Giáo án Địa lí 8 - Tuần 28: Đặc điểm địa hình Việt Nam

? Xác định trên hình 28.1, một số nhánh núi, khối núi lớn ngăn cách và phá vở tính liên tục của dãy đồng bằng ven biển.

*GV bổ sung: Bản thân nền móng các đồng bằng củng là miền đồi sụt võng tách dăn được phù sa sông bồi đắp. Vì thế đồng bằng nước ta còn có nhiều ngọn núi sót, nhô cao tạo nên những thắng cảnh đẹp: núi Voi (Hải Phòng),Hòn Đất(Kiên Giang), Thất Sơn (An Giang),Non Nước (Ninh Bình),Sài Sơn (Hà Tây)

*Hoạt động 2:

? Trong lịch sử phát triển tự nhiên, lãnh thổ Việt Nam được tạo lập vững chắc trong giai đoạn nào?

? Đặc điểm địa hình giai đoạn này?

? Sau vấn đề tạo núi giai đoạn này, tân kiến tạo địa hình nước ta có đặc điểm?

 

doc9 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 9997 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí 8 - Tuần 28: Đặc điểm địa hình Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :2/2/09 Tuần 28 Ngày dạy: Tiết 36
Bài 28: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH VIỆT NAM
I. Mục đích :
 - HS cần nắm được:
 1/Kiến thức:
 + 3 đặc đểm cơ bản của địa hình Việt Nam.
 + Vai trò và mối liên hệ của địa hình đối với các thành phần khác trong môi trường tự nhiên.
 + Sự tác động ngày càng sâu sắc của con người làm biến đổi địa hình.
 2/Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng đọc, hiểu khai thác kiến thức về địa hình Việt Nam trên bản đồ địa hình.
 - Kĩ năng phân tích các địa hình.
 3/Tư tưởng:
II. Chuẩn bị:
 1/Giáo viên:
 - Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
 - Lát cắt địa hình.
 2/Học sinh:Chuẩn bị bài trước ở nhà,ÁtLát.
III. Tiến trình dạy – học :
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ.
 ? Nêu đặc điểm các dạng địa hình chính của bề mặt trái đất.
 ? Cho biết ý nghĩa lớn lao của các chu kỳ tạo núi ở 2 giai đoạn cổ kiến tạo và tân kiến tạo đối với sự phát triển địa hình trên lãnh thổ Việt Nam?
 3. Bài mới: 
 Sự phát triển địa hình lãnh thổ nước ta là kết quả tác động của nhiều nhân tố và trải qua các giai đoạn phát triển lâu dài trong môi trường nhiệt đới ẩm gió mùa. Do đó địa hình là thành phần cơ bản và bền vững của cảnh quan. Địa hình Việt Nam có đặc điểm chung gì? mối quan hệ qua lại giữa con người việt nam và địa hình đã làm bề mặt địa hình thay đổi như thế nào? đó là nội dung chúng ta cần tìm hiểu trong bài hôm nay.
Hoạt động Giáo Viên 
Hoạt động học sinh 
Nội dung 
à Hoạt động 1: 
Tìm hiểu đặc điểm địa hình đồi núi và đồng bằng.
* Treo bản đồ tự nhiên Việt Nam, giới thiệu khái quát vị trí các địa hình chính trên lãnh thổ.
? Dựa vào hình 28.1, cho biết lãnh thổ Việt Nam có các dạng địa hình nào chiếm diện tích lớn nhất?
- GV giới thiệu và viết đề mục I SGK lên bảng.
? Vì sao đồi núi là bộ phận quan trong nhất trong cấu trúc địa hình Việt Nam?
? Phân tích tầm quan trọng của địa hình đồi núi.
? Lên bảng xác định một số đỉnh núi cao:Phan –xi-Păng,Tây Côn Lĩnh,Tam Đảo,Ngọc Lĩnh. ?
-Xác định các cánh cung lớn vùng đông Bắc và Nam Trung Bộ,tên ,hướng các cánh cung ?
? Nêu đặc điểm địa hình đồng bằng?
? Địa hình đồng bằng miền trung có đặc điểm như thế nào?
? Xác định trên hình 28.1, một số nhánh núi, khối núi lớn ngăn cách và phá vở tính liên tục của dãy đồng bằng ven biển.
*GV bổ sung: Bản thân nền móng các đồng bằng củng là miền đồi sụt võng tách dăn được phù sa sông bồi đắp. Vì thế đồng bằng nước ta còn có nhiều ngọn núi sót, nhô cao tạo nên những thắng cảnh đẹp: núi Voi (Hải Phòng),Hòn Đất(Kiên Giang), Thất Sơn (An Giang),Non Nước (Ninh Bình),Sài Sơn (Hà Tây)…
*Hoạt động 2:
? Trong lịch sử phát triển tự nhiên, lãnh thổ Việt Nam được tạo lập vững chắc trong giai đoạn nào? 
? Đặc điểm địa hình giai đoạn này? 
? Sau vấn đề tạo núi giai đoạn này, tân kiến tạo địa hình nước ta có đặc điểm?
? Vì sao địa hình nước ta là địa hình già nâng cao, trẻ lại?
?Đặc điểm phân tầng của Việt Nam thể hiện như thế nào?
 (Sử dụng lát cắt “khu vực biển)
? Tìm hiểu hình 28.1, các vùng núi cao, cao nguyên, các đồng bằng,phạm vi thềm lục địa
? Nhận xét sự phân bố và hướng nghiêng của chúng.
? Xác định tên và hướng của các dãy núi.
GV kết luận: Địa hình nước ta được xây dựng giai đoạn cổ kiến tạo và tân kiến tạo.
à Hoạt động 3: 
 Thảo luận về tính chất nhiệt đới gió mùa và tác động của con người đến địa hình.
- Sau khi 3 nhóm thảo luậnsong và trình bày nhận xét, GV kết luận:
- Đất đá trên bề mặt bị phân hóa mạnh mẽ.
- Các khối núi bị cắt xẻ, xâm thực, xói mòn.
- Địa hình luôn biến đổi sâu sắc do tác động mạnh mẽ của môi trường nhiệt đới gió mùa ẩm và do sự khai phá của con người.
- Quan sát
- Núi ,đồi.
- Viết vào vở.
- Đồi núi chiếm diện tích lớn ¾ toàn bộ lãnh thổ VN (<1000 m ;85 %).
-Đồi núi ảnh hưởng nhiều đến cảnh quan chung..
-Ảnh hưởng tới phát triển kt –xh:
+ Thế mạnh:…
+ Khó khăn:…
-Đồi núi tạo thành biên giới tự nhiên bao quanh phía Bắc –Tây đất nước.
- Xác định trên hình 28.1 (Atlat)
-Cánh cung Nam Trung Bộ là các cao nguyên xếp tầng.
- Đông Bắc:cc Sông Gâm,..
- Hướng bề lồi cánh cung ra phía biển.
- Đồng bằng chiếm ¼ diện tích.
- Địa hình đồng bằng Miền Trung nhỏ ,hẹp , bị ngăn cách thành nhiều khu vực.
- Đèo Ngang,Bạch Mã..
-Từ sau giai đoạn cổ kiến tạo.
-Bề mặt san bằng cổ...
- Đến tân kiến tạo,vận động tạo núi Hi-ma-lay 
- a ->địa hình nước ta nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau Núi đồi ,đồng bằng,thềm lục địa...
-Từ bề mặt san bằng cổ ->Vận động tạo núi, địa hình nâng cao=>trẻ lại.
- Phân tích lát cắt vực biển
- 3 nhóm thảo luận 3 vấn đề:
+ Sự biến đổi của khí hậu.
+ Sự biến đổi của dòng nước.
+ Sự biến đổi của con người.
1. Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam.
- Địa hình Việt Nam đa dạng, nhiều kiểu loại (Núi ,đồi, đồng bằng, cao nguyên ...) , trong đó đồi núi chiếm diện tích ¾ lãnh thổ là bộ phận quan trọng nhất.
- Đồng bằng chiếm ¼ diện tích.
2. Địa hình nước ta được Tân Kiến tạo nâng lên và tạo thành những bậc kế tiếp nhau
-Vận động tạo núi ở giai đoạn tân Kiến tạo địa hình nước ta nâng cao và tạo thành những bậc kế tiếp nhau.
- Sự phân bố của các bậc địa hình như : đồi núi ,đồng bằng, thềm lục địa thấp dần từ nội địa ra tới biển.
- Địa hình nước ta có 2 hướng chính là Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung.
3. Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu t/đ mạnh mẽ của con người 
4. Củng cố: 
 ? Nêu đặc điểm cơ bản của địa hình Việt Nam.
 ? Đánh dấu x vào ô có đáp án không phù hợp.
 - Địa hình nước ta đa dạng, nhiều kiểu loại, trong đó quan trọng nhất là địa hình đồi núi vì:
a. Đồi núi chiếm ¾ lãnh thổ đất liền, là dạng phổ biến nhất.£
b. Đồi núi phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau thấp dần ra biển.S
c. Đồi núi ảnh hưởng đến cảnh quan chung.£
d. Nền móng các đồng bằng cũng là miền đồi núi sụt võng, tách giãn được phù sa bồi đắp.£
e. Đồi núi ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế – xã hội.£
5. Dặn dò: 
 - Làm và trả lời các câu hỏi trong SGK, vở bài tập.
 - Sưu tầm các tư liệu, tranh ảnh về địa hình Việt Nam,Atlát.
 -Chuẩn bị bài 29:ĐẶC ĐIỂM CÁC KHU VỰC ĐỊA HÌNH.
à Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn :4/2/09 Tuần 28 ,tiết 37 Ngày dạy:
BÀI 29: ĐẶC ĐIỂM CÁC KHU VỰC ĐỊA HÌNH
I. Mục đích :
 1/Kiến thức:
 - HS nắm được sự phân hóa đa dạng của địa hình nước ta.
 - Đặc điểm về cấu trúc, phân bố của các khu vực địa hình đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa Việt Nam.
2/Kỉ năng:
- Rèn kỹ năng đọc bản đồ, tranh ảnh, so sánh các đặc điểm khu vực địa hình.
3/Tư tưởng:
II. Chuẩn bị:
 1/Giáo viên:
 - Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
 - Atlát,hình ảnh các khu vực địa hình.
 2/Học sinh: Atlát ,sưu tầm tranh ảnh các khu vực địa hình.
III.Tiến trình dạy –học: 
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ.
 ? Nêu những đặc điểm cơ bản của địa hình Việt Nam?
 ? Đến giai đoạn Tân kiến tạo, cấu trúc địa hình nước ta có những thay đổi lớn lao gì?
 3. Bài mới
 à Vào bài: Địa hình nước ta đa dạng và chia thành các khu vực địa hình khác nhau :đồi núi,đồng bằng ,bờ biển và thềm lục địa.Mổi khu vực có những nét nổi bật về cấu trúc địa hình như hướng,độ cao ,độ dốc,tính chất của đất đá...Do đó việc phát triển kt-xh trên mỗi khu vực địa hình cũng có những thuận lợi và khó khăn riêng. 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
- Sử dụng Bản đồ tự nhiên Việt Nam giới thiệu phân tích khái quát sự phân hóa địa hình từ Tây sang Đông. Các loại địa hình kế tiếp nhau, thấp dần ra biển.
- GV giới thiệu toàn thể khu vực đồi núi trên toàn lãnh thổ, xác định rõ phạm vi các vùng núi.
- Yêu cầu mỗi nhóm nghiên cứu 1 vùng.
- GV hướng dẫn: HS sử dụng SGK, bản đồ địa hình, so sánh theo nội dung sau:
+ Phạm vi phân bố, độ cao TB, đỉnh cao nhất.
+ Hướng núi chính, nham thạch và cảnh đẹp.
+ Ảnh hưởng của địa hình tới khí hậu, thời tiết.
- Yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm nhận xét bổ sung, điền kết quả vào bảng sau
- Quan sát, nghe
4 nhóm nghiên cứu 4 vùng núi
- Lập bảng so sánh địa hình 2 vùng núi:
+ Đông Bắc – Tây Bắc.
+ TS Bắc – TS Nam
1. Khu vực đồi núi.
Vùng núi Trường sơn Bắc
Vùng núi Trường Sơn Nam
- Từ Nam Sông cả đến dãy Bạch Mã.
- Từ Nam Bạch Mã đến Đông Nam Bộ.
- Vùng núi thấp, có 2 sườn không đối xứng.
- Vùng núi và cao nguyên hùng vĩ.
- Cao nhất là đỉnh Pulaileng 2711m, Rào Cỏ 2235m
- Cao nhất vùng: đỉnh Ngọc Lĩnh 2598 m, Chưlangsin 2405m.
- Hướng Tây Bắc – Đông Nam
- Vùng cao nguyên đất đỏ rộng lớn, xếp tầng thành cánh cung có bề lồi hướng ra biển.
- Khối núi đá vôi Kẻ Bàng cao 600 – 800 m. Vườn quốc gia Phong Nha. Kẻ Bàng được xếp di sản tài nguyên thế giới.
- Cao nguyên Langbiang có Thành phố Đà Lạt đẹp nổi tiếng, khu vực du loch nghỉ mát tốt nhất.
- Địa hình chắn gió gay hiệu ứng mưa lớn sườn Tây Trường Sơn, sườn Đông gió Tây không nhiều.
- Địa hình chắn gió mùa Đông Bắc của Bạch Mã -> Khí hậu có 2 mùa trong 1 năm: mưa và khô.
- Bảng so sánh địa hình 2 vùng Đông Bắc và Tây Bắc 
Vùng núi Đông Bắc Bắc Bộ
Vùng núi Tây Bắc Bộ.
-Độ cao thấp
-Cao nhất vùng là tây Côn Lĩnh 2419 m.
-Gồm nhiều dãy núi cánh cung mở rộng về phía Đông Bắc,quy tụ ở Tam Đảo.
-Các dãy núi chính:
+CC Sông Gâm.
+CC Ngân Sơn.
+CC Bắc Sơn.
+CC Đông Triều- Móng Cái.
-Địa hình đón gió mùa đông
 bắc vào sâu,khí hậu lạnh nhất cả nước,vành đai nhiệt đới xuống thấp.
-Địa hình cacxtơ phổ biến.
-Cảnh đẹp nổi tiếng:Ba Bể,hạ Long.
-Độ cao lớn.
-Cao nhất vùng là Phan xi păng 3143 m
-Gồm nhiều dãy núi chạy song song hướng Tây Bắc –Đông nam.
-Các dãy núi chính:
+Dãy Hoàng Liên Sơn. 
+Các sơn nguyên đá vôi dọc sông Đà. +Các dãy núi biên giới việt –Lào(Pu-ĐenĐinh,Pu sam Sao,Sông Mã.). 
-Địa hình chắn gió đông Bắc vàgió tây Nam gây nên hiệu ứng phơn mạnh,khí hậu khô hạn.Nhiều vành đai tự nhiên theo chiều cao (đặc biệt có đai ôn đới trên núi >2600 m)
 -Địa hình cacxtơ phổ biến.
- Cảnh đẹp nổi tiếng:Sa Pa,Mai Châu...
? Đá vôi tập trung ở miền nào? (Vùng núi phía Bắc)
? Cao nguyên Badan tập trung nhiều ở vùng nào? (Vùng Trường Sơn Nam).
à Hoạt động 2: 
 Thảo luận nhóm về khí hậu địa hình
- Chia 3 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu 1 đồng bằng.
2. Khu vực đồng bằng
a. ĐBSH và ĐBSCL
Đồng Bằng Sông Hồng
Đồng Bằng sông Cửu Long
* Giống nhau: Là vùng sụt võng, được phù sa sông Hồng bồi đắp.
Là vùng sụt võng, được phù sa sông Cửu Long bồi đắp.
* Khác nhau:
- Dạng tam giác cân, đỉnh là Việt Trì ở độ cao15m đáy là đoạn bờ biển Hải Phòng – Ninh Bình.
- Diện tích 15.000km2
- Đắp đê biển ngăn nước mặn, mở diện tích canh tác: cói lúa, nuôi thủy sản…
- Thấp, ngập nước, độ cao TB 2 – 3m. Thường xuyên chịu ảnh hưởng của thủy triều
- Diện tích 40.000km2
- Sống chung với lũ, tăng cường thủy lợi, cải tạo đất, trồng rừng, chọn giống cây trồng,… 
? Vì sao các Đồng Bằng Duyên Hải Trung Bộ nhỏ hẹp, kém phì nhiêu?
à Hoạt động 3: 
 Tìm hiểu địa hình thềm lục địa và bờ biển.
Nêu đặc điểm địa hình bờ biển bồi tụ? ïMài mòn
? Vì sao bờ biển VN, cho biết bờ biển nước ta có mấy dạng chính? Xác định vị trí điển hình của mỗi dạng bờ biển? Vịnh? 
- Phát triển, hình thành ở khu vực địa hình lãnh thổ hẹp nhất.
- Bị chia cắt bởi các núi chạy ra biển, thành khu vực nhỏ.
- Đồi núi sát biển, sông ngắn, dốc,…
- Trả lời
b. Đồng Bằng Duyên Hải Trung Bộ:
- Diện tích 15000km2
- Nhỏ, hẹp, kém phì nhiêu.
3. Địa hình bờ biển và thềm lục địa.
- Bờ biển dài 3260km, có 2 dạng chính là bờ biển bồi tụ đồng bằng và bờ biển mài mòn chân núi, hải đảo.
4.Củng cố : 
 ? Nêu đặc điểm địa hình các vùng núi ở nước ta?
 ? Diện tích đặc điểm địa hình Đồng Bằng Sông Hồng và Đồng Bằng Sông Cửu Long.
 ? Thềm lục địa nước ta có đặc điểm như thế nào?
5.Dặn dò: 
 - Học bài.
 - Chuẩn bị Atlát ,vẻ lát cắt hình 30.1 sgk.
 - Chuẩn bị bài thực hành đọc bản đồ địa hình VN-> giờ sau thực hành.
à Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docTUAN 28.doc