 = 16 
 5 + 5 + 5 + 5 + 5 = 5 x 4 = 20
-Vài học sinh nhắc lại tên bài
- Có 4 chấm tròn .
- Bốn chấm tròn được lấy 1 lần .
- 4 được lấy 1 lần .
-Học sinh quan sát tấm bìa để nhận xét .
-Thực hành đọc kết quả chẳng hạn 4 được lấy một lần thì bằng 4
- Quan sát và trả lời :
- 4 chấm tròn được lấy 2 lần . 4 được lấy 2 lần 
- Đó là phép nhân 4 x 2 
- 4 x 2 = 8 
-Học sinh lắng nghe để hình thành các công thức cho bảng nhân 4 .
- Lớp quan sát giáo viên hướng dẫn để hiểu sâu hơn về bảng nhân 4.
- Hai em nhắc lại bảng nhân 4 .
- Các nhóm thi đua đọc thuộc lòng bảng nhân 4.
- Dựa bảng nhân 4 vừa học để nhẩm.
- 3 học sinh nêu miệng kết quả .
- Lần lượt từng học sinh nêu miệng kết quả điền để có bảng nhân 3
 4 x 1 = 4 ; 4 x 2 = 8 ; 
 4 x 3 = 12
 4 x 4 = 16
-Hai học sinh nhận xét bài bạn .
-Một em đọc đề bài sách giáo khoa 
- Có 5 chiếc ô tô .
- Mỗi ô tô có 4 bánh xe .
- Ta tính tích 4 x 5 
-Cả lớp làm vào vào vở bài tập .
-Một học sinh lên bảng giải bài 
Giải
Số bánh xe của 5 ô tô là :
5 x 4 = 20 (bánh xe ) 
 Đ/ S :20 bánh xe
-Đếm thêm 4 rồi viết số thích hợp vào ô trống.
-Là số 4
- Tiếp sau số 4 là số 8 . Tiếp sau 8 là số 12 
-Một học sinh lên sửa bài .
-Sau khi điền ta có dãy số : 4 , 8 12, 16 , 20 , 24 , 28 , 32 , 36 , 40 .
- Trong dãy số này thì số đứng liền sau hơn số đứng trước nó 4 đơn vị. 
-Học sinh khác nhận xét bài bạn .
-Vài học sinh đọc bảng nhân 4. 
Tập đọc
MÙA XUÂN ĐẾN
I. Mục đích yêu cầu 
- Đọc lưu loát được cả bài . Đọc đúng các từ ngữ khó , dễ lẫn lộn do ảnh hưởng phương ngữ .Nghỉ hơi đúng các dấu câu và giữa các cụm từ . Biết đọc bàivới giọng vui tươi , nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả , gợi cảm .
- Hiểu từ mới trong bài : mận - nồng nàn - đỏm dáng- trầm ngâm . 
-Hiểu nội dung bài : Bài văn ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân . Mùa xuân đến làm cho đất trời và cây cối , chim muông ,..đều thay đổi và tươi đẹp bội phần . 
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
 1. Kiểm tra bài cũ :
 - Đọc và trả lời câu hỏi bài “Ông Mạnh thắng Thần Gió “. 
2.Bài mới 
 a) HĐ1/ Phần giới thiệu :
- Hôm nay chúng ta tìm hiểu bản :“Mùa xuân đến“
 b) HĐ2/ Đọc mẫu và hướng dẫn luyện đọc 
c) HĐ3/ Luyện đọc đoạn: 
- Hướng dẫn học sinh chia bài tập đọc thành 3 đoạn: Đoạn 1 : Hoa mận .... thoảng qua 
- Đoạn 2 : Vườn cây ... trầm ngâm 
- Đoạn 3 : Phần còn lại .
- Hướng dẫn đọc đoạn 1 .
- Giải nghĩa từ : Mận - nồng nàn 
- Gọi HS đọc câu có các từ gợi tả như : ngày càng thêm xanh , ngày càng rực rỡ , đâm chồi , nảy lộc , nồng nàn , ngọt , thoáng qua 
-Gọi HS đọc lại đoạn 1 .
- Tương tự tổ chức HS đọc lại đoạn 2 .
-Giải nghĩa từ:khướu, đóm dáng, trầm ngâm 
-Yc nêu cách ngắt giọng câu văn đầu tiên của đoạn .
- Dựa vào cách đọc đoạn 1 cho biết đoạn này cần nhấn giọng ở những từ ngữ nào ?
- Mời 1 em đọc lại đoạn 2 .
-Gọi HS đọc đoạn 3 
- Em vừa ngắt giọng ở câu cuối bài như thế nào ? 
-Yêu cầu HS nêu cách ngắt giọng câu trên .
-Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp nhau mỗi em đọc 1 đoạn của bài cho đến hết .
 * Thi đọc -Mời các nhóm thi đua đọc .
-Yc các nhóm thi đọc cá nhân 
-Lắng nghe nhận xét và ghi điểm .
 d) HĐ 4/Tìm hiểu bài:
-Yêu cầu lớp đọc thầm bài trả lời câu hỏi:
 -Dấu hiệu nào báo hiệu mùa xuân đến nữa ?
- Hãy kể lại những thay đổi của bầu trời và mặt đất khi mùa xuân đến ?
- Tìm những từ ngữ trong bài giúp em cảm nhận được hương vị riêng của mỗi loài hoa xuân ?
- Vẻ đẹp riêng của các loài chim được thể hiện qua những từ ngữ nào ?
- Theo em qua bài này tác giả muốn nói với chúng ta điều gì ?
 3) Củng cố dặn dò : 
- Em thích nhất vẻ đẹp gì khi mùa xuân đến ?
- Hai em đọc bài “ Ông Mạnh thắng Thần Gió “ và trả lời câu hỏi của giáo viên.
-Vài em nhắc lại tên bài
-HS đọc
-Dùng bút chì để đánh dấu đoạn vào sách giáo khoa .
-Tìm cách đọc và luyện đọc các câu có các từ gợi tả , gợi cảm dùng bút chì gạch chân các từ này.
- Một em đọc lại đoạn 1.
- Một HS khá đọc bài .
- Đọc phần chú giải SGK 
- Vườn cây lại đầy tiếng chim /và bóng chim bay nhảy .//
- Nhấn giọng các từ ngữ sau : đầy - nhanh nhảu - lắm điều - đỏm dáng - trầm ngâm 
- Một số em đọc bài cá nhân .
- Một em đọc đoạn 3 .
-Từng em nối tiếp đọc từng đoạn trước lớp .
-Đọc từng đoạn rồi cả bài trong nhóm .
- Các nhóm thi đua đọc bài, đọcø cá nhân đọc .
-Một em đọc thành tiếng .Lớp đọc thầm .
- Hoa đào, hoa mai nở. Trời ấm hơn. Chim én bay về ,...
- Mùa xuân đến, bầu trời thêm xanh, hoa càng rực rỡ, cây cối đâm chồi nảy lộc ra hoa, chim chóc bay nhảy hót vang khắp các vườn cây .
- Hoa bưởi nồng nàn, hoa nhãn ngọt, hoa cau thoang thoảng .
- Chích choè nhanh nhảu, chim khướu nhiều điều , chào mào đỏm dáng , cu gáy trầm ngâm .
- Tác giả muốn ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân. Xuân về đất trời, cây cối, chim chóc như có thêm sức sống mới, đẹp đẽ sinh động . 
- HS trả lời theo suy nghĩ cá nhân .
- Hai em đọc lại bài đọc .
Chính tả : (Nghe viết )
Tiết 40 :MƯA BÓNG MÂY
I.Mục đích yêu cầu :
- Nghe - viết lại chính xác không mắc lỗi bài : “ Mưa bóng mây “ .
- Biết viết hoa các chữ cái đúng qui tắc viết tên riêng , các chữ cái đầu mỗi dòng thơ.
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt s / x ; iêt / iêc.
II. Chuẩn bị:: 
-Tranh vẽ minh hoạ bài thơ.
- Bảng phụ chép sẵn qui tắc viết chỉnh tả . 
III. . Các hoạt động dạy và học:	
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
1. Kiểm tra bài cũ:
-2HS lên bảng viết các từ.
- Lớp thực hiện viết vào bảng con . 
-Nhận xét đánh giá phần kiểm tra bài cũ.
2.Bài mới: 
HĐ1) Giới thiệu bài
- Treo tranh minh hoạ và hỏi :Bức tranh vẽ cảnh gì ? 
-Trời đang nắng thì có mưa sau đó lại nắng ngay người ta gọi đó là mưa bóng mây .
-Bài viết hôm nay các em sẽ nghe viết một đoạn trong bài thơ “ Mưa bóng mây “ 
HĐ2) Hướng dẫn nghe viết : 
1/Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết 
- Treo bảng phụ bài thơ cần viết GV đọc mẫu.
- Cơn mưa bóng mây lạ như thế nào ? 
- Em bé và cơn mưa cùng làm gì ?
-Cơn mưa bóng mây giống bạn nhỏ ở điểm nào
2/ Hướng dẫn cách trình bày :
- Bài thơ có mấy khổ ? Mỗi khổ có mấy câu ? Mỗi câu có mấy chữ ?
- Các chữ đầu câu thơ viết như thế nào ?
- Trong bài thơ các dấu câu nào được sử dụng ?
-Giữa các khổ thơ viết như thế nào ? 
3/ Hướng dẫn viết từ khó :
- Tìm những từ có vần viết : ươi / ươt / oang / ay ? 
- Yc lớp viết bảng con các từ khó vừa nêu.
- Mời hai em lên viết trên bảng lớp, sau đó đọc lại.
HĐ 3)Viết chính tả 
- Đọc cho học sinh viết bài thơ vào vở .
 Soát lỗi chấm bài :
- Đọc lại chậm rãi để học sinh dò bài 
-Thu vở chấm điểm và nhận xét.
 HĐ4) Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 2 : - Yêu cầu một em đọc đề .
- Phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy to .
- Yêu cầu quan sát và nối mỗi từ ở cột A với một từ thích hợp ở cột B .
- Các tổ cử người lên dán kết quả trên bảng lớp.
- Yêu cầu lớp nhận xét bài làm của bạn .
-Giáo viên nhận xét đánh giá .
3) Củng cố - Dặn dò:
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
-Dặn về nhà viết lại những chữ sai.
-2 em viết: Cá diếc , diệt ruồi ...
-Nhận xét bài bạn . 
- Tranh vẽ cảnh bầu trời nắng nhưng lại có mưa .
-Lớp lắng nghe giới thiệu bài. 
-Hai em nhắc lại tên bài.
-Nghe GV đọc mẫu, một em đọc lại bài 
-Thoáng mưa rồi tạnh ngay.
- Dung dăng cùng đùa vui .
-Cũng làm nũng mẹ, vừa khóc xong đã cuời .
- Bài thơ có 3 khổ thơ. Mỗi khổ có 4 câu , mỗi câu có 5 chữ .
- Các chữ cái đầu câu viết hoa .
- Dấu phẩy , dấu chấm , dấu hai chấm , dấu ngoặc kép .
 - Để cách một dòng .
- thoáng , mây , ngay , ướt , cười .
- Hai em lên viết từ khó.
- Thực hành viết vào bảng con các từ .
-hỏi , vở , chẳng , đã ,thoáng , mây , ngay , ướt , cười . 
-Nghe giáo viên đọc để chép vào vở .
-Nghe soát và tự sửa lỗi bằng bút chì.
- Nộp bài lên để giáo viên chấm điểm 
- Một em đọc yêu cầu đề bài .
-Học sinh làm việc theo nhóm .
- Lần lượt cử người lên dán kết quả trên bảng lớp .
- sương - mù ; xương - rồng ; đường - xa ; 
phù - sa ; thiếu - sót ; xót - xa ; chiết cành ;
 chiếc - lá ; tiết - kiệm ; tiếc - nhớ ; hiểu - biết ; 
biếc - xanh .
- Nhận xét bài bạn và ghi vào vở .
-Về nhà viết lại những chữ sai.ø 
Tự nhiên xã hội
Tiết 20 :AN TOÀN KHI ĐI CÁC PHƯƠNGTIỆNGIAOTHÔNG
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết : Nhận xét một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra khi đi các phương tiên giao thông.
- Một số qui định khi đi các phương tiện giao thông . 
- Chấp hành những qui định về trật tự an toàn giao thông .
II.Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài
Kĩ năng ra quyết định: nên và khơng nên làm gì khi đi các phương tiện giao thơng.
Kĩ năng tư duy phê phán: phê phán những hành vi sai quy định khi đi các phương tiện giao thơng.
Kĩ năng làm chủ bản thân: cĩ trách nhiệm thực hiện đúng các quy định khi đi các phương tiện giao thơng.
III.Chuẩn bị : 
- Giáo viên : tranh ảnh trong sách trang 42 , 43. 
- Chuẩn bị một số tình huống cụ thể xảy ra khi đi các phương tiện giao thông ở địa phương mình .
IV. . Các hoạt động dạy và học:	
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
1. Kiểm tra bài cũ:
-Kiểm tra các kiến thức qua bài : “ Đường giao thông “
 -Gọi 2 học sinh trả lời nội dung .
-Nhận xét đánh giá. 
2.Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài:
Khi đi các phương tiện giao thông chúng ta cần chú ý điều gì ? 
- Đó chính là nội dung bài : “ An toàn khi ... phương tiện giao thông “
 b)Hoạt động 1 :Nhận biết một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra khi đi các phương tiện giao thông 
 * Bước 1 - Treo ảnh trang 42.
- Chia ra các nhóm ứng với số tranh . Gợi ý thảo luận .
- Bức ảnh 1vẽ gì ?
- Điều gì có thể xảy ra ?
- Đã có khi nào em có những hành động như trong tình huống đó chưa ?
- Em sẽ khuyên các bạn trong tình huống đó như thế nào? 
 c)Hoạt động 2 : Biết một số quy định khi đi các phương tiện giao thông .
-Yêu cầu làm việc theo cặp .
- Treo ảnh trang 43.
- Bức ảnh 1 Hành khách đang làm gì ?Ở đâu họ đứng gần hay xa mép đường ?
- Bức 2 : Hành khách đang làm gì ? Họ lên ô tô khi nào ?
- Bức ảnh 3:Hành khách đang làm gì ?Theo bạn hành khách phải như thế nào khi ở trên ô tô ?
- Bức ảnh 4 : Hành khách đang làm gì ?Họ xuống xe ở cửa bên trái hay bên phải của xe ?
* Làm việc cả lớp : - Khi đi xe buýt em cần chú ý điều gì ?
 d)Hoạt động 3 : Củng cố kiến thức .
- Yêu cầu học sinh vẽ phương tiện giao thông .
- Yêu cầu hai em ngồi gần nhau nói cho nhau nghe về tên loại phương tiện giao thông mình vẽ . Phương tiện đó đi trên đường nào .
- Những lưu ý khi đi loại phương tiện này .
 3) Củng cố - Dặn dò:
-Dặn thực hành an toàn giao thông.
-Trả lời về nội dung bài học trong bài 
” Đường giao thông ” đã học tiết trước 
- Khi đi các phương tiện giao thông ta cần đi cẩn thận để tránh xảy ra tai nạn 
- Hai em nhắc lại tên bài
- Lớp quan sát các hình treo trên bảng và nêu 
- Đại diện các nhóm trình bày .
-Nhóm khác nhận xét bổ sung .
- Các cặp quan sát hình trang 40 .
-Chỉ cho các bạn trong nhóm xem .
-Đứng ở điểm đợi xe buýt . Xa mép đường .
- Đang lên xe ô tô khi xe đã dừng hẳn .
- Hành khách đang ngồi ngay ngắn trên xe . Không nên đi lại , nô đùa , không thò đầu ra ngoài cửa sổ .
- Đang xuống xe , xuống cửa bên phải xe. 
- Một số em nêu về những lưu ý khi đi xe buýt .
- Lớp thực hành nói về những điều cần lưu ý khi đi trên các phương tiện giao thông .
- HS báo cáo kết quả.
- HS thực hành bài học.
Thứ năm ngày 02 tháng 2 năm 2012
Toán
Tiết 99 :LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu : 
- Củng cố kĩ năng thực hành tính trong bảng nhân 4.
- Áp dụng bảng nhân 4 để giải bài toán có lời văn bằng một phép tính nhân và các bài tập khác liên quan. 
II. Chuẩn bị : - Viết sẵn nội dung bài tập 2lên bảng .
III. . Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi hai học sinh đọc bảng nhân 4 . Hỏi HS về kết quả một phép nhân bất kì nào đó trong bảng .
-Nhận xét đánh giá bài học sinh .
2.Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài: 
-Củng cố các phép tính về bảng nhân 3 qua bài “Luyện tập “.
 b) Luyện tập:
Bài 1: -Gọi HS nêu bài tập trong SGK.
- Bài tập yêu cầu ta làm gì ?
- Yêu cầu lớp tự làm bài sau đó mời một em nêu miệng kết quả của mình .
- Yêu cầu HS so sánh kết quả 2 x 3 và 3 x 2 
- Vậy khi ta thay đổi chỗ các thừa số thì tích có thay đổi kh

File đính kèm:

  • docTUẦN 20.doc