Giáo án Địa lý lớp 8 bài 40: Thực hành đọc lát cắt địa lí tự nhiên tổng hợp

Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của 3 trạm khí tượng Hoàng Liên Sơn, Mộc Châu, Thanh Hóa.

- Nhóm 1 + nhóm 2: Khu núi cao Hoàng Liên Sơn.

- Nhóm 3 + nhóm 4: Khu CN Mộc Châu.

- Nhóm 5 + nhóm 6: Khu ĐB Thanh Hóa.

+ Trình bày sự khác biệt khí hậu trong 3 khu vực trên.

- HS báo cáo điền phiếu học tập. Gv chuẩn xác kiến thức (phụ lục 2).

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2813 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý lớp 8 bài 40: Thực hành đọc lát cắt địa lí tự nhiên tổng hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32 Ngày soạn: 08/04/2015
Bài 40: THỰC HÀNH: ĐỌC LÁT CẮT ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN TỔNG HỢP
Tiết 46 Ngày dạy: 11/04/2015
I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được:
1. Kiến thức: 
 Củng cố kiến thức địa lí cơ bản về địa lí TNVN: địa chất, địa hình, khí hậu, sinh vật, đất 
2.Kỹ năng:
- Phân tích lát cắt thấy được cấu trúc đứng, cấu trúc ngang của một lát cắt tự nhiên tổng hợp.
- Phân tích được mối quan hệ chặt chẽ giữa các thành phần TN: Địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, thực vật, 
- Hiểu được sự phân hóa lãnh thổ tự nhiên (đồi, núi, cao nguyên, đồng bằng, ) theo một tuyến cắt cụ thể dọc dãy Hoàng Liên Sơn từ Lào Cai đến Thanh Hóa.
- Biết đọc lát cắt địa lí tự nhiên tổng hợp.
3. Thái độ: 
 HS có ý thức tự giác trong học tập.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, ngôn ngữ, 
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video, clip. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
 Bản đồ địa lí tự nhiên VN, Lát cắt tổng hợp sgk.
2. Chuẩn bị của học sinh: Sgk. 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp học, (1 phút) 8A4..................................
2. Kiểm tra bài cũ: 5 phút.
 Câu hỏi: Nêu các đặc điểm chung của tự nhiên nước ta?
3. Tiến trình bài học: 37 phút.
Hoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức đã học (cá nhân) 7 phút.
*Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân.
*Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; giải quyết vấn đề; sử dụng bản đồ; tự học; ...
*Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; học tập hợp tác. 
* Bước 1: Yêu cầu hs nhắc lại các yếu tố về địa lí tự nhiên.
* Bước 2: Gv chuẩn kiến thức: địa hình, khí hậu, đất, ...
Hoạt động 2: Rèn kĩ năng làm bài tập địa lí (nhóm) 30 phút.
*Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; nhóm.
*Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; giải quyết vấn đề; sử dụng bản đồ; tự học; ...
*Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; học tập hợp tác. 
* Bước 1:
1. Xác định tuyến cắt A - B trên lược đồ:
- Xác định vị trí tuyến cắt trên bản đồ (lược đồ)?
(GV gọi HS yếu dựa vào nội dung SGK trả lời).
- HS lên bảng xác định
- HS khác nhận xét. GV chuẩn kiến thức: 
+ Tuyến cắt chạy theo hướng: TB - ĐN
+ Đi qua những khu vực địa hình: Khu núi cao Hoàng Liên Sơn -> Khu cao nguyên Mộc Châu -> Khu đồng bằng Thanh Hóa.
+Độ dài của tuyến cắt: Tỉ lệ 1: 2000000 → 17,5 cm . 2 = 350 km.
* Bước 2:
2. Đọc lát cắt theo từng thành phần tự nhiên:
- Dựa H.40.1 + Bảng 40.1 sgk/138 hãy điền tiếp thông tin vào phiếu học tập (phụ lục)
- Nhóm 1 + nhóm 2: Khu núi cao Hoàng Liên Sơn.
- Nhóm 3 + nhóm 4: Khu CN Mộc Châu.
- Nhóm 5 + nhóm 6: Khu ĐB Thanh Hóa.
- Đại diện HS các nhóm báo cáo. GV chuẩn xác kiến thức (phụ lục 1).
* Bước 3:
3. Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của 3 trạm khí tượng Hoàng Liên Sơn, Mộc Châu, Thanh Hóa.
- Nhóm 1 + nhóm 2: Khu núi cao Hoàng Liên Sơn.
- Nhóm 3 + nhóm 4: Khu CN Mộc Châu.
- Nhóm 5 + nhóm 6: Khu ĐB Thanh Hóa.
+ Trình bày sự khác biệt khí hậu trong 3 khu vực trên.
- HS báo cáo điền phiếu học tập. Gv chuẩn xác kiến thức (phụ lục 2).
* Bước 4: 
4. Tổng hợp điều kiện địa lí tự nhiên theo 3 khu vực: 
- Đọc theo từng thành phần tự nhiên: Đá mẹ (địa chất), địa hình,đất, khí hậu, thực vật.
- Mỗi nhóm tổng hợp đia lí tự nhiên một khu vực và báo cáo.
 Nhóm 1 + nhóm 2: Khu núi cao Hoàng Liên Sơn.
 Nhóm 3 + nhóm 4: Khu CN Mộc Châu.
 Nhóm 5 + nhóm 6: Khu ĐB Thanh Hóa.
* Bước 5:
 Giáo dục học sinh chấp hành an toàn giao thông.
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 2 phút.
1. Tổng kết:
- GV nhận xét ý thức chuẩn bị bài thực hành ở nhà của HS.
- Đánh giá cho điểm: HS, nhóm HS.
2. Hướng dẫn học tập: 
 HS về hoàn thiện bài thực hành. Nghiên cứu bài: Miền bắc và đông bắc bắc bộ.
V. PHỤ LỤC:
 Phiếu học tập và thông tin phản hồi 1:
Khu vực
Núi cao Hoàng Liên Sơn
Khu CN Mộc Châu
Khu ĐB Thanh Hóa
Địa chất (đá mẹ)
Mắc ma xâm nhập, mắc ma phún xuất
Trầm tích đá vôi
Trầm tích phù sa
Địa hình
Núi cao trên dưới 3000m
Đồi núi thấp cao TB <1000m 
Thấp, bằng phẳng, dộ cao TB <50m
Khí hậu
Ôn đới
Cận nhiệt, nhiệt đới. 
Nhiệt đới
Đất
Mùn núi cao
Feralit trên núi đá vôi
Phù sa trẻ
Kiểu rừng
Ôn đới
Cận nhiệt -> nhiệt đới.
Ngập mặn ven biển
Phiếu học tập và thông tin phản hồi 2:
Khu vực
Núi cao Hoàng Liên Sơn
CN Mộc Châu
ĐB Thanh Hóa
Nhiệt độ TB năm
- Thấp nhất
- Cao nhất
12,80C
Tháng 1: 7,1
Tháng 6,7,8: 16,4
18,50C
Tháng 1: 11,8
Tháng 7: 23,1
23,60C
Tháng 1: 17,40C
Tháng 6,7: 28,9
Lượng Mưa TB 
- Thấp nhất 
- Cao nhất
3553mm
Tháng 1: 64
Tháng 7: 680
1560mm
Tháng 12: 12
Tháng 8: 331
1746mm
Tháng 1: 25mm
Tháng 9: 396
Kết luận chung về khí hậu 3 trạm.
T0 thấp lạnh và mưa nhiều quanh năm.
Mùa đông lạnh, ít mưa. Mùa hạ nóng, mưa nhiều.
T0 TB cao. Mùa đông không lạnh lắm, mùa hạ nóng. Mưa nhiều cuối hạ sang thu.
VI. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • doctiet_46_tuan_32_dia_li_8_20150726_042953.doc