Giáo án Địa lí 8 - Nguyễn Thị Lợi - Tiết 12, Bài 10: Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á

Bước 1:

- Dựa H10.2 SGK + Kiến thức đã học hãy cho biết khu vực Nam Á chủ yếu nằm trong đới khí hậu nào?

- Khí hậu Nam Á có đặc điểm gì?( học sinh yếu)

- Khí hậu đó có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống sản xuất và sinh hoạt của nhân dân?

Bước 2:

- Em có nhận xét gì về phân bố mưa ở khu vực Nam Á? Tại sao?

- HS trả lời, nhận xét, GV chuẩn kiến thức:

+ Mưa giảm dần từ phía đông, đông nam lên tây bắc.

+ Giảm từ ven biển vào sâu trong nội địa

+ Mưa giảm theo độ cao, và theo hướng sườn núi.

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 3103 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí 8 - Nguyễn Thị Lợi - Tiết 12, Bài 10: Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12. Ngày soạn:01/11/2014
Tiết 12 Ngày dạy: 3/11/2014
Bài 10: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NAM Á
I.MỤC TIÊU :Qua bài học, HS cần đạt được: 
1. Kiến thức:
Trình bày được những đặc điểm nổi bật về tự nhiên của khu vực Nam Á 
2. Kỹ năng: 
- Đọc bản đồ,tự nhiên và lược đồ phân bố lượng mưa khu vực Nam Á.
- Quan sát,nhận xét ảnh địa lí 
3. Thái độ: 
- Giúp học sinh hiểu biết thêm thực tế
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, …
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ; sử dụng số liệu thống kê; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video, clip…
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên	
- Bản đồ tự nhiên khu vực Nam Á
- Các cảnh quan khu vực Nam Á.
2. Chuẩn bị của học sinh: 
- sgk, tập bản đồ thế giới
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định ( 1 phút): Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp 8A1........................................, 8A2.............................................., 8A3......................................................., 8A6.........................................
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút): 
- Trình bày vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên khu vực Tây Nam Á?
- Cho biết những nguyên nhân làm kìm hãm sự phát triển KT-XH khu vực Tây Nam Á.?
3. Tiến trình bài học: 
 Khởi động: Khu vực Nam Á có ĐKTN và tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng. Có HT núi Hi-ma-lay-a hùng vĩ, sơn nguyên Đê-can và đồng bằng Ân -Hằng rộng lớn. Cảnh quan chủ yếu là rừng nhiệt đới và xa van rất thuận lợi cho sự phát triển kinh tế .
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí, đặc điểm khu vực Nam Á (15 phút ).
* Hình thức tổ chức hoạt động:Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; nhóm
*Phương pháp dạy học : giải quyết vấn đề, pp sử dụng bản đồ, thảo luận, tự học,…
* Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, KT học tập hợp tác, …
Bước 1:
Dựa H10.1 SGK em hãy :
- Xác định vị trí địa lí của khu vực Nam Á nằm giữa vĩ độ nào? Tiếp giáp những biển , vịnh biển nào? Thuộc đại dương nào? Tiếp giáp những khu vực nào của Châu Á?
- Xác định các quốc gia trong khu vực? Quốc gia nào có diện tích lớn nhất? Quốc gia nào là quốc đảo? Bước 2:
- HS lên xác định trên bản đồ .HS khác nhận xét
- GV chuẩn kiến thức: Gồm 7 quốc gia: Pa-ki-xtan, Ấn Độ, Nê-pan, Bu-tan, Băng -la-đet, Xri-lan-ca, Man-đi-vơ.Nê-pan và Bu-tan là 2 quốc gia nằm trong vùng núi Hi-ma-lay-a hùng vĩ. 
Bước 3:
- Dựa H10.1 : Hãy cho biết Nam Á có mấy dạng địa hình ? Đó là những dạng địa hình nào? Nêu đặc điểm và sự phân bố của các dạng địa hình đó. Điền kết quả vào phiếu học tập (phụ lục)
- GV chia các nhóm làm việc
+ Nhóm 1,2 : Miền núi Hi-ma-lay-a
+ Nhóm 3,4: Miền ĐB Ấn - Hằng
+ Nhóm 5, 6: Miền SN Đê-can.
- HS làm việc theo nhóm, GV chuẩn xác kiến thức .
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm khí hậu, sông ngòi và cảnh quan tự nhiên Nam Á (18 phút)
* Hình thức tổ chức hoạt động:Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; nhóm
*Phương pháp dạy học : Đàm thoại, giải quyết vấn đề, pp sử dụng bản đồ, thảo luận, tự học,…
* Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, KT học tập hợp tác, …
Bước 1:
- Dựa H10.2 SGK + Kiến thức đã học hãy cho biết khu vực Nam Á chủ yếu nằm trong đới khí hậu nào?
- Khí hậu Nam Á có đặc điểm gì?( học sinh yếu)
- Khí hậu đó có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống sản xuất và sinh hoạt của nhân dân?
Bước 2:
- Em có nhận xét gì về phân bố mưa ở khu vực Nam Á? Tại sao?
- HS trả lời, nhận xét, GV chuẩn kiến thức:
+ Mưa giảm dần từ phía đông, đông nam lên tây bắc.
+ Giảm từ ven biển vào sâu trong nội địa
+ Mưa giảm theo độ cao, và theo hướng sườn núi.
Bước 3:
- Sông ngòi Nam Á có đặc điểm gì?
- Quan sát H10.3 + H10.4 + thông tin sgk/35 hãy cho biết những cảnh quan tiêu biểu của khu vực Nam Á? 
- HS làm việc theo cặp, trả lời.HS khác nhận xét, bổ sung. GV chuẩn kiến thức.
1.Vị trí địa lí và địa hình
a. Vị trí địa lí:
- Nằm từ 9013/B - 370 13/ B
b. Địa hình: 
Chia 3 miền rõ rệt
- Phía Bắc: là miền núi Hi-ma-lay-a hung vĩ
- Ở giữa : là Miền ĐB Ấn - Hằng
- Phía nam: Miền SN Đê-can.
2.Khí hậu, sông ngòi và cảnh quan tự nhiên:
a.Khí hậu: 
Khí hậu đới gió mùa điển hình
Lượng mưa lớn nhưng phân bố không đều.
b. Sông ngòi:
- Có nhiều hệ thống sông lớn: S.Ấn, S.Hằng, S.Bra-ma-pút.
- Chế độ chảy chia 2 mùa rõ rệt: Mùa lũ, mùa cạn.
c. Cảnh quan: 
- Rừng nhiệt đới ẩm, xa van, hoạng mạc và cảnh quan núi cao.
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
1. Tổng kết ( 5 phút)
- Xác định vị trí 3 miền địa hình Nam Á. Nêu đặc điểm từng miền?
- Xác dịnh đọc tên các sông lớn? Cảnh quan chủ yếu ở khu vực Nam Á là gì?
2. Hướng dẫn học tập( 1 phút):
- Học bài,trả lời câu hỏi sgk. 
- Nghiên cứu bài 11
+Giải thích tại sao khu vực Nam Á lại có sự phân bố dân cư không đồng đều?
+Nêu đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á,cho biết ngành quốc gia phát triển nhất.
 V. PHỤ LỤC:
Miền địa hình
Dãy Hi-ma-lay-a
Đồng bằng Ấn - Hằng
Sơn nguyên Đê-can
Vị trí
Đặc điểm
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docDia 8 tuan 12 tiet 12.doc