Giáo án Địa lý 7 - Học kỳ I

+ Mưa axít làm chết cây cối, ăn mòn các công trình xây dựng và gây ra các bệnh về đường hô hấp cho con người.

+ Khí thải làm tăng hiệu ứng nhà kính khiến TĐ nóng lên, khí hậu toàn cầu biến đổi, băng tan ở 2 cực, nước biển dâng cao; tạo ra lỗ thủng tầng ôzôn gây nguy hiểm cho sức khỏe con người.

+ Ô nhiễm phóng xạ

- Biện pháp:

+ Các nước trên thế giới đã kí Nghị định thư Ki-ô-tô: Cắt giảm lượng khí thải.

+ Đổi mới công nghệ sản xuất, đẩy mạnh khai thác và sử dụng nguồn năng lượng sạch.

 

doc78 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 3895 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lý 7 - Học kỳ I, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
? Nguyên nhân nào cuốn hút người dân vào sống trong các đô thị đới ôn hòa?
? Tỉ lệ dân đô thị ở đới ôn hoà là bao nhiêu?
- Hơn 75% dân cư sinh sống trong các đô thị.
Gv: Treo bản đồ
? Kể tên các thành phố lớn ở đới ôn hòa? Nhận xét số dân đô thị của các thành phố này với số dân đô thị của các nước có thành phố đó?
- Các thành phố lớn thường chiếm tỉ lệ lớn dân đô thị của 1 nước:
+ Niuooc: 10% dân số đô thị Mĩ
+ Tokyo: 27% dân số đô thị NB
+ Pari: 21% dân số đô thị Pháp 
? Các đô thị ở đới ôn hoà phát triển như thế nào?
Gv: giới thiệu H16.1 và H16.2
- Các đô thị mở rộng, kết nối với nhau tạo thành chuỗi hay chùm đô thị
? Trình độ phát triển đô thị của đới ôn hòa khác với đới nóng như thế nào? Chứng minh?
Gv: giảng giải
- Đô thị phát triển theo qui hoạch: 
+ Trung tâm đô thị là khu thương mại, dịch vụ
+ Hệ thống giao thông phát triển
+ Còn tồn tại những công trình kiến trúc cổ.
? Đô thị hóa ở mức độ cao ảnh hưởng như thế nào tới dân cư, đời sống đới ôn hòa?
Gv: giảng giải
- Lối sống đô thị phổ biến trong phần lớn dân cư đới ôn hòa
12p
2. Các vấn đề của đô thị
? Quan sát H16.3 và H16.4 cho biết nội dung 2 bức ảnh?
? Dân cư tập trung trong các đô thị quá đông làm nảy sinh những vấn đề gì?
- Ô nhiễm môi trường: không khí, nước
- Ùn tắc giao thông
- Thất nghiệp, thiếu lao động
- Thiếu nhà ở, công trình công cộng
- Diện tích đất canh tác bị thu hẹp
? Việc đô thị mở rộng ảnh hưởng như thế nào tới sản xuất nông nghiệp? Liên hệ Việt Nam?
? Nêu một số biện pháp nhằm giải quyết các vấn đề đô thị ở đới ôn hòa?
Gv: giảng giải
* Biện pháp: 
- Quy hoạch lại đô thị theo hướng "phi tập trung"
- Xây dựng nhiều thành phố vệ tinh
- Chuyển dịch hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ đến các vùng mới.
- Đẩy mạnh đô thị hóa nông thôn.
4. Củng cố: (6ph)
- Đọc ghi nhớ (sgk/55).
? So sánh đô thị hoá đới nóng và đới ôn hoà? 
? Nêu những vấn đề nảy sinh khi đô thị phát triển nhanh?
5. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài về nhà: (2ph)
- Học bài, tìm hiểu vấn đề môi trường ở địa phương mà mình sinh sống.
- Đọc trước bài 17: Ô nhiễm môi trường đới ôn hoà.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
***************************************
Ngày soạn: 24/10/2012
TIẾT 19 BÀI 17: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở ĐỚI ÔN HÒA
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Học sinh cần:
- Biết nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí và môi trường nước ở đới ôn hòa.
- Hậu quả của sự ô nhiễm và các biện pháp nhằm giảm ô nhiễm. 
2. Kỹ năng:
Rèn kĩ năng phân tích ảnh địa lí.
3. Thái độ: 
Học sinh biết bảo vệ môi trường sống của bản thân mình.
II. PHƯƠNG PHÁP: Giảng giải, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Bảng phụ, sách giáo khoa, giáo án.
2. Học sinh: Sách, vở, bài cũ.
IV. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
1. Ổn định tổ chức: (1ph)
Thứ
Ngày giảng
Tiết thứ
Lớp
Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: (8ph)
- Nét đặc trưng của đô thị hóa ở đới ôn hòa là gì? So sánh đặc điểm đô thị hoá ở đới nóng và đới ôn hoà?
- Nêu các vấn đề nảy sinh trong đô thị hóa ở đới ôn hòa và biện pháp giải quyết các vấn đề đó?
…………………………………………………………………………………………
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài (1ph): Một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của toàn thế giới hiện nay là vấn đề ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước và không khí. Vậy vấn đề ô nhiễm môi trường ở đới ôn hoà như thế nào? Nguyên nhân, hậu quả và biện pháp khắc phục những vấn đề này ở đới ôn hoà là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài ngày hôm nay
b. Giảng bài mới
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS- GHI BẢNG
12p
1. Ô nhiễm không khí
? Quan sát H16.3 và H17.1, H17.2 cho biết 3 bức ảnh có điểm gì giống nhau? 
? Nguyên nhân nào làm không khí bị ô nhiễm?
- Nguyên nhân: 
+ Sự phát triển công nghiệp Khí thải nhiều
Gv: giảng giải, mở rộng
+ Khí thải của phương tiện giao thông
+ Sự bất cẩn khi sử dụng năng lượng nguyên tử làm rò rỉ phóng xạ
- Hậu quả:
? Ô nhiễm không khí gây ra những hậu quả gì?
Gv: Mở rộng, giải thích về mưa axít, hiệu ứng nhà kính.
+ Mưa axít làm chết cây cối, ăn mòn các công trình xây dựng và gây ra các bệnh về đường hô hấp cho con người.
+ Khí thải làm tăng hiệu ứng nhà kính khiến TĐ nóng lên, khí hậu toàn cầu biến đổi, băng tan ở 2 cực, nước biển dâng cao; tạo ra lỗ thủng tầng ôzôn gây nguy hiểm cho sức khỏe con người.
+ Ô nhiễm phóng xạ
? Để khắc phục hậu quả ô nhiễm không khí cần có những biện pháp gì?
Gv: cho hs quan sát lại H15.2
Gv: mở rộng
- Biện pháp:
+ Các nước trên thế giới đã kí Nghị định thư Ki-ô-tô: Cắt giảm lượng khí thải.
+ Đổi mới công nghệ sản xuất, đẩy mạnh khai thác và sử dụng nguồn năng lượng sạch.
13p
2. Ô nhiễm nước
Gv: chia nhóm thảo luận
+ Nhóm 1: Nêu nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm nước sông?
+ Nhóm 2: Nêu nguyên nhân gây ô nhiễm nước biển?
+ Nhóm 3: Nêu hậu quả của sự ô nhiễm nước sông, biển?
+ Nhóm 4: Nêu các biện pháp chống ô nhiễm nước sông, biển?
 Gv: giới thiệu H17.3, H17.4, giải thích cho học sinh về hai hiện tuợng thuỷ triều này.
Gv: liên hệ H15.4 và H15.5
- Nguyên nhân:
+ Ô nhiễm nước sông do chất thải của các nhà máy, phân hóa học, thuốc trừ sâu, chất thải sinh hoạt
+ Ô nhiễm nước biển do váng dầu của các tàu thuyền trở dầu, giàn khoan, chất thải phóng xạ, công nghiệp, chất thải từ sông…
- Hậu quả: 
+ Ảnh hưởng tới nuôi trồng thủy hải sản, hủy hại môi trường sống của sinh vật…
+ Sinh ra các hiện tượng thủy triều đen, thủy triều đỏ
- Biện pháp: 
+ Tăng cường đầu tư xử lí chất thải
+ Nâng cao nhận thức của người dân
? Tình trạng ô nhiễm môi trường không khí và ô nhiễm nước sông ở địa phương em như thế nào?
4. Củng cố: (8ph)
- Làm bài tập 2 SGK/58: giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ hình cột. 
+ Gv treo bảng phụ biểu đồ: Tổng lượng khí thải bình quân đầu của Hoa Kì và Pháp
+ Tổng lượng khí thải= dân số × lượng khí thải bình quân đầu người.
5. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài về nhà: (2ph)
- Học bài, trả lời câu hỏi 1 sgk/58.
- Chuẩn bị giờ sau thực hành: Xem lại đặc điểm, biểu đồ khí hậu từng kiểu môi trường.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………….
Ngày soạn: 25/10/2012
TIẾT 20 BÀI 18: THỰC HÀNH NHẬN BIẾT ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG
 ĐỚI ÔN HÒA
I. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC:
1. Kiến thức: 
- Củng cố cho học sinh các kiến thức về:
+ Đặc điểm các kiểu khí hậu, tự nhiên môi trường đới ôn hòa.
+ Những vấn đề cần quan tâm ở đới ôn hòa.
2. Kỹ năng:
Rèn kĩ năng phân tích biểu đồ khí hậu và cách phân tích một vấn đề địa lí.
3. Thái độ: 
Học sinh biết yêu quí và bảo vệ môi trường tự nhiên nơi mình sinh sống
II. PHƯƠNG PHÁP: Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Bảng phụ, sách giáo khoa, giáo án.
2. Học sinh: Sách, vở, dụng cụ học tập.
IV. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
1. Ổn định tổ chức: (1ph)
Thứ
Ngày giảng
Tiết thứ
Lớp
Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: (8ph)
- Nêu nguyên nhân, hậu quả và biện pháp nhằm chống ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa?
- Làm bài tập 2 SGK/58? 
…………………………………………………………………………………………
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài (2ph): 
Gv: Em hãy cho biết đới ôn hoà có mấy kiểu môi trường chính?
Hs: Trả lời
Gv: Mỗi một kiểu môi trường thuộc đới ôn hoà lại có đặc điểm riêng, nét đặc trưng riêng để nhận biết được chúng. Bài thực hành ngày hôm nay sẽ giúp chúng ta củng cố lại các kiến thức về đặc điểm môi trường đới ôn hoà và tìm hiểu một trong những nguyên nhân làm Trái Đất nóng lên ở đới ôn hoà.
b. Giảng bài mới
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS- GHI BẢNG
13p
1. Bài tập 1
Gv: yêu cầu hs đọc bài tập 1
? Ba biểu đồ A, B, C có gì đặc biệt?
Gv: chia 3 nhóm phân tích 3 biểu đồ nhiệt ẩm và hoàn thành bảng:
+ Nhóm 1: Phân tích biểu đồ A
+ Nhóm 2: Phân tích biểu đồ B
+ Nhóm 3: Phân tích biểu đồ C
Gv: hướng dẫn các nhóm phân tích biểu đồ của từng nhóm.
Gv: Nhận xét, kết luận
Địa điểm	 Nhiệt độ 
 Lượng mưa	 Kiểu môi trường	
	Mùa hè	Mùa đông
Mùa hè Mùa đông
A < 100 C < 00 C 
Mưa nhỏ Mưa tuyết Mt đới lạnh
B	>250C	<200C
Không Có mưa 
mưa khô lớn Địa Trung Hải
hạn 
C < 150 C 50C 
Mưa ít Mưa nhiều Ôn đới 
 hải dương
10p
3. Bài tập 3
? Tác hại của khí thải với đời sống con người?
Gv: mở rộng
? Theo em có những nguyên nhân nào làm tăng lượng khí thải?
? Biện pháp nào để giảm lượng khí thải?
? Ở địa phương em có những loại khí thải nào?
* Nhận xét:
- Lượng khí thải không ngừng tăng qua các năm: Năm 1840: 275 phần triệu đến 1997: 355 phần triệu.
- Nguyên nhân: 
+ Sản xuất công nghiệp phát triển, khí thải công nghiệp tăng.
+ Sử dụng phế liệu gỗ làm chất đốt.
4. Củng cố: (8ph)
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm thêm bài tập mở rộng trên bảng phụ: Cho một biểu đồ khí hậu yêu cầu học sinh phân tích và cho biết biểu đồ khí hậu đó thuộc kiểu khí hậu nào? Vì sao? 
- Tóm tắt nội dung bài thực hành.
5. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài về nhà: (3ph)
- Học bài. Về nhà thu thập những thông tin về vấn đề ô nhiễm môi trường do khí thải ở địa phương học sinh sinh sống. Ví dụ: ô nhiễm do khí thải của những hoạt động nào sinh ra? Hậu quả của những nơi ở gần nguồn khí thải như thế nào?
- Đọc trước bài 19: Môi trường hoang mạc.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
***************************************
Ngày soạn: 31/10/2012
CHƯƠNG III: MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở HOANG MẠC
TIẾT 21 BÀI 19: MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Hs cần:
- Biết đặc điểm cơ bản của hoang mạc. Phân biệt sự khác nhau giữa hoang mạc nóng và hoang mạc lạnh.
- Sự thích nghi của sinh vật với môi trường hoang mạc.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng phân tích ảnh địa lí, biểu đồ khí hậu hoang mạc.
3. Thái độ: Học sinh biết bảo vệ môi trường chống lại hiện tượng hoang mạc hóa.
II. PHƯƠNG PHÁP: Giảng giải, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Tranh "Cảnh quan hoang mạc nhiệt đới", sách giáo khoa, giáo án.
2. Học sinh: Sách, vở, bài cũ.
IV. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
1. Ổn định tổ chức: (1ph)
Thứ
Ngày giảng
Tiết thứ
Lớp
Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: (8ph)
- Kể tên các kiểu, đới môi trường đã học? Nêu đặc điểm môi trường mà em thích nhất?
…………………………………………………………………………………………
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài (1ph): Hoang mạc là nơi có khí hậu hết sức khắc nghiệt và khô hạn. Hoang mạc có ở hầu hết các châu lục và chiếm gần 1/3 diện tích đất nổi của Trái Đất. Sự khác nhau giữa hoang mạc đới nóng và hoang mạc đới ôn hoà như thế nào? Sự thích nghi của sinh vật ơ hoang mạc ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài hôm nay.
b. Giảng bài mới
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GHI BẢNG
15p
1. Đặc điểm môi trường
? Đặc điểm khí hậu của 1 điểm, 1 vùng, 1 quốc gia bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?
? Quan sát H19.1 cho biết các hoang mạc thường phân bố ở đâu? Vì sao?
- Phân bố: 
+ Tập trung gần 2 chí tuyến
+ Ven biển gần dòng biển lạnh
+ Sâu trong nội địa
? Lục địa nào có nhiều hoang mạc nhất? Kể tên các hoang mạc lớn trên thế giới?
Gv: mở rộng
? Khí hậu hoang mạc có đặc điểm gì?
Gv: giảng giải
- Khí hậu: khô hạn, khắc nghiệt. Biên độ nhiệt năm và biên độ nhiệt ngày đêm lớn.
? Quan sát H19.4 và H19.5 mô tả cảnh sắc thiên nhiên của 2 hoang mạc?
- Phần lớn bị cát sỏi bao phủ.
- Thực - động vật nghèo nàn.
- Dân cư tập trung chủ yếu trong ốc đảo.
Gv: chia nhóm thảo luận
+ Nhóm 1: phân tích biểu đồ khí hậu H19.2 cho biết đặc điểm khí hậu của hoang mạc Xa-ha-ra?
+ Nhóm 2: phân tích biểu đồ khí hậu H19.3 cho biết đặc điểm khí hậu của hoang mạc Gô-bi?
? Từ những phân tích trên hãy so sánh sự khác nhau giữa chế độ nhiệt của hoang mạc đới nóng và đới ôn hoà?
Gv: kết luận. Giới thiệu tranh cảnh quan hoang mạc nhiệt đới.
- Hoang mạc đới nóng:
+ Biên độ nhiệt năm cao
+ Đông ấm, hè rất nóng
+ Lượng mưa rất ít
- Hoang mạc đới ôn hòa:
+ Biên độ nhiệt năm rất cao
+ Hè không nóng, đông rất lạnh
+ Mưa ít, ổn định
10p
2. Sự thích nghi của động thực vật với môi trường
Gv: giữ nguyên nhóm thảo luận
+ Nhóm 1: Nêu những điểm thích nghi của động vật với môi trường hoang mạc? Kể tên một số loài động vật điển hình?
+ Nhóm 2: Nêu những điểm thích nghi của thực vật với môi trường hoang mạc? Kể tên một số loài thực vật điển hình?
Gv: giảng giải, mở rộng
- Hạn chế sự thoát nước, tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể.
- Rút ngắn chu kì sinh trưởng, lá biến dạng.
- Cây thấp lùn, dễ to và dài.
- Động vật sống vùi mình trong cát hoặc hốc đá, kiếm ăn vào ban đêm (bò sát, côn trùng). Lạc đà, linh dương có khả năng nhịn khát lâu và đi xa để tìm nước uống.
4. Củng cố:(8ph)
- Giáo viên tóm tắt lại nội dung bài học.
- Đọc ghi nhớ sgk/63.
- Làm bài tập trắc nghiệm sách để học tốt địa lí 7 (trang 57)
5. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài về nhà:(2ph)
- Học bài, trả lời các câu hỏi 1, 2 sgk/63.
- Đọc trước bài 20: Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc. Sưu tầm các tranh ảnh về hoạt động kinh tế ở hoang mạc.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
***************************************
Ngày soạn: 1/11/2012
TIẾT 22 BÀI 20: HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở HOANG MẠC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Hs cần:
- Biết đặc điểm các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại của con người ở hoang mạc. - Thấy được khả năng thích ứng của con người đối với môi trường.
- Nguyên nhân hoang mạc đang mở rộng, các biện pháp cải tạo hoang mạc.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng phân tích ảnh địa lí.
3. Thái độ: Học sinh biết bảo vệ môi trường chống lại hiện tượng hoang mạc hóa.
II. PHƯƠNG PHÁP: Giảng giải, đàm thoại, trực quan.
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, giáo án, tranh ảnh hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc.
2. Học sinh: Sách, vở, bài cũ.
IV. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
1. Ổn định tổ chức: (1ph)
Thứ
Ngày giảng
Tiết thứ
Lớp
Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: (6ph)
- Nêu đặc điểm khí hậu hoang mạc? So sánh hoang mạc đới nóng và hoang mạc đới ôn hoà?
- Nêu sự thích nghi của sinh vật với môi trường hoang mạc?
…………………………………………………………………………………………
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài (2ph): 
Gv: Theo em hoang mạc có người sinh sống và có hoạt động kinh tế nào ở hoang mạc không?
Hs: Trả lời
Gv: Mặc dù khí hậu khắc nghiệt, sinh vật nghèo nàn nhưng ngày nay cùng với tiến bộ khoa học kĩ thuật con người đã và đang tiến sâu vào chinh phục và khai thác hoang mạc. Vậy ở hoang mạc có những hoạt động kinh tế nào và vấn đề gì cần quan tâm ở hoang mạc chúng ta cùng tìm hiểu trong bài hôm nay.
b. Giảng bài mới
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GHI BẢNG
15p
1. Hoạt động kinh tế
a. Hoạt động kinh tế cổ truyền
? Vấn đề khó khăn nhất của con người sinh sống trong hoang mạc là gì?
? Hoạt động kinh tế cổ truyền của con người ở hoang mạc là gì?
- Chăn nuôi du mục: dê, cừu…có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế môi trường hoang mạc.
13p
Gv: giải thích thuật ngữ "Ốc đảo " là nơi có thấp có nước ngầm thuận lợi cho sinh vật phát triển.
? Tại sao phải chăn nuôi du mục?
? Ngoài chăn nuôi du mục ở hoang mạc còn có hoạt động kinh tế cổ truyền nào khác?
GV nêu nội dung của ảnh 20.3 và 20.4.
+ Ảnh 20.3: là cảnh trồng trọt ở những nơi có dàn tưới nước tự động xoay tròn của LiBi. Cây cối chỉ mọc ở chổ có nước tưới hình thành những vòng tròn xanh bên ngoài ra hoang mạc, rất tốn kém. 
- Ảnh 20.4: là các dàn khoan dầu mỏ với các cột khói của khí đồng hành đang bốc cháy, các giếng dầu này nằm rất sâu; các nguồn lợi dầu mỏ, khí đốt … giúp con người có đủ khả năng trả chi phí rất đắt cho việc khoan sâu.
Gv: nói kĩ thuật khoan sâu cũng là những ngành hiện đại làm thay đổi bộ mặt hoang mạc.
? Một ngành kinh tế mới xuất hiện cũng là nguồn lợi lớn ở hoang mạc là gì?
Quan sát ảnh 20.5:
? Nêu những tác động của con người làm tăng diện tích hoang mạc trên thế giới ?
? Hậu quả của hoang mạc mở rộng?
Gv: giới thiệu tranh đất ngày càng bị hoang mạc hoá, nạn cát lấn ở hoang mạc
? Quan sát ảnh 20.6 và ảnh 20.3 nêu những biện pháp cải tạo hoang mạc ?
? Việt Nam có hiện tượng hoang mạc hóa không? 
Gv: giảng giải, mở rộng.
- Trồng trọt ở các ốc đảo và chuyên chở hàng hoá qua hoang mạc.
b. Hoạt động kinh tế hiện đại
- Khai thác khoáng sản: dầu mỏ, khí đốt, khai thác nước ngầm.
- Du lịch đang phát triển đem lại nguồn lợi lớn cho người dân hoang mạc.
2. Hoang mạc đang ngày càng mở rộng 
- Nguyên nhân: Cát lấn, biến đổi khí hậu, tác động của con người.
- Hậu quả: Diện tích hoang mạc đang ngày càng mở rộng. Thu hẹp diện tích đất trồng.
- Biện pháp: trồng cây gây rừng để vừa chống cát bay, vừa cải tạo khí hậu hoang mạc và hạn chế quá trình hoang mạc hoá.
4. Củng cố: (6ph)
- Nêu các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại trong các hoang mạc ngày nay?
- Nêu một số biện pháp hạn chế quá trình hoang mạc mở rộng trên thế giới? 
5. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài về nhà: (2ph)
- Học bài, trả lời câu hỏi 1,2 sgk/66.
- Chuẩn bị bài 21: Môi trường đới lạnh. Tìm hiểu các loại sinh vật ở đới lạnh.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
…………………………………………………………………………………………...
Ngày soạn: 8/11/2012
CHƯƠNG IV: MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI LẠNH
TIẾT 23 BÀI 21: MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Học sinh cần:
- Nắm được những đặc điểm cơ bản của đới lạnh (lạnh lẽo, có ngày và đêm dài từ 24 giờ đến tận 6 tháng, lượng mưa rất ít, chủ yếu là tuyết) 
- Biết được cách thích nghi của động vật và thực vật để tồn tại và phát triển trong môi trường đới lạnh.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc, phân tích lược đồ và ảnh địa lí, đọc biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của đới lạnh.
3. Thái độ: Học sinh biết bảo vệ môi trường chống lại hiện tượng băng tan khi Trái Đất nóng lên.
II. PHƯƠNG PHÁP: Giảng giải, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, trực quan.
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, giáo án, tranh "Cảnh quan vùng cực".
2. Học sinh: Sách, vở, bài cũ.
IV. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
1. Ổn định tổ chức: (1ph)
Thứ
Ngày giảng
Tiết thứ
Lớp
Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: (8ph)
- Em hãy cho biết các hoạt động kinh tế cổ truyền và kinh tế hiện đại trong các hoang mạc? - Hãy nêu một số biện pháp đang được sử dụng để khai thác hoang mạc và hạn chế quá trình hoang mạc mở rộng trên thế giới ? 
…………………………………………………………………………………………
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài (2ph): 
Gv: Em hãy kể tên các đới khí hậu trên Trái Đất? Cho biết chúng ta đã học được những đới khí hậu nào? Đới khí hậu nào chưa tìm hiểu?
Hs: Trả lời
Gv: Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu được ba trong năm đới khí hậu trên Trái Đất. Được coi là đới khí hậu lạnh lẽo nhất, sứ sở của băng tuyết. Vậy đới lạnh có những đặc điểm gì và sự thích nghi của sinh vật ở đây như thế nào? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu trong bài hôm nay.
b. Giảng bài mới
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS- GHI BẢNG
15p
11p
? Dựa vào lược đồ H21.1 và H21.2 em hãy xác định vị trí của môi trường đới lạnh?
Gv: chia nhóm thảo luận. Dựa vào H21.3 hãy:
+ Nhóm 1: Phân tích diễn biến nhiệt độ của đới lạnh (Tháng có nhiệt độ cao nhất, thấp nhất? Số tháng có nhiệt độ trên 00C? Số tháng có nhiệt độ dưới 00C? Biên độ nhiệt năm? Nhiệt độ trung bình năm?)
+ Nhóm 2: Phân tích diễn biến lượng mưa ở đới lạnh (Lượng mưa trung bình năm? Tháng mưa nhiều? Tháng
 mưa ít? Mưa ở dạng nào?)
? Từ những phân tích trên hãy nêu đặc điểm chung về khí hậu môi trường đới lạnh?
Gv: giảng giải
? Đất trong môi trường này có đặc điểm gì?
? Vào mùa hè ở đới lạnh có hiện tượng gì sảy ra?
? Quan sát H21.4 và H21.5 tìm ra sự kh

File đính kèm:

  • docGiao an Dia 7 HK I.doc