Giáo án Địa lý 8 tiết 31: Ôn tập

Việt Nam gia nhập vào ASEAN thì có thuận lợi và khó khăn gì?

- Lợi ích: Hợp tác KTXH, có nhiều cơ hội phát triển KT,VH

+ Tốc độ mậu dịch tăng từ 1990 -> nay 26,8%

+ Xuất khẩu gạo + Nhập xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, hàng điện tử

+ Dự án hành lang đông tây, khai thác lợi thế miền trung-xóa đói giảm nghèo

+ Quan hệ trong thể thao VH

- Khó khăn: chênh lệch trình độ kinh tế, khác biệt chính trị, bất đồng ngôn ngữ

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2285 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 8 tiết 31: Ôn tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26 Ngày soạn:07 /02/2015
Tiết 31 Ngày dạy: 10/02/2015
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU : Qua bài học, học sinh cần đạt được:
1. Kiến thức: Hệ thống hoá các kiến thức về:
- Kinh tế, hiệp hội các nước ĐNA
- Việt Nam – Đất nước – Con người
- Địa lí tự nhiên VN: Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ, vùng biển VN, lịch sử phát triển tự nhiên, đặc điểm tài nguyên khoáng sản VN
2. Kĩ năng: Đọc và phân tích lược đồ,tranh ảnh, biểu đồ
3. Thái độ: Có ý thức học tập nghiêm túc, tự giác tích cực	
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung:Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tính toán
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ; sử dụng số liệu thống kê; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video, clip
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 1. Chuẩn bị của giáo viên	
 Bản đồ tự nhiên, bản đồ khoáng sản VN	
2. Chuẩn bị của học sinh: sgk, tập bản đồ VN
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 
1. Ổn định ( 1 phút) : Kiểm tra vệ sinh,sĩ số lớp 
8 A1...............................................8A2........................................ 8A3................................................, 8A5............................................., 8A6....................................................
2. Kiểm tra bài cũ: thực hiện trong quá trình ôn tập
3. Tiến trình bài học:
	Khởi động:
 Hoạt động 1:Hệ thống hóa các kiến thức đã học (25 phút )
* Hình thức tổ chức hoạt động:Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; cặp
*Phương pháp dạy học : Đàm thoại, diễn giảng, giải quyết vấn đề, pp sử dụng bản đồ, thảo luận, tự học,
* Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, KT học tập hợp tác, 
Bước 1: Các nước Đông Nam Á
1. Nêu các đặc điểm cơ bản của nền kinh tế các nước Đông Nam Á?
a. Nền KT của các nước Đông Nam Á phát triển khá nhanh, song chưa vững chắc:
- Tốc độ tăng trưởng KT khá cao điển hình như: Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, VN
- Tốc độ tăng trưởng GDP không đều - Dễ bị tác động từ bên ngoài
- Môi trường chưa được chú trọng bảo vệ
b.Cơ cấu kinh tế đang có những thay đổi
- Tỉ trọng nông nghiệp giảm
- Tỉ trọng CN –DV tăng, phần đóng góp vào GDP tăng ->Phản ánh quá trình CNH đất nước.
- Các ngành sản xuất tập trung chủ yếu ở các vùng đồng bằng và ven biển
2. Cho biết hiệp hội các nước ASEAN ra đời thời gian nào? Có bao nhiêu nước thành viên hiện nay ? Mục tiêu hoạt động của ASEAN là gì?
a. Thành lập 8/8/1967. Có 10 nước thành viên 
b. Mục tiêu hoạt động: - Liên kết về quân sự là chính - Hợp tác kinh tế 
- Giữ vững hòa bình, an ninh, ổn định khu vực, XD 1 cộng đồng hòa hợp, cùng phát triển kinh tế
- Đoàn kết hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định và phát triển đồng đều trên nguyên tắc tự nguyện, tôn trọng chủ quyền của nhau
3. Việt Nam gia nhập vào ASEAN thì có thuận lợi và khó khăn gì?
- Lợi ích: Hợp tác KTXH, có nhiều cơ hội phát triển KT,VH
+ Tốc độ mậu dịch tăng từ 1990 -> nay 26,8%
+ Xuất khẩu gạo + Nhập xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, hàng điện tử
+ Dự án hành lang đông tây, khai thác lợi thế miền trung-xóa đói giảm nghèo
+ Quan hệ trong thể thao VH
- Khó khăn: chênh lệch trình độ kinh tế, khác biệt chính trị, bất đồng ngôn ngữ
Bước 2: Việt Nam - đất nước – con người
4. Hãy chứng minh Việt Nam là một trong những quốc gia mang đậm bản sắc thiên nhiên, văn hóa, lịch sử của khu vực Đông Nam Á?
- Thiên nhiên: mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.
- Văn hoá: có nền văn minh lúa nước, tôn giáo, nghệ thuật, kiến trúc, ngôn ngữ gắn bó với các nước trong khu vực
- Lịch sử: là lá cờ đầu trong khu vực chống thực dân Pháp, phát xít Nhật và đế quốc Mỹ, giành độc lập dân tộc.
- Là thành viên của ASEAN từ năm 1995. VN tích cực góp phần xây dựng ASEAN ổn định, tiến bộ, thịnh vượng
Bước 3: Địa lí tự nhiên Việt Nam
5. Trình bày vị trí địa lí, giới hạn và phạm vi lãnh thổ của nước ta? Nêu ý nghĩa của vị trí địa lí về mặt tự nhiên, kinh tế xã hội?
- Cực bắc: 23023'B, Cực nam:8034'B
 Cực tây: 102010'Đ, Cực đông:109024'Đ 
- Phạm vi bao gồm cả phần đất liền (331212 km2 ) và phần biển (khoảng 1 triệu km2)
* Ý nghĩa: 
- Nước ta nằm trong miền nhiệt đới gió mùa, thiên nhiên đa dạng, phong phú, nhưng cũng gặp không ít thiên tai (bão, lụt, hạn...)
- Nằm gần trung tâm ĐNA, nên thuận lợi cho việc giao lưu và hợp tác phát triển KTXH
6. Trình bày đặc điểm lãnh thổ nước ta?
- Phần đất liền: Kéo dài theo chiều bắc – nam (1650km), đường bờ biển hình chữ S dài 3260km, đường biên giới trên đất liền dài trên 4600km
- Phần biển đông thuộc chủ quyền VN mở rất rộng về phía Đ và ĐN, có nhiều đảo và quần đảo 
- Biển đông có ý nghĩa chiến lược đối với nước ta cả về an ninh quốc phòng và phát triển KT
7. Nêu đặc điểm của biển đông và vùng biển nước ta?
- Biển nóng quanh năm
- Chế độ gió, nhiệt của biển và hướng chảy của các dòng biển thay đổi theo mùa
- Chế độ triều phức tạp
8. Biển Việt Nam có những thuận lợi , khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế, đời sống nhân dân?
9. Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam trải qua mấy giai đoạn? Nêu nét đặc trưng của mỗi giai đoạn?
- Giai đoạn tiền Cambri: tạo lập nền móng sơ khai của lãnh thổ
- Giai đọan cổ kiến tạo: phát triển, mở rộng và ổn định lãnh thổ
- Giai đọan tân kiến tạo: tạo nên diện mạo hiện tại của lãnh thổ và còn đang tiếp diễn
10. Đặc điểm tài nguyên khoáng sản nước ta?Cho biết một số vùng mỏ khoáng sản chính và một số địa danh có các mỏ lớn?
- Vùng Đông Bắc với các mỏ sắt, ti tan (Thái Nguyên), than (Quảng Ninh).
- Vùng Bắc Trung Bộ với các mỏ crôm (Thanh Hóa), thiếc, đá quý (Nghệ An), sắt (Hà Tĩnh).
 Hoạt động 2:Rèn luyện kĩ năng làm bài tập địa lí( 15 phút)
* Hình thức tổ chức hoạt động:Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; 
*Phương pháp dạy học : Giải quyết vấn đề, pp sử dụng số liệu thống kê và biểu đồ tự học,
* Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, KT học tập hợp tác, 
Bước 1: Gv nêu các bài tập trong sách giáo khoa, nhắc lại cách làm bài tập:
 Bài 2/ 57 sgk	Bài 3/61 sgk	Bài 2/86 sgk	Bài 2/100 sgk	
Bước 2: Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài tập 2/Trang 57 và BT3/ trang 61 sách giáo khoa
Các hs còn lại làm vào vở.
Hs nhận xét, gv sửa lỗi sai (nếu có)	
Bước 3: Gv hướng dẫn HS cách làm bài kiểm tra 
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
1. Tổng kết (3 phút)
Nhận xét, đánh giá, ghi điểm cho các em tích cực, phê bình đối những em không chuẩn bị bài. GV hệ thống nội dung cần ôn tập
2. Hướng dẫn học tập (1 phút):
Học kĩ nội dung ôn tập tiết sau kiểm tra 1 tiết 
V. PHỤ LỤC
VI. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docDia_8_tuan_26_tiet_31_20150726_044657.doc