Giáo án Địa lý 6 cả năm

Tuần: 18.

Tiết: 18 - Bài 15.

1. MỤC TIÊU:

1.1. Kiến thức:

- Học sinh biết (GDMT – toàn phần):

* Biết khoáng sản là nguồn tài nguyên có giá trị của mỗi quốc gia, được hình thành trong thời gian dài và là loại tài nguyên thiên nhiên không thể phục hồi.

* Biết khoáng sản không phải là vô tận.

- Học sinh hiểu:

- Khái niệm khoáng vật, đá, khoáng sản, mỏ khoáng sản, mỏ nội sinh, mỏ ngoại sinh.

- Phân biệt các loại khoáng sản theo công dụng.

1.2. Kỹ năng:

- Phân loại khoáng sản.

- Nhận biết được một số loại khoáng sản qua mẫu vật, tranh ảnh hoặc trên thực địa.

1.3. Thái độ:

* Ý thức được sự cần thiết phải khai thác sử dụng các khoáng sản một cách hợp lí và tiết kiệm (GDMT- Toàn phần).

 

doc116 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2415 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lý 6 cả năm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ài học tiết này:
+ Trái Đất vị trí thứ 3 (xa dần MT). Vị tr1i này có ý nghĩa: Trái Đất al2 hành tinh duy nhất trong hệ MT có sự sống. TĐ có kích thước rất lớn, dạng hình cầu.
+ Trái Đất c1o 2 vận dộng:
* Tự quay quanh trục: hướng T – Đ, chu kì 24 giờ. Hệ quả: Sự luân phiên ngày, đêm, các vật thể bị lệch hướng.
* TĐ quay quanh MT: hướng T – Đ, chu kì: 365 ngày 6 giờ, quỹ đạo hình elip gần tròn, chuyển động tịnh tiến. Hệ quả: sinh ra hiện tượng mùa, ngày đêm dài ngắn theo vị độ và theo mùa.
+ Trên TĐ tồn tại 2 loại lực đối nghịch nhau: nội lực alm2 địa hình nâng cao, gồ ghề, ngoại lực làm san bằng, hạ thấp địa hình.
+ Các dạng địa hình trên TĐ: Núi, đồng bằng, cao nguyên.
5. RÚT KINH NGHIỆM:
ND: 
PP: 
PT: 
Tuần 17.
BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I.
Tiết 17. 
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức: 
- Học sinh biết: ghi nhớ kiến thức khái quát và vững chắc về kiến thức mà học sinh đã lĩnh hội.
- Học sinh hiểu sâu kiến thức vận dụng làm bài kiểm tra
1.2. Kỹ năng: Viết, cách trình bày bài kiểm tra.
1.3. Thái độ: Giao dục tính trung thực.
2. TRỌNG TÂM: kiểm tra
3. CHUẨN BỊ:
3.1. Giáo viên: đáp án và câu hỏi.
3.2. Học sinh: Chuẩn bị bài.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1. Ổ định tổ chức và kiểm diện: Kdss. 
4.2. Kiểm tra miệng: Không.
4.3. Bài mới:
TRƯỜNG THỰC NGHIỆM GDPT TÂY NINH
Ma trận đề thi khảo sát giữa HK I
Năm học
Môn: Địa lý lớp 6
2014 – 2015
Thời gian làm bài: 45 phút
 Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Sự vận động tự quay quanh trịc của Trái Đất
Nêu được hướng và chu kì quay quanh trục của Trái Đất
Nêu được hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất
Nêu được nguyên nhân có sự luân phiên ngày đêm trên Trái Đất
Tính được giờ địa phương theo giờ gốc 
Số câu
Số điểm = %
1
 1 = 10%
1
1 = 10%
1
1 = 10%
1 
1= 10%
Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
Trình bày được đặc điểm sự chuyển động của Trái đất quanh Mặt Trời và nêu được hệ quả
Nêu được ngày 21/3 và 23/9 là hai ngày mà nửa cầu Bắc và Nam nhận được lượng nhiệt như nhau
Số câu
Số điểm = %
1
2 = 20%
1
1 = 10%
Cấu tạo bên trong Trái Đất
Kể tên 3 lớp của Trái Đất
Trình bày được đặc điểm các lớp của Trái Đất
Số câu
Số điểm = %
1
1 = 10%
1
2 = 20%
Tổng số câu
2
3
2
1
7
Tổng số điểm
2
5
2
1
10
Tỉ lệ %
20%
50%
20
10%
100%
111111111
ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC KÌ I
MÔN: ĐỊA LÍ LỚP 6
Thời gian: 45 phút
Câu 1: Trình bày sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất. Nêu hệ quả? (2 điểm)
Câu 2: (2 điểm)
a. Tại sao có hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất? 
b. Nếu một trận bóng đá diễn ra tại Anh lúc 16 giờ thì tại Việt Nam và Braxin có thể xem trận đấu đó lúc mấy giờ (Biết rằng Việt Nam thược khu vực giờ số 7 và Braxin thuộc khu vực giờ số 21)
Câu 3: 
a. Trình bày sự chuyển động Trái Đất quanh Mặt Trời. Nêu hệ quả? (2 điểm)
b. Vào những ngày nào trong năm, hai nửa cầu Bắc và Nam nhận được lượng nhiệt và ánh sáng như nhau? (1 điểm)
Câu 4: Nêu cấu tạo bên trong Trái Đất? (3 điểm)
HƯỚNG DẪN CHẤM THI MÔN ĐỊA LÍ 6
Câu 
Nội dung
Điểm
Câu 1
- Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất
+ Hướng: Tây sang Đông
+ Chu kì: 24 giờ
- Hệ quả:
+ Hiện tượng luân phiên ngày đêm
+ Các vật thể bị lệch hướng so với hướng chuyển động ban đầu
1
1
Câu 2
- Hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái đất do:
+ Trái Đất hình cầu
+ Trái Đất tự quay quanh trục
- Ở Việt Nam là 23 giờ
- Ở Braxin là 13 giờ
1
0.5
0.5
Câu 3
- Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời:
+ Diễn ra đồng thời với chuyển động tự quay
+ Quỹ đạo: hình elip gần tròn
+ Hướng: từ Tây sang Đông
+ Chu kì: 365 ngày 6 giờ
+ Chuyển động tịnh tiến
- Hệ quả:
+ Hiện tượng mùa
+ Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa.
- Vào ngày 21/3 và 23/9 là hai ngày mà nửa cầu Bắc và Nam nhận được lượng nhiệt như nhau
1
1
1
Câu 4
- Cấu tạo bên trong Trái Đất gồm 3 lớp
Lớp
Độ dày
Trạng thái
Nhiệt độ
Vỏ 
Trái đất
Từ 5km đến 70km
Rắn chắc
Càng xuống sâu nhiệt độ càng cao nhưng không quá 1000oC.
Trung
gian
Gần 3000km
Từ quánh dẻo đến lỏng
Khoảng 1500oC đến 4700oC.
Lõi
Trái đất
Trên 3000km
Lỏng ở ngoài, rắn ở trong
Cao nhất 5000oC
1
1
1
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố: 
- Nhắc nhở học sinh xem lại bài kiểm tra.
- Thu bài.
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 
- Đối với bài học tiết này:
+ Xem lại nội dung học kì I.
- Đối với bài hôc tiết sau:
+ Chuẩn bị bài mới: Bài 15. Các mỏ khoáng sản.
5. RÚT KINH NGHIỆM:
ND: 
PP: 
PT: 
Tuần: 18.
Tiết: 18 - Bài 15.
CÁC MỎ KHOÁNG SẢN
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức: 
- Học sinh biết (GDMT – toàn phần):
* Biết khoáng sản là nguồn tài nguyên có giá trị của mỗi quốc gia, được hình thành trong thời gian dài và là loại tài nguyên thiên nhiên không thể phục hồi. 
* Biết khoáng sản không phải là vô tận.
- Học sinh hiểu:
- Khái niệm khoáng vật, đá, khoáng sản, mỏ khoáng sản, mỏ nội sinh, mỏ ngoại sinh.
- Phân biệt các loại khoáng sản theo công dụng.
1.2. Kỹ năng: 
- Phân loại khoáng sản. 
- Nhận biết được một số loại khoáng sản qua mẫu vật, tranh ảnh hoặc trên thực địa.
1.3. Thái độ: 
* Ý thức được sự cần thiết phải khai thác sử dụng các khoáng sản một cách hợp lí và tiết kiệm (GDMT- Toàn phần).
2. TRỌNG TÂM : 
- Các mỏ khoáng sản nội sinh và ngoại sinh.
3. CHUẨN BỊ:
3.1. Giáo viên: 
- Một số mẫu khoáng sản.
3.2. Học sinh: 
- Sưu tầm một số mẫu khoáng sản như đồng, chì, sắt
4. TIẾN TRÌNH:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 
4.2. Kiểm tra miệng: không.
4.3. Bài mới: 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
 NỘI DUNG.
& Giới thiệu bài.
& Hoạt động 1: Tìm hiểu về các loại khoáng sản.
+ Khoáng sản là gì?
 TL: - Khoáng sản là những tích tụ tự nhiên các khoáng vật và đá có ích được con ngườí khai thác và sử dụng.
+ Như thế nào gọi là mỏ khoáng sản?
 TL: Những nơi tập trung khoáng sản gọi là mỏ khoáng sản.
- Giáo viên: Trong lớp vỏ TĐ, các nguyên tố hóa học thường chiếm tỉ lệ nhỏ rất phân tán khi chúng tập trung với tỉ lệ cao thì gọi là quặng.
VD: Quặng sắt ở VN chứa 40 – 60 kim loại sắt.
+ Quan sát bảng 49 SGK, quan sát mẫu khoáng sản. Khoáng sản được phân thành mấy loại? Kể tên, công dụng từng loại? 
 TL: - 3 loại.
 + Năng lượng; Than, dầu mỏ khí đốt, - nhiên liệu cho công nghiệp NLượngà nguyên liệu cho công nghiệp hoá chất.
 + Kim loại: Đen: Sắt mang gan, ti tan, crôm.
 Màu: Đồng, chì kẽm.
 à Nguyên liệu cho công nghiệp .
 + Phi kim loại: Muối mỏ, apatít, thạch anh, kim cương, đá vôi, cát sỏi - Sản xuất phân bón, gốm sứ, VLXD.
+ Liên hệ thực tế và hướng bảo vệ nguồn tài nguyên này? (KNS, GDMT, liên hệ, tích hợp năng lượng).
 TL: Than đá ở Quảng Ninh; Chúng ta cần phải khai thác, sử dụng hợp lí, tránh lãng phí nguồn tài nguyên này vì nó không thể phục hồi, bên cạnh đó phải đi đôi với bảo vệ môi trường do ngành khai thác khoáng sản gây ra. (liên hệ, GDMT)
- Ngày nay với sự tiến bộ con người tạo ra 1 số loại khoáng sản bổ sung như năng lượng mặt trời, thủy triều. Việt Nam hiện nay đã có công trình phong điệnở Bình Thuận, Cà Mau. (GDMT, tích hợp năng lượng, liên hệ)
1 Chuyển ý.
& Hoạt động 2: Các mỏ khoáng sản nội sinh và ngoại sinh. (GDMT, HNS – Giao tiếp : lắng nghe tích cực/trình bày suy nghĩ/hợp tác khi làm việc nhóm)
* Quan sát mẫu khoáng vật.
- Giáo viên chia nhóm cho học sinh hoạt động từng đại diện nhóm trình bày bổ sung giáo viên chuẩn kiến thức và ghi bảng.
@ Nhóm 1, 4: Các mỏ khoáng sản nội sinh được hình thành như thế nào?
 TL: - Những khoáng sản hình thành do mác ma rồi được đưa lên gần mặt đất thành mỏ gọi là mỏ nội sinh.ếp : lắng nghe tích cực/trình bày suy nghĩ/hợp tác khi làm việc nhóm)
@ Nhóm 2, 5: Các mỏ khoáng sản ngoại sinh được hình thành như thế nào? 
 TL: - Những khoáng sản được hình thành trong quá trình tích tụ vật chất ở nơi trũng gọi là mỏ khoáng sản ngoại sinh.
@ Nhóm 3, 6: Thời gian hình thành các mỏ khoáng sản? Tại sao phải sử dụng hợp lí và tiết kiệm các nguồn tài nguyên khoáng sản nói chúng và khoáng sản nhiên liệu nói riêng? (KNS, GDMT)
 TL: 
90% quặng sắt hình thành cách đây khoảng 500 – 600 triệu năm.
 - Than 230 – 280 tr năm.
 - Dầu mỏ hình thành từ xác sinh vật – dầu mỏ cách đây 2 – 3 tr năm. ( ngày nay các nhà khoa học họ đang nghiên cứu tìm cách làm ra dầu mỏ từ vi khuẩn Ecoli cho phân huỷ xác sinh vật năm 2008) (GDMT, KNS, liên hệ)
Vì phải qua hàng vạn, hàng triệu năm các mỏ mới được hình thành.
- Nếu sử dụng tiết kiệm và hợp lí, nhưng về lâu dài nó vẫn bị cạn kiệt vậy phải có giải pháp như thế nào? (GDMT, KNS, liên hệ)
 TL: Chúng ta cần nghiên cứu để tìm ra các loại nhiên liệu mới thay thế nguồn nhiên liệu hóa thạch
- Quan sát các mẫu khoáng sản, chỉ nơi phân bố.
1. Các loại khoáng sản:
- Khoáng sản là những tích tụ tự nhiên các khoáng vật và đá có ích được con ngườí khai thác và sử dụng, nơi tập trung nhiều gọi là mỏ khoáng sản
- Theo tính chất và công dụng có 3 nhóm khoáng sản:
+ Khoáng sản năng lượng: than, dầu mỏ, khí đốt.
+ Khoáng sản kim loại: Sắt, đồng, chì, kẽm
+ Khoáng sản phi lim loại: muối mỏ, đá vôi
2. Các mỏ khoáng sản nội sinh và ngoại sinh:
- Các mỏ khoáng sản nội sinh là các mỏ được hình thành do nội lực
- Các mỏ khoáng sản ngoại sinh là các mỏ được hình thành do quá trình ngoại lực.
- Khai thác hợp lí và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm đi đôi với bảo vệ môi trường do khai thác.
 4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố: 
Câu 1: Các mỏ khoáng sản nội sinh và ngoại sinh:
- Các mỏ khoáng sản nội sinh là các mỏ được hình thành do nội lực
- Các mỏ khoáng sản ngoại sinh là các mỏ được hình thành do quá trình ngoại lực
Câu 2: Sắp xếp nội dung theo chủ đề:
A. Khoáng sản năng lượng. 	1. Than, dầu mỏ	
B. Khoáng sản kim loại. 	2. Muối mỏ, thạch anh
C. Khoáng sản phi lim loại. 	3. Đồng, sắt	
	Trả lời: A.1; B.3; C.2.	
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 
- Đối với bài học này:
+ Học bài chú ý các kiến thức:
* Khái niệm khoáng sản. Phân loại. Khoáng sản nội sinh và ngoại sinh có quá trình hình thành khác nhau.
* Tại sao phải sử dụng tiết kiệm khoáng sản? Sử dụng tiết kiệm và hợp lý tài nguyên bằng cánh nào?
+ Làm tập bản đồ Địa lí 6.
- Đối với bài học sau:
+ Chuẩn bị bài: Thực hành. 
+ Xem lại kiến thức cũ về các hướng chính trên bản đồ. Tỉ lệ bản đồ. Cách thể hiện địa hình lên bản đồ.
5. RÚT KINH NGHIỆM:
ND: 
PP: 
PT: 
Tuần: 19
Tiết: 19 - Bài 16
THỰC HÀNH.
ĐỌC BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH TỈ LỆ LỚN
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức: 
- Học sinh biết: khái niệm đường đồng mức. 
- Biết đọc và sử dụng các bản đồ có tỉ lệ lớn có các đường đồng mức.
- Học sinh hiểu và có khả năng đo, tính độ cao và khoảng cách thực địa dựa vào bản đồ.
1.2. Kỹ năng:
- Biết đọc và sử dụng các bản đồ có tỉ lệ lớn có các đường đồng mức.
- KNS: Tư duy (toàn phần), giao tiếp (bài tập 2), Tự nhận thức (mục 1).
1.3. Thái độ: 
	- Có thái độ nghiêm túc, hợp tác khi làm bài thực hành.
2. TRỌNG TÂM : 
- Đọc bản đồ địa hình tỉ lệ lớn.
3. CHUẨN BỊ:
3.1. Giáo viên: 
- Lược đồ H.44 phóng to.
3.2. Học sinh: 
- Xem lại kiến thức cũ về các hướng chính trên bản đồ. Cách xác định độ cao, đo tính khoảng cách trân bản đồ. Cách thể hiện địa hình lên bản đồ.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kdss.
4.2. Kiểm tra miệng: 
Câu 1: Như thế nào là các loại khoáng sản?
- Khoáng sản là những tích tụ tự nhiên các khoáng vật và đá có ích được con ngườí khai thác và sử dụng, nơi tập trung nhiều gọi là mỏ khoáng sản.
- Theo tính chất và công dụng có 3 nhóm khoáng sản:
· Khoáng sản năng lượng: than, dầu mỏ, khí đốt.
· Khoáng sản kim loại: Sắt, đồng, chì, kẽm
· Khoáng sản phi lim loại: muối mỏ, đá vôi
Câu 2: Chọn ý đúng
Dầu mỏ hình thành từ xác sinh vật – dầu mỏ cách đây:
A. 1 - 2 triệu năm. B. 3 – 4 triệu năm.
C. 2 – 3 triệu năm. 	D. 4 – 5triệu năm.
4.3. Bài mới: 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
 NỘI DUNG.
& Giới thiệu bài mới.
& Hoạt động 1: Xác định mục đích, yêu cầu bài thực hành.
& Hoạt động 2: Tiến hành làm bài.
 + Đường đồng mức là đường như thế nào?
 TL: Là những đường nối những điểm có cùng một độ cao trên bản đồ.
+ Tại sao dựa vào các đường đồng mức trên bản đồ, chúng ta có thể biết được hình dạng của địa hình?
 TL: Đường đồng mức biết độ cao tuyệt đối của các điểm và đặc điểm hình dạng địa hình, dộ dốc, hướng nghiêng.
- KNS: giải quyết vấn đề, tư duy, Tự nhận thức: tự tin khi làm việc cá nhân)
1 Chuyển ý.
& Hoạt động 3: Tìm hiểu địa hình qua lược đồ.
- Giáo viên chia nhóm cho học sinh hoạt động từng đại diện nhóm trình bày bổ sung giáo viên chuẩn kiến thức và ghi bảng. 
- Quan sát H.44. Lược đồ địa hình tỉ lệ lớn.
C Nhóm 1: Xác định trên lược đồ hướng từ đỉnh núi A1 – A2? Sự chênh lệch độ cao của hai đường đồng mức là bao nhiêu?
 TL: - Hướng Tây - Đông
 - 100m.
C Nhóm 2: Tìm độ cao của các đỉnh núi A1; A2; B1; B2; B3?
 TL: - A1: 900m; A2: 700m.
 - B1: 500m; B2: 650m; B3: 550m.
C Nhóm 3: Tìm khoảng cách theo đường chim bay từ đỉnh núi  A1 đến đỉnh A2?
 TL: 7.500m.
C Nhóm 4: Quan sát các đường đồng mức ở hai sườn phía đông và phía tây của núi A1 cho biết sườn nào dốc hơn? Vì sao?
 TL: Sườn tây dốc hơn vì các đường đồng mức phía tây sát nhau hơn ở sườn phía đông.
R KNS: giao tiếp – lắng nghe tích cực/phản hồi/hợp tác khi làm việc nhóm.
Bài tập 1:
- Là những đường nối những điểm có cùng một độ cao trên bản đồ.
- Đường đồng mức biết độ cao tuyệt đối của các điểm và đặc điểm hình dạng địa hình, dộ dốc, hướng nghiêng.
Bài tập 2:
+ Hướng Tây - Đông.
+ 100m.
+ A1: 900m; A2: 700m.
- B1: 500m; B2: 650m; B3: 550m
+ 7.500m.
+ Sườn tây dốc hơn sườn đông 
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố: 
- Hướng dẫn làm tập bản đồ.
- Đánh giá tiết thực hành.
- Cho học sinh lên xác định lại các đường đồng mức.
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 
- Đối với bài học tiết này:
+ Học bài chú ý:
* Khái niệm đường đồng mức.
* Đặc điểm đường đồng mức.
+ Kỹ năng: xác định hướng, độ cao, dạng địa hình thông qua bản đồ địa hình.
- Đối với bài học tiết sau:
+ Chuẩn bị bài mới: Lớp vỏ khí.
+ Sưu tầm tài liệu nói về thành phần của không khí.
5. RÚT KINH NGHIỆM:
ND: 
PP: 
PT: 
Tuần: 20.
LỚP VỎ KHÍ
Tiết: 20 - Bài 17 
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức: 
- Học sinh biết:
+ Thành phần của không khí. Biết vị trí và đặc điểm của các tầng trong lớp vỏ khí. Vai trò của hơi nước trong lớp vỏ khí.
+ Biết được các tầng của lớp vỏ khí: Tầng đối lưu, tầng bình lưu, các tầng cao và đặc điểm chính của mỗi tầng
* GDMT: Học sinh biết dùng năng lượng truyền thống làm tăng lượng khí CO2 gây ô nhiễm môi trường (Mục 2: liên hệ)
- Học sinh hiểu: Nêu được sự khác nhau về nhiệt độ, độ ẩm của các khối khí nóng, lạnh, đại dương, lục địa.
* GDMT: Nguyên nhân làm ô nhiễm không khí và hậu quả của nó, sự cần thiết phải bảo vệ lớp vỏ khí, lớp ôdôn (Mục 2: liên hệ).
1.2. Kỹ năng:
- Trình bày vị trí các tầng của lớp vỏ khí.
* GDMT: Nhận biết hiện tượng ô nhiễm không khí qua ảnh và trong thực tế. Nhận thấy sự cần thiết phải khai thác nguồn năng lượng sạch thay thế nguồn gây ô nhiễm môi trường (Mục 2: liên hệ).
1.3. Thái độ: 
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường giảm bớt ô nhiễm, có ý thức tiết kiệm trong vấn đề sử dụng nguồn năng lượng (Mục 2: liên hệ).
2. TRỌNG TÂM: 
- Mục 2: Cấu tạo của lớp vỏ khí. 
3. CHUẨN BỊ:
3.1. Giáo viên: 
- Tranh lớp vỏ khí.
3.2. Học sinh: 
- Sưu tầm tài liệu nói về thành phần của không khí.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kdss.
4.2. Kiểm tra miệng: không.
4.3. Bài mới: 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
 NỘI DUNG.
& Giới thiệu bài mới.
& Hoạt động 1: Tìm hiểu các thành phần của không khí.
- Quan sát biểu đồ H.54 ( các thành phần của lớp vỏ khí).
+ Thành phần của không khí? Tỉ lệ? 
 TL: Gồm các khí: Nitơ 78%; Ôxi 21%, hơi nước và các khí khác 1%.
+ Thành phần nào có tỉ lệ nhỏ nhất? Vai trò của nó?
 TL: Lượng hơi nước nhỏ nhưng là nguồn gốc sinh ra mây, mưa, sương mù.
- Giáo viên: + Nếu không có hơi nước trong không khí thì bầu khí quyển không có hiện tượng khí tượng.
 + Hơi nước và CO2 hấp thụ năng lượng mặt trời, giữ lại các tia hồng ngoại gây hiệu ứng nhà kính điều hòa nhiệt độ trên trái đất.
+ Hiện nay tình trạng ô nhiễm không khí đáng báo động. Vậy chúng ta cần làm gì để hạn chế tình trạng ô nhiễm không khí đó?
 TL: Hạn chế sử dụng nguồn năng lượng truyền thống (hóa thạch) như than, dầu mỏ => tăng CO2  thay vào đó là sử dụng nguồn năng lượng sạch như gió, năng lượng Mặt Trời.
R GDMT: liên hệ, tích hợp năng lượng.
1 Chuyển ý.
& Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của lớp vỏ khí 
Quan sát H.46. Các tầng khí quyển.
Kỹ thuật khăn trải bàn 4 phút 
Nhóm 1: Lớp vỏ khí gồm những tầng nào? Kể tên các tầng đó..
Nhóm 2: Tìm Vị trí , đặc điểm của tầng đối lưu. Vai trò ý nghĩa của nó đối với sự sống trên bề mặt đất?
Nhóm 3: Tìm Vị trí , đặc điểm của tầng đối lưu. Vai trị của lớp ô zôn?
Nhóm 4: Tìm Vị trí , đặc điểm của tầng đối lư. Khí quyển có vai trò gì trong đời sống con người? 
Nhóm 5: Trên Trái Ðất có mấy khối khí ? Kể tên các khối khí đó? Tìm hiểu nguyên nhân hình thành các khối khí và đặc điểm của các khối khí?
 Nhóm 6: Hãy nêu vị trí hình thành và tính chất của các khối khí? Khi nào khối khí biến tính ?
HS: Báo cáo - Giáo viên chia nhóm cho học sinh hoạt động từng đại diện nhóm trình bày bổ sung giáo viên chuẩn kiến thức và ghi bảng.. GV chuẩn xác kiến thức 
@ Nhóm 1: Lớp vỏ khí gồm 4 tầng ? Tầng đối lưu, Tầng bình lưu và tầng cao của khí quyển. 
@ Nhóm 2: a) Tầng đối lưu
- Dày 0 -19km. 
- 90% không khí của khí quyển tập trung sát đất.
- Không khí luôn chuyển động theo chiều thẳng đứng.
- Nhiệt độ giảm dần theo độ cao 100m – 0.60C.
d GV mở rộng: Tại sao người ta leo núi đến độ cao 6000m đã cảm thây khó thở? 
 TL: Không khí loãng. Lớp không khí đậm đặc chỉ có ở gần mặt đất.
@ Nhóm 3: Đặc điểm Tầng bình lưu.
 TL: Tầng bình lưu có lớp ôdôn nên nhiệt độ tăng theo chiều cao, hơi nước ít đi. Tầng ôdôn có vai trò hấp thụ các tia bức xạ có hại cho sự sống, ngăn cản không cho xuống mặt đất. 
 Nguyên nhân nào khiến tầng ô dôn bị ô nhiễm ?
Do chất thải CFC từ dụng cụ sinh hoạt gia đình như tủ lạnh, máy điều hòa nhiệt độ.(GDMT)
@ Nhóm 4: Vị trí , đặc điểm của tầng cao của khí quyển? Khí quyển có vai trò gì trong đời sống con người? 
+ Nêu đặc điểm các tầng cao khí quyển?
+ Hiện tượng ô nhiễm không khí thường xảy ra ở tầng nào trong lớp khí quyển? Biện pháp làm giảm ô nhiễm không khí? Liên hệ thực tế? (GDMT, KNS, liên hệ).
 TL: - Trong tầng bình lưu.
 - Cần trồng nhiều cây xanh tăng cường ô xy cho bề mặt trái đất, giảm lượng khí thaỉ do khói các nhà máy, khói xe cộ
R KNS: Giao tiếp – Lắng nghge tích cực/ phản hồi/ hợp tác khi làm việc nhóm.
R GDMT: liên hệ.
1 Chuyển ý.
& Hoạt động 3: Tìm hiểu nguyên nhân hình thành các khối khí và đặc điểm của các khối khí.
@ Nhóm 5: Có 4 khối khí : khối khí nóng . Khối khí lạnh. Khối khí đại dương. Khối khí lục địa. 
 Nguyên nhân hình thành các khối khí?
 TL: - Do vị trí hình thành (lục địa hoặc đại dương).
 - Do bề mặt tiếp xúc.
- Quan sát bảng các khối khí.
@ Nhóm 6: Khối khí nóng hình thành ở đâu nêu tính chất?
 - Khối khí nóng hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao.
 Khối khí lạnh hình thành ở đâu nêu tính chất?
 - Khối khí lạnh hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp.
 - Khối khí đại dương hình thành ở đâu, nêu tính chất?
 - Khối khí đại dương hình thành trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn.
 -Khối khí lục địa hình thành trên vùng đất liền, có tính chất tương đối khô.
 +Việc đặt tên căn cứ vào nơi hình thành.
 - Ở miền Bắc nước ta vào mùa đông từng đợt khí lạnh tràn về nhưng vài ngày sau ảnh hưởng của bề mặt đệm làm thay đổi tính chất (bị biến tính).
- Giáo viên giới thiệu một số kí hiệu của khối khí: E: khối khí xích đạo. T: khối khí nhiệt đới ( Tm đại dương; Tc lục địa) P: khối khí ôn đới hay cực ( Pm đại dương; Pc lục địa). A: khối khí băng.
R KNS: Giao tiếp – Lắng nghe tích cực/ phản hồi/ hợp tác khi làm việc nhóm.
1. Thành phần của không khí:
- Gồm các khí: Nitơ 78%; Ôxi 21%, hơi nước và các khí khác 1%.
- Lượng hơi nước tuy chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng là nguồn gốc sinh ra mây, mưa, sương mù
2. Cấu tạo của lớp vỏ khí 
(lớp khí quyển):
+ Tầng đối lưu nằm sát mặt đất cao từ 0 -16 

File đính kèm:

  • docDIA_6_20150726_044622.doc
Giáo án liên quan