Giáo án Địa lý 7 - Tiết 21, Bài 22: Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc

GV : Việc khai thác trên hoang mạc rất tốn kém nhưng con người vẫn cải tạo hoang mạc bằng các giếng khoan sâu đến các túi nước ngầm hay các túi dầu mỏ, khoáng sản nằm bên dưới các hoang mạc ở các bán đảo Ả rập, Tây Nam Hoa Kì, Bắc Phi. Bằng lợi nhuận khổng lồ khi khoan được các khu mỏ dầu khí, túi nước các đô thị mới mọc lên trong hoang mạc với đầy đủ tiện nghi cho những người thợ khai thác và điều hành Cuộc sống hiện đại bắt đầu xuất hiện ở các ốc đảo; có nhiều đô thị mọc lên; nhà ở, phương tiện hiện đại, nếp sống hiện đại thay thế cho cuộc sống cổ truyền lạc hậu.

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2777 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 7 - Tiết 21, Bài 22: Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
So¹n: 19/10/2/014
Gi¶ng: 22/10/2014
 Tiết 21 
Bài 20: 	 HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở HOANG MẠC
I. Mục tiêu bài học: 
	1. Kiến thức: 
- Trình bày và giải thích ( ở mức độ đơn giản) các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại của con người ở hoang mạc 
.- Biết được nguyên nhân làm cho hoang mạc ngày càng mở rộng và biện pháp hạn chế sự phát triển hoang mạc 
	2. Kĩ năng:
- Phân tích ảnh ĐL: cảnh quan hoang mạc ở đới nóng và ở đới ôn hòa, hoạt động kinh tế HM.
II. Phương tiện dạy học:
	 -Tranh ảnh về các hoạt động kinh tế cổ truyền và kinh tế hiện đại trên các hoang mạc
III. Hoạt động của GV và HS :
	1, Ổn định tổ chức
	2, Kiểm tra bài cũ: 
	- Nêu đặc điểm của khí hậu hoang mạc? Thực vật và động vật thích nghi với môi trường hoang mạc như thế nào?
	3, Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
Hoạt động 1: Nhóm 
GV yêu cầu HS đọc thuật ngữ “ốc đảo” / Tr.186 SGK
GV hướng dẫn HS quan sát các bức ảnh về hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc ( Hình 20.1, 20.2/ Tr.64, H.20.3, 20.4/ Tr.65 sgk) và mô tả về các hoạt động kinh tế trong từng bức ảnh
GV chia lớp làm 4 nhóm, thảo luận
CH 1 : Tại sao ở hoang mạc trồng trọt lại phát triển trên các ốc đảo ? Ở đây chủ yếu trồng cây gì ?
CH 2 : Cho biết trong điều kiện khô hạn ở hoang mạc, việc sinh sống của con người phụ thuộc vào yếu tố nào?
CH 3 : Dựa vào các bức ảnh kết hợp sự hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết trong môi trường hoang mạc có những hoạt động kinh tế nào? Điều kiện nào giúp cho các hoạt động kinh tế đó phát triển?
CH 4 : Vì sao hoạt động kinh tế cổ truyền quan trọng ở hoang mạc là chăn nuôi du mục và chủ yếu là chăn nuôi gia súc?
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung 
CH : Ngoài chăn nuôi du mục ở hoang mạc còn có các hoạt động kinh tế cổ truyền nào khác?
CH : Trồng trọt và chuyên chở hàng qua hoang mạc.
CH: Một số dân tộc sống chở hàng hóa qua hoang mạc bằng phương tiện gì?
CH : Quan sát các ảnh 20.3 và 20.4/ Tr.65, p/ tích vai trò của kĩ thuật khoan sâu trong việc làm biến đổi bộ mặt của hoang mạc?
GV cho biết : + H 20.3 là cảnh trồng trọt ở những nơi có dàn tưới nước tự động xoay tròn của Li-bi. Cây cối chỉ mọc ở những nơi có nước tưới, hình thành nên những vòng tròn xanh, bên ngoài vòng tròn là hoang mạc. Để có được nước tưới như vậy, phải khoan đến các vỉa nước ngầm rất sâu nên rất tốn kém.
 + H 20.4 là các dàn khoan dầu mỏ với các cột khói của khí đồng hành đang bốc cháy. 
GV : Việc khai thác trên hoang mạc rất tốn kém nhưng con người vẫn cải tạo hoang mạc bằng các giếng khoan sâu đến các túi nước ngầm hay các túi dầu mỏ, khoáng sản nằm bên dưới các hoang mạc ở các bán đảo Ả rập, Tây Nam Hoa Kì, Bắc Phi. Bằng lợi nhuận khổng lồ khi khoan được các khu mỏ dầu khí, túi nước… các đô thị mới mọc lên trong hoang mạc với đầy đủ tiện nghi cho những người thợ khai thác và điều hành… Cuộc sống hiện đại bắt đầu xuất hiện ở các ốc đảo; có nhiều đô thị mọc lên; nhà ở, phương tiện hiện đại, nếp sống hiện đại thay thế cho cuộc sống cổ truyền lạc hậu.
Hoạt động 2: Cả lớp 
GV hướng dẫn HS quan sát ảnh 20.5/ Tr.65 sgk, mô tả và nhận xét hiện tượng trong ảnh ?
HS : Cát lấn vào khu dân cư ở các hoang mạc
CH:Nguyên nhân nào làm cho các h/ mạc ngày càng mở rộng?
CH : Nêu một số thí dụ cho thấy những tác động của con người đã làm tăng diện tích hoang mạc trên thế giới?
Hướng dẫn HS quan sát ảnh 20.6 / Tr.66 sgk
CH : Nêu các biện pháp nhằm hạn chế sự phát triển của hoang mạc?
CH : Liên hệ ở Việt Nam về những biện pháp chống hiện tượng cát bay, đặc biệt là ở miền Nam Trung Bộ.
1. Hoạt động kinh tế.
- Hoạt động kinh tế cổ truyền : chăn nuôi du mục, trồng trọt trong các ốc đảo. 
Nguyên nhân: thiếu nước.
Hoạt động kinh tế hiện đại: khai thác dầu khí, nước ngầm.
 Nguyên nhân: nhờ tiến bộ của khoa học - kĩ thuật.
2. Hoang mạc đang ngày càng mở rộng
- Nguyên nhân: chủ yếu do tác động tiêu cực của con người, cát lấn, biến động của khí hậu toàn cầu. 
- Biện pháp: cải tạo hoang mạc thành đất trồng, khai thác nước ngầm, trồng rừng.
4, Củng cố 
	GV khái quát lại nội dung bài học.
	GV cho HS hoàn thành sơ đồ sau :
5, Dặn dò : Học bài 20 
Xác định lại ranh giới các đới khí hậu.
Chuẩn bị bài “ Môi trường đới lạnh”

File đính kèm:

  • doctuan 11(1).doc