Giáo án Địa lí 9

- Tam giác CN có vai trò rất quan trọng tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị và thu hút nhiều lao động trong vùng.

-HS quan sát bảng 21.1

- Hãy so sánh năng xuất lúa của ĐBSH với ĐBSCL và cả nước ?

- Những nguyên nhân nào làm cho năng xuất lúa của vùng đạt cao?

+ Do trình độ thâm canh tăng năng xuất, tăng vụ, cư sở hạ tầng tốt.

- Ngoài lúa thì ở ĐBSH còn phát triển cây trồng nào khác ?

+ Phát triển một số cây ưa lạnh như: Ngô, khoai tây, su hào, bắp cải.

- Trước đây ĐBSH chỉ phát triển 2 vụ hè và thu nhưng hiện nay đã phát triển thêm vụ đông thành vụ SX chính của vùng

- Nêu lợi ích của việc đưa vụ đông trở thành vụ sản xuất chính?

+ Vì có khí hậu thuận lợi nên vùng phát triển được vụ đông, việc đưa vụ đông trở thành vụ trở thành vụ sản xuất chính nhằm tận dụng tài nguyên đất, năng cao thu nhập cho người nông dân, giải quyết việc làm, làm phong phú cơ cấu cây trông của vùng.

- Ngoài trồng trọt thì chăn nuôi ở ĐBSH phát triển vật nuôi gì?

 

doc128 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2599 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lí 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Thái độ:
	- Thích tìm hiểu, nghiên cứu đến mối quan hệ giữa dân số và sản lượng lương thực bình quân lương thực theo đầu người ở vùng ĐB Sông Hồng.
II. Chuẩn bị:
1. GV: Thước kẻ.
2. HS: Thước kẻ, bút chì, bút màu.
III. Hoạt động dạy và học.
1.Ổn định lớp: (1’)
	Lớp 9A: SÜ sè .................... vắng: ………………
	Líp 9B: SÜ sè .................... vắng: ………………
2. Kiểm tra: (5') 
Câu hỏi: Sản xuất lương thực ở ĐBSH có tầm quan trọng như thế nào?
Trả lời: Sản xuất lương thực ở ĐBSH không những đảm bảo an ninh lương thực cho vùng mà còn đáp ứng nhu cầu trong nước và cung cấp nguồn nguồn lương thực cho xuất khẩu của nước ta. 
Thang điểm: HS trả lời đúng được 8 điểm.
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS vẽ biểu đồ đường 
- Đọc nội dung yêu cầu của bài tập 1, quan sát bảng 22.1 SGK 
- GV hướng dẫn HS cách vẽ biểu đồ đường.
- GV hướng dẫn HS cách ghi đại lượng lên đầu mỗi trục và chia khoảng cách trên các trục sao cho đúng.
 Cách vẽ: Vẽ từng đường trong 3 đường tương ứng với sự biến đổi dân số, sản lượng lương thực, bình quân lương thực theo đầu người, chú ý mỗi đường vẽ bằng một màu riêng. Thiết lập bảng chú giải và ghi tên cho biểu đồ.
- Gọi 1 - 2 học sinh khá lên bảng vẽ và các em trong lớp vẽ biểu đồ 3 đường biểu diễn.
- GV hướng dẫn HS vẽ và sửa sai cho HS.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 2.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận với 2 nội dung.
N 1+3: Nêu những thuận lợi trong sản xuất lương thực thực phẩm ở ĐBSH.
N 2+4: Nêu những khó khăn ảnh hưởng đến sản xuất lương thực thực phẩm ở ĐBSH.
- HS thảo luận và tráo phiếu cho nhau.
- GV nhận xét .
- cho biết vai trò của vụ đông trong sản xuất lương thực thực phẩm ở ĐBSH?
- Nêu ảnh hưởng của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tới đảm bảo lương thực của vùng?
-HS dựa vào biểu đồ, kiến thức đã học và vốn hiểu biết để trả lời.
(20')
(13')
3
1. Bài tập 1
Cách vẽ biểu đồ:
- Vẽ trục toạ độ: Trục tung thể hiện %, trục hoành thể hiện thời gian (các năm). Khi vẽ song cần thiết lập bảng chú giải và ghi tên cho biểu đồ.
2. Bài tập 2
* Thuận lợi: Đất phù sa, nguồn nước dồi dào, khí hậu thuận lợi nguồn lao động có trình độ thâm canh cao, thị trường tiêu thụ rộng
* Khó khăn: Thời tiết diễn biến thất thường, dân số quá đông nên đất nông nghiệp theo đầu người thấp.
* Vụ đông đem lại thu nhập lớn cho nông dân, tận dụng tài nguyên đất, làm phong phú đa dạng cây trồng.
- Việc giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giúp bình quân lương thực theo đầu người tăng nhanh.
4. Củng cố: ( 5')
- GV hệ thống bài
- Nhận xét giờ thực hành
5. Hướng dẫn về nhà: (1')
- Về nhà ôn lại bài cũ
- Chuẩn bị trước bài 23
Giảng: 9A .../..../ 20…
 9B .../..../ 20… 
Tiết 26
VÙNG BẮC TRUNG BỘ
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức: 
	- HS nhận biết được vị trí địa lý, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế xã hội.
	- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi khó khăn đối với sự phát triển kinh tế- xã hội.
	- Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội và những thuận lợi khó khăn đối với sự phát triển của vùng.
2. Kỹ năng: 
	- HS xác định được vị trí, giới hạn của vùng trên bản đồ.
	- Tiếp tục rèn cho HS kỹ năng đọc, phân tích bản đồ, lược đồ, bảng số liệu 
3. Thái độ: 
	- Giáo dục HS ý thức, trách nhiệm bảo vệ di sản văn hoá thế giới và phòng chống thiên tai. 
II. Chuẩn bị:
1.GV: Bản đồ tự nhiên vùng Bắc trung bộ, Át lát địa lý Việt Nam .
2.HS: Đồ dùng học tập.
III. Tiến trình dạy học
1.Ổn định lớp: (1’)
	Lớp 9A: SÜ sè .................... vắng: ………………
	Líp 9B: SÜ sè .................... vắng: ………………
2. Kiểm tra: 
 Không giờ trước thực hành.
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ.
- Quan sát bản đồ tự nhiên và hình 23.1, át lát địa lý Việt Nam (T27)
- Xác định giới hạn lãnh thổ vùng BTB?
- Xác định các vùng tiếp giáp với BTB
- Với vị trí đó có ý nghĩa gì đối với sự phát triển kinh tế - xã hội?
+ Các nước tiểu vùng sông Mê công: Lào, Thái lan, Mianma, Việt nam.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và TNTN.
- Giáo viên chia lớp làm 4 nhóm, sau đó các nhóm quan sát bản đồ tự nhiên và hình 23.1 để:
- Nhóm 1 + 2: Dải trường sơn bắc ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu ở vùng BTB?
- Nhóm 3 + 4: Dựa vào hình 23.1 - 23.2 so sánh tiềm năng tài nguyên rừng, khoáng sản, du lịch của phía bắc và phía nam Hoành Sơn?
- Hết thời gian thảo luận các nhóm tráo phiếu cho nhau. 
- Các nhóm nhận xét chéo nhau.
- GV Nhận xét kết luận.
- Đi từ phía Tây sang phía Đông trải qua các dạng địa hình nào?
- Với địa hình đó sẽ có những hình thức sản xuất nào? 
- Với điều kiện tự nhiên ở vùng thường gặp phải khó khăn gì?
- Biện pháp khắc phục những thiên tại đó?
- HS quan sát H23.3 SGK và nhận xét.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm dân cư xã hội.
- HS quan sát bảng 23.1 SGK và cho biết:
- Vùng là địa bàn cư trú của những dân tộc nào?
- Nhận xét sự khác biệt về dân cư và hoạt động kinh tế giữa phía đông và phía tây của vùng?
- Quan sát bảng 23.2 Nhận xét sự chênh lệch các chỉ tiêu của vùng so với cả nước?
- Qua nhận xét cho biết đời sống dân cư của vùng như thế nào?
- Bên canh những khó khăn thì vùng bắc trung bộ có những thuận lợi gì để thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội?
+ Xây dựng dự án đường HCM
+ Xây dựng đèo hải vân
+ Xây dựng kinh tế mở, biên giới Việt Lào
(10')
(17')
5'
(13')
I. Vị trí địa lý, giới hạn lãnh thổ.
- Là cầu nối giữa các vùng phía bắc với các vùng phía nam.
- Là cửa ngõ hành lang đông tây của tiểu vùng sông Mê. 
II. Điều kiện tự nhiên và TNTN.
- Trường sơn bắc có ảnh hưởng đến khí hậu.
+ Phía Đông: đón gió mùa đông bắc gây mưa lớn.
+ Phía Tây: đón gió tây, khô nóng về mùa hè ( gió phơn Tây Nam )
- Tài nguyên rừng khoáng sản tập trung chủ yếu ở phía Bắc Hoành Sơn.
- Tài nguyên du lịch tập trung ở phía Nam Hoành sơn ( động Phong Nha)
- Địa hình không đồng nhất từ tây sang đông
- Khó khăn lớn nhất là thiên tai: Lũ, bão, hạn hán, gió tây khô nóng...
- Giải pháp: Bảo vệ và phát triển rừng, trồng rừng phòng hộ, xây dựng mô hình nông lâm kết hợp, xây dựng các công trình thuỷ lợi.
III. Đặc điểm của dân cư xã hội.
- Là địa bàn cư trú của 24 dân tộc.
- Phân bố dân cư và hoạt động kinh tế có sự khác biệt từ T-Đ.
- Đời sống dân cư gặp nhiều khó khăn.
4. Củng cố : (3')
- Sự phân bố dân cư ỏ Bắc Bộ có đặc điểm gì?
5. Hướng dẫn về nhà: (1’)
Học bài và trả lời câu hỏi SGK
Chuẩn bị trước Tiết 26 - bài 24.
Giảng: 9A .../..../ 20…
 9B .../..../ 20… 
Tiết 27
VÙNG BẮC TRUNG BỘ 
(Tiếp theo)
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức: 
	- HS trình bày được tình hình phát triển và phân bố một số ngành sản xuất chủ yếu ở Bắc Trung Bộ.
	- Nêu được tên các trung tâm kinh tế lớn và chức năng chủ yếu của từng trung tâm.
2. Kỹ năng: 
	- HS biết đọc, phân tích lược đồ và bản đồ kinh tế, biết xác lập mối quan hệ giữa tự nhiên với hoạt động sản xuất của con người.
3. Thái độ: 
	- Thêm yêu quê hương đất nước con người việt nam.
II. Chuẩn bị:
1. GV: - Bản đồ kinh tế Bắc Trung Bộ, Át lát địa lý Việt Nam ..
2. HS: - SGK, vở ghi.
III. Tiến trình dạy học.
1.Ổn định lớp: (1’)
	Lớp 9A: SÜ sè .................... vắng: ………………
	Líp 9B: SÜ sè .................... vắng: ………………
2. Kiểm tra: (5')
Câu hỏi: - Cho biết đặc điểm điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Bắc Trung Bộ.?
Đáp án:
- Trường sơn bắc có ảnh hưởng đến khí hậu.
+ Phía Đông: đón gió mùa đông bắc gây mưa lớn.
+ Phía Tây: đón gió tây, khô nóng về mùa hè ( gió phơn Tây Nam )
- Tài nguyên rừng khoáng sản tập trung chủ yếu ở phía Bắc Hoành Sơn.
- Tài nguyên du lịch tập trung ở phía Nam Hoành sơn.
- Địa hình từ T->Đ như: núi, đồi, đồng bằng, đầm phá, biển.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu vấn đề nông nghiệp.
- Quan sát bản đồ kinh tế và hình 24.1, át lát địa lý Việt Nam và nội dung sách giáo khoa để:
- Nhận xét tình hình sản xuất lương thực bình quân đầu người thời kỳ 95 -> 2002.
- Sự phát triển nông nghiệp còn gặp khó khăn gì?
- Cho biết nơi sản xuất lúa chủ yếu của vùng Bắc Trung Bộ? HS xác định trên bản đồ.
- Thế mạnh của vùng là phát triển nghề gì?
- Hiện nay Bắc Trung Bộ đã đưa ra biện pháp gì để thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển?
- Xác định các vùng nông lâm kết hợp.
- Việc trồng rừng ở Bắc Trung Bộ có ý nghĩa như thế nào?
+ phòng chống lũ quét, hạn chế cát lấn, cát bay, tác hại của gió phía nam, bảo vệ môi trường)
- Quan sát bản đồ kinh tế, hình 24.2 Nhận xét về tình hình phát triển công nghiệp của bắc trung bộ? 
+ Có bước phát triển tuy nhiên chưa tương xứng với tiềm năng tài nguyên và kinh tế của vùng, GDPCN của năm 2002 gấp gần 20,7 lần năm 1995)
- Cho biết ngành nào là thế mạnh? Vì sao?
- Xác định cơ sở khai thác khoáng sản, Thiếc, Crôm, Ti tan, đá vôi/ biểu đồ?
- Quan sát bản đồ kinh tế, hình 24.2 Nhận xét về giao thông vận tải của vùng?
- Xác định các tuyến đường 7,8,9 và nêu tầm quan trọng của tuyến đường này?
+ Tuyến đường7-8-9 nối liền hai cửa khẩu biên giới Việt- Lào với cảng biển.
- Quan sát hình 24.3 Nhận xét về tài nguyên du lịch của vùng?
- HS xác định một số địa điểm du lịch? bản đồ? 
- HS quan sát H24.4 SGK và nhận xét.
* Hoạt động 4: Trung tâm kinh tế 
- Quan sát hình 24.3 Cho biết các trung tâm kinh tế quan trọng của vùng?
- Các trung này phát triển ngành công nghiệp nào?
- Đặc điểm phát triển kinh tế của 3 trung tâm là gì?
(28')
(6')
IV. Tình hình phát triển kinh tế.
1. Nông nghiệp:
- Bình quân lương thực theo đầu người còn thấp.
- Thế mạnh: Nghề rừng, chăn nuôi gia súc lớn, khai thác nuôi trồng thuỷ hải sản.
2. Công nghiệp:
- Công nghiệp đã có bước tiến đáng kể, năm 2002 gấp 2,7 lần năm 1995.
- Thế mạnh: Công nghiệp khai khoáng, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
3. Dịch vụ:
- GTVT diễn ra sôi động
- Du lịch phát triển: Cố Đô Huế - quê Bác, vườn quốc gia, động Phong Nha Kẻ Bảng và một số bãi tắm đẹp.
V. Các trung tâm kinh tế:
- Thanh hóa, Vinh, Huế là các trung tâm kinh tế quan trọng của vùng.
4. Củng cố: (4’)
GV hệ thống bài:
- Cho biết đặc điểm ngành công nghiệp và nông nghiệp của vùng?
- Tại sao nói du lịch là thế mạnh
- Xác định các trung tâm kinh tế của vùng
5. Hướng dẫn học ở nhà. (1’)
- Về nhà học nội dung bài, trả lời câu hỏi sách giáo khoa.
- Chuẩn bị trước Tiết 27 - bài 25.
Giảng: 9A .../..../ 20…
 9B .../..../ 20… 
Tiết 28
VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức: 
	- Nhận biết được vị trí địa lý, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế xã hộ.
	- Trình bày được đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng, những thuận lợi, khó khăn của tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế xã hội.
	- Trình bày được đặc điểm dân cư xã hội, những thuận lợi và khó khăn của dân cư xã hộ đối với sự phát triển kinh tế xã hội.
2. Kỹ năng: 
	- HS biết đọc, phân tích lược đồ và bản đồ kinh tế, biết xác lập mối liên hệ địa lý.
3. Thái độ: 
	- Giáo dục HS ý thức bảo vệ và tôn vinh các di sản văn hoá.
II. Chuẩn bị:
1. GV: Bản đồ tự nhiên vùng DHNTB, Át lát địa lý Việt Nam.
2. HS: Sưu tầm tranh ảnh về vùng DHNTB.
III. Tiến trình dạy học:
1.Ổn định lớp: (1’)
	Lớp 9A: SÜ sè .................... vắng: ………………
	Líp 9B: SÜ sè .................... vắng: ………………
2. Kiểm tra: (15')
Câu hỏi: - Nêu đặc điểm phát triển nghành nông nghiệp của vùng BTB?
Đáp án:
- Thuận lợi: - Lương thực với 333,7 kg/ người Bắc Trung Bộ vừa cung cấp đủ lương thực, thức ăn không có dôi dư để dự trữ và xuất khẩu.
- Khó khăn:
+ Diện tích đất canh tác ít
+ Đất xấu thường xuyên bị thiên tai, hạn hán.
- Thanh hoá, Nghệ an, Hà Tĩnh là nơi sản xuất lúa chủ yếu.
- Thế mạnh: Nghề rừng, chăn nuôi gia súc lớn, khai thác nuôi trồng thuỷ hải sản.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ.
- Giáo viên treo bản đồ tự nhiên vùng DHNTB, át lát địa lý Việt Nam (T28) học sinh quan sát và cho biết:
- Xác định vị trí, giới hạn của vùng DHNTB?
- Vùng DHNTB có các đảo và quần đảo nào?
- DHNTB gồm mấy tỉnh?
- Vị trí của DHNTB có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển kinh tế vùng?
* Hoạt động 2: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và TNTN.
- Giáo viên cho học sinh quan sát hình 25.1 và dựa vào nội dung SGK cho biết:
- Cho biết đặc điểm địa hình từ Tây sang Đông của DHNTB?
- HS xác định các loại địa hình trên bản đồ.
Tiếp đó GV cho HS xác định các vùng vịnh: Dung Quất, Cam Danh, Văn Phong.
- Vùng DHNTB gồm những loại nước nào? thuận lợi cho phát triển ngành kinh tế nào?
- Vùng có các loại đất nào? Các loại đất có giá trị gì?
- Nhận xét gì về tài nguyên rừng của vùng?
- Độ tre phủ của rừng thấp sẽ xẩy ra hiện tượng gì? (xa mạc hoá)
- Để giải quyết vấn đề này cần phải làm gì?
- HS xác định các bãi tắm đẹp và điểm du lịch nổi tiếng của vùng?
- Em có nhận xét gì về tài nguyên du lịch của vùng?
- có những loại khoáng sản nào? phân bố?
- Vùng DHNTB thường gặp những khó khăn gì về điều kiện tự nhiên?
- Trong vùng có loại đặc sản nào?
+ Tổ yến phân bố ở vùng ven biển.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm dân cư xã hội.
- Giáo viện cho học sinh quan sát bảng 25.1 để:
- Cho biết sự khác biệt trong sự phân bố dân cư và hoạt động kinh tế theo hướng từ tây sang đông?
- Học sinh quan sát hình bảng 25.2 
- Nhận xét tình hình dân cư - xã hội ở DHNTB so với cả nước?
- Qua nhận xét cho biết tình hình phát triển kinh tế và đời sống dân cư của vùng.
- Tỉ lệ dân thành thị cao hơn cả vùng có thuận lợi gì?
- Thảo luận nhóm 
Dân số có những thuận và khó khăn ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội?
- quan sát H25.2 và nhận xét.
(5')
(10')
(9')
I. Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ.
- Kéo dài từ Đà nẵng đến Bình thuận.
- Gồm hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa.
- Gồm 8 tỉnh
- ý nghĩa: Là cầu nối giữa Bắc trung bộ với Đông nam bộ và Tây nguyên với Biển đông.
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Núi, gò, đồi, đồng bằng, vùng vịnh.
- Tài nguyên nước dồi đao thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ hải sản.
- Đất: + Đất đồng bằng chủ yếu trồng cây lương thực thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày.
+ Đất chân núi chủ yếu chăn nuôi gia súc và trồng cây công nghiệp.
- Rừng: Độ che phủ thấp(39%).
- Du lịch: Gồm nhiều bãi tắm đẹp như Non nước, Sa huỳnh, Đại lãnh Nha Trang.
- Khoáng sản: Cát thuỷ tinh ti tan vàng.
- Khó khăn: Hạn hán bão lũ.
III. Đặc điểm dân cư - xã hội.
- Phân bố dân cư và hoạt động kinh tế có sự khác biệt Đ -> T 
- Tình hình phát triển kinh Từ và đời sống dân cư còn gặp nhiều khó khăn.
- Thuận lợi: 
 + Người dân cần cù, kiên cường giàu kinh nghiệm trong sản xuất.
+ Có nhiều di tích lịch sử văn hoá và tài nguyên du lịch.
4. Củng cố: (4’)
- Xác định vị trí giới hạn vùng DHNTB?
- Xác định các tỉnh ở duyên hải Nam Trung Bộ.
- Cho biết sự khác nhau về hoạt động kinh tế và phân bố dân cư của vùng DHNTB
5. Hướng dẫn học ở nhà: (1’)
- Về nhà học nội dung và trả lời câu hỏi ở SGK.
- Chuẩn bị trước Tiết 28 - bài 26. 
Giảng: 9A .../..../ 20…
 9B .../..../ 20… 
Tiết 29
VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ (Tiếp)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
	- Trình bày được một số ngành kinh tế tiêu biểu của vùng.
	- Nêu được tên các trung tâm kinh tế chính. Nhận biết vị trí, giới hạn và vai trtò trọng điểm của vùng kinh tế miền Trung.
2. Kỹ năng:
	- Biết kết hợp kênh hình và kênh chữ để phát triển giải thích một số vấn đề của vùng. Biết đọc sử lý phân tích số liệu.
3. Thái độ:
	- Thêm yêu quê hương đất nước.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Lược đồ kinh tế vùng DHNTB và tranh ảnh, Át lát địa lý Việt Nam.
2. Học sinh: Vở ghi, SGK, đồ dùng học tập.
III. Tiến trình lên lớp:
1.Ổn định lớp: (1’)
	Lớp 9A: SÜ sè .................... vắng: ………………
	Líp 9B: SÜ sè .................... vắng: ………………
2. Kiểm tra: (5')
Câu hỏi: - Vùng DHNTB có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì về tự nhiên?
Đáp án
- Núi, gò, đồi, đồng bằng, vùng vịnh.
- Đất: + Đất đồng bằng chủ yếu trồng cây lương thực thực phẩm và cây công 
nghiệp ngắn ngày.
+ Đất chân núi chủ yếu chăn nuôi gia súc và trồng cây công nghiệp.
+ Nước: nước ngọt, mặn, lợ chủ yếu nuôi trồng thuỷ hải sản.
+ Rừng: Độ che phủ thấp (39%) 
+ Du lịch: Gồm nhiều bãi tắm đẹp như Non nước, Sa huỳnh, Đại lãnh, Nha Trang.
+ Khoáng sản: Cát thuỷ tinh ti tan vàng.
* Khó khăn: Hạn hán bão lũ.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về nông nghiệp.
 - Giáo viên cho học sinh quan sát bảng 26.1 Nhận xét gì về số lượng đàn bò và thuỷ sản của vùng DHNTB qua các năm?
- Vì sao chăn nuôi bò, khai thác thuỷ sản là thế mạnh của vùng? 
- Ngư nghiệp chiếm tỉ lệ như thế nào so với cả nước? 
- Quan sát hình 26.1 xác định các bãi tôm cá lớn của vùng?
- HS quan sát hình 26.2 SGK cho biết:
- Ngoài chăn nuôi bò và khai thác thuỷ sản thì DHNTB còn nổi tiếng với ngành nghề nào? tại sao?
- Bên cạnh những thuận lợi thì vùng còn gặp những khó khăn như thế nào?
- Hiện nay đã có giải pháp gì để khắc phục được những khó khăn?
- Học sinh quan sát bảng 26.2:
- Nhận xét sự tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của vùng DHNTB so với cả nước?
- Vùng phát triển những ngành công nghiệp nào? phân bố ở đâu? xác định trên lược đồ?
-Vùng có các trung tâm công nghiệp nào? xác định trên lược đồ?
- Xác định các tuyến đường GT qua vùng, các cảng biển, sân bay.
+ Sự phát triển sôi động đó diễn ra như thế nào ( có đường sắt, đường bộ. Hàng hoá, hành khách từ bắc đến nam) Đường thủy là cơ sở xuất nhập khẩu giá trị của vùng và tài nguyên.
- HS xác định các cảng biển của vùng?
- Nhận xét gì về tài nguyên du lịch của vùng?
- Nêu một số đặc điểm du lịch của vùng?
* Hoạt động 2: Tìm hiểu các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọngđiểm trung bộ.
- HS quan sát át lát địa lý Việt Nam (28)
- Vùng có các trung tâm kinh tế nào?
- Các trung tâm kinh tế phát triển hoạt động kinh tế nào?
-Xác định trên bản đồ các thành phố: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang? Vì sao các thành phố này được coi là cửa ngõ của Tây Nguyên?
+ Vì đây là đầu mối GT quan trọng của Tây Nguyên, nhiều hàng hoá và hành khách của Tây Nguyên được vận chuyển theo các quốc lộ 19, 26, 14c, đường HCM để ra ngoài Bắc hoặc đến duyên hải Nam Trung Bộ để tiêu thụ hoặc xuất khẩu và ngược lại
- Xác định các tỉnh thành phố thuộc vung kinh tế trọng điểm miền trung? Vai trò của vùng kinh tế này?
(25')
(8')
IV. Tình hình phát triển kinh tế.
1. Nông nghiệp
- Chăn nuội bò và khai thác thuỷ sản là thế mạnh của vùng.
- Ngoài ra còn phát triển mạnh nghề muối, chế biến nước mấm, thuỷ sản.
- Khó khăn của nông nghiệp: Quỹ đất hạn chế, đất sấu và lắm thiên tai.
2. Công nghiệp:
- Tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng chiếm tỉ trọng nhotrong giá trị sản xuất CN của cả nước. 
- Các ngành công nghiệp: Cơ khí, chế biến lương thực thực phẩm khá phát triển. 
- Trung tâm công nghiệp: Đà nẵng, Quỹ nhơn, Nha trang.
3. Dịch vụ:
- Giao thông vận tải: Phát triển diễn ra rất sôi động.
- Du lịch: Là thế mạnh của vùng: Non nứơc, Nha trang, Mũ né… Phố cổ Hội an, Mỹ sơn.
V. Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm trung bộ.
- Trung tâm kinh tế: Đà nẵng, Quy nhơn, Nha trang.
- Vùng kinh tế trọng điểm: Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.
- Vai trò: Chuyển dịch cơấu KT ở duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên tạo mối liên hệ KT liên vùng
4. Củng cố: (5’)
- Cho biết đặc điểm phát triển kinh tế vùng DHNTB
- Vì sao DHNTB nổi tiếng với nghề làm muối và chăn nuôi hải sản.
5. Hướng dẫn học ở nhà: (1’)
- Về nhà học thuộc nội dung bài
- Trả lời câu hỏi SGK
- Chuẩn bị trước bài 27.
Giảng: 9A .../..../ 20…
 9B .../..../ 20… 
Tiết 30
THỰC HÀNH 
 KINH TẾ BIỂN CỦA BẮC TRUNG BỘ
VÀ DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
	- Củng cố sự hiểu biết về cơ cấu kinh tế biển cả vùng bắc trung bộ và DHNTB (DHMT) bao gồm hoạt động của các hải cảng nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, nghề muối, chế biến thuỷ sản xuất khẩu, du lịch và dịch vụ chế biến.
2. Kỹ năng: 
	- Hoàn thiện phương pháp đọc bản đồ, p

File đính kèm:

  • docDIA 9.1.doc