Giáo án Địa lý 11 - Bài 12: Thiên nhiên phân hóa đa dạng (Tiếp theo)

- Bước 1: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm hoàn thành PHT (phụ lục)

 + Nhóm l: Tìm hiểu đai nhiệt đới gió mùa.

 + Nhóm 2: Đai cận nhiệt gió mùa trên núi.

 + Nhóm 3: Đai ôn đới gió mùa trên núi có độ cao từ 2600m trở lên.

- Bước 2: HS trong các nhóm trao đổi trong 7’, sau đó đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến.

- Bước 3: GV nhận xét phần trình bày của HS và kết luận các ý đúng của mỗi nhóm.

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 4225 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 11 - Bài 12: Thiên nhiên phân hóa đa dạng (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 12 . THIÊN NHIÊN PHÂN HOÁ ĐA DẠNG (tt)
Tuần 12
Tiết 12
Ngày soạn : 02/11/2014
Ngày dạy : 07/11/2014
I. MỤC TIÊU 
 Sau bài học, HS cần:`
1/ Kiến thức
 - Phân tích các thành phần tự nhiên để thấy được sự phân hoá thiên nhiên theo độ cao. 
 - Đặc điểm về khí hậu, các loại đất và các hệ sinh thái chính theo 3 đai cao ở Việt Nam. 
2/ Kĩ năng
 - Khai thác kiến thức trên bản đồ điah lí tự nhiên
3/ Thái độ 
 Nhận thức được mối liên hệ có quy luật trong sự phân hoá thổ nhưỡng và sinh vật.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1/ Giáo viên:
 - Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
 - Bản đồ khí hậu, đất và thực vật.
 - Atlat Địa lí Việt Nam.
2/ Học sinh:
 - SGK
 - Atlat Địa lí Việt Nam
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1/ Ổn định tổ chức lớp: kiểm tra sĩ số, trang phục, vệ sinh
2/ Kiểm tra bài cũ:
 - Trình bày đặc điểm tự nhiên phần lãnh thổ phía Bắc, phía Nam?
 - Nêu dẫn chứng về mỗi quan hệ giữa địa hình thềm lục địa, đồng bằng ven biển và vùng núi kề bên?
3/ Bài mới:
 a) Vào bài: GV có thể kể cho Hs một số nét đặc trưng của thành phố Đà Lạt, sau đó hỏi các em nguyên nhân do đâu mà Đà Lạt lại có những đặc trưng riêng đó. 
 Việt Nam có 3/4 lãnh thổ là đồi núi đã góp phần làm cho cảnh sắc thiên nhiên nước ta thêm đa dạng, phong phú.
 b) Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động l: TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN LÀM CHO THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA THEO ĐỘ CAO
 1/ Hình thức tổ chức hoạt động: cả lớp
2/ Phương pháp, kĩ thuật dạy học: đàm thoại gợi mở, giải quyết vấn đề 
 - Nguyên nhân nào tạo nên sự phân hoá thiên nhiên theo độ cao? Sự phân hoá theo độ cao ở nước ta biểu hiện rõ ở các thành phần tự nhiên nào?
àHS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. GV chuẩn kiến thức: Sự phân hoá theo độ cao ở nước ta biểu hiện rõ ở thành phần sinh vật và thổ nhưỡng.
Hoạt động 2: TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC ĐAI CẢNH QUAN THEO ĐỘ CAO.
1/ Hình thức tổ chức hoạt động: Nhóm, cả lớp
2/ Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Thảo luận, đàm thoại gợi mở, giải quyết vấn đề
- Bước 1: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm hoàn thành PHT (phụ lục)
 + Nhóm l: Tìm hiểu đai nhiệt đới gió mùa.
 + Nhóm 2: Đai cận nhiệt gió mùa trên núi.
 + Nhóm 3: Đai ôn đới gió mùa trên núi có độ cao từ 2600m trở lên.
- Bước 2: HS trong các nhóm trao đổi trong 7’, sau đó đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến.
- Bước 3: GV nhận xét phần trình bày của HS và kết luận các ý đúng của mỗi nhóm. 
- GV đặt câu hỏi cho các nhóm:
 + Tại sao đai ôn đới gió mùa trên núi có độ cao từ 2600m trở lên chỉ có ở miền Bắc? 
+ Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh thường hình thành ở những khu vực nào? Ở nước ta hệ sinh thái này chiếm diện tích lớn hay nhỏ? 
à(Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh thường hình thành ở những vùng núi thấp mưa nhiều, khí hầu ẩm ướt, mùa khô không rõ, nơi thuận lợi cho sinh vật phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng về nông sản.)
- GV cho học sinh xem một số hình ảnh về cảnh quan vùng núi cao: Sapa, Đà Lạt, Hoàng Liên Sơn,…
3. Thiên nhiên phân hóa theo độ cao 
 Do 3/4 lãnh thổ nước ta là đồi núi, ở địa hình đồi núi khí hậu có sự thay đổi rõ nét về nhiệt độ và độ ẩm theo độ cao
 a) Đai nhiệt đới gió mùa:
- Độ cao: 
 + Miền Bắc: dưới 600 - 700m
 + Miền Nam: 900-1000m.
- Khí hậu: nhiệt đới: nhiệt độ TB tháng >25 0C; độ ẩm thay đổi tùy nơi
- Đất đai:
 + Đất đồng bằng (20% diện tích ) gồm: phù sa, phèn, …;
 + Đất feralit đồi núi thấp (60% diện tích)
- Cảnh quan: hệ sinh thái rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh và hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa
 b) Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi 
- Độ cao:
 + Miền Bắc: từ 600 - 700m đến 2600m
 + Miền Nam: từ 900 – 1000m đến độ cao 2600m.
- Khí hậu: mát mẻ, không có tháng nào > 25 0C; Mưa nhiều, độ ẩm tăng
- Đất và cảnh quan:
 + Từ 600 – 700m đến 1600 – 1700m: đất feralit có mùn; hệ sinh thái rừng lá rộng và lá kim hỗn hợp. 
 + Trên 1600 – 1700m: đất faralit, rừng kém phát triển, đơn giản về thành phần loài: rêu, địa y, cây ôn đới
 c) Đai ôn đới gió mùa trên núi 
- Độ cao: 2600m trở lên (chỉ có ở Hoàng Liên Sơn)
- Khí hậu: có tính chất ôn đới, quanh năm nhiệt độ dưới 150C, mùa đông dưới 50C
- Thực vật ôn đới là chủ yếu, đất mùn thô.
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
1/ Tổng kết
 1. Trình bày những đặc điểm phân hóa của thiên nhiên Việt Nam?
 2. Theo em sự phân hóa này mang lại những mặt thuận lợi và khó khăn gì cho nền kinh nước ta?
2/ Hướng dẫn học tập:
- Học bài theo câu hỏi trong SGK, soạn bài mới theo hướng dẫn
- Tìm hiểu đặc điểm về các miền tự nhiên theo các nội dung: vị trí địa lí, đặc điểm địa hình, khí hậu, đánh giá thuận lợi và khó khăn của mỗi miền trong việc phát triển kinh tế.
3/ Rút kinh nghiệm:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
V. PHỤ LỤC: 
Phiếu học tập:
 Dựa vào nội dung SGK, Atlat Địa lí VN, kiến thức đã học, hãy hoàn thành PHT sau:
Đai
Độ cao
Đặc điểm Khí hậu
Đất
Sinh vật
Ý nghĩa kinh tế
Nhiệt đới gió mùa
Cận nhiệt đới gió mùa trên núi
Ôn đới gió mùa trên núi

File đính kèm:

  • docBai 12 Thien nhien phan hoa da dang tiep theo.doc