Giáo án Địa lí 8 - Tiết 10, Bài 8: Tình hình phát triển kinh tế xã hội ở các nước châu Á

- Dựa H8.2 và thông tin sgk hãy cho biết những nước nào sản xuất nhiều lúa gạo nhất châu Á? Tỉ lệ so với thế giới là bao nhiêu? Việt Nam được xếp thứ mấy?

- Tại sao lúa gạo được xem là loại cây lương thực quan trọng nhất? (Dành cho học sinh giỏi)

- HS trả lời, GV chuẩn xác kiến thức.

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 4136 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí 8 - Tiết 10, Bài 8: Tình hình phát triển kinh tế xã hội ở các nước châu Á, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10 Ngày soạn: 20/10/2014
Tiết 10 Ngày dạy: 23/10/2014
Bài 8: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
Ở CÁC NƯỚC CHÂU Á
I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được:
1. Kiến thức:
 Trình bày được tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở các nước và các vùng lãnh thổ châu Á: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.
 2. Kỹ năng:
- Quan sát tranh ảnh và nhận xét về một số hoạt động kinh tế ở châu Á.
- Phân tích các bảng thống kê kinh tế, tăng trưởng GDP, về cơ cấu cây trồng của một số quốc gia, khu vực thuộc châu Á. 
3. Thái độ: 
 HS có ý thức học tập nghiêm túc.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, ngôn ngữ, …
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, …
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Bản đồ kinh tế châu Á.
- Các tranh ảnh về những thành phố lớn, trung tâm kinh tế của một số nước.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp học
8A4…….................................., 8A5…….............................
2. Kiểm tra bài cũ: 
Câu hỏi: Trình bày đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội của các nước và lãnh thổ châu Á?
3. Tiến trình bài học:
 Khởi động: Chúng ta đã biết nền kinh tế của các nước châu Á phát triển không đồng đều song từ cuối TK XX nhìn chung các nước đều đã đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhiều nước đã đạt được những thành tựu to lớn. Để hiểu rõ hơn các em cùng tìm hiểu điều đó trong bài.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung 
Hoạt động 1: Trình bày được tình hình phát triển ngành nông nghiệp và nơi phân bố chủ yếu (Nhóm)
*Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; nhóm.
*Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; sử dụng bản đồ; giải quyết vấn đề; tự học; ...
*Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; học tập hợp tác; 
* Bước 1:
Dựa vào lược đồ H8.1 hãy:
- Nhóm 1 + 3: Xác định các loại cây trồng vật nuôi chủ yếu của khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á.
- Nhóm 2 + 4: Xác định các loại cây trồng vật nuôi chủ yếu của khu vực Tây Nam Á và các vùng nội địa của châu Á.
* Bước 2:
- HS làm việc theo nhóm.
- HS đại diện 2 nhóm lên báo cáo điền bảng.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV chuẩn kiến thức.
* Bước 3:
- Dựa H8.2 và thông tin sgk hãy cho biết những nước nào sản xuất nhiều lúa gạo nhất châu Á? Tỉ lệ so với thế giới là bao nhiêu? Việt Nam được xếp thứ mấy?
- Tại sao lúa gạo được xem là loại cây lương thực quan trọng nhất? (Dành cho học sinh giỏi)
- HS trả lời, GV chuẩn xác kiến thức.
Hoạt động 2: Trình bày được tình hình phát triển ngành công nghiệp và nơi phân bố chủ yếu (Cá nhân)
*Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân.
*Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; sử dụng số liệu thống kê và biểu đồ; giải quyết vấn đề; tự học; ...
*Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; học tập hợp tác; 
* Bước 1:
- Dựa vào SGK, nhận xét gì về sự phát triển công nghiệp của các nước châu Á?
- Ngành công nghiệp khai khoáng phát triển như thế nào? 
(Gọi học sinh yếu dựa vào nội dung SGK trả lời)
* Bước 2:
- Dựa bảng số liệu 8.1 hãy cho biết:
 Những nước nào khai thác than và dầu mỏ nhiều nhất?
+ Khai thác than nhiều ở Trung Quốc, Ấn Độ.
+ Khai thác dầu mỏ nhiều ở A-rập Xê-ut, Trung Quốc, Cô-oét.
- Những nước nào sử dụng các sản phẩm khai thác chủ yếu để xuất khẩu? 
(A-rập Xê-ut, Cô-oét).
- Các ngành công nghiệp khác phát triển và phân bố như thế nào?
(Gọi học sinh yếu dựa vào nội dung SGK trả lời)
- Học sinh trả lời, GV chuẩn xác kiến thức.
Hoạt động 3: Trình bày được tình hình phát triển ngành dịch vụ và nơi phân bố chủ yếu (Cặp) 
*Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; nhóm.
*Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; sử dụng số liệu thống kê và biểu đồ; giải quyết vấn đề; tự học; ...
*Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; học tập hợp tác; 
* Bước 1:
Dựa vào bảng 7.2 hãy cho biết:
- Tỉ trọng giá trị dịch vụ trong cơ cấu GDP của Nhật Bản, Hàn Quốc là bao nhiêu?
- Mối quan hệ giữa tỉ trọng giá dịch vụ trong cơ cấu GDP với GDP tính theo đầu người của các nước nói trên như thế nào? (Dành cho học sinh giỏi)
* Bước 2:
- HS trả lời, gv chuẩn xác kiến thức.
1. Nông nghiệp
- Sản xuất lương thực (lúa gạo là cây lương thực quan trọng nhất) ở một số nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam đã đạt kết qủa vượt bậc. 
- Vật nuôi cũng rất đa dạng.
2. Công nghiệp
- Được ưu tiên phát triển.
- Cơ cấu ngành đa dạng, bao gồm:
+ Công nghiệp khai khoáng phát triển ở nhiều nước, tạo nguồn nguyên nhiên liệu cho sản xuất trong nước và nguồn hàng xuất khẩu.
+ Công nghiệp cơ khí, luyện kim, chế tạo máy, điện tử … phát triển mạnh ở Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan, …
+ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phát triển ở hầu khắp các nước
3. Dịch vụ
- Hoạt động dịch vụ được các nước coi trọng, chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP kinh tế. 
- Nhiều nước có ngành dịch vụ phát triển cao: Nhật Bản, Hàn Quốc, Xi- ri, Cô-oét, …
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
1. Tổng kết: 
- Giáo viên hệ thống nội dung kiến thức bài học.
- Làm bài tập 3 (sgk/28)
2. Hướng dẫn học tập: 
- Giáo viên dặn dò HS về nhà học bài, trả lời câu hỏi bài tập sgk/28. 
- Nghiên cứu bài 9 (sgk/29): Khu vực Tây Nam Á.
V. PHỤ LỤC:
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • doctiet 10 tuan 10 dia li 8.doc