Giáo án Địa lý 11 bài: Khu vực Đông Nam Á

1. Công nghiệp

a. Phát triển mạnh các ngành:

– Chế biến và lắp ráp tô tô, xe máy, điện tử (Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam.

– Khai thác than, dầu (Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây và khoáng sản kim loại (Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a ).

– Sản xuất giầy da, dệt may, tiểu thủ công nghiệp, hàng tiêu dùng.

b. Xu hướng phát triển:

 Tăng cường liên doanh, liên kết nước ngoài để tranh thủ nguồn vốn, công nghệ và phát triển thị trường.

2. Dịch vụ

a. Hướng phát triển:

– Phát triển cơ sở hạ tầng cho các khu CN.

– Xây dựng đường sá, phát triển giao thông.

– Hiện đại hóa mạng lưới thông tin, dịch vụ ngân hàng, tín dụng.

b. Mục đích:

– Phục vụ đời sống, nhu cầu phát triển trong nước và thu hút các nhà đầu tư.

 

doc8 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1719 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 11 bài: Khu vực Đông Nam Á, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. TỰ NHIÊN
1. Vị trí địa lí và lãnh thổ
Đông Nam Á bao gồm 11 quốc gia , với diện tích là 4,5 triệu km 2. T thấy đây là một khu vực bé vì chỉ với 4,5 triệu km2 mà có tới 11 quốc gia. So với một số một số nước : Liên Bang Nga có diện tích là 17,1 triệu km2, Hoa Kỳ là 9,6 triệu km2, Trung Quốc là 9,5 Km2..
- Nằm ở khu vực Đông nam Châu Á, tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương
-Gồm hai bộ phận :
+Bán đảo Trung Ấn
+ Quần đảo Mã Lai
- Có vị trí chiến lược quan trọng
Đông Nam Á là một hệ thống các bán đảo, đảo và quần đảo đan xen giữa các biển và vịnh biển rất phức tạp.
- Khu vực giàu có về tài nguyên thiên nhiên. 
– Có nguồn lao động dồi dào.
Cụ thể : có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, đất feralit đồi núi,đất đổ ba dan, dất phù sa màu mỡ, sông ngòi dày đặc  phát triển lúa nước, cây công nghiệp
- Có rừng mưa nhiệt đới, rừng xích đạo ẩm ướt..
- Giao lưu buôn bán với nước ngoài bẵng đường biển, du lịch biển
- Do nằm trong vành đai sinh khoáng nên giàu khoáng sản, nhiều dầu khíphát triển công nghiệp khai thác, chế biến
3. Đánh giá điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á.
a. Thuận lợi
- Cho phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới.
- Phát triển lâm nghiệp.
- Phát triển các ngành kinh tế biển
- Phát triển công nghiêp
b. Khó khăn
-Xảy ra nhiều thiên tai : Động đất, sóng thần, bão 
- Rừng đang có nguy cơ thu hẹp 
+Là khu vực nằm trong “vành đai lửa Thái Bình Dương ”
- Do khai thác không hợp lí và do cháy rừng.
→ Cần tích cực phòng chống khắc phục thiên tai; Khai thác sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên
Tại sao nói Đông Nam Á có vị trí chiến lược quan trọng?
- Là nơi giao thoa giữa các nền văn minh Ấn Độ va Trung Quốc, châu Á và châu Đại Dương
- Là cầu nối giữa lục địa Á- Âu với lục địa Oxtralia.
-Nằm trên con đường hàng hải từ AĐD lên Trung Quốc
- Nằm trong khu vực có nền kinh tế năng động của Châu Á Thái Bình Dương. ..
- Như tài nguyên rừng, tài nguyên đất, khoáng sản, tài nguyên biển
- Có 556,2 triệu người, và trên 50% số người trong độ tuổi lao đông( số liệu năm 2005 ).
II. DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI
1. Dân cư
- Số dân đông : 556,2 triệu người ( Năm 2005).
- Mật độ dân số cao 124 người/km2
- Phân bố dân cư ở Đông Nam Á không đồng đều.
- Có cơ cấu dân số trẻ( Số người trong độ tuổi lao động trên 50% dân số), tỉ lệ gia tăng dân số cao.
- Nguồn lao động dồi dào, nhưng chất lượng lao động kém.
- So với các nước trên thế giới, mật độ dân số trung bình là 48 người/ km2 . Mật độ dân số Việt Nam là 256Người/ Km2 .( Năm 2009 )
- Tập trung chủ yếu ở các đồng bằng châu thổ của cac sông lớn.VD. Ở Đồng Bằng Sông Hồng là trên 18,4 triệu người.( Năm 2009 ). Đảo Giava tập trung trên 100 triệu dân trên 240 triệu dận của In- đô – nê – xi – a.
- Gia tăng dân số tự nhiên trước đây khá cao, hiện nay đang có chiều hướng giảm nhưng vẫn cao.Cao nhất là Philipin, Lào là 2%/ năm, thấp nhất là Xingapo và Thái Lan đạt 0,8%, mức trung bình là 1,4 %/ Năm.
2. Xã hội
- Các quốc gia đều có nhiều dân tộc.
- Các quốc gia có lịch sử tương đồng, người dân có phong tục, tập quán, sinh hoạt gần như nhau tạo thuận lợi cho việc hợp tác phát triển.
- Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới.
- Có nhiều tôn giáo.
Trong lịch sử đều bị các thế lực phong kiến, thực dân bên ngoài nhòm ngó , xâm lược. Hiện nay tất cả các nước Đông Nam Á đều cùng có mối quan hệ hợp tác trong khối ASEAN.
Trong sản xuất đời sốn đều trồng lúa nước, lương thực chính đều là lúa gạo
Các nước trên quần đảo đều sử dụng tiếng Anh hoặc tiếng Hoa để giao tiếp Hay người chăm ở Việt Nam cũng gần giống với người chăm ở Lào và Campuchia
- Văn hóa Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Âu, Mĩ.
+ Phật giáo : Lào, Căm pu chia, Thái Lan, Việt Nam, Mi-an-ma.
+ Thiên chúa giáo ở hầu khắp các nước, đông nhất là Phi-lip-pin 80% dân số.
+ Hồi giáo ở Ma-lai-xi-a, Bru-nây, In-đô-nê-xia, chiếm trên 80% dân số.
Điều kiện tự nhiên
Đông Nam Á lục địa
Đông Nam Á biển đảo
Địa hình
+ Địa hình: bị chia cắt bởi các dãy núi, đan xen giữa các núi là các đồng bằng phù sa màu mỡ, hoặc các thung lũng rộng.
+ Ít đồng bằng, nhiều đồi núi và núi lửa, núi có độ cao dưới 3000m, đất phù sa ở các đồng bằng màu mỡ.
Khí hậu
+Nhiệt đới gió mùa
+ Nhiệt độ quanh năm cao, có sự giao động lớn.
+Mưa theo mùa
+ Nhiệt đới giò mùa và khí hậu xích đạo.
+ Mưa nhiều và điều hòa quanh năm.
Sông ngòi
Lớn, lượng nước dồi dào như sông Mê công, sông Hằng, sông Hồng...
+ Ngắn, dốc
Thổ nhưỡng
Phù sa, feralit và đất đỏ bazan
Chủ yều là đất feralit và đất đỏ bazan
Sinh vật
Rừng nhiệt đới ẩm và cây cận nhiệt.
Rừng mưa nhiệt đới.
Khoáng sản
Thiếc, than, sắt, khí tự nhiên.
+Đồng, sắt, thiếc, dầu mỏ, khí tự nhiên.
KINH TẾ ĐÔNG NAM Á
I. Cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế khu vực Đông Nam Á có sự chuyển dịch theo hướng:
– GDP khu vực I  giảm rõ rệt.
– GDP khu vực II tăng mạnh
– GDP khu vực III tăng ở tất cả các nước.
=> Thể hiện chuyển đổi từ nền kinh tế thuần nông lạc hậu sang nền kinh tế có nền công nghiệp dịch vụ phát triển.
II. Công nghiệp và dịch vụ
1. Công nghiệp
a. Phát triển mạnh các ngành:
– Chế biến và lắp ráp tô tô, xe máy, điện tử (Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam.
– Khai thác than, dầu (Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây và khoáng sản kim loại (Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a).
– Sản xuất giầy da, dệt may, tiểu thủ công nghiệp, hàng tiêu dùng.
b. Xu hướng phát triển:
 Tăng cường liên doanh, liên kết nước ngoài để tranh thủ nguồn vốn, công nghệ và phát triển thị trường.
2. Dịch vụ
a. Hướng phát triển:
– Phát triển cơ sở hạ tầng cho các khu CN.
– Xây dựng đường sá, phát triển giao thông.
– Hiện đại hóa mạng lưới thông tin, dịch vụ ngân hàng, tín dụng.
b. Mục đích:
– Phục vụ đời sống, nhu cầu phát triển trong nước và thu hút các nhà đầu tư.
III. Nông nghiệp
1. Trồng lúa nước
– Lúa nước là cây trồng lâu đời của cư dân khu vực (vì phù hợp với nền nhiệt độ, ánh sáng, chế độ mưa và đất phù sa màu mỡ) và trở thành cây lương thực chính.
– Được phát triển ở tất cả các nước nhưng sản lượng nhiều nhất ở In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Việt Nam, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a.
– Do áp dụng tiến bộ KHKT, năng suất lúa ngày càng tăng.
– Vấn đề của các nước trong khu vực: Cần sử dụng hợp lý đất gieo trồng lúa nước, tránh tình trạng lãng phí => đòi hỏi có qui hoạch phát triển dài hạn, phù hợp với chiến lược phát triển.
Thu hoạch lúa ở Thái Lan.
2. Trồng cây công nghiệp, cây ăn quả.
 – Cao su, cà phê, hồ tiêu, có nhiều ở Thái Lan, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam
– Cây ăn quả được trồng ở hầu hết các nước.
=> Đông Nam Á là nguồn cung cấp chính cho thế giới về cao su, cà phê, hồ tiêu. Việt Nam là nước xuất khẩu hồ tiêu nhiều nhất thế giới.
Bộ trưởng Thương mại Indonesia Gita Wirjawan mới đây nói rằng với điều kiện khí hậu thích hợp và diện tích đất lớn cho phát triển các đồn điền, Indonesia có thể trở thành nhà sản xuất cà phê lớn nhất Đông Nam Á.
3. Chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản.
– Trâu bò, lợn được nuôi nhiều.
– Đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản phát triển.
=> Chăn nuôi vẫn chưa trở thành ngành chính, sản lượng đánh bắt cá còn rất khiêm tốn so với các khu vực khác trên thế giới.
HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
I. Mục tiêu và cơ chế hợp tác của ASEAN.
1. Lịch sử hình thành và phát triển.
Ra đời năm 1967, gồm 5 nước Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin và Xin-ga-po là thành viên sáng lập.
– Số lượng thành viên ngày càng tăng, đến nay đã có 10 quốc gia thành viên.
– Quốc gia chưa tham gia ASEAN là Đông-ti-mo.
2. Mục tiêu chính của ASEAN.
– Có ba mục tiêu chính:
+ Thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của các nước thành viên.
+ Xây dựng khu vực có nền hòa bình, ổn định.
+ Giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng trong nội bộ và bất đồng, khác biệt giữa nội bộ với bên ngoài.
=> Đích cuối cùng ASEAN hướng tới là “Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển”.
3. Cơ chế hợp tác của ASEAN.
– Thông qua các hội nghị, các diễn đàn, các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, thể thao
– Thông qua ký kết các hiệp ước hai bên, nhiều bên hoặc các hiệp ước chung.
– Thông qua các dự án, chương trình phát triển.
– Xây dựng khu vực thương mại tự do
=> Thực hiện cơ chế hợp tác sẽ bảo đảm cho ASEAN đạt được mục tiêu chính và mục đích cuối cùng là hòa bình, ổn định và cùng phát triển.
II. Thành tựu và thách thức của ASEAN.
1. Thành tựu 1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước trong khối khá cao.
=> Thách thức: tăng trưởng không đều, trình độ phát triển chênh lệch dẫn tới một số nước có nguy cơ tụt hậu.
=> Giải pháp: tăng cường các dự án, chương trình phát triển cho các nước có tốc độ phát triển kinh tế chậm hơn.
Một gian hàng tại hội chợ về thực phẩm và đồ uống được tổ chức ở Thái Lan (ThaiFEX 2013). AEC đang hướng tới việc tạo ra một thị trường chung có dân số 600 triệu người. Ảnh: V.T.X.
2. Thành tựu 2: Đời sống nhân dân đã được cải thiện.
=> Thách thức: Còn một bộ phận dân chúng có mức sống thấp, còn tình trạng đói nghèo sẽ:
– Là lực cản của sự phát triển.
– Là nhân tố dễ xảy ra mất ổn định xã hội.
=> Giải pháp: Chính sách riêng ở mỗi quốc gia thành viên để xóa đói, giảm nghèo (như chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam).
3. Thành tựu 3: Tạo dựng được môi trường Hòa Bình, ổn định trong khu vực.
=> Thách thức: Không còn chiến tranh, nhưng vẫn còn tình trạng bạo loạn, khủng bố ở một số quốc gia, gây lên mất ổn định cục bộ.
=> Giải pháp:
– Tăng cường hợp tác về chống bạo loạn, khủng bố.
– Nguyên tắc hợp tác nhưng không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
– Về cơ bản vẫn phải giải quyết tận gốc vấn đề bất bình đẳng xã hội và nâng cao đời sống nhân dân.
Lãnh đạo các nước tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 23
III. Việt Nam trong quá trình hội nhập ASEAN.
1. Tham gia của Việt Nam
– Về kinh tế, giao dịch thương mại của Việt Nam trong khối đạt 30%.
– Tham gia hầu hết các hoạt động về chính trị, văn hóa, giáo dục, xã hội, thể thao
– Vị trí của Việt Nam ngày càng được nâng cao.
Từ năm 2010 đã dể lại dấu ấn mạnh mẽ với những hoạt động đầy sôi động của ngoại giao Việt Nam, trong đó việc Việt Nam đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN 2010.
2. Cơ hội và thách thức.
– Cơ hội: Xuất được hàng trên thị trường rộng lớn ngót nửa tỉ dân.
=> Thách thức: Phải cạnh tranh với các thương hiệu có tên tuổi, uy tín hơn, các sản phẩm có trình độ công nghệ cao hơn.
=> Giải pháp: Đón đầu đầu tư và áp dụng các công nghệ tiên tiến để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa.
Trình bày đặc điểm vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của Đông Nam Á và  ý nghĩa của nó đối với sự phát triển kinh tế.
*Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ,ý nghĩa đối với phát triển kinh tế
-Nằm ở Đông Nam Châu Á,tiếp giápTBD và ÂĐD
-Có lãnh thổ ,lãnh hải rộng lớn
-Gồm 2 bộ phận ĐNA lục địa và ĐNA biển đảo
-Nằm trong khu vực nội chí tuyến
*Ý nghĩa: 
-Có vị trí chiến lược quan trọng là cầu nối giữa lục địa Á- Âu với lục địa Ôxtrâylia.
- Tiếp giáp với 2 nền văn minh lớn là Trung Quốc và Ấn Độ.
- Biển và đại dương tạo thuận lợi cho việc mở rộng giao lưu kinh tế với các nước và phát triển mạnh các ngành kinh tế biển.
-Nằm trong khu vực nội chí tuyến có khí hậu nhiệt đới gió mùa thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt
Phân tích những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên đối với phát triển kinh tế của khu vực Đông Nam Á.
* Thuận lợi: 
-Khí hậu nóng ẩm,đất trồng màu mỡ phì nhiêu,mạng lưới sông ngòi dày đặc thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới
-Có lợi thế về biển thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế và phát triển tổng hợp kinh tế biển
-Nằm trong vành đai sinh khoáng có nhiều loại khoáng sản đặc biệt là dầu khí thuận lợi cho phát triển công nghiệp
-Có nhiều rừng thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp và du lịch sinh thái
* Khó khăn:
- Nhiều thiên tai như núi lửa, động đất, sóng thần, bão nhiệt đới
-TNTN đang bị khai thác quá mức
-Diện tích rừng đang bị thu hẹp
6.Phân tích đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của dân cư tới kinh tế của khu vực Đông Nam Á.
- Dân số đông (556,2 triệu người/2005), mật độ dân số cao (124 người/km2)
→ nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn, thu hút đầu tư. 
- Dân số trẻ, năng động, khả năng hội nhập kinh tế cao.
Tuy nhiên đa số các quốc gia ĐNA kinh tế chưa phát triển, thực trạng dân số gây sức ép đến phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống, tài nguyên môi trường.
- Chất lượng lao động còn hạn chế gây khó khăn cho tạo việc làm và phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trong khu vực.
- Phân bố dân cư không đều, đa số dân cư tập trung ở đồng bằng ven biển gây sức ép dân số, trong khi miền núi thiếu lao đông khai thác tài nguyên, chênh lệch trình độ kinh tế, mức sống rất lớn giữa đồng bằng và miền núi.
7.Trình bày mục tiêu, cơ chế hợp tác của ASEAN, cho ví dụ về cơ chế hợp tác
*Mục tiêu:
- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của các nước thành viên.
-Xây dựng ĐNA thành một khu vực hoà bình ,ổn định có nền KT, VH –XH phát triển
- Giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng trong nội bộ ASEAN, cũng như bất đồng giữa các nước ASEAN với các nước ngoài khối.
- Đoàn kết vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển.
* Cơ chế hợp tác của ASEAN: các thành viên ASEAN thực hiện qua các hợp tác:
- Thông qua các diễn đàn, hội nghị, dự án, các hoạt động chính trị KT-XH; VH-TT.
- Kí kết các hiệp ước hai bên, nhiều bên hoặc các hiệp ước chung.
- Các dự án, chương trình phát triển. xây dựng khu vực thương mại tự do ASEAN.
*Ví dụ: Hội nghị cấp cao ASEAN, dự án xây dựng sông Mê Kông, Kí các hiệp ước khai thác tài nguyên ở biển Đông,tổ chức các kì Seagame, Festival ASEAN
8.Thành tựu và thách thức của ASEAN
*Thành tựu: 
- 10/11 quốc gia ĐNÁ trở thành thành viên của ASEAN.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước trong khối khá cao
- Đời sống nhân dân được cải thiện
- Tạo dựng được môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực
*Thách thức:
-Trình độ phát triển còn  chênh lệch dẫn tới một số nước có nguy cơ tụt hậu.
-Vẫn còn tình  trạng nghèo đói, dịch bệnh, thất nghiệp làm cản trở sự phát triển, dễ gây mất ổn định xã hội.
-Các vấn đề xã hội khác như: quá trình đô thị hoá nhanh,vấn đề tôn giáo sắc tộc, bạo loạn, khủng bố ở một số quốc gia, gây mất ổn định cục bộ.
- Sử dụng tài nguyên thiên nhiên và khai thác môi trường chưa hợp lí
9.Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập ASEAN
*Cơ hội:
- Mở rộng thị trường rộng , phát triển kinh tế thu hút vốn đầu tư,mở ra cơ hội giao lưu học hỏi,tiếp thu trình độ KHKT mới đẩy nhanh CNH, HĐH đất nước
-Vị thế ngày càng được nâng cao
* Thách thức:
 -Phải chịu sự cạnh tranh quyết liệt với các thương hiệu có tên tuổi,uy tín, các sản phẩm có trình độ công  nghệ  cao hơn
-Sự khác biệt về kinh tế,công nghệ,thể chế chính trị

File đính kèm:

  • docBai_11_Khu_vuc_Dong_Nam_A_20150726_041921.doc