Giáo án Địa lí 8 - Phan Văn Tân - Tiết 12, Bài 10: Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á

- Dựa H10.1: Hãy cho biết Nam Á có mấy dạng địa hình? Đó là những dạng địa hình nào? Nêu đặc điểm và sự phân bố của các dạng địa hình đó. Điền kết quả vào phiếu học tập (phụ lục)

- GV chia các nhóm làm việc

+ Nhóm 1 + 2: Miền núi Hi-ma-lay-a.

+ Nhóm 3 + 4: Miền ĐB Ấn - Hằng

+ Nhóm 5 + 6: Miền SN Đê-can.

- HS làm việc theo nhóm, GV chuẩn xác kiến thức .

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1760 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí 8 - Phan Văn Tân - Tiết 12, Bài 10: Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 Ngày soạn: 31/10/2014
Tiết 12 Ngày dạy: 03/11/2014
Bài 10: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NAM Á
I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được:
1. Kiến thức:
 Trình bày được những đặc điểm nổi bật về tự nhiên của khu vực Nam Á.
2. Kỹ năng: 
- Đọc bản đồ, tự nhiên và lược đồ phân bố lượng mưa khu vực Nam Á.
- Quan sát, nhận xét ảnh địa lí.
3. Thái độ: 
- Giúp học sinh hiểu biết thêm thực tế.
- Có ý thức chấp hành tốt pháp luật.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, ngôn ngữ, …
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, sử dụng hình vẽ; tranh ảnh, mô hình, video clip.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Bản đồ tự nhiên khu vực Nam Á.
- Các cảnh quan khu Nam Á.
2. Chuẩn bị của học sinh: 
 Sgk, tập bản đồ thế giới.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp học, 1 phút.
8A4…….................................., 8A5…….............................
2. Kiểm tra bài cũ: 5 phút.
Câu 1: Trình bày vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên khu vực Tây Nam Á?
Câu 2: Cho biết những nguyên nhân làm kìm hãm sự phát triển KT - XH khu vực TNÁ?
3. Tiến trình bài học: 34 phút.
 Khởi động: Khu vực Nam Á có ĐKTN và tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng. Có hệ thống núi Hi-ma-lay-a hùng vĩ, sơn nguyên Đê-can và đồng bằng Ân -Hằng rộng lớn. Cảnh quan chủ yếu là rừng nhiệt đới và xa van rất thuận lợi cho sự phát triển kinh tế.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí, đặc điểm khu vực Nam Á (Cá nhân + nhóm ). 22 phút.
*Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; nhóm.
*Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; sử dụng bản đồ; giải quyết vấn đề; tự học; ...
*Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; học tập hợp tác.
* Bước 1:
Dựa H10.1 hãy :
- Xác định vị trí địa lí của khu vực Nam Á nằm giữa vĩ độ nào? Tiếp giáp những biển, vịnh biển nào? Thuộc đại dương nào? Tiếp giáp những khu vực nào của châu Á?
- Xác định các quốc gia trong khu vực? Quốc gia nào có diện tích lớn nhất? Quốc gia nào là quốc đảo? 
* Bước 2:
- HS lên xác định trên bản đồ. 
- HS khác nhận xét
- GV chuẩn kiến thức: Gồm 7 quốc gia: Pa-ki-xtan, Ấn Độ, Nê-pan, Bu-tan, Băng -la-đet, Xri-lan-ca, Man-đi-vơ.Nê-pan và Bu-tan là 2 quốc gia nằm trong vùng núi Hi-ma-lay-a hùng vĩ. 
* Bước 3:
- Dựa H10.1: Hãy cho biết Nam Á có mấy dạng địa hình? Đó là những dạng địa hình nào? Nêu đặc điểm và sự phân bố của các dạng địa hình đó. Điền kết quả vào phiếu học tập (phụ lục)
- GV chia các nhóm làm việc
+ Nhóm 1 + 2: Miền núi Hi-ma-lay-a.
+ Nhóm 3 + 4: Miền ĐB Ấn - Hằng
+ Nhóm 5 + 6: Miền SN Đê-can.
- HS làm việc theo nhóm, GV chuẩn xác kiến thức .
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm khí hậu, sông ngòi và cảnh quan tự nhiên Nam Á (Cặp) 12 phút.
*Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân.
*Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; sử dụng bản đồ; giải quyết vấn đề; tự học; ...
*Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; học tập hợp tác.
* Bước 1:
- Dựa H10.2 + Kiến thức đã học hãy cho biết khu vực Nam Á chủ yếu nằm trong đới khí hậu nào?
- Khí hậu Nam Á có đặc điểm gì?
(GV Gọi HS yếu dựa vào nội dung SGK trả lời) 
- Khí hậu đó có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống sản xuất và sinh hoạt của nhân dân?
* Bước 2:
- Em có nhận xét gì về phân bố mưa ở khu vực Nam Á? Tại sao?
- HS trả lời, nhận xét, GV chuẩn kiến thức:
+ Mưa giảm dần từ phía đông, đông nam lên tây bắc.
+ Giảm từ ven biển vào sâu trong nội địa
+ Mưa còn giảm theo độ cao, và theo hướng sườn núi.
*Bước 3:
- Sông ngòi Nam Á có đặc điểm gì?
- Quan sát H10.3 + H10.4 + thông tin sgk/35 hãy cho biết những cảnh quan tiêu biểu của khu vực Nam Á? 
- HS làm việc theo cặp, trả lời.
- HS khác nhận xét, bổ sung. 
- GV chuẩn kiến thức.
(Tích hợp GD pháp luật Việt Nam).
1. Vị trí địa lí và địa hình.
a. Vị trí địa lí.
- Nằm từ 9013’ B - 370 13’ B.
b. Địa hình.
Chia 3 miền rõ rệt
- Phía Bắc: là miền núi Hi-ma-lay-a hung vĩ.
- Ở giữa : là Miền ĐB Ấn - Hằng.
- Phía nam: Miền SN Đê-can.
2. Khí hậu, sông ngòi và cảnh quan tự nhiên.
a. Khí hậu: 
- Khí hậu đới gió mùa điển hình.
- Lượng mưa lớn nhưng phân bố không đều.
b. Sông ngòi.
- Có nhiều hệ thống sông lớn: S. Ấn, S. Hằng, S. Bra-ma-pút.
- Chế độ chảy chia 2 mùa rõ rệt: Mùa lũ, mùa cạn.
c. Cảnh quan: 
- Rừng nhiệt đới ẩm, xa van, hoạng mạc và cảnh quan núi cao.
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 5 phút.
1. Tổng kết: 
- Xác định vị trí 3 miền địa hình Nam Á. Nêu đặc điểm từng miền?
- Xác dịnh đọc tên các sông lớn? Cảnh quan chủ yếu ở khu vực Nam Á là gì?
2. Hướng dẫn học tập: 
- Học bài, trả lời câu hỏi sgk. 
- Nghiên cứu bài 11.
+ Giải thích tại sao khu vực Nam Á lại có sự phân bố dân cư không đồng đều?
+ Nêu đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á.
 V. PHỤ LỤC:
Miền địa hình
Dãy Hi-ma-lay-a
Đồng bằng Ấn - Hằng
Sơn nguyên Đê-can
Vị trí
Đặc điểm
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • doctuan 12 tiet 12 dia li 8.doc