Giáo án Địa lí 9

I/MỤC TIÊU:

 1- Kiến thức: nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội. Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng. Đặc điểm dân cư, xã hội: những thuận lợi và khó khăn của dân cư, xã hội đối với sự phát triển kinh tế xã hội của vùng.

 2- Kỹ năng: rèn kỹ năng sử dụng lược đồ tự nhiên để xác định vị trí và giới hạn lãnh thổ.

 3- Thái độ: phát triển các ngành kinh tế biển cần có những biện pháp BVMT khỏi bị ô nhiễm, biết sa mạc hóa có nguy cơ mở rộng ở các tỉnh phía Nam trung bộ nên vấn đề bảo vệ rừng có ý nghĩa quan trọng đặc biệt.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

 - Lược đồ tự nhiên vùng duyên hải Nam Trung Bộ

 - Tranh ảnh

III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:

 1. Bài cũ:

 - Tình hình phát triển kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ?

 - Tại sao nói du lịch là thế mạnh kinh tế của Bắc Trung Bộ?

 2. Bài mới:

 - Giới thiệu bài: (giống phần mở bài trong sgk/90)

 

doc142 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2219 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lí 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ường xảy ra ở Bắc Trung Bộ? 
- Biện pháp để hạn chế bớt những khó khăn do thiên tai gây ra?
→ Qua phân tích, em có nhận xét gì về khí hậu của vùng?
 Quan sát lược đồ tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ, kết hợp H23.2.
- So sánh tiềm năng tài nguyên rừng và khoáng sản p.Bắc và p.Nam dãy Hoành Sơn?
- Ở Bắc Trung Bộ có những điểm du lịch nào mà em biết? 
 Thảo luận theo bàn 
 CH: Với điều kiện tự nhiên như trên vùng có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế - xã hội? 
* Hoạt động 3: Hoạt động cá nhân (suy nghĩ)
- Đặc điểm dân cư của vùng Bắc Trung Bộ?
 Quan sát bảng 23.1 
- Cho biết sự khác biệt trong cư trú và hoạt động kinh tế giữa phía Đông và phía Tây của Bắc Trung Bộ?
-Dựa vào bảng 23.2. Hãy nhận xét sự chênh lệch các chỉ tiêu của vùng so với cả nước?
- Cho biết hiện nay nhà nước ta đã có những dự án lớn nào nhằm phát triển kinh tế vùng BTB?
I. Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ: 
- Là dải đất hẹp ngang, kéo dài từ dãy Tam Điệp tới dãy Bạch Mã.
 - Ý nghĩa:
 + Là cầu nối giữa Bắc Bộ với các vùng phía Nam.
 + Cửa ngõ của các nước tiểu vùng sông Mê Kông ra biển Đông và ngược lại, cửa ngõ hành lang đông – tây của tiểu vùng sông Mê Kông.. 
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 
 - Địa hình: từ T sang Đ có núi ở phía tây → gò đồi → đồng bằng duyên hải → đầm phá → hải đảo.
 - Khí hậu: khắc nghiệt thường có bảo vào mùa thu đông và gió TN khô nóng vào mùa hạ.
 - Tài nguyên rừng, khoáng sản tập trung phía Bắc dãy Hoành Sơn. Phía Nam dãy Hoành Sơn phát triển về du lịch.
III. Đặc điểm dân cư - xã hội 
 - Là địa bàn cư trú của 25 dân tộc. 
 - Phân bố dân cư và hoạt động kinh tế có sư khác biệt giữa phía Đông và phía Tây của vùng.
 - Đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.
 3. Củng cố: 
 - HS chỉ lại vị trí của BTB trên lược và nêu ý nghĩa của vị trí đó?
 - Trình bày sự phân hóa địa hình từ Tây sang Đông ?
 4. Vận dụng: Sưu tầm tư liệu (bài viết, hình ảnh) về dự án xây dựng các khu kinh tế mở
Ngày giảng: 9A – 29/11/2013
 9B – 27/11/2013
Tiết 26: 
 Bài 24. VÙNG BẮC TRUNG BỘ (tt)
I/ MỤC TIÊU:
 1- Kiến thức: trình bày được tình hình phát triển và phân bố 1 số ngành sản xuất chủ yếu. Tên các trung tâm kinh tế lớn và chức năng chủ yếu của từng trung tâm.
2- Kỹ năng: nắm vững phương pháp nghiên cứu, sự tương phản lãnh thổ trong phát triển kinh tế ở BTB.
3- Thái độ: biết tài nguyên quan trọng nhất là rừng, chương trình trồng rừng, xây dựng hồ chứa nước đã góp phần giảm nhẹ thiên tai và BVMT.
II: CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
 - Lược đồ kinh tế Bắc Trung Bộ 
 - Tranh ảnh về kinh tế xã hội của vùng 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 1. Bài cũ: 
 - Nêu đặc điểm về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng?
 - Với điều kiện tự nhiên như trên vùng có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế - xã hội? 
 2. Bài mới: 
 - Giới thiệu bài mới: (giống phần mở bài trong sgk/85)
Hoạt động của GV và HS
 Nội dung chính
* Hoạt động 1: Cá nhân
 Cho hs quan sát lược đồ kinh tế Bắc Trung Bộ.
- So sánh bình quân lương thực theo đầu người của Bắc Trung Bộ với cả nước?
- Nêu một số khó khăn trong sản xuất nông nghiệp của vùng?
 HS: khí hậu, đất, hạ tầng cơ sở …
- Để khắc phục những khó khăn trên nhân dân đã khai thác phát triển nông nghiệp dựa vào những thế mạnh nào?
- Ngoài sản xuất lương thực, nông nghiệp trong vùng còn phát triển các ngành nào?
- Quan sát H24.3 và xác định trên lược đồ các vùng nông lâm kết hợp? Kể tên 1 số sản phẩm đặc trưng?
- Việc trồng rừng ở Bắc Trung Bộ có ý nghĩa như thế nào? 
 HS: phòng chóng lũ quét, hạn chế cát bay, cát lấn, tác hại của gió phơn Tây Nam, bão, lũ ....
- Công trình trọng điểm ở Bắc Trung Bô?
*GDMT: chương trình trồng rừng, xây dựng hệ thống hồ chứa nước góp phần giảm nhẹ thiên tai và bảo vệ môi trường.
 Hoạt động cá nhân
 Dựa vào H24.2/86 và lược đồ kinh tế Bắc Trung Bộ.
- Nhận xét sự gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp ở Bắc Trng Bộ?
- Cho biết ngành công nghiệp nào là thế mạnh của vùng Bắc Trng Bộ? Vì sao?
- Xác định các ngành này trên lược đồ?
- Các ngành công nghiệp ở Bắc Trung Bộ phân bố chủ yếu ở đâu?
- Cho biết những khó khăn trong sự phát triển ngành công nghiệp ở Bắc Trng Bộ?
 HS: do cơ sở yếu kém, hậu quả chiến tranh kéo dài, thiếu vốn …
 Cho hs quan sát lược đồ kinh tế Bắc Trung Bộ
- Cho biết hoạt động vận tải của vùng?
- Xác định vị trí các quốc lộ 7,8,9 trên lược đồ và nêu tầm quan trọng của các tuyến đường này?
- Hãy kể tên một số điểm du lịch ở Bắc Trng Bộ?
* Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân
 Quan sát lược đồ kinh tế Bắc Trung Bộ
- Xác định trên lược đồ các trung tâm kinh tế và chức năng của từng vùng trung tâm?
 GV chuẩn xác lại kiến thức.
IV. Tình hình phát triển kinh tế: 
 1. Nông nghiệp: 
 - Tiến hành thâm canh cây lương thực nhưng bình quân lương thực còn thấp.
 - Phát triển mạnh nghề trồng rừng, trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.
 2. Công nghiệp:
 - Giá trị sản xuất công nghiệp của vùng tăng liên tục. 
 - Công nghiệp khai thác khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng là thế mạnh của vùng. 
 - Các ngành công nghiệp phân bố chủ yếu ở ven biển. 
 3. Dịch vụ: đang trên đà phát triển.
V. Các trung tâm kinh tế: 
 Thanh Hóa, Vinh, Huế là các trung tâm kinh tế quan trọng của vùng.
3/ Đánh giá : 
 - Nêu những thành tựu và khó khăn trong phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp ở Bắc Trng Bộ?
 - Tại sao nói du lịch là thế mạnh kinh tế của Bắc Trng Bộ?
4/ Hoạt động nối tiếp: 
 - Học bài cũ, nắm vững trọng tâm bài học.
 - Xác định vị trí của vùng duyên hải Nam Trung Bộ trên H25.1.
 - Một số đặc điểm địa hình của vùng?
 - Nhận xét tình hình dân cư, xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ so với cả nước?
 - Vấn đề cần quan tâm để BVMT ở duyên hải Nam Trung Bộ là gì?
 Ngày giảng: 9A – 
 9B – 27/11/2013 
Tiết 27: 
 Bài 25: VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ
I/MỤC TIÊU:
 1- Kiến thức: nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội. Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng. Đặc điểm dân cư, xã hội: những thuận lợi và khó khăn của dân cư, xã hội đối với sự phát triển kinh tế xã hội của vùng.
 2- Kỹ năng: rèn kỹ năng sử dụng lược đồ tự nhiên để xác định vị trí và giới hạn lãnh thổ.
 3- Thái độ: phát triển các ngành kinh tế biển cần có những biện pháp BVMT khỏi bị ô nhiễm, biết sa mạc hóa có nguy cơ mở rộng ở các tỉnh phía Nam trung bộ nên vấn đề bảo vệ rừng có ý nghĩa quan trọng đặc biệt.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
 - Lược đồ tự nhiên vùng duyên hải Nam Trung Bộ 
 - Tranh ảnh 
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
 1. Bài cũ:
 - Tình hình phát triển kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ?
 - Tại sao nói du lịch là thế mạnh kinh tế của Bắc Trung Bộ?
 2. Bài mới: 
 - Giới thiệu bài: (giống phần mở bài trong sgk/90)
Hoạt động của Gv và HS
Nội dung chính
* Hoạt động 1:
 Hoạt động cá nhân
Cho hs quan sát lược đồ tự nhiên vùng duyên hải Nam Trung Bộ
- Xác định vị trí, giới hạn lãnh thổ của vùng duyên hải Nam Trung Bộ?
- Xác định vị trí các tỉnh, các quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa, các đảo Lý Sơn, đảo Phú Quý? 
- Về vị trí đia lí của vùng có ý nghĩa quan trọng như thế nào?
* Hoạt động 2: 
Hoạt động nhóm
Quan sát H25.1 kết hợp lược đồ tự nhiên vùng duyên hải Nam Trung Bộ.
- Cho biết đặc điểm chung về địa hình của vùng duyên hải Nam Trung Bộ?
- Giải thích vì sao màu xanh của các đồng bằng ở duyên hải Nam Trung Bộ lại không rõ nét như ơ Bắc Trung Bộ? 
 HS xác định trên lược đồ các vịnh Dung Quất, Vân Phong, Cam Ranh, các bãi tắm và các địa điểm du lịch nổi tiếng? 
- Cho biết đặc điểm khí hậu nổi bật trong vùng?
 HS: mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm …
- Dựa vào các điều kiện tự nhiên vùng có khả năng phát triển các ngành kinh tế nào?
*GDMT: Nam Trung Bộ là vùng có thế mạnh về du lịch và kinh tế biển, vì vậy để phát triển các ngành kinh tế biển cần có những biện pháp để bảo vệ môi trường biển khỏi bị ô nhiễm.
- Nhận xét về khoáng sản của vùng?
 Thảo luận nhóm (3phút)
 CH: Tại sao vấn đề bảo vệ và phát triển rừng có tầm quan trọng đặc biệt đối với các tỉnh cực Nam Trung Bộ?
 Các nhóm cử đại diện trình bày, các nhóm khác bổ sung.
 GV chuẩn xác kiến thức.
- Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng sa mạc hoá? Biện pháp khắc phục?
 *GDMT: cần nhấn mạnh hiện tượng khô hạn và hiện tượng sa mạc hoá ở vùng cực Nam Trung Bộ? 
* Hoạt động 3: Hoạt động cá nhân
Quan sát bảng 25.1/92.
- Hãy nhận xét sự khác biệt trong phân bố dân cư, và hoạt động kinh tế giữa đồng bằng ven biển với đồi núi ở phía tây? → So sánh với Bắc Trung Bộ?
 Quan sát bảng 25.2/93.
- Nhận xét tình hình dân cư, xã hội ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ so với cả nước?
HS xác định tren bản đồ vị trí các di tích văn hóa lịch sử được công nhận là di sản văn hóa thế giới?
I. Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ:
 - Là vùng lãnh thổ hẹp ngang kéo dài từ Đà Nẵng đến Bình Thuận.
 - Ý nghĩa:
 + Cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên
 + Có ý nghĩa chiến lược quan trọng về an ninh và quốc phòng.
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: 
 - Địa hình:
 + Phía Tây có núi, gò đồi; phía Đông là đồng bằng nhỏ hẹp.
 + Đồng bằng bị chia cắt bởi nhiều dãy núi đâm ngang sát biển, bờ biển khúc khuỷu có nhiều vũng vịnh. 
 - Khí hậu khô hạn nhất cả nước. 
 - Vùng có thế mạnh về kinh tế biển và du lịch. 
 - Khoáng sản: ít chủ yếu là cát thuỷ tinh.
 - Thường bị thiên tai, hạn hán kéo dài và hiện tượng sa mạc hóa đang có nguy cơ mở rộng. 
III. Đặc điểm dân cư, xã hội: 
 - Phân bố dân cư và hoạt động kinh tế có sự khác biệt giữa phía Tây và phía Đông của vùng.
 - Đời sống các dân tộc cư trú vùng núi phía Tây còn gặp nhiều khó khăn. 
 - Tài nguyên du lịch nhân văn :Phố cổ Hội An, Di Tích Mĩ Sơn
3. Củng cố
 - HS xác định vị trí, giới hạn của vùng trên lược đồ. Nêu ý nghĩa?
 - Trong phát triển kinh tế vùng vùng duyên hải Nam Trung Bộ có những thuận lợi và khó khăn gì?
 - Tại sao du lịch là thế mạnh kinh tế của vùng?
4/ Hoạt động nối tiếp: 
 - Học bài cũ, trả lời các câu hỏi trong sgk.
 - Tìm hiểu về tình hình phát triển kinh tế của vùng duyên hải Nam Trung Bộ? 
 - Các vùng kinh tế trọng điểm?
* Rút kinh nghiệm
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
 Ngày giảng: 9A – 02/12/2013
 9B – 28/11/2013
Tiết 28: 
 Bài 26: VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ
I/ Mục tiêu:
 1 - Trình bày được một số ngành kinh tế tiêu biểu của vùng. Tên các trung tâm kinh tế chính. Nhận biết vị trí, giới hạn và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm.
2 - Biết phân tích một số vấn đề cần quan tâm trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể của duyên hải Nam Trung Bộ, phân tích bản đồ kinh tế, các bảng thống kê.
II/	Phương tiện dạy học:	
 Lược đồ kinh tế vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
 Atlat địa lí Việt Nam. Tranh ảnh về hoạt động kinh tế của vùng.
III/ Hoạt động dạy và học: 
 1. Bài cũ:	
 - Nêu đặc điểm về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng duyên hải Nam Trung Bộ
 - Trong phát triển kinh tế, xã hội vùng duyên hải Nam Trung Bộ có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì?
 2. Bài mới:
 - Giới thiệu bài mới: (Giống phần mở bài trong sgk/95)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
* Hoạt động 1:Hoạt động nhóm
Cho hs quan sát B26.1/95
- Nhận xét về tình hình chăn nuôi bò và nuôi trồng thủy sản của vùng?
Thảo luận nhóm / bàn 
- Vì sao chăn nuôi bò, khai thác thủy sản được coi là thế mạnh của vùng duyên hải Nam Trung Bộ?
 HS: do diện tích chăn thả rộng, khí hậu khô nóng phù hợp với việc chăn bò, vùng có đường bờ biển dài với nhiều bãi tôm, bãi cá ….
Quan sát trên lược đồ kinh tế vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Hãy xác định các bãi tôm, bãi cá?
- Vì sao vùng biển NamTrung Bộ lại nổi tiếng về nghề làm muối, đánh bắt và nuôi hải sản?
 HS: do khí hậu khô hạn, ít mưa, ít cửa sông, độ măn nước biển cao ….
- Hãy kể tên các bãi muối của vùng?
- Vùng đã gặp phải những khó khăn gì tong sản xuất nông nghiệp?
- Cho biết các biện pháp giảm bớt tác động của thiên tai trong vùng?
Hoạt động cá nhân
Quan sát B26.2/97.
- Nhận xét sự tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ so với cả nước?
- Cơ cấu công nghiệp của vùng bao gồm những ngành nào?
Quan sát trên lược đồ kinh tế vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Xác định các trung tâm công nghiệp, các ngành chủ yếu của mỗi trung tâm?
Q/s lược đồ kinh tế vùng duyên hải Nam Trung Bộ
- Hoạt động giao thông của vùng có điều kiện thuận lợi gì để phát triển kinh tế?
- Xác định các tuyến đường quan trọng, các cảng biển và sân bay của vùng?
- Tại sao nói du lịch là thế mạnh kinh tế của vùng?
* Hoạt động 2:
Hoạt động cá nhân
- Xác định trên lược đồ vị trí của các thành phố Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang?
- Vì sao các thành phố này được coi là cửa ngõ của Tây Nguyên?
- Xác định các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền trung? Tầm quan trọng của nó?
IV. Tình hình phát triển kinh tế:
 1. Nông nghiệp:
 - Thế mạnh của vùng: chăn nuôi bò, khai thác nuôi trồng và chế biến thuỷ sản
 - Khó khăn: quỹ đất nông nghiệp rất hạn chế, đất kém màu mỡ, thường bị bão lụt, sản lượng lương thực bình quân đầu người thập hơn trung bình của cả nước.
 2. Công nghiệp:
 - Chiếm tỉ trọng nhỏ trong giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước.
 - Cơ cấu công nghiệp của vùng khá đa dạng: công nghiệp cơ khí, chế biến nông sản thực phẩm ….
 3. Dịch vụ:
 - Hoạt động giao thông vận tải khá phát triển.
 - Du lịch là thế mạnh của vùng.
V. Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm miền trung. 
 - Các trung tâm kinh tế: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang
 - Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có vai trò chuyển dịch cơ cấu kinh tế không chỉ với vùng duyên hải Nam Trung Bộ mà cả với Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên.
3 Củng cố : 
 - Vùng duyên hải Nam Trung Bộ đã khai thác tiềm năng kinh tế biển như thế nào?
 - Tại sao nói du lịch là thế mạnh của vùng?
 - Hướng dẫn học sinh làm bài tập 2/99.
4 Hoạt động nối tiếp: 
 - Học bài cũ, làm bài tập 2/99 vào vở.
 - Trả lời các câu hỏi trong bài thực hành (bài 27) 
* Rút kinh nghiệm :
 Ngày giảng: 9A – 02/12/2013
 9B – 28/11/2013
Tiết 29: 
 Bài 27: THỰC HÀNH: KINH TẾ BIỂN CỦA
BẮC TRUNG BỘ VÀ DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ
I/ Mục tiêu:
 - Củng cố sự hiểu biết về cơ cấu kinh tế biển ở cả hai vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ gồm các hoạt động của các hải cảng nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, nghề nuôi và chế biến thủy sản xuất khẩu, du lịch và dịch vụ biển.
 - Hoàn thiện phương pháp đọc bản đồ, phân tích số liệu thống kê.
Phát triển các ngành kinh tế biển gắn liền với việc bảo vệ môi trường. 
II/ Phương tiện dạy học:
 - Lược đồ tự nhiên và lược đồ kinh tế vùng Bắc Trung Bộ. 
 - Lược đồ tự nhiên và lược đồ kinh tế Duyên hải Nam Trung Bộ.
III/ Hoạt động dạy và học: 
 1. Bài cũ: 
 - Trình bày đặc điểm phát triển kinh tế của vùng duyên hải Nam Trung Bộ?
 - Vì sao nói Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang được coi là cữa ngõ ra biển của Tây Nguyên?
 2. Bài mới:
 - Giới thiệu bài:
* Hoạt động 1: Bài tập 1:
 - HS đọc yêu cầu của đề bài.
 - Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu một địa danh sau khi thảo luận nhanh → lên bảng chỉ trên lược đồ.
 Nhóm 1: cảng biển chính của Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ theo thứ tự từ Bắc vào Nam.
(Cửa lò Đồng Hới, Chân Mây, Đà nẵng, Dung Quất, Quy nhơn, Nha trang)
 Nhóm 2: Bãi cá, bãi tôm chính của hai vùng theo chiều B - N.
 Nhóm 3: Các cơ sở sản xuất muối Sa huỳnh, Cà Ná.
 Nhóm 4: Các bãi biển có giá trị du lịch nổi tiếng: Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Lăng Cô, Non nước, Sa Huỳnh, Nha trang, Mũi Né …
 - Nhận xét tiềm năng phát triển biển ở Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ?
 HS: + Bắc Trung Bộ có nhiều khoáng sản, chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió lào …
 + Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều tiềm năng phát triển thủy hải sản 
* Hoạt động 2: Bài tập 2:
 HS đọc yêu cầu của đề bài:
 - So sánh sản lượng thuỷ sản nuôi trồng và khai thác của 2 vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ?
 GV: hướng dẫn HS cách tính tỷ trọng (%) về sản lượng và giá trị xuất khẩu, thủy sản của từng vùng và toàn vùng duyên hải miền trung.
 Cách tính % = số liệu 1 vùng × 100
	 Toàn vùng
 → Bắc Trung Bộ nuôi trồng thủy sản nhiều hơn duyên hải Nam Trung Bộ 
 Duyên hải Nam Trung Bộ khai thác nhiều hơn hẳn Bắc Trung Bộ.
 - Vì sao có sự chênh lệch về sản lượng nuôi trồng và khai thác giữa 2 vùng?
 HS: tiềm năng kinh tế biển duyên hải Nam Trung Bộ lớn hơn Bắc Trung Bộ HS hoàn thành bài thực hành.
3 Hoạt động nối tiếp:
 - Xác định vị trí và giới hạn của vùng Tây Nguyên? Vị trí của vùng có ý nghĩa quan trọng như thế nào?
 - Việc khai thác các nguồn tài nguyên ở Tây Nguyên gặp những khó khăn gì?
* Rút kinh nghiệm.
 Ngày giảng: 9A – 06/12/2013
 9B – 04/12/2013
Tiết 30 
 Bài 28: VÙNG TÂY NGUYÊN
I/ MỤC TIÊU:
 1 - Kiến thức: 
Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội. Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, dân cư, xã hội của vùng và những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển kinh tế - xã hội.
2- Kỹ năng: 
Rèn luyện kỹ năng chỉ bản đồ, xác định các nhà máy thủy điện.
- Thái độ:
Có ý thức bảo vệ vùng rừng đầu nguồn các dòng sông, bảo vệ môi trường sinh thái và chống thiên tai.
II/ KĨ NẰNG ĐƯỢC GD TRONG BÀI: 
 - Thu thập và xử lí thông tin, phân tích: (HĐ1, HĐ2, HĐ3)
 - Đảm nhận trách nhiệm: (HĐ2, HĐ3)
 - Giao tiếp, trình bày suy nghĩ, làm việc nhóm: (HĐ2, HĐ3)
 - Thể hiện sự tự tin: (HĐ1)
III/ CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
 Lược đồ địa lí tự nhiên vùng Tây Nguyên, tài liệu tham khảo.
IV/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 1. Giới thiệu:
 GV yêu cầu hs sử dụng lược đồ để trình bày những hiểu biết của mình về vùng Tây Nguyên.
 Gắn hiểu biết của hs với nội dung của bài mới.
2. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
* Hoạt động 1: Cá nhân/nhóm
Q/sát lược đồ địa lí tự nhiên vùng Tây Nguyên, kết hợp H28.1.
- Xác định giới hạn lãnh thổ của vùng Tây Nguyên? Vị trí tiếp giáp? 
- so với các vùng khác vị trí của Tây Nguyên có đặc điểm gì nổi bật?
- Việc không tiếp giáp với biển có những thuận lợi và khó khăn gì đối với phát triển kinh tế - xã hội?
- Vị trí địa lí của vùng có ý nghĩa quan trọng như thế nào?
* Hoạt động 2: Cặp/nhóm
Q/sát lược đồ địa lí tự nhiên vùng Tây Nguyên, kết hợp H28.1.
- Cho biết từ B - N có những cao nguyên nào? nguồn gốc hình thành?
 HS: có 6 cao nguyên xếp tầng kề sát nhau hình thành do sự phun trào mac ma giai đoạn tân kiến tạo. 
GV: các cao nguyên có độ cao khác nhau.do cường độ hoạt động của các núi lửa (trung bình 500 - 1500 m).
- Đặc điểm khí hậu của vùng?
- Xác định tên các dòng sông bắt nguồn từ Tây Nguyên? Chảy qua các vùng nào?
 Thảo luận bàn/nhóm (2phút)
 CH: tại sao phải bảo vệ rừng đầu nguồn đối với các dòng sông? 
- Cho biết Tây Nguyên phát triển các ngành kinh tế nào?
 HS: rừng, thủy năng, khoáng sản, du lịch 
- Đọc tên và xác định trên lược đồ các trạm thuỷ điện của vùng?
-Việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở Tây Nguyên đã gặp những khó khăn gì? Biện pháp khắc phục?
* GDMT: việc chặt phá rừng quá mức để trồng cà phê và làm nương rẫy, nạn săn bắt động vật hoang dã đã làm ảnh hưởng xấu đến môi trường → việc bảo vệ môi trường tự nhiên, khai thác hợp lí nguồn tài nguyên là 1 nhiệm vụ quan trọng của vùng.
* Hoạt động 3: cá nhân/nhóm
- Tình hình dân số và sự phân bố dân cư của vùng Tây Nguyên?
- Tây Nguyên có các dân tộc nào? Địa bàn cư trú của các dân tộc đó?
- Nêu những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế, xã hội của vùng?
Quan sát B28.2/104.
- So sánh chỉ tiêu của vùng Tây Nguyên so với cả nước? 
- Tại sao thu nhập bình quân đầu người 1 tháng cao hơn cả nước mà lại có tỉ lệ hộ nghèo cao hơn cả nước?
- Những giải pháp quan trọng để nâng cao đời sống của nhân dân? 
I. Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ:
 - Là vùng duy nhất không giáp biển
 - Ý nghĩa: gần vùng ĐNB có kinh tế phát triển và là thị trường tiêu thụ, có mối quan hệ với duyên hải Nam Trung Bộ, mở rộng quan hệ với Lào và Campuchia.
 II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 
 - Địa hình: là các cao nguyên xếp tầng 
 

File đính kèm:

  • docdia li 9.doc