Giáo án Địa lý 9 - Tiết 12, Bài 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp

* Nhóm 2: Nêu ví dụ về tài nguyên du lịch nhân văn ?

- Các công trình kiến trúc: Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn

- Di tích lịch sử: Đền Hùng ,cảng nhà Rồng

- Lễ hội : Chùa Hương, Chọi trâu, Festivan

- Làng nghề truyền thống: Lụa Hà Đông, gốm Bát Tràng.

- Văn hóa dân gian: Hát quan họ, cung đình Huế.

? Liên hệ tìm hiểu các tài nguyên du lịch ở địa phương em?

 

doc26 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 4642 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lý 9 - Tiết 12, Bài 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tỉ trọng tăng nhanh nhất ? Tại sao ?
 ? Hãy kể tên các cầu lớn thay cho phà qua sông mà em biết ?
 - Gọi 6 HS đọc 6 loại đường gt khác nhau.
Chuyển ý.
Hoạt động 2: Tìm hiểu ngành bưu chính viễn thông: ( 15’ )
? Bưu chính viễn thông có vai trò to lớn như thế nào ? 
Cơ cấu cuả ngành gồm các hệ thống dịch vụ gì?
? Việc phát triển dịch vụ điện thoại Internet tác động như thế nào đến đời sống KTXH nước ta?
-HS quan sát h 14.3 Nhận xét sau 10 năm số máy điện thoại cố định tăng gấp mấy lần ? hơn 35 lần.
* Gv:1/12/2006 cả nước có 25,7 tr thuê bao ĐT, cuối năm 2008 tb 92,6 máy / 100 dân.
? Trình bày những thành tựu đạt được cuả ngành bưu chính viển thông ?
I. Giao thông vận tải:
1. Ý nghĩa:
- Có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với mọi ngành kinh tế .
2. GTVT ở nước ta đã phát triển với đủ các loại hình: 
- Đường bộ có vai trò quan trọng nhất vì:
- Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu khối lượng hàng hóa vận chuyển.
- Đảm bảo chủ yếu nhu cầu vận tải trong nước.
- Mạng lưới các loại đường gtvt phát triển rộng khắp trên lãnh thổ nhằm phục vụ đắc lực cho pt’ktế-xh.
II. Bưu chính viễn thông:
- Là phương tiện quan trọng để tiếp thu các tiến bộ của KHKT.
- Cung cấp thông tin kịp thời cho việc điều hành các hoạt động KTXH.
- Phục vụ việc vui chơi giải trí và học tập của nhân dân.
- Góp phần đưa nước ta nhanh chóng hội nhập với nền kinh tế thế giới.
* phát triển rất nhanh cả về số lượng và chất lượng .
4. Củng cố và nhận xét (5’) 
- HS: ? Hãy chọn ý đúng: Đặc điểm của ngành GTVT VN ? 
	a. Không tạo ra sản phẩm vật chất mới.
	b. Làm tăng giá trị sản phẩm nhờ di chuyển vị trí.
	c. Tạo thuận lợi cho đời sống và sản xuất có cơ hội phát triển.
	d. a, b , c đúng.
? Việc phát triển dịch vụ điện thoại Internet tác động như thế nào đến đời sống KTXH nước ta?
5. Hoạt động nối tiếp: HS làm bt bản đồ. Soạn bài 15 thương mại và du lịch. 
Ngày soạn:11/10/2011
Ngày dạy :12/10/2011
 Tiết 15 
BÀI 15: 
THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học sinh cần
- Biết được các đặc điểm phát triển và phân bố ngành thương mại và du lịch ở nước ta.
- Chứng minh và giải thích được tại sao Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là các trung tâm thương mại, dịch vụ lớn nhất cả nước.
- Hiểu được những tiềm năng du lịch và ngành du lịch đang trờ thành ngành nghề kinh tế quan trọng. 
	2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc và phân tích lược đồ, bảng số liệu 
	3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước.ý thức trách nhiệm với cộng đồng trong vấn đề bảo vệ tài nguyên du lịch.
B. CHUẨN BỊ: 
	+ Biểu đồ H15.1 phóng to.
 + Bản đồ các nước trên thế giới.
 + Bản đồ du lịch Việt Nam.
 1. Ổn định lớp: 
	2. KTBC: 
	? Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông thuộc nhóm dịch vụ nào ? cho biết vai trò cuả giao thông vận tải và bưu chính viễn thông đối với sx và đời sống ?
	3. Bài mới: Giới thiệu bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ.
NỘI DUNG.
Hoạt động 1: Tìm hiểu ngành thương mại.
*Bước1: Tìm hiểu ngành nội thương. (15’)
-GV: công cuộc đổi mới nền ktế đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, hđ nội thương đã có sự thay đổi căn bản. Cả nước là một thị trường thống nhất, hàng hoá dồi dào tự do lưu thông, thông qua hệ thống các chợ.
? Thành phần kinh tế nào giúp nội thương phát triển mạnh nhất ? Biểu hiện ? 
 TL: Kinh tế tư nhân, tập thể chiếm 81% trong cơ cấu từng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 2002.
? Quan sát biểu đồ H15.1 cho biết hoạt động nội thương tập trung nhiều nhất ở vùng nào ? vùng nào nội thương chưa phát triển ? vì sao ? 
* HS khá: taị sao hoạt động nội thương ở ĐNB lại lớn hơn nhiều so vói ĐBSH ? -> do kt pt’ hơn mức sống của người dân cao hơn nên sức mua tăng.mặc dầu ở ĐNB có số dân ít hơn.
? Tại sao Hà Nội và TPHCM là trung tâm thương mại, dịch vụ lớn nhất cả nước ?
- cho hs quan sát H15.2.3.4.5 để so sánh.
?Nội thương hiện nay có những hạn chế nào? Liên hệ thực tế ở địa phương ?
 * Sự phân tán manh mún hành thật hàng giả, hàng kém chất lượng-> lợi ích của người kinh doanh chân chính và của người tiêu dùng chưa được bảo vệ đúng mức.
 Chuyển ý.
* Bước 2: Tìm hiểu ngành ngoại thương (10’)
? Ngoại thương là hoạt động ktế như thế nào? Có vai trò gì? 
? Quan sát H15.6 kể tên các mặt hàng xuất khẩu chủ lực cuả nước ta ? 
? Hiện nay nước ta quan hệ buôn bán với nhiều nhất thị trường nào ? Tại sao lại buôn bán nhiều nhất thị trường Châu Á – TBD ? HS thảo luận.
 TL: - Vị trí địa lí thuận lợi cho việc vận chuyển, giao nhận hàng hóa.
 - Các mối quan hệ có tính truyền thống.
 - Thị trường tiêu dùng có nhiều điểm tương đồng, dễ thâm nhập thị trường.
 - Tiêu chuẩn hàng hóa không cao, phù hợp với trình độ sản xuất của VN.
? Kể tên các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu cuả nước ta ? theo em giá trị giữa hàng xuất và nhập , hàng nào có giá trị lớn hơn ?
 Chuyển ý.
Hoạt động 2: Tìm hiểu ngành du lịch (10’)
? Ngành du lịch hiện nay có ý nghiã to lớn ntn?
? Tại sao nước ta có nhiều khả năng để pt’ tiềm năng du lịch ?
* GV: Cho hS thảo luận. 5’
* Nhóm 1: Nêu ví dụ về tài nguyên du lịch tự nhiên ?
 - Phong cảnh đẹp: Hạ Long …
 - Bãi tắm tốt: Nha Trang ,Vũng Tàu…
 - Khí hậu tốt : Đà Lạt, SaPa 
 - Vườn quốc gia: Cúc Phương, Bạch Mã…
* Nhóm 2: Nêu ví dụ về tài nguyên du lịch nhân văn ?
- Các công trình kiến trúc: Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn …
- Di tích lịch sử: Đền Hùng ,cảng nhà Rồng…
- Lễ hội : Chùa Hương, Chọi trâu, Festivan…
- Làng nghề truyền thống: Lụa Hà Đông, gốm Bát Tràng.
- Văn hóa dân gian: Hát quan họ, cung đình Huế..
? Liên hệ tìm hiểu các tài nguyên du lịch ở địa phương em? 
I. Thương mại: 
1. Nội thương: 
- Có đủ các thành phần kinh tế tham gia, trong đó quan trọng nhất là thành phần kinh tế tư nhân và tập thể giúp nội thương phát triển mạnh.
- Hàng hoá dồi dào, tự do lưu thông qua hệ thống các chợ.
- Phân bố không đều, tập trung nhiều oiử ĐNB, ĐBSH, ĐBSCL.
- Hà Nội và TPHCM là hai trung tâm thương mại và dịch vụ lớn, đa dạng nhất nước ta.
2. Ngoại thương: 
- Là hoạt động kinh tế quan trọng nhất nước ta . 
- Vai trò: Tăng các mặt hàng xuất nhập khẩu, đổi mới công nghệ mở rộng sx, cải thiện đời sống nhân dân.
- Những mặt hàng xuất khẩu chủ lực năm 2002:
- Công nghiệp nhẹ và tiểu thủ CN 40,6% 
- Công nghiệp nặng và khoáng sản 31,8%
- Nông lâm, thủy sản 27,6%
- Nhập khẩu máy móc tiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, và một số mặt hàng tiêu dùng.
- Hiện nay quan hệ buôn bán với thị trường khu vực châu Á –Thái Bình Dương.
II. Du lịch: 
* Ý nghiã: Tăng thu nhập, cải thiện đs nhân dân, quảng bá hình ảnh đất nước mở rộng giao lưu.
- Du lịch có nhiều tiềm năng để phát triển.
- Du lịch đang pt’ nhanh, cần chú ý gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc.
( Năm 2002 đón 2,6 tr khách quốc tế, 10 tr lượt khách trong nước. Năm 2005 đón 3,5 tr khách quốc tế, 17 tr lượt khách trong nước. Năm 2007 đón 4 tr khách quốc tế, 20 tr lượt khách trong nước, thu gần 3,5 tỉ USD )
Theo hội đồng du lìchvà lữ hành thế giới WTTC đưa ra VN một trong 10 quốc gia có ngành du lịch phát triển mạnh nhất gđ 2006-2015.
4 . Củng cố và nhần xét . 5’ GV hệ thống nội dung bài giảng .	? Ngành nội thương như thế nào? 
? Hà Nội và TP Hồ Chí Minh có những đk thuận lợi nào để trở thành hai trung tâm thương mại và dịch vụ lớn nhất nước ta?
? Vì sao nước ta lại buôn bán nhiều nhất với thị trường khu vực châu Á – Thái Bình Dương ? 
 5. Hoạt động nối tiếp. HS làm bài tập bản đồ, học bài, Chuẩn bị bài mới: Thực hành. Chuẩn bị theo nội dung câu hỏi sgk - Đồ dùng như bút màu, thước.
Ngày soạn :16/10/2011
Ngày dạy :17/10/2011
 Tiết 16 
BÀI 16: THỰC HÀNH.
VẼ BIỂU ĐỔ VỀ SỰ THAY ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ.
A. MỤC TIÊU: 
	1. Kiến thức: Học sinh cần củng cố lại các kiến thức đã học về cơ cấu kinh tế theo ngành sản xuất của cả nước.
	2. Kĩ năng: Vẽ biểu đồ, nhận sét biểu đồ.
	3. Thái độ: Liên hệ thực tế , bồi dưỡng ý thức học bộ môn.
B. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án + tập bản đồ + bảng phụ.
2. Học sinh: SGK + tập bản đồ + chuẩn bị bài.
C. TIẾN TRÌNH :
1. Ổn định lớp: 
2. KTBC: (4’)
? Tình hình ngành nội thương phát triển như thế nào? (7đ) 
- Nội thương phát triển với hàng hóa đa dạng. 
- Mạng lưới lưu thông hàng hóa có ở khắp các địa phương.
	- HN và TPHCM là hai trung tâm thương mại, dịch vụ lớn, đa dạng nhất nước ta. . 
? Hãy chọn ý đúng: 
	- Cơ cấu xuất nhập khẩu hiện nay của nước ta tập trung nhiều với thị trường nào:
	a. Khu vực châu Aâu và Bắc Mỹ.
	b. Khu vực châu Á –Thái Bình Dương. 
	c. Khu vục châu Phi.
	d. Ở tất cả các thị trường trên thế giới.
	3. Bài mới: (33’). Giới thiệu bài .
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ.
NỘI DUNG.
Hoạt động 1
- Giáo viên cho học sinh làm tập bản đồ.
? Biểu đồ miền được vẽ trong trường hợp nào ?
 Hoạt động 2
? Trục tung trục hoành thể hiện đối tượng gì ?
Hoạt động 3
* Giáo viên: cho học sinh quan sát bảng số liệu trong sgk chia nhóm cho học sinh hoạt động, đại diện nhóm trình bày bổ xung giáo viên nhận xét ghi bảng.
* Nhóm 1: Vẽ cơ cấu nông, lâm, thủy sản.
* Nhóm 2: Vẽ cơ cấu công nghiệp – xây dựng ? 
* Nhóm 3: Vẽ cơ cấu dịch vụ ?
DÞch vô
CN & XD
N - L- N
100%
 50
 0
 1991 93 95 97 99 01 2002
CHÚ THÍCH:
Ngành nông lâm ngư nghiệp: 	
Ngành công nghiệp và xây dựng: 
Ngành dịch vụ:
Hoạt động 4
? Sự giảm mạnh của tỉ trọng nông, lâm, ngư nghiệp từ 40,5% xuống còn 23,0% nói lên điều gì ?
? Tỉ trọng của khu vực kinh tế nào tăng nhanh ? Phản ành điều gì ?
1. Giới TH vẽ biểu đồ miền:
 - Thường được sử dụng trong khi chuỗi số liệu là nhiều năm.
2. Cách vẽ biểu đồ miền: 
- Trục tung thể hiện trị số tới 100%.
- Trục hoành thể hiện khoảng cách năm dài hay ngắn tương ứng
3. Tổ chức vẽ biểu đồ:
4. Nhận xét:
- Chứng tỏ cơ cấu kinh tế nước ta có sự chuyển dịch từ nông, lâm,ngư nghiệp sang phát triển công nghiệp và dịch vụ. 
- Tỉ trọng khu vực công nghiệp tăng nhanh nhất phản ánh quá trình CNH & HĐH đang tiến triển.
	4. Củng cố và luỵên tập: (4’).
? Tỉ trọng nông nghiệp giảm công nghiệp tăng có ý nghĩ gì ?
	- Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp chứng tỏ nước ta đang chuyển từ nước nông nghiệp sang nước công nghiệp.
? Hãy chọn ý đúng: Thành quả công cuộc đổi mới ở nước ta thấy rõ ở.
	a. Tốc độ tăng trưởng kinh tế.
	b. Sự cải thiện đời sống nhân dân.
	c. Khả năng tích lũy của nội bộ.
	d. a, b đúng. 
	e. a, b, c đúng.
	5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (3’)
- Học bài 
- Chuẩn bị bài mới: Ôn tập. Tự xem lại những bài đã học.
Ngày soạn:20/10/2011
Ngày dạy :21/10/2011
 Tiết 17 
BÀI: ÔN TẬP.
A. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Học sinh cần có hệ thống hóa những kiến thức khái quát về địa lí kinh tế VN.
	2. Kĩ năng: Hệ thống hóa kiến thức .
	3. Thái độ: Bồi dưỡng ý thức học bộ môn.
B. CHUẨN BỊ: 
	1. Giáo viên: Sgk, giáo án, bản đồ có liên quan.
	2. Học sinh: Sgk, chuẩn bị bài.
C.TIẾN TRÌNH:
	1. Ổn định lớp: (1’) 
	2. KTBC: (4’). 
? Tỉ trọng nông nghiệp giảm CN, DV tăng có ý nghĩa gì ? 
 	- Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp chứng tỏ nước ta đang từ nước nông nghiệp sang nước công nghiệp.
? Chọn ý đúng: 
	- Tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ tăng thấy:
	a. VN là nước công nghiệp.
	b. Quá trình CNH và HĐH đất nước. 
	3. Bài mới: (33’) 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ.
NỘI DUNG.
Giới thiệu bài mới.
Hoạt động 1
** Hệ thống hóa kiến thức.
? VN bao gồm bao nhiêu dân tộc ?
 TL:
? Các dân tộc ở VN phân bố như thế nào ?
 Hoạt động 2
? Dân số VN năm 2002 như thế nào ?
 TL: Là nước đông dân 79,7 tr ng (1999), 85 tr ng (2009)
? Hiện tượng bùng nồ dân số bắt đầu thời gian nào?
 ? Tỉ lệ gia tăng dân số hiện nay của VN như thế nào ?
 ? Cơ cấu dân số VN hiện nay như thế nào ?
Chuyển ý.
Hoạt động 3.
? Nguồn lao động và sử dụng lao động như thế nào?
? Vấn đề việc làm, chất lượng cuộc sống như thế nào?
Chuyển ý.Hoạt động 4.
? Nền kinh tế trước thời kì đổi mới ?
 ? Trong thời kì đổi mới nền kinh tế như thế nào ?
Chuyển ý.
Hoạt động 5.
? Kể tên các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phân bố nông nghiệp?
 ? Nhân tố KTXH ảnh hưởng đến nông nghiệp như thế nào ?
? Nhân tố nào chính ?
Chuyển ý
Hoạt động 6.
? Ngành trồng trọt gồm những cây trồng nào, phân bố?
 ? Ngành chăn nưôi phát triển như thế nào ?
 TL:
Chuyển ý.
Hoạt động 7.
- Quan sát bản đồ phân bố thực động vật.
? Ngành lâm nghiệp phân bố như thế nào ?
? Ngành thủy sản nước ta có điều kiện thuận lợi như thế nào ?
 Chuyển ý.
Hoạt động 8.
+ Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp? Nhân tố nào quan trọng?
 TL: - Nhân tố xã hội là quan trọng.
Chuyển ý.
Hoạt động 9.
? Ngành dịch vụ có cơ cấu như thế nào ?
? Ngành dịch vụ phân bố như thế nào ?
Chuyển ý.
Hoạt động 10.
? Nêu các loại hình GTVT ?
 TL: 
? Ngành BCVT có ý nghĩ như thế nào ?
 TL: 
Chuyển ý.
Hoạt động 11.
? Tình hình nội và ngoại thương như thế nào ?
 ? Ngành du lịch như thế nào?
1. Cộng đồng các dân tộc VN:
- Gồm 54 dân tộc cùng chung sống trên lãnh thổ.
- Người kinh phân bố rộng khắp song sống tập trung ở đồng bằng trung du, ven biển.
- Các Dân tộc ít người chiếm 13,8% phân bố chủ yếu ở TD,MN.
2. Dân số và gia tăng dân số:
- Hiện nay gia tăng tự nhiên đã giảm do áp dụng chính sách dân số 
- Cơ cấu dân số trẻ.
3. Lao động việc làm chất lượng cuộc sống:
- Nguồn lao động nước ta dồi dào, tăng nhanh
- Cơ cấu sử dụng lao động của nứơc ta thay đổi theo đổi mới của nền kinh tế.
- Chất lượng cuộc sống đang được cải thiện.
4. Sự phát triển nền kinh tế:
- Gặp nhiều khó khăn, khủng hoảng kéo dài, tình trạng lạm phát cao, mức tăng trưởng kinh tế thấp sản xuất đình trệ.
- Trong thời kì đổi mới có sự chuyển dịch về cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ, và thành phần kinh tế.
5. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố và phát triển nông nghiệp:
- Nhân tố đất, khí hậu nước, sinh vật.
- Dân cư, lao động nông thôn, chính sách CSVCKT, chính sách phát triển nông nghiệp.
6. Sự phát triển và phân bố nông nghiệp:
- Ngành trồng cây lương thực, cây ăn quả, cây công nghiệp .
- Chăn nưôi chiếm tỉ trọng thấp trong nông nghiệp.
7. Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản:
- Mô hình nông lâm kết hợp đang được phát triển góp phần bảo vệ rừng nâng cao đời sống nhân dân.
- Hoạt động nuôi trồng thủy sản có tiềm năng rất lớn cả về thủy sản nước ngọt, mặn, lợ.
8. Các nhân tố ảnh hưởng đến sư phát triển và phân bố công nghiệp, những ngành công nghiệp trọng điểm:
- Nhân tố tự nhiên và nhân tố xã hội.
- Ngành công nghiệp trọng điểm: Khai thác nhiên liệu, điện chế biến LTTP, dệt may, 
9. Ngành dịch vụ:
- Cơ cấu gồm: Dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ sản xuất, dịch vụ công cộng.
- Sự phân bố dựa vào phân bố dân cư, kinh tế phát triển.
10. Ngành GT VT và BC VT:
- Đường bộ, sắt, sông biển, hàng không, ống.
- Ngành góp phần đưa VN thành nước công nghiệp.
11. Ngành thương mại và du lịch:
- Nội thương phát triển với hàng hóa đa dạng.
- Ngoại thương là hoạt động kinh tế quan trọng nhất nước ta.
- Du lịch ngày càng khẳng định vị thế của mình trong cơ cấu kinh tế cả nước.
	4. Củng cố và luỵên tập: ( 4).
? Dân số và sự gia tăng dân số VN như thế nào ?
	- 2002 dân số VN 79,7 tr ng.
	- Gia tăng dân số tự nhiện đã giảm do áp dụng chính sách dân số .
? Nhân tố chính tác động đến sự phát triển và phân bố công nghiệp: 
	a. Nhân tố tự nhiên. b. Nhân tố xã hội.
	5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (3) 
- Học bài và chuẩn bị giờ sau kiểm tra 1 tiết.
Ngày soạn :21/10/2011
Ngày dạy : 22/10/2011
 Tiết 18 
BÀI KIỂM TRA 45’
A. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Giúp Học sinh có khả năng nắm vững bài hơn và biết vận dụng kiến thức đã học vào làm bài kiểm tra.
	2. Kĩ năng: Viết, trình bày bài kiểm tra.
	3. Thái độ : Giáo dục tính trung thực trong làm bài kiểm tra.
B. CHUẨN BỊ: 
	1. Giáo viên: Giáo án, câu hỏi và đáp án.
	2. Học sinh: chuẩn bị bài.
C.TIẾN TRÌNH :
	1. Ổn định lớp: (1) 
	2. KTBC:
	3. Bài mới: ( 37).
(I). MA TRẬN:
 Møc ®é
Néi dung
CÊp ®é t­ duy
NhËn biÕt
Th«ng hiÓu
VËn dông thÊp
VËn dông cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
ChuÈn kiÕn thøc
C©u 1
C©u 2
C©u 3
C©u 4
ChuÈn kÜ n¨ng
C©u 5
C©u 6
C©u 7
Céng sè c©u
2
2
1
2
Tæng sè ®iÓm
0,5
2,5
1,0
6,0
%
5
25
10
60
(II). ĐỀ BÀI:
I. Trắc nghiệm: (3điểm) Chọn một ý đúng nhất !
Câu 1: (0,25đ) Mật độ dân số nước ta năm 2003 là:
	a. 195 người/km2	b. 245 người/km2
c. 246 người/km2	d. 248 người/km2
Câu 2: (0,25đ) Ba ngành CN trọng điểm có tỉ trọng cao nhất nước ta hiện nay là:
a. Thực phẩm; Hoá chất; Cơ khí - điện tử.
b. Thực phẩm; Khai thác nhiên liệu; Cơ khí - điện tử.
c. Khai thác nhiên liệu; Thực phẩm; Dệt may.
Câu 3: (0,75đ) Chọn ý trong ô bên phải sao cho đúng với ý trong ô bên trái:
Khu vực
Dân tộc
1. Trung du & miền núi Bắc Bộ
a. Chăm, Hoa, Khơ-me
2. Trường Sơn và Tây Nguyên
b. Tày, Thái, Mường, Nùng, Dao
3. Duyên hải cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ
c. Ba na, Cơ ho, Gia rai, Ê đê 
Câu 4: (1,75đ) Điền vào bảng tên vùng trồng nhiều nhất các loại cây trồng sau:
Cây trồng
Vùng trồng nhiều nhất
Cây trồng
Vùng trồng nhiều nhất
1. Cà phê
....................................
5. Lạc
....................................
2. Cao su
....................................
6. Mía
....................................
3. Chè
....................................
7. Đỗ tương
....................................
....................................
4. Dừa
....................................
II. Tự luận: ( 7đ).
Câu 5: (1đ) Nêu những mặt mạnh và mặt hạn chế của nguồn lao động nước ta hiện nay ? 
Câu 6: (4đ) Vì sao nói vấn đề việc làm lại là một vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta hiện nay ? Nêu các giải pháp khắc phục vấn đề này ?
Câu 7: (2đ) Cho bảng số liệu về Cơ cấu sử dụng lao động theo thành phần kinh tế: (%):
 Năm
 Thành phần
1985
1990
1995
2002
Khu vực nhà nước
15,0
11,3
9,0
9,6
Các khu vực kinh tế khác
85,0
88,7
91,0
90,4
? Từ bảng số liệu trên, nêu nhận xét về sự thay đổi trong sử dụng lao động theo các thành phần kinh tế ở nước ta ? giải thích nguyên nhân ?
(III). ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM:
I. Trắc nghiệm: ( 3đ)
Câu 1: (0,25đ) 
c. 246 người/km2
Câu 2: (0,25đ) 
b. Thực phẩm; Khai thác nhiên liệu; Cơ khí - điện tử.
Câu 3: 
	1 – b	(0,25đ) 
	2 – c 	(0,25đ) 
	3 – a 	(0,25đ) 
Câu 4: (1,75đ) Điền vào bảng tên vùng trồng nhiều nhất các loại cây trồng sau:
Cây trồng
Vùng trồng nhiều nhất
Cây trồng
Vùng trồng nhiều nhất
1. Cà phê
Tây nguyên
5. Lạc
Bắc Trung bộ
2. Cao su
Đông Nam Bộ
6. Mía
ĐB SCL
3. Chè
TD & MN Bắc Bộ
7. Đỗ tương
Đông Nam Bộ
4. Dừa
ĐB SCL
II. Tự luận: (7đ).
Câu 5: Nguồn lao động nước ta:
Mặt mạnh: (0,5 đ) có nhiều kinh nghiệm trông sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp, thủ công nghiệp, cần cù, chịu khó, có khả năng tiếp thu tốt KH-KT.. 
Mặt hạn chế: (0,5 đ) hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn (78,8 % lao động không qua đào tạo)
Câu 6: 
*Vần đề việc làm là một vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta vì: (2đ)
	- Lực lượng lao động ở nước ta rất đông: > 37,4 triệu người.
	- Số người thiếu việc làm cao : 9,4 triệu người.
	- Số người thất nghiệp đông : 856 000 người.
	- Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn cao : 28,2 %
	- Tỉ lệ thất nghiệp ở thành phố nhiều : 6,8 %
	- Mỗi năm tăng thêm 1,1 triệu LĐ mới.
	- Thiếu việc làm sẽ gây ra nhiều vấn đề xã hội phức tạp : cờ bạc, trộm cắp, rượu chè, mại dâm, ma tuý ....
	*Giải pháp: (2đ)
	- Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng vừa tạo thêm việc làm, vừa khai thác tốt tiềm năng của mỗi vùng.
	- Đẩy mạnh KHHGĐ nhằm giảm tỉ lệ sinh.
	- Đa dạng hoá các loại hình đào tạo, mở thêm các trường dạy nghề, các trung tâm giới thiệu việc làm, công tác hướng nghiệp ở các nhà trường.
	- Ở nông thôn: đa dạng hoá các hoạt động kinh tế ( phát triển kinh tế hộ gia đình, các ngành nghề thủ công truyền thống, các dịch vụ ở nông thôn, phát triển công nghiệp chế biến...)
	- Ở thành thị: phát triển công nghiệp và dịch vụ, chú trọng loại hình quy mô nhỏ, thu hồi vốn nhanh, có kĩ thuật tinh xảo...
	- Cần có chính sách hỗ trợ người vay vốn, tạo công ăn việc làm.
	- Mở rộng quan hệ hợp tác với nước ngoài để mở rộng các ngành nghề sản xuất, để xuất khẩu lao động.
Câu 7: 
	* Nhận xét sự thay đổi cơ cấu sử dụng lao động theo các thành phần kinh tế:
	- Tình hình sử dụng lao động ở nước ta t

File đính kèm:

  • docBAI 12 DL 9 THAO GIANG.doc