Giáo án dạy Tuần 1 Lớp 1

ĐẠO ĐỨC

Em là học sinh lớp 1 (Tiết 1)

I/ Mục tiêu: Giúp học sinh:

- Bước đầu biết trẻ em 6 tuổi được đi học. Biết tên trường, lớp, tên thầy, cô giáo, một số bạn bè trong lớp. Biết về quyền và bổn phận của trẻ em là được đi học và phải học tập tốt.

- Bước đầu biết giới thiệu về tên mình, những điều mình thích trước lớp. Biết tự giới thiệu về bản thân một cách mạnh dạn. Biết tôn trọng ý thích của người khác.

- Vui vẻ, phấn khởi, tự hào được là học sinh lớp 1. Yêu quý thầy cô, bạn bè.

II/ Tài liệu, phương tiện dạy học:

- Đọc, tìm hiểu điều 7, 28 Công ước quốc tế về quyền trẻ em; TC: vòng tròn gọi tên

- Ôn các bài hát: “đi học”, “em yêu trường em”, “cả nhà thương nhau”; tranh vẽ sở thích của em

 

doc39 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 974 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy Tuần 1 Lớp 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àm bằng giấy thủ công
Nhiều màu sắc đẹp xanh, đỏ, tím, vàng
Có hàng kẻ ô li giống tập
Kể: thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán
Thước để kẻ, để đo
Bút chì để viết, để vẽ.
Kéo dùng để cắt, dán sản phẩm
Hồ để dán
Tham gia trò chơi :
Lựa đúng giấy bìa, giấy màu, thước, hồ, kéo trong các vật dụng lẫn lộn khác.
- Dày hơn
- Kéo, hồ, thước
Ngày soạn: ../ ../ 201.
Ngày dạy: Thứ., ngày//201.
MỸ THUẬT
Xem tranh thiếu nhi vui chơi
I/ MỤC TIÊU:
- Học sinh làm quen và tiếp xúc với tranh vẽ thiếu nhi.
- Bước đầu biết quan sát, mô tả hình ảnh, màu sắc trong tranh. Bước đầu cảm nhận vẻ đẹp của từng bức tranh.
- Giáo dục cảm xúc qua tranh vẽ. Tự tin phát biểu cảm nghĩ, tình cảm của mình qua tranh.
II/. CHUẨN BỊ:
Sưu tầm các tranh vẽ thiếu nhi thể loại “Thiếu nhi vui chơi”
Vở tập vẽ
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1/ ỔN ĐỊNH: 
2/ KIỂM TRA BÀI CŨ:
Kiểm tra vở vẽ, các mẫu tranh và hình ảnh học sinh sưu tầm
3/ BÀI MỚI:
Giới thiệu bài:
Treo tranh, đặt câu hỏi khai thác nội dung tranh: Tranh vẽ những hình ảnh gì?
à Đây là tranh vẽ các bạn thiếu nhi vui chơi. Hôm nay các em sẽ học bài: Xem tranh thiếu nhi vui chơi
 Tranh thiếu nhi vui chơi là một đề tài rất phong phú và hấp dẫn với người vẽ. Nhiều bạn đã say mê đề tài này và vẽ được nhiều tranh đẹp. Chúng ta hãy cùng xem tranh.
H Đ1: Quan sát tranh theo nhóm
Treo 4 mẫu tranh ở 4 vị trí dễ đứng theo nhóm quan sát
Tranh 1: Cảnh vui chơi ở sân trường
Tranh : Cảnh vui chơi ở biển
Tranh 3: Cảnh tham quan du lịch
Tranh 4: Cảnh vui rước đèn trung thu
H Đ 2: Khai thác nội dung tranh
Lần lượt treo từng tranh vẽ trên bảng lớp. Nêu câu hỏi khai thác nội dung tranh và chất ý từng tranh.
Tranh vẽ có những hình ảnh nào?
Hình ảnh nào là chính, hình ảnh nào là phụ?
Cảnh trong tranh đang diễn ra ở đâu ? (địa điểm)
Tranh vẽ có những màu sắc nào? Em thích màu nào nhất ?
Vì sao em thích bức tranh này?
Tranh 1: Vẽ cảnh vui chơi ở sân trường có nhiều hoạt động bắn bi, nhảy dây, ô quan, đá cầu  hình ảnh rất ngộ nghỉnh, màu sắc tươi sáng và đẹp
Tranh 2: Cảnh vui chơi ở biển, có nhiều người đến nghỉ mát, tắm biển, trò chuyện Cảnh biển xanh và đẹp, tạo không khí trong lành cho du khách
Tranh 3: Cảnh tham quan du lịch ở suối Tiên có nhiều cảnh đẹp và trò chơi cho trẻ em như đu quay, cầu trượt, máy bay 
Tranh 4: Cảnh vui rước đèn trung thu có nhiều bạn nhỏ, cầm lồng đèn vui hội trăng rằm 
Sau khi hướng dẫn học sinh khai thác và chốt ý nội dung từng tranh, giáo dục tư tưởng chung
à Tranh vẽ thiếu nhi vui chơi là một đề tài rất phong phú và hấp dẫn. Muốn vẽ đẹp các em phải biết quan sát và ghi nhớ lại những hình ảnh đó trong trí. Vẽ được tranh có nghĩa là các em đã nêu lên được cảm nghỉ của mình cho người xem.
4/ CỦNG CỐ: Củng cố lại kiến thức
Nội dung: Lựa chọn tranh vẽ có đề tài thieếu nhi vui chơi.
Luật chơi: Sau một bài hát nhóm nào chọn nhiều tranh theo đề tài có yêu cầu, nhóm đó thắng.
Câu hỏi củng cố:
Bạn đã chọn đúng đề tài chưa?
Tranh vẽ cảnh gì?
Vì sao em chọn tranh này ?
5/. DẶN DÒ
Nhận xét tiết học
Dặn dò: Xem bài vẽ nét thẳng, chuẩn bị dụng cụ học tập.
Lấy vở vẽ và các loại tranh vẽ và hình ảnh sưu tầm
Quan sát và trả lời: Bạn nắm tay đi chơi, bạn đá cầu, bạn chơi quần vợt, bạn nhảy dạy
 Kết bạn xem tranh mà mình thích. Cùng trao đổi sở thích của mình với bạn.
Vì sao bạn thích bức tranh này .
Trả lời nội dung câu hỏi của tranh mà mình quan sát ở hoạt động 1
Xem hình ảnh, mô tả hình dáng, động tác trong tranh
Chính : Người, động tác vui chơi
Phụ : cảnh vật 
Sân trường, biển hoặc sở thú 
Kể các màu sắc trong tranh
Nêu cảm xúc
Thi đua, tiếp sức
Nhóm, lớp, cổ vũ các bạn tham gia trò chơi
Ngày soạn: ../ ../ 201.
Ngày dạy: Thứ., ngày//201.
HỌC VẦN
e
(Tiết 1)
I/ Mục đích yêu cầu:
- Học sinh nhận biết được chữ và âm e. 
- Trả lời 2 – 3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong sách giáo khoa. HS khá, giỏi luyện nói 4 – 5 câu xoay quanh chủ đề học tập qua các bức tranh trong SGK. Phát triển được lời nói tự nhiên.
- Yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt qua hoạt động học âm e và luyện nói theo chủ đề. Phát biểu lời nói một cách tự tin.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Mẫu tranh vẽ theo sách giáo khoa – Kẻ bảng nét – Mẫu chữ e – Chùm me
- Sách giáo khoa, bộ thực hành
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Ổn định
2/ Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra chuẩn bị SGK, bộ thực hành
3/ Bài mới:
Giới thiệu bài:
Lần lượt treo từng tranh và hỏi; mẫu vật thật “Chùm me”
Tranh vẽ gì?
Quả gì trên bàn?
Gắn tiếng ứng dụng dưới tranh
Trong các tiếng bé, ve, xe, me là các tiếng có âm gì giống nhau?
Š Qua tranh vẽ và các tiếng dưới tranh. Bài học hôm nay cô giới thiệu đến các em đó là bài âm e
Ghi tựa bài, đọc mẫu: e
* Dạy chữ ghi âm e
HOẠT ĐỘNG 1: Nhận diện chữ
Gắn chữ mẫu e
Tô chữ mẫu
Chữ e gồm một nét thắt
Tìm chữ e trong bộ thực hành chữ cái
Cầm chữ e in giới thiệu: chữ e các em tìm được gọi là chữ in
HOẠT ĐỘNG 2: Nhận diện và phát âm
Phát âm mẫu: e
Khi phát âm, âm e miệng mở hẹp không tròn môi
Sửa cách phát âm cho học sinh 
Tìm tiếng có âm e
Thảo luận đôi bạn tìm tiếng khi em đọc lên nghe có âm e
HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn nét chữ 
Gắn chữ với mẫu giới thiệu (đây là bài viết đầu tiên)
Nhắc độ cao, hàng kẻ, dòng li, đường kẻ dọc.
Chữ e cao 1 đơn vị
Viết mẫu, nêu qui trình viết
Đặt bút dưới đường kẻ thứ hai, viết chữ e cao 1 đơn vị, điểm kết thúc trên đường kẻ thứ nhất
Nhắc và sửa tư thế ngồi cho học sinh, sửa sai nét viết
HOẠT ĐỘNG 4: Trò chơi 
Nội dung: Khoanh tròn các tiếng có âm e (tìm đúng các tranh có tiếng là âm e)
Luật chơi: Trò chơi tiếp sức khoanh tròn các li âm e có trong bảng chữ. Sau 1 bài hát nhóm nào khoanh đúng, nhanh Š thắng
Nhận xét, tuyên dương, giáo dục HS.
Bé, xe, ve, quả me
Lên bảng chỉ vào âm màu đỏ e giống nhau
Đồng thanh, cả lớp
Quan sát mẫu chữ và thao tác của GV.
Mỗi em tìm một chữ e trong bộ chữ đưa lên.
Phát âm, âm e
Cá nhân theo dãy
Đồng thanh nhóm, cả lớp
Kết đôi bạn tìm tiếng có âm e:
Té, chè, vé, xé, rẻ 
Nhắc lại tên gọi của các hàng kẻ
Đường kẻ 1, 2, 3,4 
Đường kẻ dọc
Dòng li
1 đơn vị (2 dòng li)
2 đơn vị (2 dòng li)
Viết bảng con từ hai đến 3 lần con chữ e
Tích cực tham gia trò chơi
Ngày soạn: ../ ../ 201.
Ngày dạy: Thứ., ngày//201.
HỌC VẦN
e
(Tiết 2)
I/ Mục đích yêu cầu:
- Học sinh nhận biết được chữ và âm e. 
- Trả lời 2 – 3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong sách giáo khoa. HS khá, giỏi luyện nói 4 – 5 câu xoay quanh chủ đề học tập qua các bức tranh trong SGK. Phát triển được lời nói tự nhiên.
- Yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt qua hoạt động học âm e và luyện nói theo chủ đề. Phát biểu lời nói một cách tự tin.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Mẫu tranh vẽ theo sách giáo khoa – Kẻ bảng nét – Mẫu chữ e – Chùm me
- Sách giáo khoa, bộ thực hành
III/ Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG 1: Luyện đọc
- Hướng dẫn quan sát thứ tự tranh và đọc mẫu tranh bên trái
- Sửa sai và uốn nắn cách phát âm của học sinh 
HOẠT ĐỘNG 2: Luyện viết
Viết mẫu hướng dẫn qui trình giống tiết 1
Tô mẫu chữ
Hướng dẫn viết tô
Nhắc tư thế ngồi viết
Nhận xét hoạt động 2
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện nói
Chia tranh cho 6 nhóm yêu cầu các em thảo luận tìm hiểu nội dung tranh.
Khai thác nội dung tranh qua hệ thống cấu hỏi:
Tranh vẽ lồi nào?
Các bạn đang làm gì?
Š Mỗi một bức tranh các lồi vật cũng như các bạn thể hiện rất nhiều hoạt động khác nhau như các em vừa trao đổi với cô, nào là chim đang hót, kiến , ếch , gấu , bé , trong điểm chung của các bức tranh này ta có thể gọi chung chủ đề là các bạn đang học tập: Chim học hót, kiến học đàn  dù loài vật hay bé đều có yêu cầu học tập. Các em phải cố ắng học hành chăm ngoan.
HOẠT ĐỘNG 4:
Trò chơi đối đáp
Nội dung: Mỗi nhóm nói một câu có tiếng: mẹ, bé, chè, hè, trẻ, vẽ
Luật chơi: Các nhóm hội ý tìm câu nói sau đó đáp liền mạch sau mỗi lần dứt câu nói của đội bạn. Nhóm nào đáp không được thì thua.
Câu hỏi: Nói nhanh trong câu tiếng nào có âm e
* Nhận xét, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn về đọc và xem lại bài âm e chuẩn bị bài âm và chữ b
Đọc cá nhân, đồng thanh dãy bàn, nhóm.
Viết chữ lên không trung
Tô mẫu chữ trong vở lên
Trả lời và nêu cảm nghỉ của mình về nội dung tranh. Nói tự nhiên dựa vào câu hỏi của giáo viên
Dự kiến các câu:
Mẹ bế bé đi chơi
Bé đi nhà trẻ
Nghỉ hè bé đi chơi
Bé vẽ con mèo
Ngày soạn: ../ ../ 201.
Ngày dạy: Thứ., ngày//201.
Toán
Nhiều hơn, ít hơn
I/ MỤC TIÊU:
- Học sinh hiểu được khái niệm nhiều hơn, ít hơn qua việc so sánh số lượng với các nhóm đồ vật
- Biết so sánh số lượng các nhóm đồ vật. Biết sử dụng từ nhiều hơn, ít hơn để so sánh các nhóm đồ vật.
- Ham thích hoạt động học qua thực hành, qua trò chơi thi đua
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Vật thật: ly và muỗng, bình và nắp, tranh minh họa trang 6
- Sách Toán 1, bút chì
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ ỔN ĐỊNH
2/ KIỂM TRA BÀI CŨ:
- Kiểm tra SGK và bút chì
- Nêu các vật dụng cần có khi học toán
- Nêu các hình thức học tập mà em biết?
- Nhận xét
3/ BÀI MỚI:
Giới thiệu bài:
Treo tranh hai nhóm quả yêu cầu học sinh quan sát
Nhóm quả của hàng trên và hàng dưới có bằng nhau không?
Vì sao?
Đính hàng trên 2 quả cam và hàng dưới 2 quả cam
Số quả cam ở hàng trên và hàng dưới như thế nào?
Đính thêm một quả cam ở hàng dưới yêu cầu học sinh quan sát: Đính thêm hàng dưới một quả cam nữa. Vậy số quả cam ở cả 2 hàng còn bằng nhau không?
Š Để so sánh các nhóm mẫu vật có số lượng không bằng nhau. Hôm nay cô sẽ dạy cho các em bài nhiều hơn, ít hơn
Ghi tựa bài: Nhiều hơn, ít hơn
HOẠT ĐỘNG 1:
Hướng dẫn so sánh hai nhóm mẫu vật
Để 5 cái ly trên bàn Giáo viên yêu cầu học sinh đặt lần lượt nhóm muỗng cô cầm trên tay, mỗi muổng để vào 1 cái ly nêu nhận xét.
Sau khi để muỗng vào ly có nhận xét gì? có đủ muỗng để vào ly không?
Số ly so với muỗng như thế nào?
Số muỗng so với ly như thế nào?
Š Sau khi thao tác và quan sát các em thấy tại sao nói
Số ly nhiều hơn số muỗng số muỗng ít hơn số ly vì sao?
Đọc mẫu: Số ly nhiều hơn số muỗng. Số muỗng ít hơn số ly
Tương tự thực hiện thao tác và so sánh:
5 cái chén và 4 cái dĩa
HOẠT ĐỘNG 2:
Thực hành so sánh các nhóm đồ vật (SGK/6)
Tranh 1:
So sánh bình và nút
Tranh 2:
Thỏ và cà rốt
Tranh 3:
Nồi và nắp nồi
Tranh 4:
Ổ cắm điện và phích cắm điện
4/ Củng cố:
- Kiểm tra kiến thức vừa học
- Trò chơi: Thi đua gắn số lượng các nhóm mẫu vật nhiều hơn, ít hơn. So sánh nhóm nào nhiều hơn, nhóm nào ít hơn vì sao?
5/ Nhận xét, dặn dò:
Nhận xét tiết học
Chuẩn bị bài hình 
Sách, vở, bộ thực hành gồm
Học theo lớp, đôi bạn, nhóm
Không bằng nhau
Hàng trên có số quả ít hơn hàng dưới
Bằng nhau
Không bằng nhau
Quan sát bạn thực hiện
- Có 1 cái ly không có muỗng
- Số ly nhiều hơn số muỗng
- Số muỗng ít hơn số ly
Số ly thì dư, số muỗng thì thiếu
- Đọc cá nhân, đồng thanh
Thực hiện thao tác mới để tìm kiếm ra số lượng dư và thiếu của từng nhóm mẫu vật
Nói đúng: Nắp nhiều hơn, bình ít nắp hơn
.
Tham gia trò chơi gắn số lượng mẫu vật theo hàng ngang để so sánh
Ngày soạn: ../ ../ 201.
Ngày dạy: Thứ., ngày//201.
ÂM NHẠC
Học hát bài: Quê hương tươi đẹp
I/ MỤC TIÊU:
- Biết hát theo giai điệu và lời ca.
- Biết vỗ tay theo bài hát. Biết gõ đệm theo bài hát.
- Giáo dục tình cảm yêu quê hương qua nội dung bài hát.
II/ CHUẨN BỊ:
- Máy hát, nhạc cụ, chép lời, tranh dân tộc
- Nhạc cụ, sách hát
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ ỔN ĐỊNH 
2/ KIỂM TRA BÀI CŨ
Kiểm tra sách hát và nhạc cụ
3. BÀI MỚI
Giới thiệu bài:
Treo tranh vẽ phong cảnh quê hương. Tranh người dân tộc
Tranh 1 vẽ gì? 
Tranh 2 vẽ gì?
à Qua tranh vẽ các em thấy quê hương Việt Nam ta rất giàu đẹp. Để thể hiện cảm xúc yêu quê hương tác giả Anh Hồng đã sáng tác ra bài hát Quê hương tươi đẹp
Ghi tựa bài
HOẠT ĐỘNG 1 
Tập hát
Hát mẫu
Tập đọc lời ca theo tiết tấu
Dạy hát từng câu
Hát toàn bài
HOẠT ĐỘNG 2
Vận động theo nhạc
GV thực hiện mẫu
Quê hương em biết bao tươi đẹp 
Hướng dẫn vỗ theo phách
Nhún chân mẫu
Hướng dẫn nhún chân theo giai điệu
4/ CỦNG CỐ
Kiểm tra bài hát
Thi đua vỗ tay, nhún chân
Nhận xét, tuyên dương
5/ NHẬN XÉT - DẶN DÒ:
- Nhận xét tiết học
- Dặn về nhà tập hát, vỗ tay, nhún chân, chuẩn bị múa
Quan sát tranh nêu cảm nghĩ qua nội dung tranh
Nhắc tựa
Thực hiện theo hướng dẫn giáo viên
Thực hiện theo hướng dẫn
Hát cá nhân
Tham gia: cá nhân, nhóm
Ngày soạn: ../ ../ 201.
Ngày dạy: Thứ., ngày//201.
ĐẠO ĐỨC
Em là học sinh lớp 1 (Tiết 1)
I/ Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Bước đầu biết trẻ em 6 tuổi được đi học. Biết tên trường, lớp, tên thầy, cô giáo, một số bạn bè trong lớp. Biết về quyền và bổn phận của trẻ em là được đi học và phải học tập tốt.
- Bước đầu biết giới thiệu về tên mình, những điều mình thích trước lớp. Biết tự giới thiệu về bản thân một cách mạnh dạn. Biết tôn trọng ý thích của người khác.
- Vui vẻ, phấn khởi, tự hào được là học sinh lớp 1. Yêu quý thầy cô, bạn bè.
II/ Tài liệu, phương tiện dạy học:
- Đọc, tìm hiểu điều 7, 28 Công ước quốc tế về quyền trẻ em; TC: vòng tròn gọi tên
- Ôn các bài hát: “đi học”, “em yêu trường em”, “cả nhà thương nhau”; tranh vẽ sở thích của em
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ ỔN ĐỊNH
2/ KIỂM TRA BÀI CŨ:
Kiểm tra chuẩn bị vở bài tập đạo đức
Nhận xét
3/ BÀI MỚI:
Giới thiệu bài:
Treo tranh “Mẹ dắt bé đi học”
Trong tranh vẽ những gì?
Nét mặt của các bạn trong tranh ntn?
ŠTranh vẽ lại cảnh các bạn đến trường. Để biết được tại sao các bạn trong tranh tươi cười, vui vẻ như thế, chúng ta tìm hiểu qua bài “Em là học sinh lớp 1”. Ghi tựa bài
HĐ 1: Vòng tròn giới thiệu tên
Chia nhóm, mỗi nhóm 6 em
Phổ biến nội dung
Mỗi nhóm đứng thành vòng tròn, điểm số từ 1 đến hết
Cách chơi: Đầu tiên giới thiệu tên mình. em thứ hai giới thiệu lại tên bạn thứ nhất và tên mình. em thứ ba giới thiệu lại tên bạn thứ nhất, thứ hai, tên mình. tuần tự đến hết
Yêu cầu một nhóm thực hiện mẫu
Ổn định nêu câu hỏi
Trò chơi giúp em điều gì?
Em cảm thấy như thế nào khi giới thiệu tên mình với các bạn?
Em cảm thấy như thế nào khi được biết tên các bạn trong lớp?
Š Trò chơi đã giúp em biết được tên mình và tên các bạn. Mỗi em đều có một cái tên  đó là quyền khi sinh ra cần có “Trẻ em cũng có quyền có họ và tên”
(Diễn giải cho HS biết như thế nào là họ”)
HĐ 2: Giới thiệu sở thích của mình
- Kiểm tra tranh vẽ sở thích của bé
- Các em cùng kết đôi bạn học tập kể cho nhau nghe ước mơ và sở thích của mình.
Mỗi tổ cử ra 2 bạn lên bảng dán tranh và nêu lên sở thích của mình cho các bạn nghe
+ Các tranh vẽ trên bảng có cùng sở thích như nhau không?
Š Qua tranh vẽ cũng như khi lắng nghe các em trao đổi với nhau. Mỗi em đều có sở thích ước mơ khác nhau, nhưng cũng có bạn giống nhau. Cô mong muốn các em đều đạt được sở thích và ước mơ của mình. bên cạnh đó các em phải biết tôn trọng sở thích và ước mơ của bạn
HĐ 3: Kể về ngày đầu tiên đi học
Bố mẹ chuẩn bị những gì cho em đi học?
Ngày đầu đến trường em gặp những ai?
Kể lại niềm vui ngày dự lễ khai giảng
Cảnh vật xung quanh thế nào?
Các bạn học sinh lớp 1 có gì đẹp?
Thầy cô và anh chị đón chào em ntn?
Em có thích không?
Š Các em phải biết tự hào và yêu quý những tình cảm đó là Quyền được đi học, Quyền có mái ấm gia đình, tự hào là HS.
- Em hãy kể những việc làm để trở thành con ngoan trò giỏi?
4/ CỦNG CỐ:
Thi đua hát cá nhân, đôi bạn, nhóm những bài hát mà giáo viên đã dặn chuẩn bị 
Hỏi: Trò chơi vòng tròn giúp em điều gì?
Kể lại những quyền mà cô đã dạy?
Để cha mẹ, thầy cô vui lòng em phải làm gì?
5/ Nhận xét, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Kể cho ba mẹ nghe những điều học được trong tiết học. Chuẩn bị xem bài tiếp theo
Mẹ và các bạn
Vui vẻ phấn khởi
Nhắc tựa
Chia nhóm, kết bạn theo yêu cầu
Lắng nghe hướng dẫn nội dung chơi 
Quan sát nhóm làm mẫu
Cả lớp cùng thực hiện
Giới thiệu tên mình, bạn
Thích thú vì được các bạn biết tên mình
Vui thích vì có thêm nhiều bạn mới
Kể với nhau về sở thích của mình
Thực hiện dán tranh, nêu sở thích của mình cho cả lớp nghe
Giơ tay phát biểu. Nêu những cảm nghỉ, cảm xúc của mình qua câu hỏi gợi ý
Tham gia xung phong, kết bạn để hát, hát đồng thanh
Giới thiệu tên mình, biết tên bạn
Quyền có họ tên, quyền đi học
Chăm ngoan, học giỏi vâng lời
Ngày soạn: ../ ../ 201.
Ngày dạy: Thứ., ngày//201.
Học vần
b
(Tiết 1)
I/ Mục đích yêu cầu:
- Học sinh nhận biết được chữ và âm b. 
- Đọc được be. Trả lời 2 – 3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK.
- Yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt qua hoạt động học tập và luyện nói. Giao tiếp một cách tự tinh. 
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh vẽ minh họa; vật thật: Quả banh; bộ thực hành
- Sách, bảng, bộ thực hành.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ ỔN ĐỊNH 
2/ KIỂM TRA BÀI CŨ:
Kiểm tra miệng: 
Đọc bài sách giáo khoa (trang âm e)
Nêu lại nội dung các tranh vẽ trang 5
Kiểm tra viết:
Đọc viết chữ e
Nhận xét qua kiểm tra bài cũ
3/ BÀI MỚI:
Giới thiệu bài:
Treo tranh 1 
- Tranh vẽ là gì?
ŠTranh vẽ bé đang phát biểu. 
GV gắn tiếng bé dưới tranh.
Gắn quả banh
- Trên bảng cô có vật gì ?
Gắn tiếng banh dưới quả banh.
- Trong tiếng bé có âm gì đã học rồi?
Tìm và chỉ trong tiếng bé và banh có âm gì giống nhau?
Từ các tranh, vật thật vừa giới thiệu, GV liên hệ giới thiệu tựa bài, ghi bảng.
Đọc mẫu b
HĐ 1: Nhận diện chữ
Gắn chữ mẫu b
Tô chữ b
Aâm bờ gồm hai nét: Nét sổ và nét cong trái
Tìm âm b trong bộ đồ dùng
Š Chữ b cô vừa giới thiệu và chữ b các em tìm được là chữ in
HĐ2: Ghép chữ và phát âm
- Phát âm mẫu: b
(Khi phát âm, âm bờ hai môi ngậm lại, bật nhẹ phát âm bờ)
- Sửa cách phát âm
- Viết vào khung
+ Có âm b, âm e muốn có tiếng be cô làm sao?
Phát âm mẫu b _ e _ be
Phân tích tiếng be, hoặc hỏi tiếng be có mấy âm?
Âm nào đứng trước, âm nào đứng sau
Thực hiện mẫu ghép âm b với âm e 
Yêu cầu học sinh thảo luận đôi bạn tìm các tiếng có âm b
HĐ 2: Hướng dẫn viết chữ trên bảng con
Gắn chữ mẫu
Hướng dẫn học sinh quan sát chữ mẫu
Con chữ b cao mấy đơn vị?
Con chữ b có mấy nét?
Viết mẫu: Nêu quá trình viết
 Điểm đặt bút trên đường kẻ thứ hai, viết nét khuyết trên cao 2 đơn vị, 1 dòng li, liền nét với nét thắt. Điểm kết thúc nằm trên đường kẻ thứ ba
Hướng dẫn viết tiếng
Muốn viết tiếng be cô viết con chữ nào trước, con chữ nào sau?
Viết mẫu, nêu qui trình viết
Muốn viết tiếng be, viết con chữ b trước lia bút viết con chữ e có tiếng be
HĐ 3: Trò chơi củng cố
Nội dung: Thi đua tìm các tiếng có âm b trong nhóm tiếng được viết sẳn, gạch dưới âm b
Luật chơi: Thi đua tiếp sức, sau một bài hát. Nhóm nào tìm nhiều tiếng có b, nhóm đó thắng
Nhận xét, tuyên dương học sinh.
3 học sinh 
5 học sinh 
Viết bảng
2 lần chữ e
Vẽ bé
Quả banh
Âm e
Phát âm b
Cá nhân theo dãy nhóm, đồng thanh
Ghép b với e, có tiếng be
Đọc cá nhân
Tiếng be có 2 âm
b đứng trước, e đứng sau
Ghép tiếng be bằng bảng cài
Học đôi bạn tìm các tiếng có âm b. Ví dụ: bé, bi, bò, bà, bê
Cao 2 đơn vị
2 nét 
Viết bảng con:
Lần 1: 1 con chữ
Lần 2: 2 con chữ
 Con chữ b trước, con chữ e
Viết bảng con 2 lần tiếng be
Tham gia trò chơi
Trả lời câu hỏi
Ngày soạn: ../ ../ 201.
Ngày dạy: Thứ., ngày//201.
Học vần
b
(Tiết 2)
I/ Mục đích yêu cầu:
- Học sinh nhận biết được chữ và âm b. 
- Đọc được be. Trả lời 2 – 3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK.
- Yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt qua hoạt động học tập và luyện nói. Giao tiếp một cách tự tinh. 
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh vẽ minh họa; vật thật: Quả banh; bộ thực hành
- Sách, bảng, bộ thực hành.
III/ Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG 1: Luyện đọc
Hướng dẫn học sinh đọc âm b. quan sát thứ tự tranh đọc trang bên trái
Sửa sai và uốn nắn cách phát âm của học sinh 
HOẠT ĐỘNG 2: Luyện nét
Gắn chữ mẫu, hướng dẫn qui trình viết giống như tiết 1
- Tô mẫu chữ
- Hướng dẫn viết mẫu con chữ “bê” ở vở bài tập tiếng việt
- Luyện viết mẫu tiếng 
- Nhắc tư thế ngồi viết
- Nhận xét hoạt động 2
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện nói
Chia tranh cho nhóm. Yêu cầu các em tìm hiểu nội dung tranh 
Khai thác nội dung tranh qua hệ thống câu hỏi
Tranh vẽ con vật gì? Đang làm gì?
Tranh vẽ ai? Bé đang làm gì? hoạt động đó có giống thao tác của em không?
Các em trong tranh đang làm gì? em có thích không? Vì sao?
Š Mỗi một bức tranh đều thể hiện các hoạt động học tập khác nhau như các em vừa trao đổi. Nào là : Chim học , gấu viết  , bé tập

File đính kèm:

  • docgiao_an_1_chinh_tot.doc
Giáo án liên quan