Giáo án dạy theo chủ đề phát huy năng lực học sinh Hóa học 8 bài 37: Axít- Bazơ- muối

2. Phân loại.

HS : Phân loại các axit theo nhóm :

- Ta có thể phân loại các axit thành hai loại :

 Axit không có oxi : HCl

 Axit có oxi : HNO3, H2SO4, H3PO4, H2CO3 .

HS : Phân loại axit nh SGK.

3. Tên gọi .

HS : Nêu tên gọi của các loại axit.

- Axit có oxi :

 Axit có nhiều oxi ( Trong cùng một nguyên tố phi kim).

 Axit + Tên phi kim + ic

 Axit có ít oxi.

 Axit + Tên phi kim + ơ

 

docx3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1801 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy theo chủ đề phát huy năng lực học sinh Hóa học 8 bài 37: Axít- Bazơ- muối, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN DẠY THEO CHỦ ĐỀ: “ PHÁT HUY NĂNG LỰC HỌC SINH”
NGƯỜI THỰC HIỆN: NHểM HểA ĐỊA
 TRƯỜNG: THCS MỸ HƯNG
Ngày soạn : 6/3/2015
Ngày dạy:12/5/2015
Tiết : 56 
BÀI 37: AXÍT- BAZƠ- MUỐI.
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức : - HS biết và hiểu cách phân loại các hợp chất axit, bazơ, gốc axit, nhóm hiđroxit theo thành phần và tên gọi của chúng : 
	 - HS biết axit là hợp chất gồm 1 hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit.
	-Phân tử bazơ gồm 1 hay nhiều nhóm hiđroxit liên kết với một nguyên tử kim loại.
2. Kỹ năng : HS đọc đợc tên các hợp chất axit, bazơ khi biết công thức hoá học và ngợc lại.
	- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng viết công thức hoá học, phơng trình hoá học và tính theo phơng trình hoá học.
3. Thái độ : Nghiêm túc, hăng say xây dựng bài, có tinh thần tập thể cao.
II. Phương tiện:
1. Giáo viên : Soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập.
2. Học sinh : Nghiên cứu trớc bài.
III. Hoạt động học tập .
1. ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ : Em hãy cho biết tính chất vật lí và tính chất hoá học của nớc, Viết phơng trình hoá học để minh hoạ ?
3. Tiến trình học bài: Nêu vấn đề bài mới: Theo em axit là gì ? Bazơ là gì ? chúng được phân loại và gọi tên như thế nào ?
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động I
Nghiên cứu về axit . (18 phút)
I. Axit .
1. Khái niệm.
HS : Lấy ví dụ.
- HCl, H2SO4, HNO3, H2CO3, H3PO4.....
HS: Nhận xét theo nhóm :
- Các axit trên đều có một hoặc nhiều nguyên tử hiđro liên kết với một nguyên tố hoặc một nhóm nguyên tử khác.
- HS : Nêu khái niệm axit nh SGK.
2. Phân loại.
HS : Phân loại các axit theo nhóm :
- Ta có thể phân loại các axit thành hai loại :
 Axit không có oxi : HCl 
 Axit có oxi : HNO3, H2SO4, H3PO4, H2CO3 .
HS : Phân loại axit nh SGK.
3. Tên gọi . 
HS : Nêu tên gọi của các loại axit.
- Axit có oxi :
 Axit có nhiều oxi ( Trong cùng một nguyên tố phi kim).
 Axit + Tên phi kim + ic
 Axit có ít oxi.
 Axit + Tên phi kim + ơ
- Axit không có oxi.
 Axit + Tên phi kim + hiđric
Ví dụ : HCl : Axit clo hiđric
 HBr : Axit Brom hiđric....
HS : Lắng nghe, ghi nhớ.
GV : Cho học sinh nghiên cứu lấy ví dụ nh yêu cầu của SGK.
GV : Em có nhận xét gì về thành phần của các axit trên ?.
GV : Nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử liên kết với hiđro đó gọi là gốc axit. Vậy em hãy cho biết axit là gì ?
GV : Cho học sinh nhận xét, bổ sung cho đúng.
GV : Em hãy dựa vào các axit đã lấy ví dụ trên phân loại chúng theo những loại có thể có ?
GV : Cho học sinh các nhóm bổ sung cho đúng.- yêu cầu học sinh từ đó phân loại axit .
GV : Cho học sinh nghiên cứu SGK và nêu tên gọi của các loại axit .
GV : Ta chỉ phân loại các axit có ít oxi và nhiều oxi đối với cùng một nguyên tố phi kim - Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK lấy ví dụ cụ thể cho mỗi trờng hợp .
GV : Mỗi axit có một gốc axit tơng ứng - gv lấy ví dụ và gọi tên một số gốc axit tơng ứng.
Hoạt động II
Nghiên cứu hợp chất Bazơ . (17 phút).
II. Bazơ .
1. Khái niệm.
HS : Nghiên cứu trả lời câu hỏi trong SGK.
- Ví dụ : NaOH, KOH, Ca(OH)2, Cu(OH)2....
HS : Các bazơ trên đều có một nguyên tử kim loại liên kết với một hoặc nhiều nhóm hiđroxit (-OH).
HS : Trả lời nh SGK.
2. Công thức hoá học:
HS : Nêu công thức hóa học chung.
 CTHH chung của các bazơ là : M(OH)n.
3. Phân loại các bazơ.
HS : Nêu cách phân loại : 
 Bazơ đợc chia thành hai loại : Bazơ tan và bazơ không tan.
4. Tên gọi.
HS : Nghiên cứu ví dụ :
 NaOH : Natri hiđroxit
 KOH : Kali hiđroxit.
 Cu(OH)2 : Đồng (II) hiđroxit.
- Vậy tên gọi của các bazơ là :
 Tên kim loại (Kèm theo hoá trị đối với kim loại đa hoá trị) + Hiđroxit.
GV : Cho học nghiên cứu trả lời các câu hỏi trong SGK.
GV : Em có nhận xét gì về sự giống nhau của các hợp chất bazơ trên ?
GV : Những hợp chất đó gọi là các hợp chất bazơ. Vậy theo em bazơ là gì?
GV : Nếu gọi kim loại chung có kí hiệu là M và hoá trị của M là n, thì công thức hóa học của bazơ là gì ?
GV : Cho học sinh nghiên cứu SGK nên cách phân loại các bazơ.
GV : Cho học sinh nhận xét, kết luận nh trong sgk.
GV : Cho học sinh nghiên cứu tên gọi của các bazơ đã lấy ví dụ trên và yêu cầu học sinh từ đó đa ra tên gọi cho hợp chất bazơ.
GV : Cho học sinh nhận xét bổ sung cho đúng.
4. Củng Cố:
GV cho học sinh làm bài tập 2,4 SGK trang 130
5. Hướng dẫn học bài ở nhà :
Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà:
- Nghiên cứu kỹ lại bài.
- Bài tập : Làm bài tập 1, 3 , 5, 6a, b SGK trang 130.
- Nghiên cứu phần còn lại của bài: Muối . Em hãy nêu khái niệm muối, cụng thức muối ,phân loại, cách gọi tên của muối ?

File đính kèm:

  • docxBai_37_Axit__Bazo__Muoi_20150725_112315.docx