Giáo án Địa lý 9 tiết 31 đến 51

Bài 43: Địa lý Tỉnh Đắk Lắk (TT)

I. Mục tiêu bài học

Sau bài học, HS cần:

- Hiểu và trình bày được tình hình phát triển các ngành kinh tế công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, xác định thế mạnh của ngành kinh tế ở địa phương được phát triển dựa trên tiềm năng

- Đánh giá được mức độ khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường được đặt ra như thế nào?

- Thấy được xu huớng phát triển kinh tế của tỉnh.

- Có ý thức trách nhiệm trong việc khái thác tài nguyên và bảo vệ môi trường.

- Có kỹ năng phân tích mối quan hệ địa lí, hiểu rõ thực tế địa phương để có ý thức tham gia xây dựng địa phương.

II. Các thiết bị dạy học:

- Bản đồ kinh tế Việt Nam

- Bản đồ kt Đắk Lắk.

- Các tranh ảnh về hoạt động các ngành kinh tế của tỉnh.

 

doc12 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1371 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 9 tiết 31 đến 51, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng:
HĐ2: Cá nhân/nhóm 
? Dựa vào kiến thức đã học và bản đồ tự nhiênVN nêu đặc điểm chính của địa hình?
? Với đặc điểm địa hình như vậy có ảnh hưởng gì tới sự phân bố dân cư và phát triển kt-xh?
Hỏi:- Nêu một số nét đặc trưng của khí hậu?
- ảnh hưởng của điều kiện tự nhiện đối với sản xuất và đời sống.
Hỏi: Qua hiểu biết của mình kể tên các sông của ĐLắk, nêu vai trò của các sông đó?
-Hỏi: Dựa vào bản đồ và kiến thức hiểu biết nêu các loại đất chính?
GV: Có nhiều loại: Chủ yếu là đất feralit đỏ vàng, đất xám và một số loại đất khác:đất phù sa, đất đen...
GV nói thêm việc khai thác quỹ đất ở tỉnh 
Bước 5: cho biết độ che phủ của rừng, kể tên các rừng được bảo tồn?
 HS phát biểu, Gv chuẩn xác kiến thức
+ ĐLắk còn diện tích rừng khá lớn 606.488ha, thuộc rừng nhiệt đới ẩm thường xanh, rừng khộp.
- Hỏi: Kể tên các khoáng sản ở tỉnh ta mà em biết?
I. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và phân chia hành chính: 
1.Vị trí và lãnh thổ:
- Diện tích: 13.125 km2 
- Nằm ở trên Cao nguyên phía tây miền trung.(Tây nguyên)
- Nằm từ 12010’B – 13025’B và 107029’Đ- 108059’Đ
- Phía B: Giáp Gia Lai
- Phía N: Giáp Lâm Đồng
- Phía Đ: Giáp Phú yên và Khánh hòa
- Phía T: Giáp CPC và Đắk nông
 + ý nghĩa:
- Tỉnh có các ql: 14;26;27 chạy qua, có 70km đường biên giới với CPC
-à Tạo điều kiện cho giao lưu kinh tế với các vùng trong nước và các nước trong khu vực.
2. Sự phân chia hành chính:
- ĐLắk thành lâp 22/11/1904.
- ĐLắk gồm có 13 huyện và 1TP, 1TX
(HS tự ghi tên các h,tp,tx)
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
1. Địa hình:
- Nằm phía tây TSN. Địa hình đa dạng, đồi núi và CN xen kẽ bình nguyên và thung lũng.
- Ảnh hưởng của địa hình: Dân cư tập trung đông ở những nơi có địa hình bằng phẳng và thưa thớt ở những nơi có địa hình hiểm trở.
2. Khí hậu:
- ĐLắk vừa chịu chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất của khí hậu CN mát dịu. 
- Nhiệt độ TB từ 220C- 230C, lượng mưa từ 1600mm - 1800mm/ năm, độ ẩm từ 82 đến 84%. (mưa tập trung vào một mùa)
 - Mùa khô kéo dài, ảnh hưởng nhiều đến sx nông nghiệp.
3. Thuỷ văn:
- Có 2 hệ thống sông chính: Sông Srêpốc và sông Ba
- Hệ thống hồ: Hồ lắk, E nhái(Crông Pắc), hồ Ea cao
àVai trò: Cung cấp nước cho nông nghiệp và sinh hoạt, nuôi trồng thuỷ sản, du lịch, giao thông. 
4. Thổ nhưỡng:
- Có 2 loại đất chính: Đất đỏ ba zan và đất xám à thích hợp trồng cây CN lâu năm và hang năm, cây ăn quả, trồng rừng 
- Trong đó đất NN: 422.735ha; LN: 60887.
5. Tài nguyên sinh vật:
- Diện tích đất có rừng (2004) 606.488ha, trong đó rừng tự nhiên là:590.500ha; rừng trồng: 15.988ha.
- Nhìn chung tài nguyên khá đa dạng nhưng đang có nguy cơ bị giảm sút mạnh.
- Động vật: có nhiều loại động vật quí hiếm, có giá trị kinh tế cao.
6. Khoáng sản:
- Bôxít, đá, cát, sỏi,...
 4. Củng cố và đánh giá (3p):
Xác định vị trí địa lí tỉnh trên bản đồ. Vị trí có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh?
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên có đặc điểm gì? thuận lợi và khó khăn cho sự phát triển kinh tế xã hội như thế nào. Những giải pháp cụ thể?
 IV. Hoạt động nối tiếp (2p):
 - Học bài và làm các bài tập ở sách giáo khoa trong vở bài tập, bài tập ở tài liệu Địa lý ĐL.
 - Tìm hiểu tình hình dân cư - xã hội của tỉnh ĐL, liên hệ đến địa phương em: gồm bao nhiêu dân tộc, số dân và số hộ trong xã? Tìm hiểu đời sông của nhân dân trong địa phương em?
Tuần:32 - Tiết 48 
Ngày soạn : 12-04-2011
Ngàydạy : 18-04-2011 
Bài 42	:Địa lý Tỉnh Đắk Lắk (TT)
I. Mục tiêu bài học
Sau bài học, HS cần:
- Nắm được đặc điểm chính về dân cư, lao động của địa phương: gia tăng dân số, phân bố dân cư, tình hình phát triển văn hoá, giáo dục, y tế. Nguồn lực có tính chất quyết định sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.
- Biết được đặc điểm chung của kinh tế tỉnh.
- Có kỹ năng phân tích mối quan hệ địa lí, hiểu rõ thực tế địa phương để có ý thức tham gia xây dựng địa phương.
II. Các thiết bị dạy học:
Bản đồ dân cư, dân tộc Việt Nam	
Bản đồ ĐLắk.
Các tranh ảnh về hoạt động sản xuất, tình hình phát triển y tế, văn hoá, giáo dục của địa phương.
III. Các hoạt động trên lớp:
1. ổn định (1p):
2. Kiểm tra bài cũ (4p):
- Xác định vị trí tỉnh trên bản đồ và nêu rõ ý nghĩa của vị trí địa lí đó?
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên có đặc điểm gì? nêu nhưng điểm thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Những giải pháp cụ thể là gì?
 3. Bài mới (35p):
 * Mở bài: Dân cư và lao động là nguồn lực quan trọng nhất quyết định sự phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Nghiên cứu dân cư và lao động giúp chúng ta thấy rõ sự phát triển, phân bố dân cư và lao động của địa phương để có kế hoạch điều chỉnh, sử dụng sức lao động và giải quyết vấn đề lao động của địa phương.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
HĐ1: Cá nhân
-Hỏi: Dựa vào sự hiểu biết và tài liệu, hãy nhận xét số dân của tỉnh ĐL, tỉ lệ tăng tự nhiên và gia tăng cơ giới - so sánh với cả nước? 
HS trả lời, Gv chuẩn xác lại kiến thức, 
-Hỏi: Nêu nguyên nhân dẫn tới sự biến động dân số, tác động của gia tăng dân số tới đời sống và sản xuất.
HS trả lời, Gv chuẩn xác lại kiến thức.
HĐ2: nhóm/cặp
 Hỏi: Dựa vào tài liệu nhận xét kết cấu dân số theo giới tính, theo độ tuổi và lao động?.
-Hỏi: Dựa vào hiểu biết nhận xét việc sử dụng lực lượng lao động và giải quyết vấn đề lao động của ĐL như thế nào? 
HS trả lời, Gv chuẩn xác lại kiến thức
-Hỏi: Gv cho HS nhận xét tình hình phân bố dân cư của tỉnh, qua đó em thấy rằng sự phân bố dân cư của tỉnh đã hợp lí chưa? Nêu biện pháp giải quyết.
Hỏi: ĐLắk có MĐDS là bao nhiêu?
- Hỏi: Tỉnh ĐLắk có những loại hình văn hóa dân gian nào?
- Hỏi: Tình hình GD tỉnh ĐLắk có những loại hình trường lớp nào?
- Hỏi: Tình hình y tế của tỉnh ĐLắk như thế nào?
Hỏi: Tình hình phát triển kinh tế trong những năm gần đây của tỉnh như thế nào?
III. Dân cư và lao động
Gia tăng dân số
- Số dân: 1.778.415 người (2010)
- Tỉ lệ tăng tự nhiên là 1,96% ( cả nước1,43%)
- N/x: Do dân số ngày càng tăng nhanh và dân nhập cư nhiều.
- Dân số tăng nhanh tạo ra một lực lượng lao động dồi dào, tuy nhiên ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống và sự phát triển kinh tế.
2. Kết cấu dân số:
- Theo giới tính: Nam 840.074 người; Nữ 827.663 người(04)
- Theo lao động: Số người trong độ tuổi lao động 872.833 người, tỷ lệ lao động qua đào tạo 27.2%.
- Kết cấu dân tộc: Tổng số 44 dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh, trong đó: Dân tộc kinh chiếm 70.65%; Ê đê 13.69%; còn lại các dân tộc khác.
- khó khăn cho công tác đào tạo và sắp xếp việc làm, bố trí nhà ở, vệ sinh môi trưòng.
3. Phân bố dân cư:
- MĐDS: 127.45 người/km2 (2004); đông nhất là TP BMT 834.21 người/km2
- Xu hướng xây dựng nhiều khu CN và nhiều khu dân cư mới.
- Các loại hình cư trú chính: Thành thị và nông thôn.
4. Tình hình phát triển văn hóa, giáo dục, y tế:
- Văn hóa: Trường ca đam san, dân ca Ê đê
- Giáo dục: Năm 2000 cả tỉnh có:
. 149 trường MG nhà nước
. 341 trương tiểu học; 20 trường TH và THCS
.162 trường THCS; 5 trường THCS và THPT.
. 19 trường THPT
. 1 trường Đại học, 2 trường CĐ, 3 trường TH chuyên nghiệp, 2 trường đào tạo công nhân kỹ thuật. Ngoài ra còn có 12 TTGDTX.
- Tổng số HS: 482.200 HS( TH:235.00, THCS:172.200, THPT:75.000.
- Y tế: Hiện nay tất cả các xã, p, tt đều có trạm y tế; Các huyện đều có bệnh viện đa khoa.
IV. Kinh tế:
Đặc điểm chung
- Tốc độ phát triển khá nhanh. 
- Chuyển dịch nền kinh tế theo hướng CN hoá và hiện đại hoá, tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Giảm tương đối tỉ trọng nông, lâm nghiệp 
IV.Củng cố (3p):
- Dân cư - lao động của tỉnh có đặc điểm gì? Có thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế- xã hội? Các giải pháp ?
V. Hoạt động nối tiếp (2p) :
 - Học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài; chuẩn bài 43
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần:33 - Tiết 49 
Ngày soạn : 18-04-2011
Ngàydạy : 22-04-2011 
Bài 43: Địa lý Tỉnh Đắk Lắk (TT)
I. Mục tiêu bài học
Sau bài học, HS cần:
- Hiểu và trình bày được tình hình phát triển các ngành kinh tế công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, xác định thế mạnh của ngành kinh tế ở địa phương được phát triển dựa trên tiềm năng 
- Đánh giá được mức độ khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường được đặt ra như thế nào?
- Thấy được xu huớng phát triển kinh tế của tỉnh.
- Có ý thức trách nhiệm trong việc khái thác tài nguyên và bảo vệ môi trường.
- Có kỹ năng phân tích mối quan hệ địa lí, hiểu rõ thực tế địa phương để có ý thức tham gia xây dựng địa phương.
II. Các thiết bị dạy học:
Bản đồ kinh tế Việt Nam	
Bản đồ kt Đắk Lắk.
Các tranh ảnh về hoạt động các ngành kinh tế của tỉnh.
III. Các hoạt động trên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ (4p):
- Dân cư lao động của tỉnh ĐL có đặc điểm gì? có thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế - xã hội? 
- Nêu đặc điểm chung của kinh tế tỉnh. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế có ý nghĩa gì trên con đường phát triển kinh tế tỉnh.
2. Bài mới (35p):
Hoạt động của Gv và HS
Nội dung chính
HĐ1: Nhóm
 Hỏi: Dựa vào kiến thức đã học cùng với sự hiểu biết:
- Hãy có biết Đắk Lắk có những điều kiện nào để phát triển CN? 
- Dựa vào sự hiểu biết hãy kể tên các khu CN, các ngành CN, nhà máy mà em biết?
HS trả lời Gv bổ sung
- Ngành CN của tỉnh có cơ cấu khá đa dạng và phát triển nhanh, tuy nhiên và còn hạn chế: CN phát triển chưa thật bền vững, hiệu quả KT còn thấp thiếu sức cạnh tranh, tốc độ phát triền còn chậm.
HĐ3: cá nhân
B1: - Dựa vào tài liệu và kiến thức hiểu cho biết tỉ trọng, cơ cấu và phân bố của các ngành nông –lâm- thủy sản?
Hỏi: - Em có nhận xét gì về các ngành DV của tỉnh?
 - Đề xuất một số giải pháp phát triển trong tương lai?
Hỏi: Dựa vào vốn kiến thức và sự hiểu biết của mình: 
- Nêu thực trạng việc khai thác tài nguyên và môi trường của tỉnh.
 - Nguyên nhân? biện pháp?
HS trả lời, Gv bổ sung 
Quỷ đất NN bị cạn kiệt, môi trường nước và không khí bị ô nhiểm nặng ( ví dụ)
GV: Trong công cuộc đổi mới đất nước để hoà nhập KT khu vực, địa phương em đã có những huớng đi như thế nào trong chiến lược phát triển kinh tế?
Tóm lại: Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, thời tiết khí hậu diễn biến rất thất thường, hằng năm thường chịu ảnh hưởng của bão, lũ, hạn hán,. Nằm ở “Phía tây của miền Trung” của Việt Nam, có vị trí chiến lược rất quan trọng. trong hai cuộc chiến tranh vệ Tổ quốc, ĐL đã đóng góp đến mức tối đa sức người, sức của và chịu nhiều sự tàn phá nặng nề, man rợ nhất của kẻ thù. Song với sự cần cù lao động của người dân và nguồn tài nguyên khá đa dạng, phong phú, có truyền thống văn hiến lâu đời, sản vật dồi dào, có nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn. ĐL có điều kiện để phát triển toàn diện nền kinh tế theo định hướng chung của cả nước. Tuy nhiên, do còn nhiều khó khăn, trở ngại mà đến nay ĐL vẫn còn là một tỉnh nghèo của đất nước, tỉ lệ hộ đói nghèo còn cao.
IV- Kinh tế:
2. Các ngành kinh tế:
a. Công nghiệp:
- CN-XD chiếm 8.9% trong cơ cấu k tế của tỉnh (2004)
- Cơ cấu: khá đa dạng, nhiều ngành: CN- xây dựng, điện, chế biến N-L sản, khai thác KS... 
- Giá trị sản xuất: 1.094.828 tr đồng.
- Các sản phẩm CN chủ yếu:
 Đường mật:10.709 tấn
 Điện lực: 304.035.000kw.
 Gạch các loại: 167.117.000 viên.
- Phương hướng phát triển CN: 
 Thực hiện chính sách mở cửa, khuyến khích các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư phát triển sx kinh doanh.
 Phát triển các ngành CN trong điểm, đổi mới thiết bị và công nghệ, phát triển các khu CN tập trung.
b. Ngành nông nghiệp.
- Giá trị sản xuất: 7.012.499 tr đồng (2004)
- Hoạt động sản xuất nn chủ yếu là trồng cây CN, nuôi trồng rừng, chăn nuôi
+ Trồng trọt: Với diện tích đất nn: 428.000ha (2004).
- Các loại cây trồng chính: Cà fê, cao su, lúa ,ngô, khoai, sắn.
+Chăn nuôi: gồm trâu: 20.350 con, bò: 140.400con, dê,lợn và gia cầm.
+ Thủy sản: Có diện tích nuôi trồng:3.590 ha, sản lượng nuôi trồng và đánh bắt:6.420 tấn.
+ Lâm nghiệp: - Diện tích đất LN là: 606.488 ha. Trong đó rừng tự nhiên là:590.500 ha, rừng trồng là:15.988 ha.
Chủ yếu là rừng phòng hộ, rừng trồng và bảo tồn thiên nhiên.
c. Dịch vụ:
- GTVT: hoạt động gtvt chủ yếu là 2 loại hình gt chính (đường bộ và hàng không)
- BCVT: Cơ sở vật chất-kỹ thuật của ngành ngày càng được tăng cường mạnh mẽ.
- Thương mại: chiếm 17.3% nền kt của tỉnh; xuất khẩu 3.300 tr USD(1996-2000), nhập khẩu 81 tr USD
- Du lịch: Có nhều danh lam thắng cảnh và di tích văn hoá, lịch sử.
V. Bảo vệ tài nguyên và môi trường:
- Hiện nay TN-MT của ĐLắk bị suy giảm nghiêm trọng. VD:
- Trồng và bảo vệ rừng là biện pháp hàng đầu; Khai thác phải đi đôi với bảo vệ tài nguyên, môi trường để đảm bảo sự phát triển bề vững kinh tế- xã hội của Tỉnh
VI. Phương hướng phát triển kinh tế:
* Giai đoạn từ 2001 - 2010, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH - HĐH với cơ cấu GDP vào năm 2010 sẽ là:
- Phát triển các ngành CN trọng điểm, đổi mới thiết bị và công nghệ, thu hút vốn và kỹ thuật công nghệ hiện đại của nước ngoài, đẩy mạnh việc cổ phần hoá các xí nghiệp, phát triển các khu CN tập trung.
- Nâng cấp xây dựng các tuyến đường giao thông, sân bay, bê tông hoá đường nông thôn,
- Phát triển mạnh các loại hình dịch vụ và du lịch.
4. Củng cố và đánh giá (4p):
Nêu tình hình phát triển kinh tế của Tỉnh. Ngành nào chiếm vai trò quan trong nhất? dựa trên điều kiến gì?
Tại sao vấn đề bảo vệ tài nguyên môi trường luôn đặt lên hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế của địa phương.
 IV. Hoạt động nối tiếp (2p) :
Về nhà chọc bài, chuẩn bị bài 44:- Thực hành 
Tuần:34 - Tiết 50 
Ngày soạn : 22-04-2011
Ngàydạy : 26-04-2011 
 Bài 44 : Thực hành 
phân tích mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên. 
vẽ và phân tích biểu đồ cơ cấu kinh tế của địa phương
I. Mục tiêu bài học
Sau bài học, HS cần:
 - Biết phân tích mối quan hệ nhân quả giữa các thành phần tự nhiên, từ đó thấy được tính thống nhất của môi trường tự nhiên.
 - Biết cách vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế và phân tích biểu đồ.
 - Phân tích được mối quan hệ giữa các đối tượng địa lý, từ đó có kế hoạch xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội.
 II. Các thiết bị dạy học:
Bản đồ nhiên, kinh tế Việt Nam	
Bản đồ tỉnh ĐLắk.
Dụng cụ học tập: compa, bút chì, bút màu, thước kẻ.
 III. Các hoạt động trên lớp:
 1. Kiểm tra bài cũ (4p):
- Trình bày tình hình phát triển ngành công nghiệp ở tỉnh ta? 
- Nêu phương hướng chung phát triển kinh tế ở tỉnh ta trong những năm tới?
 2. Bài mới (35p):
Hoạt động của Gv và HS
Nội dung chính
HĐ1: Cá nhân/nhóm
 Hỏi: Dựa vào bản đồ tự nhiên Việt Nam:
- Nêu đặc điểm chính tự nhiên của tỉnh Q.Bình?
- Phân tích về tác động qua lại giữa các thành phần tự nhiên đó:
+ Địa hình có ảnh hưởng gì tới khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa...), tới sông ngòi trong tỉnh (dòng chảy, độ dốc...)?
+ Khí hậu có ảnh hưởng gì tới sông ngòi (lượng nước, chế độ nước...)?
+ Địa hình và khí hậu ảnh hưởng gì tới thổ nhưỡng (sự hình thành các loại đất, xói mòn...)?
+ địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng có ảnh hưởng gì tới sự phân bố thực - động vật?
GV: mở rộng, bổ sung thêm cho học sinh:
- Phân tích tác động của một thành phần đến các thành phần tự nhiên khác.
 Địa hình
 Khí hậu Sông ngòi
 Đất Sinh vật
- Từ phân tích, tổng kết để thấy tính thống nhất của môi trường tự nhiên của địa phương.
HĐ3: cá nhân
B1: - Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại các bước tiến hành vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế?
B2: - Yêu cầu dựa vào bảng số liệu để vẽ biểu đồ miền.
1. Phân tích mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên:
- Địa hình là các CN của Trường sơn nam, chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió Tây nam vào mùa đông khô hạn, mùa hạ mưa nhiều.
- Địa hình tác động tới sông ngòi: sông chủ yếu đều bắt nguồn từ các CN, chảy về phía tây theo hướng đông - Tây hoặc vòng cung, đều ngắn, dốc.
- Khí hậu ảnh hưởng tới sông ngòi: chế độ nước theo mùa (lủ, cạn), mùa lũ nhiều nước gây lũ lụt, mùa cạn nước ít.
- Địa hình và khí hậu ảnh hưởng tới thổ nhưỡng: quá trình phong hoá diễn ra mạnh mẽ hình thành nhiều loại đất khác nhau. Địa hình chủ yếu là núi, dốc lớn dễ bị xói mòn, rửa trôi đất...
- địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng có ảnh hưởng tới sự phân bố thực - động vật: Rừng phát triển xanh quanh năm, tuy nhiên nếu rừng bị chặt phá thì đất bị xói mòn nhanh chóng
2. Vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế. Phân tích sự biến động trong cơ cấu kinh tế của địa phương:
a) Vẽ biểu đồ:
Bảng số liệu về cơ cấu kinh tế của tỉnh ĐLắk giai đoạn từ 1995 đến 2005:
 (Đơn vị: %) 
TT
 Năm Ngành
1995
1996
1997
2004
2005
1
Nông - lâm - ngư nghiệp
40,66
44,12
38,8
30
29,7
2
Công nghiệp - xây dựng
19,12
19,46
22,4
32
32,1
3
dịch vụ
40,22
36,42
38,8
38
38,2
Chú giải:
 Biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Bình giai đoạn từ năm 1995 đến năn 2005
Hoạt động của Gv và HS
Nội dung chính
B3: Dựa vào biều đồ đã vẽ, hãy phân tích biến động của cơ cấu kinh tế tỉnh ĐLắk
* Giáo viên phân tích thêm. Chuẩn kiến thức.
 Xu hướng phát triển của nền kinh tế: tăng dần tỉ trọng của công nghiệp - xây dựng và giảm dần tỉ tị nông - lâm - ngư - nghiệp. Điều đó cho thấy nền kinh tế ĐLắk đang dẩy mạnh CNH - HĐH tỉnh nhà đạt hiệu quả.
b) Phân tích biến động của cơ cấu kinh tế tỉnh ĐLắk:
- Nhóm ngành nông - lâm - ngư nghiệp đang có xu hướng giảm dần qua các năm.
- Nhóm ngành công nghiệp - xây dựng có xu hướng tăng dần và tăng khá nhanh.
- Nhóm ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng khá cao nhưng còn nhiều biến động.
 IV. Hoạt động nối tiếp (2p) :- Về nhà hoàn thiện bài thực hành vào vở bài tập.
So sánh cơ cấu kinh tế của tỉnh ĐLắk với vùng kinh tế Tây nguyên và với cả nước? Giải thích sự khác nhau?
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 51	 Ôn tập học kì II
 Ngaứy soaùn : 29-04-2009
 Ngaứy dạy : 03-05-2009
I - Mục tiêu bài học
Sau bài học, HS cần hiểu và trình bày được:
- Tiềm năng to lớn của biển, đảo VN, những thế mạnh của kinh tế biển - đảo.
- Vấn đề cấp bách phải bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - đảo để phát triển kinh tế bền vững kinh tế.
- Khả năng phát triển kinh tế địa phương, thế mạnh kinh tế, những tồn tại và giải pháp khắc phục khó khăn.
- Có kỹ năng phân tích, so sánh các mối qua hệ địa lí, kĩ năng vẽ biểu đồ, phân tích biểu đồ. 
II - Các thiết bị dạy học
Bản đồ tự nhiên, kinh tế Việt Nam	
Bản đồ tỉnh Quảng Bình
Các phiếu học tập.
III - Các hoạt động trên lớp
1. ổn định tổ chức (2p):
 2. Bài mới (38p):	
* Gv kiểm tra việc chuẩn bị đề cương ôn tập của HS.
HĐ1: Cá nhân
 Gv yêu cầu 5 HS xác định vị trí vùng biển - đảo, các tỉnh giáp biển.
HĐ2: Theo nhóm
B1: Gv chia lớp làm 4 nhóm:
Nhóm 1: Ngành KT biển bao gồm ngành nào? Nứơc ta có những thuận lợi và khó khăn gì để phát triển kinh tế biển.
- Tại sao cần phải ưu tiên phát triển khai thác xa bờ? CNCB thuỷ sản phát triển sẽ có tác động như thế nào tới ngành nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản?
- Sắp xếp các bãi tắm và khu du lịch biển nước ta theo thứ tự từ Bắc vào nam
Nhóm 2: 
- Vẽ sơ đồ xu hướng phát triển ngành dầu khí.
- Xác định trên bản đồ các cảng biển và tuyến giao thông đường biển ở nước ta. Chung cần tiến hành biện pháp gì để phát triển giao thông vân tải biển?
- Tại sao phải bảo vệ tài nguyên biển đảo? Các giải pháp.
Nhóm 3: 
- Những thuận lợi và khó khăn của tỉnh ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội là gì.
- Thế mạnh kinh tế của tỉnh là ngành gì? Dựa trên điều kiện nào?
- Tỉnh ta có tiềm năng du lịch gì? Các giải pháp. 
Nhóm 4:
- Nêu khái quát tình hình phát triển của ngành du lịch Quảng Bình và phương hướng phát triển trong những năm tới?
- Phương hướng phát triển kinh tế của tỉnh, giải pháp.
- Dựa vào bài thực hành 40 đã học, hãy chuyển thành bảng số liệu và vẽ lại, rút ra nhận xét về dầu thô khai thác, dầu thô xuất khẩu, xăng dầu nhập khẩu của nước ta trong giai đoạn từ 1999 - 2002.
B2: Các nhóm trao đổi, hoàn thành các phiếu học tập của mình, báo cáo kết quả.
B3: Giáo viên bổ sung thêm, chuẩn kiến thức.
3. Củng cố và đánh giá (2p): Gv và HS cho điểm từng nhóm.
4. Nêu khái quát tình hình phát triển của ngành du lịch Quảng Bình và phương hướng phát triển trong nh

File đính kèm:

  • docGIAO_AN_DIA_LY_DIA_PHUONG_LOP_9_TINH_DAKLAK_20150726_030258.doc
Giáo án liên quan