Giáo án GDCD 10 - Tiết 30, Bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Công Cường

HĐ1. Tìm hiểu về môi trường

- Tài nguyên thiên nhiên và môi trường luôn gắn liền với cuộc sống hàng ngày của mỗi người. Trong đó, trước hết con người cần ăn, mặc, ở, cần lương thực, thực phẩm, cần không khí trong lành để đảm bảo cuộc sống, con người chẳng những dựa vào hoàn cảnh tự nhiên để phục vụ cho cuộc sống của mình mà còn có mối quan hệ khắn khít không thể tách rời.

- Tổ chức thảo luận nhóm:

Nhóm 1: Em hiểu môi trường là gì? Kể tên tài nguyên theo 3 nhóm:

 a. Tài nguyên không thể tái tạo.

 b. Tài nguyên có thể tái tạo.

 c. Tài nguyên vô tận.

Nhóm 2: Thế nào là ô nhiễm môi trường? Lấy vd?

Nhóm 3: Nêu thực trạng của vấn đề ô nhiễm môi trường. Liên hệ thực tế ở địa phương?

 Nhận xét 3 nhóm đầu tiên

HĐ 2 :

Nhóm 4: Thế nào là bảo vệ môi trường? Nêu các hđ của công dân trong việc bảo vệ môi trường?

Nhóm 5: Trách nhiệm của HS chúng ta trong việc bảo vệ môi trường?

Nhóm 6: Chuẩn bị các bức ảnh về môi trường bị ô nhiễm.

 

doc3 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 738 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án GDCD 10 - Tiết 30, Bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Công Cường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GDCD 10 Năm học: 2015 - 2016	 Nguyễn Công Cường – THPT số 1 Phù Mỹ
Ngày soạn: 27/03/2016
Tiết: 30 	Bài dạy: 	Bài 15
C«ng d©n víi mét sè vÊn ®Ị cÊp thiÕt cđa nh©n lo¹i. (tiÕt 1)
MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Biết được một số vấn đề cấp thiết của nhân loại hiện nay
	 - Hiểu được trách nhiệm của công dân nói chung và học sinh nói riêng trong việc tham gia góp phần giải quyết những vấn đề đó.
2. Kĩ năng: 
- Tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng của bản thân để góp phần vào việc bảo vệ môi trường, hạn chế sự bùng nổ dân số, phòng ngừa và đẩy lùi dịch bệnh hiểm nghèo.
- Kĩ năng sống: Tìm kiếm và xử lí thông tin, ra quyết định và giải quyết vấn đề, tư duy phê phán.
3. Thái độ: Tích cực ủng hộ những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; ủng hộ những hoạt động góp phần giải quyết một số vấn đề cấp thiết của nhân loại do nhà trường, địa phương tổ chức.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Chuẩn bị của giáo viên:
	- Tranh ảnh, băng hình, biểu đồ, số liệu về sự ô nhiễm môi trường sống; Tranh ảnh, băng hình về các hoạt động bảo vệ môi trường; Máy tính, đèn chiếu (nếu có)
	- Phương án tổ chức lớp học: Thảo luận, nêu vấn đề
	2. Chuẩn bị của HS:
	- Học bài.
	- Chuẩn bị bài mới: Số liệu về các hoạt động bảo vệ môi trường ở địa phương.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Ổn định tình hình lớp:	(1 phút) Kiểm tra sĩ số, tác phong học sinh. 	
2. Kiểm tra bài cũ: 	(3 phút)
Câu 1: Hành vi nào sau đây nói lên trách nhiệm của HS đối với Tổ quốc:
* Học tập chăm chỉ
* Rèn luyện ý thức đạo đức
* Có lối sống lành mạnh
* Tích cực tham gia hoạt động tập thể
* Sẵn sàng tham gia nghĩa vụ quân sự
* Đấu tranh chống tệ nạn xã hội
Câu 2: Nêu một số câu tục ngữ, ca dao nói về tình yêu quê hương, đất nước.
| Dự kiến trả lời:
Câu 1: Tất cả đều đúng
Câu 2: - “Nhiễu điều phủ lấy giá gương
	Người trong một nước phải thương nhau cùng”
	- . . . 
3. Giảng bài mới:
- Giới thiệu bài: (5 phút) Có thể thực hiện theo các cách sau:
+ Cho HS xem băng hình về vấn đề tăng dân số, thực trạng tự nhiên - môi trường, việc phòng chống HIV/AIDS, phòng chống dịch cúm gia cầm . . . 
+ (Có thể) giới thiệu tranh ảnh nói về các nội dung trên.
* Em có nhận xét gì về các vấn đề trên?
* Theo em nhân loại đang đứng trước những khó khăn cấp thiết gì?
ð Những vấn đề cấp thiết trên là những thách thức lớn, là sự sống còn không phải ở một quốc gia, một dân tộc nào, mà là vấn đề cấp thiết của cả nhân loại. Vậy trách nhiệm của công dân nói chung và HS chúng ta nói riêng là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
- Tiến trình tiết dạy:
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KIẾN THỨC
15/
15/
5/
|HĐ1. Tìm hiểu về môi trường
- Tài nguyên thiên nhiên và môi trường luôn gắn liền với cuộc sống hàng ngày của mỗi người. Trong đó, trước hết con người cần ăn, mặc, ở, cần lương thực, thực phẩm, cần không khí trong lành để đảm bảo cuộc sống, con người chẳng những dựa vào hoàn cảnh tự nhiên để phục vụ cho cuộc sống của mình mà còn có mối quan hệ khắn khít không thể tách rời.
- Tổ chức thảo luận nhóm:
Nhóm 1: Em hiểu môi trường là gì? Kể tên tài nguyên theo 3 nhóm:
 a. Tài nguyên không thể tái tạo.
 b. Tài nguyên có thể tái tạo.
 c. Tài nguyên vô tận.
Nhóm 2: Thế nào là ô nhiễm môi trường? Lấy vd?
Nhóm 3: Nêu thực trạng của vấn đề ô nhiễm môi trường. Liên hệ thực tế ở địa phương?
Ä Nhận xét 3 nhóm đầu tiên
|HĐ 2 :
Nhóm 4: Thế nào là bảo vệ môi trường? Nêu các hđ của công dân trong việc bảo vệ môi trường? 
Nhóm 5: Trách nhiệm của HS chúng ta trong việc bảo vệ môi trường? 
Nhóm 6: Chuẩn bị các bức ảnh về môi trường bị ô nhiễm.
ð Nhận xét, bổ sung, tổng kết các ý kiến.
- Đưa dẫn chứng:
Cá chết hàng loạt ở 1 con sông tại TQ
- (Liên hệ): ngày 5/6/1992 Hội nghị thượng đỉnh về bảo vệ môi trường ở Ri-ô-đê Gia-nê-rô (Braxin) với 120 nước tham dự, trong đó có 116 nước mà trưởng đoàn là nguyên thủ quốc gia, đã ra lời kêu gọi nhân loại thế giới cùng nhau bảo vệ trái đất, bảo vệ hành tinh, xây dựng cuộc sống bền vững cho mọi người.
Lấy ngày 5/6 hàng năm là ngày Môi trường thế giới, nước ta đã ban hành luật bảo vệ môi trường năm 2005 và ký các văn kiện quốc tế quan trọng, cam kết bảo vệ TNMT và sẵn sàng hợp tác với các nước và cộng đồng quốc tế.
|HĐ 3. Củng cố, luyện tập: 
- Cho HS đọc phần tư liệu tham khảo
Ä Nhận xét, kết luận tiết 1
- Các nhóm thảo luận.
- HS: Cử đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm.
- Các nhóm trao đổi, bổ sung ý kiến (chú ý liên hệ thực tiễn)
1. – Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất bao quanh con người . . .
+Tài nguyên không thể tái tạo: khoáng sản . . .
+ Tài nguyên có thể tái tạo: thực vật, động vật. . .
+ Tài nguyên vô tận: nước, không khí, đất đai
2. Ô nhiễm môi trường là làm cho môi trường tự nhiên bị tổn hại gây ảnh hưởng đến con người và sinh vật. 
3. Môi trường nước, không khí, đất . . . bị ô nhiễm trầm trọng . . .
4. Bảo vệ MT là khắc phục mâu thuẫn nảy sinh trong qh giữa con người với thiên nhiên . . .
Trồng cây gây rừng, không đốt rừng, săn bắt động vật . . .
5. Nêu trách nhiệm của HS trong việc bảo vệ môi trường.
6. Trình bày các bức ảnh đã chuẩn bị.
- Cả lớp cùng trao đổi
1. Ô nhiễm môi trường và trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường:
a) Ô nhiễm môi trường:
- Khái niệm: Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật
b) Trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường:
- Giữ gìn trật tự, vệ sinh lớp học, trường học, nơi ở và nơi công cộng.
- Bảo vệ và sử dụng tiết kiệm TNTN; không tham gia vào các hành vi vận chuyển, mua bán động vật quý hiếm.
- Tích cực tham gia tổng vệ sinh trường lớp, nơi ở, đường làng ngõ xóm; tham gia trồng cây gây rừng.
- Có thái độ phê phán đối với những hành vi làm ảnh hưởng không tốt đến môi trường, phát hiện, tố cáo những hành vi vi phạm PL về bảo vệ môi trường.
	4. Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:	(1 phút)
- Bài tập: Học bài, bài tập 1, 2 SGK Tr. 112
- Chuẩn bị bài: Đọc phần còn lại của bài 15; tranh ảnh tư liệu về dân số, bệnh dịch hiểm nghèo.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:

File đính kèm:

  • docTiết 30 (Bài 15).doc
Giáo án liên quan