Giáo án Địa lí 9 - Tuần 20, Bài 18: Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ (Tiếp theo)

- Vùng nuôi nhiều loại gia súc gì ? Vì sao ?

- Nghề rừng của vùng phát triển ra sao?

- Nông nghiệp của vùng gặp khó khăn trở ngại gì ?

+ Hoạt động 3 : Dịch vụ

- Xác định những tuyến đường chủ yếu của vùng .

- Nhận xét mạng lưới giao thông của vùng .

- Hệ thống dịch vụ ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ như thế nào ?

- Tìm trên lược đồ hình 18.1, các tuyến đường sắt, đường ô tô xuất phát từ Thủ đô Hà Nội đi đến các thị xã của các tỉnh biên giới Việt Trung và Việt Lào.

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 6980 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí 9 - Tuần 20, Bài 18: Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
soạn: 19/10/2014	
giảng: 22/10/2014	
TIẾT 20 Bài 18 : VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ ( tiếp theo )
I. Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức:
- Trình bày được thế mạnh kinh tế ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, thể hiện ở một số ngành công nghiệp ,nông nghiệp , lâm nghiệp , sự phân bố của các ngành đó . 
- Nêu được tên các trung tâm kinh tế và các ngành kinh tế của từng trung tâm .
2. Kĩ năng:
- Phân tích bản đồ kinh tế để hiểu và trình bày được sự phân bố của các ngành kinh tế công nghiệp , nông nghiệp của vùng .
- Phân tích bảng số liệu để trình bày tình hình phát triển kinh tế của Trung du và miền núi Bắc Bộ .
3. Thái độ 
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên và có ý thức tiết kiệm NL
II. Chuẩn bị giáo viên – học sinh :
1. Giáo viên : - Bản đồ tự nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Bản đồ kinh tế của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Một số tranh ảnh
2. Học sinh : Sách giáo khoa . 
III. Tổ chức hoạt động dạy và học :
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Xác định vị trí giới hạn của vùng TD- MN BB. Hãy nêu những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên đối với sự phát triển KT-XH của Trung du và miền núi Bắc Bộ?
- Trình bày đặc điểm DC, XH và những TL, KK đối với sự phát triển KT-XH của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
3.Bài mới
- Các yếu tố tự nhiên , dân cư xã hội vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đa dạng . Trên cơ sở đó vùng đã phát triển kinh tế như thế nào ?Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay .
 Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
+ Hoạt động1: Tình hình phát triển kinh tế (NL)
- Quan sát bản đồ kinh tế của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Thảo luận nhóm 3’ (bàn) 
- Vùng có tiềm năng phát triển ngành công nghiệp nào ?
- Ngành công nghiệp nào phát triển nhất ?
- Xác định nơi phân bố các ngành công nghiệp đó . 
- Hs trình bày
 - Gv chuẩn xác 
-Vì sao khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc còn phát triển thuỷ điện thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc?
- Việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên khoáng sản quá mức sẽ làm cho nguồn tài nguyên này ntn? Cần phải làm gì để khắc phục? Liên hệ, GD HS ý thức sử dụng NL tiết kiệm, hiệu quả.
- Xác định vị trí các nhà máy thủy điện , nhiệt điện 
- Xác định vị trí các các trung tâm công nghiệp luyện kim, cơ khí hoá chất?
- Việc xây dựng thuỷ điện Hoà Bình có ý nghĩa gì 
 - Minh họa hình ảnh về thủy điện Hòa Bình? 
+ Hoạt động 2 : Ngành nông nghiệp 
- Kể tên các loại cây trồng chủ yếu của vùng ?
- Xác định nơi phân bố cây : lúa, ngô, chè, hồi.
- Nhận xét về cơ cấu cây trồng
- Vì sao chè chiếm tỉ trọng lớn về diện tích và sản lượng so với cả nước
- Vùng nuôi nhiều loại gia súc gì ? Vì sao ?
- Nghề rừng của vùng phát triển ra sao?
- Nông nghiệp của vùng gặp khó khăn trở ngại gì ?
+ Hoạt động 3 : Dịch vụ 
- Xác định những tuyến đường chủ yếu của vùng .
- Nhận xét mạng lưới giao thông của vùng .
- Hệ thống dịch vụ ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ như thế nào ?
- Tìm trên lược đồ hình 18.1, các tuyến đường sắt, đường ô tô xuất phát từ Thủ đô Hà Nội đi đến các thị xã của các tỉnh biên giới Việt Trung và Việt Lào.
- Nêu tên một số hàng hóa truyền thống của Trung du và miền núi Bắc Bộ trao đổi với đồng bằng sông Hồng.
- Tìm trên lược đồ hình 18.1, các cửa khẩu quan trọng: Móng Cái, Đồng Đăng, Lào Cai.
- Kể tên một số điểm du lịch
+ Hoạt động 4 : Các trung tâm kinh tế 
- Xác định vị trí địa lý của các trung tâm kinh tế. Nêu các ngành sản xuất đặc trưng của mỗi trung tâm. 
- Những TP nào đang trở thành các trung tâm KT của vùng?
IV. Tình hình phát triển kinh tế 
1. Công nghiệp 
- Thế mạnh chủ yếu là khai thác và chế biến khoáng sản , thủy điện .
- Các ngành phát triển :
+ Khai thác khoáng sản : than , sắt ….
+ Năng lượng : Nhiệt điện ( Uông Bí 150.000 KW ) , thủy điện ( Hòa Bình 1.92 triệu KW ), ( Sơn La đang xây 2.4 triệu KW )…
- Các ngành khác : luyện kim( Thái Nguyên ) , cơ khí( hạ Long ) , hóa chất( Việt Trì ) , công nghiệp nhẹ , chế biến lương thực thực phẩm .
2. Nông nghiệp 
- Sản phẩm đa dạng ( nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới) quy mô sản xuất tương đối tập trung. Một số sản phẩm có giá trị trên thị trường( chè, hồi, hoa quả,…)
+Trồng trọt:
- Cây lương thực : Lúa, ngô 
- Cây công nghiệp: Chè , hồi 
- Cây ăn quả : Vải thiều , mận ,..
+ Chăn nuôi : trâu , bò, lợn, thủy sản 
+ Lâm nghiệp: nghề rừng phát triển mạnh theo hướng nông-lâm kết hợp. .3. Dịch vụ :
- Dịch vụ du lịch có nhiều điều kiện phát triển .
V. Các trung tâm kinh tế: 
- Thái Nguyên ( gang thép )
- Việt Trì ( hóa chất )
- Hạ Long ( đóng tàu )
4. Củng cố - hướng dẫn học sinh tự học ở nhà : 
*- Công nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có ngành tiêu biểu nào? Ngành nào phát triển mạnh hơn ?
- Việc phát triển nghề rừng theo hướng nông – lâm kết hợp ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có ý nghĩa như thế nào ?
*- Học bài và làm bài tập 3 trang 69 sgk .
- Chuẩn bị bài 19: Thực hành : Đọc bản đồ, phân tích và đánh giá ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với sự phát triển công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ .
 +Trả lời câu hỏi gợi ý trong bài thực hành .
 + Chuẩn bị com pa , bút chì, thước .

File đính kèm:

  • doctuan 11(1).doc