Giáo án Địa lý 6 - Bài 10: Cấu tạo bên trong của Trái Đất

 Lớp trung gian (bao Manti): dày gần 3000 km; trạng thái từ quánh dẻo đến lỏng; nhiệt độ khoảng 1500 – 47000C.

Lớp trung gian còn gọi là quyển Manti bao gồm manti trên và manti dưới. Vật chất tầng trên của lớp này quánh dẻo và có các dòng đối lưu vật chất nên chúng đã tạo ra hiện tượng di chuyển của các lục địa, tạo ra các dạng địa hình khác nhau, các hiện tượng động đất, núi lửa

 Lớp lõi: dày trên 3000 km; ở trạng thái: nhân ngoài lỏng, nhân trong rắn; nhiệt độ cao nhất khoảng 50000C. Thành phần vật chất chủ yếu của nhân Trái Đất là những kim loại nặng như niken, sắt

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 14097 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 6 - Bài 10: Cấu tạo bên trong của Trái Đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài: 10 - tiết 11
Tuần dạy: tuần 11 	 
ND: 
Bài 10: CẤU TẠO BÊN TRONG CỦA TRÁI ĐẤT
1. MỤC TIÊU: 
	1.1. Kiến thức: 
 - Hs biết và nêu tên các lớp cấu tạo của Trái Đất và đặc điểm của từng lớp. Cấu tạo của Trái Đất gồm có 3 lớp: vỏ Trái Đất, lớp trung gian và lõi (hay nhân). Mỗi lớp đều có những đặc tính riêng về độ dày, về trạng thái vật chất và về nhiệt độ.
- Học sinh biết cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất: được cấu tạo do bảy địa mảng lớn và một số địa mảng nhỏ. Các địa mảng này có thể di chuyển tách xa nhau hoặc xô chờm vào nhau, tạo nên các dãy núi ngầm dưới đáy đại dương, các dãy núi ở ven bờ các lục địa và sinh ra các hiện tượng núi lửa và động đất.
	- Học sinh hiểu vai trò của lớp vỏ Trái Đất; và dùng năng lượng địa nhiệt thay thế năng lượng truyền thống (hóa thạch)
1.2. Kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng phân tích kênh hình, quan sát và nhận xét về vị trí, độ dày của các lớp cấu tạo bên trong Trái Đất (từ hình vẽ)
1.3. Thái độ: 
- Hiểu biết một số hiện tượng có liên quan đến môi trường sống xảy ra trong lớp vỏ Trái Đất.
2. TRỌNG TÂM:
	- Cấu tạo và vai trò của lớp vỏ Trái Đất
3. CHUẨN BỊ:
 	3.1. Giáo viên: 
- Tranh cấu tạo bên trong của Trái Đất
	3.2. Học sinh:
	- Phân tích hình 26,27, tham khảo nội dung trả lời câu hỏi SGK.
4. TIẾN TRÌNH:
	4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
	4.2. Kiểm tra miệng:
? Vì sao lại có hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ? (8đ)
	Do đường phân chia sáng tối không trùng với trục Trái Đất nên có hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ.
? Cấu tạo của Trái Đất gồm mấy lớp? Kể tên? (2đ)
 	Cấu tạo của Trái Đất gồm 3 lớp: lớp vỏ, lớp trung gian, lớp lõi 
	4.3. Bài mới:	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: vào bài
- Gv: Nhiều hiện tượng xảy ra trên bề mặt Trái Đất có nguồn gốc liên quan với các lớp đất đá ở bên trong Trái Đất. Chính vì vậy nên từ lâu các nhà khoa học đã tốn nhiều công sức để tìm hiểu vấn đề cấu tạo và làm rõ những đặc tính của các lớp đất đá ở bên trong Trái Đất. Cho đến nay, vấn đề này vẫn còn nhiều bí ẩn…
Hoạt động 2: tìm hiểu cấu tạo của Trái Đất
? Để tìm hiểu các lớp đất sâu người ta dùng phương pháp gì?
 Với trình độ kĩ thuật hiện tại, con người chỉ mới khoan sâu vào lòng đất được 15.000 m, trong khi đó bán kính của Trái Đất dài hơn 6.300 km.
? Để tìm hiểu các lớp đất sâu hơn phải dùng phương pháp gì?
 Nghiên cứu gián tiếp: phương pháp địa chấn, trọng lực, địa từ…
 Gần đây người ta còn dùng còn nghiên cứu thành phần, tính chất của các thiên thạch và mẫu đất, và các thiên thể khác như Mặt Trăng để tìm hiểu thêm về cấu tạo và thành phần của Trái Đất. 
- Hs quan sát tranh cấu tạo của Trái Đất
? Cấu tạo của Trái Đất gồm bao nhiêu lớp? Tên gọi?
 Cấu tạo của Trái Đất gồm 3 lớp: lớp vỏ, lớp trung gian, lớp lõi
? Dựa vào bảng số liệu ở trang 32, trình bày đặc điểm các lớp của Trái Đất? 
 Lớp vỏ (thạch quyển): độ dày từ 5 đến 70 km (độ dày lớp vỏ ở các đại dương khoảng 5 km, trên các lục địa khoảng 70-80 km); trạng thái rắn chắc và được cấu trạo từ các tầng đá khác nhau: trên cùng là tầng đá trầm tích (không liên tục, có mơi mỏng nơi dày), tiếp theo là tầng granit (chủ yếu), dưới là tầng bazan; nhiệt độ cao nhất là 10000C, nhiệt độ tăng theo độ sâu.
- Vỏ Trái Đất chia thành 2 kiểu chính: vỏ lục địa (được cấu tạo chủ yếu bằng đá granit) và vỏ đại dương (được cấu tạo chủ yếu bằng đá badan)
 Lớp trung gian (bao Manti): dày gần 3000 km; trạng thái từ quánh dẻo đến lỏng; nhiệt độ khoảng 1500 – 47000C.
Lớp trung gian còn gọi là quyển Manti bao gồm manti trên và manti dưới. Vật chất tầng trên của lớp này quánh dẻo và có các dòng đối lưu vật chất nên chúng đã tạo ra hiện tượng di chuyển của các lục địa, tạo ra các dạng địa hình khác nhau, các hiện tượng động đất, núi lửa
 Lớp lõi: dày trên 3000 km; ở trạng thái: nhân ngoài lỏng, nhân trong rắn; nhiệt độ cao nhất khoảng 50000C. Thành phần vật chất chủ yếu của nhân Trái Đất là những kim loại nặng như niken, sắt
? Các lớp của Trái Đất có ý nghĩa gì?
 Lớp vỏ: chứa đựng các thành phần tự nhiên và sự sống
 Lớp trung gian: làm các địa mảng dịch chuyển
 Lớp lõi: tạo từ trường
? Nhu cầu sử dụng năng lượng của con người ngày càng nhiều. Qua phần tìm hiểu cấu tạo bên trong Trái Đất, chúng ta có thể thay thế nguồn năng lượng truyền thống (hóa thạch) bằng nguồn năng lượng gì?
 Dùng năng lượng địa nhiệt thay thế năng lượng truyền thống
? Trong 3 lớp độ dày lớp nào là mỏng nhất?
 Lớp vỏ
- Trong 3 lớp lớp vỏ là mỏng nhất nhưng giữ vai trò rất quan trọng. Vậy lớp vỏ có cấu tạo như thế nào?
Hoạt động 3: tìm hiểu cấu tạo và vai trò của lớp vỏ Trái Đất
* Hoạt động nhóm: 4 nhóm (4 phút)
+ Nhóm 1-2: Lớp vỏ Trái Đất cấu tạo như thế nào và có đặc điểm gì?
 Là một lớp đá rắn chắc, được cấu tạo bởi các địa mảng. Lớp vỏ dày từ 5 đến 70 km, lớp này rất mỏng chiếm 15% thể tích và 1 % khối lượng của Trái Đất.
+ Nhóm 3-4: Lớp vỏ có vai trò như thế nào đối với đời sống và hoạt động sản xuất của con người? Vì sao? 
 Có vai trò rất quan trọng vì đó là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên và là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loài người.
- Đại diện nhóm trình bày_nhận xét.
- Gv chốt ý.
- Học sinh quan sát hình 27.
? Hãy cho biết Trái Đất có những địa mảng lớn nào?
 Có 7 địa mảng lớn: mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Âu-Á, mảng Phi, mảng Nam Cực, mảng Ấn Độ, mảng Thái Bình Dương và một số địa mảng nhỏ khác.
? Các địa mảng di chuyển như thế nào? Kết quả của sự di chuyển đó?
 Các địa mảng di chuyển rất chậm, chúng có thể tách xa nhau, xô chờm lên nhau hoặc trượt bên nhau.
 Kết quả: hình thành các dãy núi hoặc sinh ra các hiện tượng núi lửa và động đất.
- Gv cho học sinh đọc bài đọc thêm/SGK/tr.36
1/ Cấu tạo của Trái Đất:
- Gồm 3 lớp:
+ Lớp vỏ: độ dày từ 5 đến 70 km, trạng thái rắn chắc, nhiệt độ cao nhất là 10000C.
+ Lớp trung gian: dày gần 3000 km, trạng thái từ quánh dẻo đến lỏng, nhiệt độ khoảng 1500 – 47000C 
+ Lớp lõi: dày trên 3000 km, trạng thái: nhân ngoài lỏng, nhân trong rắn, nhiệt độ cao nhất khoảng 50000C 
2/ Cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất:
- Là lớp đá rắn chắc ở ngoài cùng của Trái Đất, được cấu tạo do 1 số các địa mảng nằm kề nhau; chiếm 15% thể tích và 1% khối lượng của Trái Đất.
- Có vai trò rất quan trọng vì là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên và xã hội loài người
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
? Dựa vào kiến thức đã học hãy hoàn thành sơ đồ tư duy sau:Dày gần 3000 km, trạng thái từ quánh dẻo đến lỏng, nhiệt độ khoảng 1500 – 47000C
Độ dày từ 5 đến 70 km, trạng thái rắn chắc, nhiệt độ cao nhất là 10000C.
Lớp vỏ
Lớp lõi
CẤU TẠO CỦA TRÁI ĐẤT
Lớp trung gian
Dày trên 3000 km, trạng thái: nhân ngoài lỏng, nhân trong rắn, nhiệt độ cao nhất khoảng 50000C
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học:
- Đối với bài học ở tiết học này:
+ Học bài 10: Cấu tạo bên trong của Trái Đất.
+ Làm bài tập bản đồ và bài tập 3/SGK/tr.33.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
+ Chuẩn bị bài 11: Thực hành: Sự phân bố các lục địa và đại dương trên bề mặt Trái Đất.
	+ Phân tích hình 28, hình 29 và bảng số liệu trả lời câu hỏi SGK.
	+ Tìm hiểu và xác định vị trí các lục địa, đại dương trên bản đồ thế giới.
5. RÚT KINH NGHIỆM:
- Nội dung: ……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
- Phương pháp: ………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………
- Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học: ………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docbai 10 Cau tao ben trong cua Trai Dat.doc