Giáo án Địa lý 6 bài 23: Sông và hồ

Hồ: Là những khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền.

- Phân loại hồ:

+ Căn cứ vào tính chất của nước, hồ được phân thành hai loại: hồ nước mặn và hồ nước ngọt.

+ Căn cứ vào nguồn gốc hình thành có hồ vết tích của các khúc sông, hồ băng hà, hồ miệng núi lửa, hồ nhân tạo

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 8516 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 6 bài 23: Sông và hồ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30 NS: 20/03/2015
Tiết 29 ND: 23/03/2015
BÀI 23: SÔNG VÀ HỒ
I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được:
1. Kiến thức: 
- Trình bày được khái niệm sông, lưu vực sông, hệ thống sông, lưu lượng nước; nêu được mối quan hệ giữa nguồn cấp nước và chế độ nước sông
- Trình bày được khái niệm hồ, phân loại hồ căn cứ vào nguồn gốc, tính chất của nước
2. Kĩ năng: 
- Sử dụng mô hình để mô tả hệ thống sông: sông chính, phụ lưu, chi lưu.
- Nhận biết nguồn gốc một số loại hồ qua tranh ảnh: hồ núi lửa, hồ băng hà, hồ móng ngựa, hồ nhân tạo.
3. Thái độ: 
- Không làm ô nhiễm nước sông, hồ. Phản đối các hành vi làm ô nhiễm nước sông, hồ
- Có hành vi bảo vệ nước sông, hồ khỏi bị ô nhiễm
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, video
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bản đồ sông ngòi VN, Bản đồ tự nhiên thế giới
2. Chuẩn bị của học sinh: tập bản đồ 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 
1. Ổn định: Kiểm tra sỉ số (1 phút)
 6A1......................................6A2.........................................6A3........................................
 6A4......................................6A5..........................................
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Tiến trình bài học:
Khởi động: (1 phút) Nước chiếm hơn 76% bề mặt địa cầu và có một ý nghĩa lớn lao trong XH loài người. Nước phân bố khắp nơi trong thiên nhiên, tạo thành một lớp liên tục gọi là thủy quyển. Sông và hồ là những nguồn nước ngọt quan trọng trên lục địa. Hai hình thức tồn tại của thủy quyển này có đặc điểm gì. Có quan hệ chặt chẽ với đời sống và sản xuất của con người ra sao, ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
1.Hoạt động 1: Biết được các khái niệm: sông, hệ thống sông, lưu vực sông, lưu lượng (22 phút)
* Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân
* Phương pháp dạy học: Vấn đáp, diễn giảng, trực quan
* Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi
*Bước 1:
- Hãy mô tả những dòng sông mà em đã từng gặp?
- Sông là gì? Nguồn nước cung cấp cho sông từ những nguồn nào?
- Thế nào được gọi là lưu vực sông?
*Bước 2:
 GV giảng và làm rõ các khái niệm: lưu vực sông, hệ thống sông.
- Dựa vào H59 hãy xác định lưu vực, các phụ lưu, chi lưu của con sông chính?
- GV: Chỉ trên bản đồ VN 1 số con sông lớn: S Hồng, S Cửu Long
S Hồng có: Phụ lưu gồm: S Đà, Lô, chảy
Chi lưu gồm: S. Đáy, Đuống, Luộc, Ninh cơ
- Vậy hệ thống sông là gì?	
*Bước 3:
- GV: Giải thích khái niệm lưu lượng sông.
- Theo em lưu lượng của 1 con sông lớn hay nhỏ phụ thuộc vào những yếu tố nào?
( Diện tích lưu vực, nguồn nước cung cấp)
- Mùa nào nước sông dâng cao, chảy xiết, mùa nào nước sông hạ thấp chảy êm?
GV: Như vậy sự thay đổi lưu lượng trong năm gọi là chế độ nước sông.
-Thủy chế của sông là gì? Thủy chế có mối quan hệ như thế nào với nguồn cấp nước?
( Thủy chế của sông đơn giản hay phức tạp phụ thuộc vào nguồn cung cấp nước cho sông đó)
 *Bước 4:
- Bằng hiểu biết thực tế hãy cho biết lợi ích và tác hại của sông. Làm thế nào để hạn chế tai họa do sông gây ra?
- Nguyên nhân gây ô nhiễm và sự cần thiết phải bảo vệ nước sông?
2.Hoạt động 2: (Cả lớp)
Biết được khái niệm hồ, phân loại hồ căn cứ vào nguồn gốc, tính chất của nước (14 phút)
* Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân
* Phương pháp dạy học: Vấn đáp, diễn giảng, trực quan
* Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi
*Bước 1:
- Hồ là gì? Kể tên hồ ở địa phương em (nếu có).
- Sông và hồ khác nhau như thế nào?
*Bước 2:
- Hồ được phân loại dựa vào gì?
- Cho HS quan sát các loại hồ khác nhau trên bản đồ TG. Giảng giải thêm về sự phân loại hồ.
*Bước 3:
- Hồ có vai trò như thế nào trong cuộc sống?
- GV: Phân tích những ảnh hưởng tiêu cực của con người đối với hồ.
- Phải làm gì để bảo vệ hồ khỏi bị ô nhiễm?
1. Sông và lượng nước của sông
a. Sông:
- Sông: Là dòng nước chảy thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt lục địa.
- Lưu vực sông: là vùng đất đai cung cấp nước thường xuyên cho một con sông.
- Hệ thống sông: dòng sông chính cùng với các phụ lưu, chi lưu hợp lại với nhau tạo thành hệ thống sông.
- Lưu lượng : là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm nào đó, trong một giây đồng hồ.
b.Mối quan hệ giữa nguồn cấp nước và chế độ nước chảy (thủy chế) của sông: 
- Nếu sông chỉ phụ thuộc vào một nguồn cấp nước thì thủy chế của nó tương đối đơn giản
- Nếu sông phụ thuộc vào nhiều nguồn cấp nước khác nhau thì thủy chế của nó phức tạp hơn.
2. Hồ
- Hồ: Là những khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền.
- Phân loại hồ: 
+ Căn cứ vào tính chất của nước, hồ được phân thành hai loại: hồ nước mặn và hồ nước ngọt.
+ Căn cứ vào nguồn gốc hình thành có hồ vết tích của các khúc sông, hồ băng hà, hồ miệng núi lửa, hồ nhân tạo
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
 1. Tổng kết: (5 phút) 
- Sông và hồ khác nhau như thế nào ?
- Thế nào là hệ thống sông, lưu vực sông ?
2. Hướng dẫn học tập: (2 phút) 
- Học và trả lời câu hỏi sgk
- Tìm hiểu muối ăn làm từ nước gì? Ở đâu? Nước biển ở đâu đến? Tại sao không cạn ?
- Các hiện tượng do nước biển trong các đại dương tạo ra?
V. PHỤ LỤC:
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docdia_6tuan_30tiet_29_20150726_044117.doc
Giáo án liên quan