Giáo án Địa lí Lớp 4 - Bài 6: Một số dân tộc ở Tây Nguyên

I. ỔN ĐỊNH LỚP:

II. KIỂM TRA BÀI CŨ

- Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa ? Nêu đặc điểm của từng mùa ?

- Tây Nguyên có những cao nguyên nào? Chỉ các cao nguyên này trên lược đồ.

III. BÀI MỚI

HĐ 1: Tây Nguyên - nơi có nhiều dân tộc chung sống.

* Làm việc nhóm đôi – Đọc mục 1 và cho biết :

- Kể tên một số dân tộc ở Tây Nguyên?

+ Những dân tộc nào sống lâu đời ở đây?

 + Những dân tộc nào từ nơi khác đến?

- Tiếng nói, tập quán sinh hoạt của các dân tộc như thế nào?

- Các dân tộc ở Tây Nguyên đều có chung nguyện vọng gì?

 (Để Tây Nguyên ngày càng giàu đẹp nhà nước và các dân tộc ở đây đã và đang làm gì?)

Kết luận: Tây nguyên:

 - Thưa dân nhất nước ta

 - Nhiều dân tộc chung sống với phong tục tập quán riêng.

 Mục đích chung : Xây dựng Tây Nguyên trở nên ngày càng giàu đẹp.

 

doc4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 483 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 4 - Bài 6: Một số dân tộc ở Tây Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 - Lớp GDTH K40B
ĐỊA LÍ LỚP 4
BÀI 6: MỘT SỐ DÂN TỘC Ở TÂY NGUYÊN
I. MỤC TIÊU: Học xong bài này HS biết 
- Một số dân tộc ở Tây Nguyên
- Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, buôn làng, sinh hoạt, trang phục, lễ hội của một số dân tộc ở Tây Nguyên
- Mô tả nhà rông ở Tây Nguyên 
- Dựa vào lược đồ (bản đồ), tranh ảnh để tìm kiến thức
- Yêu quý các dân tộc ở Tây Nguyên và có ý thức tôn trọng truyền thống văn hóa 
của các dân tộc.
II. Đồ dùng dạy - học:
Tranh, ảnh về nhà ở, buôn làng, trang phục, lễ hội, các loại nhạc cụ dân tộc của Tây Nguyên (nếu có)
III. Các hoạt động dạy- học:
GV
HS
I. ỔN ĐỊNH LỚP:
II. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa ? Nêu đặc điểm của từng mùa ?
- Tây Nguyên có những cao nguyên nào? Chỉ các cao nguyên này trên lược đồ.
III. BÀI MỚI
HĐ 1: Tây Nguyên - nơi có nhiều dân tộc chung sống.
* Làm việc nhóm đôi – Đọc mục 1 và cho biết : 
- Kể tên một số dân tộc ở Tây Nguyên?
+ Những dân tộc nào sống lâu đời ở đây?
 + Những dân tộc nào từ nơi khác đến?
- Tiếng nói, tập quán sinh hoạt của các dân tộc như thế nào?
- Các dân tộc ở Tây Nguyên đều có chung nguyện vọng gì?
 (Để Tây Nguyên ngày càng giàu đẹp nhà nước và các dân tộc ở đây đã và đang làm gì?)
Kết luận: Tây nguyên:
	- Thưa dân nhất nước ta
	- Nhiều dân tộc chung sống với phong tục tập quán riêng.
	àMục đích chung : Xây dựng Tây Nguyên trở nên ngày càng giàu đẹp.
HĐ 2: Nhà rông Tây Nguyên.
- Mỗi buôn thường có một ngôi nhà gì đặc biệt?
* Thảo luận nhóm: Phát phiếu học tập cho 4 nhóm và cùng thảo luận
- Nhà rông được dùng để làm gì?
- Mô tả nhà rông
- Nhà Rông càng to, càng đẹp thì chứng tỏ điều gì?
Cho một nhóm trình bày kết quả các nhóm còn lại nhận xét. 
Kết luận: Các dân tộc ở Tây Nguyên sống tập trung thành buôn, mỗi buôn có một nhà Rông. Nhà Rông là nơi sinh hoạt tập thể, tổ chức lễ hội, tiếp khách, Nhà Rông càng to, càng đẹp thì thể hiện buôn đó càng giàu có và thịnh vượng
HĐ 3: Trang phục, lễ hội.
* Thảo luận nhóm
- Nhóm 1: Trang phục của người Tây Nguyên có gì đặc biệt?
- Nhóm 2: Người dân Tây Nguyên thường tổ chức lễ hội vào thời gian nào? Em hãy kể tên một số lễ hội đặc sắc ở đây.
- Nhóm 3: Em hãy nêu sở thích của người dân tộc Tây Nguyên và kể một số nhạc cụ của họ?
- Nhóm 4: Nhận xét bài làm của các nhóm
Các nhóm trình bày và nhận xét
Kết luận: Các dân tộc Tây Nguyên
-Trang phục đơn giản
-Yêu nghệ thuật
-Tổ chức nhiều lễ hội đặc sắc
- Nhiều nhạc cụ độc đáo
IV. CỦNG CỐ- DẶN DÒ: 
* Trò chơi học tập
Tìm hình bí ẩn: Có 6 ô vuông tương ứng 6 câu hỏi:
- Kể tên một số dân tộc sống lâu đời ở Tây Nguyên?
- Ngôi nhà chung lớn nhất của buôn, nơi diễn ra nhiều hoạt động tập thể là 
-  là trang phục truyền thống của người Tây Nguyên.
- Người dân Tây Nguyên thường tổ chức lễ hội vào thời gian nào?
- Người dân Tây Nguyên thường làm gì trong lễ hội?
- của nhà rông thể hiện sự giàu có của buôn
Kết thúc các câu hỏi là xuất hiện một hình bí ẩn nói về một lễ hội của các dân tộc Tây Nguyên
* Về nhà học bài và xem bài mới tiếp theo
- Khí hậu ở Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài liên miên, cả rừng núi bị phủ một bức màn nước trắng xóa. Mùa khô trời nắng gay gắt, đất khô vụn bở.
- Tây Nguyên có các cao nguyên : Kon Tum, Plây ku, Đắk Lắk, Lâm Viên, Di Linh.
- Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng, Kinh, Mông, Tày, Nùng,
- Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng
- Kinh, Mông, Tày, Nùng,
- Mỗi dân tộc có tiếng nói, tập quán sinh hoạt riêng 
- Đều chung sức xây dựng Tây Nguyên
ngày càng giàu đẹp.
- Mỗi buôn thường có một ngôi nhà Rông
- Nhà Rông là nơi dùng để sinh hoạt tập thể, hội họp, tiếp khách, diễn ra các lễ hội,  (Ngoài ra nhà Rông còn là nơi lưu giữ các hiện vật truyền thống: cồng, chiêng, trống, vũ khí, đầu các con vật hiến sinh trong các ngày lễ.)
- Nhà Rông là ngôi nhà to, các chân trụ làm bằng gỗ, mái rất cao thường làm bằng tre hoặc nứa và lợp tranh, . 
- Nhà Rông càng to, càng đẹp thì chứng tỏ buôn đó càng giàu có, thịnh vượng.
Lắng nghe và nhận xét
\
- Đọc
- Ở Tây Nguyên, nam thường đóng khố, nữ thường quấn váy. Trang phục ngày hội được trang trí hoa văn nhiều màu sắc. Gái trai đều thích mang đồ trang sức bằng kim loại.
- Người dân Tây Nguyên thường tổ chức lễ hội vào mùa xuân hoặc sau mùa thu hoạch. Một số lễ hội đặc sắc như : lễ hội cồng chiên, hội đua voi, hội xuân, lễ hội đâm trâu, lễ ăn cơm mới, .
- Người dân Tây Nguyên rất thích nghệ thuật nhất là âm nhạc. Một số nhạc cụ của họ như : đàn tơ-rưng, đàn Krông-pút, cồng, chiên, .
- Trình bày và nhận xét
- Đọc

File đính kèm:

  • docBai_6_Mot_so_dan_toc_o_Tay_Nguyen.doc