Giáo án dạy Tuần 22 Lớp Một

Học vần

oai - oay

I- Mục tiêu:

 - Đọc được: oai, oay, điện thoại, gió xoáy; từ và đoạn thơ ứng dụng.

 - Viết được: oai, oay, điện thoại, gió xoáy.

 - Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: “Ghế đẩu, ghế xoay, ghế tựa”

II- Đồ dùng dạy học

 - GV: SGK, bảng lớp kẻ ôli hướng dẫn HS viết.

 - HS: Bảng con, vở tập viết.

III- Họat động dạy học

 

doc34 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 791 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy Tuần 22 Lớp Một, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh:
- SGK, thước kẻ có chia từ 0 -> 20.
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Ổn định:
Kiểm tra bài cũ: Giải toán có lời văn
 - GV hỏi lại tựa bài tiết trước.
 - Giáo viên đọc đề bài: An gấp 5 chiếc thuyền, Minh gấp được 3 chiếc thuyền. Hỏi cả 2 bạn gấp được bao nhiêu chiếc thuyền?
 - Nhận xét, sữa chửa
Bài mới:
 a) Giới thiệu bài: 
 - GV giới thiệu: Hôm nay chúng ta học bài “Xăng ti met – Đo độ dài”.
 - Ghi bảng.
 b) Hoạt động 1: Giới thiệu đơn vị độ dài (cm) và dụng cụ đo độ dài.
 - Cho học sinh quan sát thước thẳng có vạch chia từng xăng ti met và giới thiệu:
 + Đây là cái thước có vạch chia thành từng xăng – ti – mét. Dùng thước này để đo độ dài các đoạn thẳng, vạch đầu tiên là số 0. Độ dài từ 0 đến 1 là một xăng ti met, độ dài từ 1 đến 2 cũng là 1 xăng – ti – mét.
+ Xăng ti met viết tắt là cm.
+ Lưu ý học sinh từng vạch trong thước là 1 cm.
 c) Hoạt động 2: Giới thiệu các thao tác đo độ dài:
 - GV hướng dẫn HS đo độ dài theo 3 bước “Để đo độ dài đoạn thẳng chúng ta thực hiện như sau:”
 + Đặt vạch 0 trùng vào 1 đầu của đoạn thẳng, mép thước trùng với đoạn thẳng.
 + Đọc số ghi ở thước trùng với đầu kia của đoạn thẳng, đọc kèm theo tên đơn vị đo xăng – ti – mét.
 + Viết số đo độ dài đoạn thẳng.
 - GV vừa nói vừa làm mẫu trên đoạn thẳng AB(1cm).
 - GV làm mẫu lại lần nữa trên đoạn thẳng CD(3cm).
 - Gọi 1HS lên bảng thực hiện đo độ dài đoạn thẳng MN(6cm).
 d) Hoạt động 3: Thực hành.
* Bài 1: Viết cm
 - GV nêu yêu cầu HS viết 1dòng kí hiệu của xăng ti met.
 - GV viết mẫu trên khung ôli 1lần.
 - HS viết vào vở.
 - Gọi 1HS lên bảng viết.
 - Nhận xét, tuyên dương.
* Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống rồi đọc to số đo.
 - GV hướng dẫn: BT2 có các đoạn thẳng đặt sẵn trên thước đo. Nhiệm vụ của các em là nhìn xem đọan thẳng này dài bao nhiêu xăng ti mét viết số đo vào ô trống rồi đọc to số đo của từng đoạn thẳng đó.
 - Lưu ý học sinh đọc số trùng với đầu vạch đen.
 - Lần lượt gọi từng HS đọc số đo từng đoạn thẳng.
 - Nhận xét, tuyên dương.
* Bài 3: Đặt thước đúng ghi đ, sai ghi s:
 - GV nêu yêu cầu: Quan sát các cách đo độ dài trong từng hình, cách nào đúng ghi chữ đ vào ô trống, cách đo nào sai ghi s vào ô trống.
 - Gọi HS sửa bài miệng, giải thích tại sao đúng, tại sao sai.
 - GV chốt:
 + sai: vì đầu đoạn thẳng không trùng vào vạch 0 của thước.
 + sai: vì đoạn thẳng không đặt sát mép thước.
 + đúng: vì đầu đoạn thẳng trùng vạch 0 của thước và đặt sát mép thước.
 - GV nhận xét, tuyên dương(ghi điểm).
* Bài 4: Đo độ dài mỗi đoạn thẳng rồi viết các số đo.
 - GV nêu yêu cầu BT4.
 - Cho học sinh tiến hành đo độ dài.
 - Lưu ý học sinh cách đặt đầu thước trùng số 0 lên ngay đầu đoạn thẳng.
 - GV kẻ thêm đoạn thẳng lên bảng cho HS lên bảng đo.
 - Nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố:
 - Hỏi tựa
 - Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm cử 1 bạn lên bảng đo độ dài đoạn thẳng và viết số đo dưới đoạn thẳng trong 2 phút. Đại diện tổ nào đúng và nhanh được khen.
 - Nhận xét, tuyên dương.
5. Tổng kết:
 - Tập đo các vật dụng ở nhà có độ dài như cạnh bàn, ghế .
 - Chuẩn bị: Luyện tập.
 - Nhận xét tiết học.
Hát.
- HS nhắc tựa
- 2 học sinh lên bảng : 1 em tóm tắt, 1 em giải.
- Lớp làm vở nháp.
- HS nhận xét, sửa bài trên bảng.
- HS nhắc tựa bài
- Học sinh quan sát.
- Học sinh dùng bút chì di chuyển từ 0 đến 1 và nói 1 cm.
- Học sinh đọc 
- HS quan sát
- 1HS thực hành, lớp nhận xét.
- HS đo độ dài cây bút chì.
- HS quan sát
- Học sinh viết.
- 1Học sinh viết trên bảng, lớp nhận xét.
- HS lắng nghe
- HS làm bài
- Học sinh sửa bài miệng
- HS nhận xét.
- HS sửa bài miệng
- Nhận xét
- Học sinh tiến hành đo.
- Học sinh tiến hành đo và ghi lên bảng.
- HS nhắc tựa
- 3HS thi đua, lớp nhận xét.
Thứ tư ngày 28 tháng 01 năm 2015
Học vần
oai - oay
I- Mục tiêu:
 - Đọc được: oai, oay, điện thoại, gió xoáy; từ và đoạn thơ ứng dụng.
 - Viết được: oai, oay, điện thoại, gió xoáy.
 - Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: “Ghế đẩu, ghế xoay, ghế tựa”
II- Đồ dùng dạy học
 - GV: SGK, bảng lớp kẻ ôli hướng dẫn HS viết.
 - HS: Bảng con, vở tập viết.
III- Họat động dạy học
TIẾT 1 
Họat động của giáo viên
Học sinh
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
 - Gọi 2- 4 HS đọc từ ứng dụng trên bảng con: sách giáo khoa, chích chòe, hòa bình, mạnh khỏe.
 - GV nhận xét, tuyên dương 
 - Gọi 1-2HS đọc các câu ứng dụng: 
“Hoa ban xòe cánh trắng
Lan tươi màu nắng vàng
Cành hồng khoe nụ thắm
Bay làn hương dịu dàng”.
 - GV nhận xét, ghi điểm.
 - GV đọc từ cho HS viết: hòa bình, chích chòe.
 - GV cùng HS nhận xét, tuyên dương HS viết đúng đẹp.
 - GV nhận xét chung phần KTBC.
3. Dạy bài mới
 a. Giới thiệu bài
 - GV giới thiệu: Hôm nay chúng ta học thêm hai vần mới đó là vần oai - oay. Trước tiên chúng ta học vần oai.
 - GV cài (viết) lên bảng vần: oai.
 b. Dạy vần mới:
 ►Vần oai:
 * Nhận diện vần
 - GV viết vần oai lên bảng và hỏi: vần oai được tạo nên từ những chữ nào?
 - GV nhận xét, tuyên dương.
 - Cho HS tìm và cài bảng cài vần oai: Các em tìm và cài vần oai.
 - GV nhận xét, gọi HS cài đúng đẹp minh họa.
* Đánh vần
 - GV đánh vần mẫu: o – a - i - oai
 - GV sửa phát âm.
 - GV hỏi: có vần oai ghép thêm âm gì và dấu gì để được tiếng thoại?
 - GV nhận xét, tuyên dương.
 - GV viết tiếng thoại.
 - Cho HS phân tích tiếng thoại.
 - GV đánh vần mẫu: thờ- oai – thoai – nặng – thoại.
 - GV lắng nghe( sửa phát âm sai).
 - Cho HS xem tranh giới thiệu từ khóa: điện thoại
 - GV viết từ khóa lên bảng
 - Cho HS đọc lại:
o – a - i - oai
thờ - oai – thoai – nặng – thoại 
điện thoại
 - GV chỉnh sửa phát âm ( nhịp đọc của HS).
►Vần oay:
 Tiếp theo chúng ta học vần oay.
 - GV viết vần oay lên bảng và hỏi cho HS trả lời: vần oay được tạo nên từ những chữ nào?.
 - GV nhận xét, tuyên dương và chốt lại: vần oay được tạo nên từ chữ o, a và y.
 - Cho HS so sánh: oay và oai
 + Giống: bắt đầu bằng oa
 + Khác: oay kết thúc bằng y, oai kết thúc bằng i.
 - GV đánh vần mẫu: o - a – y – oay
 - GV sửa phát âm.
 - Tương tự như vần oai GV cho HS tìm thêm âm x và thanh sắc ghép với vần ươc để có tiếng xoáy. GV hỏi cấu tạo tiếng xoáy.
 - GV đánh vần mẫu tiếng khóa: xờ - oay – xoay – sắc – xoáy.
 - GV chỉnh sửa phát âm.
 - Cho HS xem tranh giới thiệu từ khóa: gió xoáy.
 - Ghi bảng từ khóa.
 - GV chỉ bảng cho HS đọc lại bài.
* Đọc từ ngữ ứng dụng
 - GV ghi từ ứng dụng lên bảng.
Quả xoài hí hoáy
Khoai lang loay hoay
 - GV có thể giải thích từ ứng dụng, đọc mẫu.
 - GV sửa phát âm.
 * Hướng dẫn viết:
 - GV lần lượt vừa viết mẫu vần và từ khóa: oai, oay, điện thoại, gió xoáy vừa nêu quy trình viết( lưu ý nét nối giữa các con chữ).
 - GV nhận xét, sửa chửa. 
4. Củng cố:
 - GV hỏi lại: Chúng ta vừa học vần gì?
 - GV chỉ bảng cho HS đọc lại bài.
5. Tổng kết:
 GV nhận xét tiết học.
- 2-4HS đọc bài, HS khác nhận xét. 
- 2HS đọc câu ứng dụng, HS khác nhận xét.
- HS viết bảng con
- HS đọc trơn
- HS trả lời
- HS khác nhận xét.
- HS cài vần oai.
- HS đánh vần trên bảng cài vần oai ( cá nhân, lớp).
- HS phát biểu
- HS khác nhận xét.
- HS tìm và ghép tiếng thoại.
- HS phân tích cấu tạo tiếng thoại
- HS đánh vần (cá nhân, lớp).
- HS đọc trơn từ khóa.
- HS đọc lại bài( cá nhân, lớp).
- HS phát biểu
- HS tìm và cài vần oay, nêu cấu tạo vần.
- HS so sánh
- HS đánh vần trên bảng cài.
- HS ghép tiếng xoáy và nêu cấu tạo tiếng xoáy 
- HS đánh vần
- HS xem tranh và trả lời: Tranh vẽ gì?
- HS đọc trơn từ khóa
- HS đọc bài(cá nhân, lớp).
- HS nhẩm đọc, lên bảng gạch chân tiếng chứa vần vừa học.
- HS đọc từ ứng dụng( đọc trơn).
- HS đọc lại.
- HS viết bảng con.
- HS nêu
Tiết 2
Hoạt động của giáo viên
Học sinh
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
 - Gọi 1-2HS đọc lại bài trên bảng.
 - GV nhận xét, tuyên dương.
3. Luyện tập:
 a. Luyện đọc
 - GV chỉ bảng cho HS đọc lại bài tiết 1.
 - Đọc câu ứng dụng:
 + Cho HS xem tranh để giới thiệu câu ứng dụng: 
“Tháng chạp là tháng trồng khoai
Tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà
Tháng ba cày vỡ ruộng ra
Tháng tư làm mạ, mưa sa đầy đồng”.
 + Ghi câu ứng dụng lên bảng.
 + GV chỉnh sửa phát âm.
 + GV đọc mẫu câu ứng dụng.
b. Luyện viết:
 - GV nêu yêu cầu luyện viết trong vở tập viết: oai, oay, điện thoại, gió xoáy..
 - GV bao quát lớp, nhắc nhỡ tư thế ngồi viết, cách nối nét.
 c. Luyện nói:
 - Cho HS xem tranh giới thiệu chủ đề luyện nói: “Ghế đẩu, ghế xoay, ghế tựa”.
 - GV đặt hệ thống câu hỏi giúp HS luyện nói:
 + Chỉ và gọi tên từng loại ghế trong hình?
 + Giới thiệu với bạn nhà em có loại ghế nào?
 - GV nhắc nhỡ HS nói trọn câu.
4. Củng cố, dặn dò:
 - GV hỏi lại tựa bài.
 - Cho HS đọc lại bài.
 - Trò chơi: Viết nhanh, đúng(đẹp).
 + 3HS đại diện 3 tổ thi viết nhanh và đúng tiếng chứa vần oai (oay ) trên bảng lớp.
 + Đại diện tổ nào viết được nhiều tiếng trong vòng 3 phút thì tổ đó thắng và được khen.
 + GV nhận xét, tuyên dương.
5. Tổng kết:
 - GV nhận xét tiết học.
 - Tuyên dương HS học tốt, nhắc nhỡ HS học chưa tốt.
- HS đọc lại bài.
- HS đọc bài tiết 1
- HS quan sát tranh và trả lời nội dung tranh.
- HS lên bảng gạch chân tiếng chứa vần vừa học.
- 1, 2HS đọc câu ứng dụng.
- HS đọc câu ứng dụng ( cá nhân, lớp).
- HS luyện viết trong vở tập viết.
- HS đọc tên bài luyện nói.
- HS luyện nói theo tranh.
- HS nhắc lại tên bài.
- HS đồng thanh đọc lại bài.
- 3HS thi đua, lớp cỗ vũ.
- HS nhận xét.
Tự nhiên- xã hội
CÂY RAU
I. Mục tiêu:
- Kể được tên và nêu ích lợi của một số cây rau.
- Chỉ được rễ, thân, láø, hoa của cây rau.
* HS khá, giỏi: Kể tên các loại rau ăn lá, ăn thân, rau ăn củ, rau ăn quả, rau ăn hoa,
II. Các kĩ năng sống cơ bản được GD.
 - Nhận thức hậu quả không ăn rau và ăn rau không sạch.
Kĩ năng ra quyết định: thường xuyên ăn rau, ăn rau sạch.
Kĩ năng giao tiếp thông qua hoạt động học tập.
III. Các phương pháp/ KT DH tích cực có thể sử dụng.
Thảo luận nhóm
Tự nói với bản thân.
Trò chơi.
II. Chuẩn bị: SGK
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Ổn định:
Kiểm tra bài cũ:
- GV hỏi lại:
+ Lớp học có những ai, có những gì?
+ Em sống ở đâu? Xung quanh có những gì?
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài: 
 - GV: Hàng ngày trong bữa ăn các em có ăn rau không? Cây rau được trồng ở đâu và có những bộ phậnh nào. 
* Chốt ý và giới thiệu: Bài học hôm nay sẽ cho chúng ta biết điều đó. Đó là bài: Cây rau.
 - Ghi bảng tựa bài.
b) Hoạt động 1: Quan sát cây rau.
* Mục tiêu: Học sinh biết các bộ phận của cây rau, phân biệt được các loại rau khác nhau.
* Cách tiến hành:
 - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát cây rau trong SGK ( hoặc cây rau mà mình mang tới lớp).
 + Chỉ vào bộ phận lá, thân, rễ của cây rau. Bộ phận nào ăn được?
 - Gọi HS trình bày trước lớp.
 - GV nhận xét, tuyên dương.
 - Em thích ăn loại rau nào?
 - Kết luận: Có nhiều loại rau khác nhau.
 + Các cây rau đều có rễ, thân, lá.
 + Có loại rau ăn lá như: bắp cải, xà lách, .
 + Có loại rau ăn lá và thân như: su hào, .
 + Có loại rau ăn củ như: cà rốt, củ cải,..
c) Hoạt động 2: Liên hệ thực tế.
* Mục tiêu: Biết ích lợi của việc ăn rau và sự cần thiết phải rửa rau trước khi ăn.
* Cách tiến hành: 
 - Giáo viên chia nhóm 4 học sinh.
 - Nêu yêu cầu: Liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi
 + Kể tên một số loại rau mà em biết.
 + Trong các loại đó em thích ăn rau nào?
 - Giáo viên giúp đỡ các em yếu.
 - Gọi 1 số nhóm lên trình bày.
 - Nhận xét.
 - Hỏi:
 + Khi ăn rau ta cần phải chú ý điều gì?
 + Aên rau có lợi ích gì?
- Kết luận:
 + Ăn rau có lợi cho sức khoẻ, giúp ta tránh táo bón, tránh bị chảy máu chân răng.
 + Trước khi ăn rau cần phải rửa sạch.
4. Củng cố:
 - Hỏi: 
 + Cây rau thường có những bộ phận nào?
 + Aên rau có lợi ích gì?
 + Khi ăn rau cần chú ý gì?
 - Nhận xét, tuyên dương HS có câu trả lời tốt.
5. Tổng kết:
- Dặn HS: Nên thường xuyên ăn rau, và rửa sạch rau trước khi ăn.
- Chuẩn bị: Cây hoa.
- Nhận xét tiết học.
Hát.
- HS phát biểu
- Nhận xét
- Trả lời
- HS nhắc tựa bài
- HS quan sát và thảo luận nhóm đôi.
- HS trình bày trước lớp, nhận xét, bổ sung.
- HS phát biểu
- HS lắng nghe
- Học sinh chia nhóm và thảo luận.
- HS trình bày trước lớp, nhận xét.
- HS trả lời, nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời
Thủ công
CÁCH SỬ DỤNG BÚT CHÌ, THƯỚC KẺ, KÉO
I. MỤC TIÊU: 
 Giúp HS:
Biết cách sử dụng bút chì, thước kẻ, kéo.
Sử dụng được bút chì, thước kẻ, kéo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
 Bút chì, thước kẻ có chia vạch, kéo
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra chuẩn bị của HS.
Nhận xét.
3/ Bài mới: Cách sử dụng bút chì, thước kẻ, kéo
a/ Giới thiệu bài: Giới thiệu, ghi bảng tựa bài.
b/ Hướng dẫn HS thực hành.
- Cho HS quan sát từng dụng cụ
- Nêu công dụng của kéo, thước, bút chì.
- Hướng dẫn sử dụng.
+ Bút chì: Cầm bút tay phải, các ngón cái, trỏ, giữa giữ bút, các ngón còn lại làm điểm tựa, khoảng cách tay cầm và đầu nhọn là 3cm. Khi sử dụng ta đưa đầu nhọn bút lên giấy và di chuyển theo ý muốn.
+ Thước:
Tay trái cầm thước, tay phải cầm bút.
Kẻ đường thẳng ta đặt thước trên giấy, đưa bút chì theo cạnh của thước, di chuyển nhẹ từ trái sang phải.
+ Kéo: Tay phải cầm kéo, ngón cái cho vào vòng thứ nhất, ngón giữa cho vào vòng thứ hai, ngón trỏ ôm lấy phần dưới của vòng 2
Khi cắt tay trái cầm giấy, tay phải cầm kéo, mở rộng lưỡi kéo, cắt theo đường.
c/ HS thực hành:
Hướng dẫn dùng bút, thước kẻ đường thẳng
Quan sát, uốn nắn HS còn lúng túng, nhắc nhở HS cầm kéo sử dụng cẩn thận.
4/ Củng cố:
Hôm nay em học Thủ công bài gì?
Nêu cách sử dụng: bút chì, kéo, thước.
Giáo dục an toàn khi sử dụng kéo.
 5. Nhận xét, dặn dò:
Về tập sử dụng các đồ dùng trên.
Xem: kẻ các đoạn thẳng cách đều.
Nhận xét lớp, tuyên dương.
Hát.
3-4HS lặp lại.
Quan sát.
Thảo luận đôi nêu công dụng của từng đồ dùng.
Vài HS trình bày trước lớp
Quan sát
- Kẻ 1 đường thẳng lên giấy
- Dùng kéo cắt theo đường.
- HS nhắc lại.
- HS phát biểu
Thứ năm ngày 29 tháng 01 năm 2015
Học vần
oan - oăn
I- Mục tiêu:
 - Đọc được: oan, oăn, giàn khoan, tóc xoăn; từ và câu ứng dụng.
 - Viết được: oan, oăn, giàn khoan, tóc xoăn.
 - Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: “Con ngoan, trò giỏi”
* Mục tiêu GDMT: HS có ý thức bảo vệ nguồn nước.
II- Đồ dùng dạy học
 - GV: SGK, bảng lớp kẻ ôli hướng dẫn HS viết.
 - HS: Bảng con, vở tập viết.
III- Họat động dạy học
TIẾT 1 
Họat động của giáo viên
Học sinh
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
 - Gọi 2- 4 HS đọc từ ứng dụng trên bảng con: quả xoài, điện thoại, khoai lang, gió xoáy, hí hoáy, loay hoay.
 - GV nhận xét, tuyên dương \.
 - Gọi 1-2HS đọc các câu ứng dụng: 
“Tháng chạp là tháng trồng khoai
Tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà
Tháng ba cày vỡ ruộng ra
Tháng tư làm mạ, mưa sa đầy đồng”.
 - GV nhận xét, ghi điểm.
 - GV đọc từ cho HS viết: khoai lang, loay hoay.
 - GV cùng HS nhận xét, tuyên dương HS viết đúng đẹp.
 - GV nhận xét chung phần KTBC.
3. Dạy bài mới
 a. Giới thiệu bài
 - GV giới thiệu: Hôm nay chúng ta học thêm hai vần mới đó là vần oan - oăn. Trước tiên chúng ta học vần oan.
 - GV cài (viết) lên bảng vần: oan.
 b. Dạy vần mới:
 ►Vần oan:
 * Nhận diện vần
 - GV viết vần oan lên bảng và hỏi: vần oan được tạo nên từ những chữ nào?
 - GV nhận xét, tuyên dương.
 - Cho HS tìm và cài bảng cài vần oan: Các em tìm và cài vần oan.
 - GV nhận xét, gọi HS cài đúng đẹp minh họa.
* Đánh vần
 - GV đánh vần mẫu: o – a - nờ - oan
 - GV sửa phát âm.
 - GV hỏi: có vần oan ghép thêm âm gì để được tiếng khoan?
 - GV nhận xét, tuyên dương.
 - GV viết tiếng khoan.
 - Cho HS phân tích tiếng khoan.
 - GV đánh vần mẫu: khờ- oan – khoan.
 - GV lắng nghe( sửa phát âm sai).
 - Cho HS xem tranh giới thiệu từ khóa: giàn khoan
 * Liên hệ GDHS: 
 + Các em biết giàn khoan không? Giàn khoan dùng để làm gì?
 + Nhận xét và chốt lại: Giàn khoan dùng để khoan lấy nước sạch (trong bài là giàn khoan lấy dầu). Do đó các em phải bảo vệ nguồn nước sạch bằng cách không vứt rác bừa bãi, giữ môi trường xung quanh luôn sạch sẽ.
 - GV viết từ khóa lên bảng
 - Cho HS đọc lại:
o – a - nờ - oan
khờ - oan – khoan 
giàn khoan
 - GV chỉnh sửa phát âm ( nhịp đọc của HS).
►Vần oăn:
 Tiếp theo chúng ta học vần oăn.
 - GV viết vần oăn lên bảng và hỏi cho HS trả lời: vần oăn được tạo nên từ những chữ nào?.
 - GV nhận xét, tuyên dương và chốt lại: vần oăn được tạo nên từ chữ o, ă và n.
 - Cho HS so sánh: oăn và oan
 + Giống: đều kết thúc bằng n
 + Khác: oăn bắt đầu bằng oă, còn oan bắt đầu bằng oa.
 - GV đánh vần mẫu: o - á – nờ – oăn
 - GV sửa phát âm.
 - Tương tự như vần oan GV cho HS tìm thêm âm x ghép với vần oăn để có tiếng xoăn. GV hỏi cấu tạo tiếng xoăn.
 - GV đánh vần mẫu tiếng khóa: xờ - oăn – xoăn.
 - GV chỉnh sửa phát âm.
 - Cho HS xem tranh giới thiệu từ khóa: tóc xoăn.
 - Ghi bảng từ khóa.
 - GV chỉ bảng cho HS đọc lại bài.
* Đọc từ ngữ ứng dụng
 - GV ghi từ ứng dụng lên bảng.
Phiếu bé ngoan khỏe khoắn
Học toán xoắn thừng
 - GV có thể giải thích từ ứng dụng, đọc mẫu.
 - GV sửa phát âm.
 * Hướng dẫn viết:
 - GV lần lượt vừa viết mẫu vần và từ khóa: oan oăn, giàn khoan, tóc xoăn vừa nêu quy trình viết( lưu ý nét nối giữa các con chữ).
 - GV nhận xét, sửa chửa. 
4. Củng cố:
 - GV hỏi lại: Chúng ta vừa học vần gì?
 - GV chỉ bảng cho HS đọc lại bài.
5. Tổng kết:
 GV nhận xét tiết học.
- 2-4HS đọc bài, HS khác nhận xét. 
- 2HS đọc câu ứng dụng, HS khác nhận xét.
- HS viết bảng con
- HS đọc trơn
- HS trả lời
- HS khác nhận xét.
- HS cài vần oan.
- HS đánh vần trên bảng cài vần oan ( cá nhân, lớp).
- HS phát biểu
- HS khác nhận xét.
- HS tìm và ghép tiếng khoan.
- HS phân tích cấu tạo tiếng khoan
- HS đánh vần(cá nhân, lớp).
- HS phát biểu
- HS lắng nghe
- HS đọc trơn từ khóa.
- HS đọc lại bài( cá nhân, lớp).
- HS phát biểu
- HS tìm và cài vần oăn, nêu cấu tạo vần.
- HS so sánh
- HS đánh vần trên bảng cài.
- HS ghép tiếng xoăn và nêu cấu tạo tiếng xoăn 
- HS đánh vần
- HS xem tranh và trả lời: Tranh vẽ gì?. Bé có mái tóc như thế nào?
 - HS đọc trơn từ khóa
- HS đọc bài(cá nhân, lớp).
- HS nhẩm đọc, lên bảng gạch chân tiếng chứa vần vừa học.
- HS đọc từ ứng dụng( đọc trơn).
- HS đọc lại.
- HS viết bảng con.
- HS nêu
Tiết 2
Hoạt động của giáo viên
Học sinh
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
 - Gọi 1-2HS đọc lại bài trên bảng.
 - GV nhận xét, tuyên dương.
3. Luyện tập:
 a. Luyện đọc
 - GV chỉ bảng cho HS đọc lại bài tiết 1.
 - Đọc câu ứng dụng:
 + Cho HS xem tranh để giới thiệu câu ứng dụng: 
“Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”.
 + Ghi câu ứng dụng lên bảng.
 + GV chỉnh sửa phát âm.
 + GV đọc mẫu câu ứng dụng.
b. Luyện viết:
 - GV nêu yêu cầu luyện viết trong vở tập viết: oan, oăn, giàn khoan, tóc xoăn.
 - GV bao quát lớp, nhắc nhỡ tư thế ngồi viết, cách nối nét.
 c. Luyện nói:
 - Cho HS xem tranh giới thiệu chủ đề luyện nói: “Con ngoan, trò giỏi”.
 - GV đặt hệ thống câu hỏi giúp HS luyện nói:
 + Ở lớp, bạn HS đang làm gì?
 + Ở nhà, bạn đang làm gì?
 + Người HS như thế nào thì mới gọi là con ngoan, trò giỏi?
 + Lớp mình có bạn nào đạt danh hiệu là con ngoan, trò giỏi không?
 - GV nhắc nhỡ HS nói trọn câu.
4. Củng cố, dặn dò:
 - GV hỏi lại tựa bài.
 - Cho HS đọc lại bài.
 - Trò chơi: Viết nhanh, đúng(đẹp).
 + 3HS đại diện 3 tổ thi viết nhanh và đúng tiếng chứa vần oan(oăn) trên bảng lớp.
 + Đại diện tổ nào viết được nhiều tiếng trong vòng 3 phút thì tổ đó thắng và được khen.
 + GV nhận xét, tuyên dương.
5. Tổng kết:
 - GV nhận xét tiết học.
 - Tuyên dương HS học tốt, nhắc nhỡ HS học chưa tốt.
- HS đọc lại bài.
- HS đọc bài tiết 1
- HS quan sát tranh và trả lời nội dung tranh.
- HS lên bảng gạch chân tiếng chứa vần vừa học.
- 1, 2HS đọc câu ứng dụng.
- HS đọc câu ứng dụng ( cá nhân, lớp).
- HS luyện viết trong vở tập viết.
- HS đọc tên bài luyện nói.
- HS luyện nói theo tranh.
- HS nhắc lại tên bài.
- HS đồng thanh đọc lại bài.
- 3HS thi đua, lớp cỗ vũ.
- HS nhận xét.
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Biết giải bài toán có lời văn và 

File đính kèm:

  • docGiao_an_lop_51_tuan_22_nam_2014_2015.doc
Giáo án liên quan