Giáo án dạy Lớp 2 Tuần 19

Tự nhiên - xã hội

CUỘC SỐNG XUNG QUANH (Tiết 2)

I. Mục tiêu:

 - Nêu được một số nét về cảnh quan thiên nhiên và công việc của người dân nơi HS ở.

 - Mục tiêu GDMT: HS có ý thức yêu quý, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên.

 * HS khá, giỏi: Nêu được một số điểm giống và khác nhau giữa cuộc sống ở nông thôn và thành thị.

II. Các kĩ năng sống cơ bản được GD.

- Kĩ năng tìm kiếm xử lý thông tin: Quan sát về cảnh vật và hoạt động sinh sống của người dân địa phương.

- Kĩ năng tìm kiếm xử lí thông tin: phân tích, so sánh cuộc sống ở thành thị và nông thôn.

- Phát triển KNS hợp tác trong công việc.

 

doc32 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 864 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy Lớp 2 Tuần 19, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ược nhiều tiếng trong vòng 3 phút thì tổ đó thắng và được khen.
 + GV nhận xét, tuyên dương.
5. Tổng kết:
 - GV nhận xét tiết học.
 - Tuyên dương HS học tốt, nhắc nhỡ HS học chưa tốt.
- HS đọc lại bài.
- HS đọc bài tiết 1
- HS quan sát tranh và trả lời nội dung tranh.
- HS lên bảng gạch chân tiếng chứa vần vừa học.
- 1 - 2HS đọc câu ứng dụng.
- HS đọc câu ứng dụng ( cá nhân, lớp).
- HS luyện viết trong vở tập viết.
- HS đọc tên bài luyện nói.
- HS luyện nói theo tranh.
- HS nhắc lại tên bài.
- HS đồng thanh đọc lại bài.
- 3HS thi đua, lớp cỗ vũ.
- HS nhận xét.
Toán
MƯỜI BA, MƯỜI BỐN, MƯỜI LĂM
I. Mục tiêu:
 - Nhận biết được mỗi số 13, 14, 15 gồm 1 chục và một số đơn vị(3, 4, 5).
 - Biết đọc, viết các số đó.
* Bài tập 4 dành cho HS khá, giỏi.
II. Chuẩn bị:
 - GV: Que tính, SGK.
 - HS: Que tính.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Ổn định:
Kiểm tra bài cũ: 
 - Gọi 2HS lên bảng viết số 11, 12 và nêu cấu tạo gồm mấy chục và mấy đơn vị?
 - GV nhận xét,.
 - Gọi 2HS điền số vào mỗi vạch của tia số.
 0
 0
 - GV nhận xét, tuyên dương
 - GV nhận xét chung phần KTBC.
Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 - GV trực tiếp giới thiệu bài mới.
 - Ghi bảng tựa bài: Mười ba, mười bốn, mười lăm.
 b. Hoạt động 1: Giới thiệu số 13.
 - GV yêu cầu học sinh lấy bó 1 chục que tính và 3 que rời.
 - GV hỏi: Được tất cả bao nhiêu que tính?
 - GV nhận xét, tuyên dương.
 - GV nói: Mười que tính và ba que tính là mười ba que tính.
 - GV ghi bảng: 13. Đọc là “Mười ba”
 - GV hỏi: Mười ba gồm mấy chục và mấy đơn vị?
 - Nhận xét, tuyên dương. GV chốt lại: Mười ba gồm 1 chục và 3 đơn vị. Ghi bảng.
 - Số 13 là số có 2 chữ số, số 1 đứng trước, số 3 đứng sau.
- Cho HS viết bảng con số 13. Nhận xét.
c. Hoạt động 2: Giới thiệu số 14.
 - GV hỏi: Các em đang có mấy que tính?
 - Lấy thêm 1 que nữa. Vậy được mấy chục que tính và mấy que rời?
 - GV: 1 chục que tính và 4 que tính rời, còn gọi là 14 que tính.
 - Giáo viên ghi: 14. Đọc là mười bốn.
 - GV hỏi: 14 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
 - Nhận xét, tuyên dương.
 - Chốt lại: Mười bốn gồm 1 chục và 4 đơn vị. Ghi bảng.
 - Mười bốn là số có 2 chữ số, số 1 đứng trước, số 4 đứng sau.
 - Cho HS cài(viết) bảng.
d. Hoạt động 3: Giới thiệu số 15.
- GV cho HS thực hiện tương tự như số 14.
- Đọc là mười lăm.
e. Hoạt động 4: Thực hành.
* Bài tập 1: Nêu yêu cầu bài 1.
 - GV hướng dẫn HS thực hiện BT1:
 Câu a: Viết các số 10, 11, 12, 13, 14, 15.
 Câu b: Viết số vào ô trống theo thứ tự tăng dần và ngược lại.
 - Lần lượt gọi 3 HS lên bảng làm.
 - GV nhận xét, ghi điểm(tuyên dương).
* Bài tập 2: Điền số thích hợp vào ô trống.
 - GV hỏi: Đêå làm được bài này ta phải làm sao?
 - GV nêu: Để làm bài tập này các em đếm số ngôi sao trong hình rồi viết số tương ứng vào ô trống. Lưu ý đếm theo hàng ngang để không bị sót.
 - GV bao quát lớp.
 - Gọi HS nêu số đã điền. Nhận xét.
* Bài tập 3: Nối mỗi tranh với một số thích hợp(theo mẫu).
 - GV nêu yêu cầu BT3.
 - GV bao quát lớp.
 - GV gọi lần lượt từng HS đếm số hình và nêu số thích hợp đã nối. Nhận xét.
* Bài tập 4: Điền số vào mỗi vạch của tia số
 - GV vẽ sẵn tia số lên bảng.
 - Gọi 1HS lên viết số vào mỗi vạch tia số.
 - GV cùng HS nhận xét.
Củng cố:
 - Cho học sinh chia 3 dãy, mỗi dãy cử 1 em lên bảng viết số vừa học(13, 14, 15). Đại diện dãy nào viết đúng và nhanh dãy đó thắng và sẽ được khen.
 - GV nhận xét.
Dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.
 - Dặn HS xem trước bài “Mười sáu, mười bảy, mười tám, mười chín”.
- 2 học sinh lên bảng, lớp làm bảng con.
- HS khác nhận xét
- 2HS lên bảng
- HS khác nhận xét và1 học sinh đọc các số điền được trên tia số.
- HS nhắc tựa bài
- Học sinh lấy que tính.
- HS nêu.
- Học sinh đọc.
- HS phát biểu
- Học sinh nhắc lại.
- Học sinh viết bảng con số 13.
- HS trả lời
- Học sinh lấy thêm 1 que tính.
- HS phát biểu
- Học sinh đọc (cá nhân, nhóm).
- Học sinh phát biểu.
- Học sinh nhắc lại.
- Viết bảng con.
- Học sinh làm bài.
- 3Học sinh sửa bài trên bảng, HS khác nhận xét. 
- HS: đếm số ngôi sao rồi điền.
- Học sinh làm bài và nêu số ở từng tranh
- Học sinh làm bài.
- HS sửa bài
- 1HS lên bảng làm BT4, HS khác nhận xét cả lớp đọc lại các số trên tia số.
- Học sinh cử mỗi dãy 1 em lên tham gia.
- Lớp nhận xét
Thứ tư ngày 31 tháng 12 năm 2014
Học vần
ôc - uôc
I- Mục tiêu:
 - Đọc được: ôc, uôc, thợ mộc, ngọn đuốc; từ và câu ứng dụng.
 - Viết được: ôc, uôc, thợ mộc, ngọn đuốc.
 - Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: “Tiêm chủng, uống thuốc”
II- Đồ dùng dạy học
 - GV: SGK, bảng lớp kẻ ôli hướng dẫn HS viết.
 - HS: Bảng con, vở tập viết.
III- Họat động dạy học
TIẾT 1 
Họat động của giáo viên
Học sinh
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
 - Gọi 2- 4 HS đọc từ ứng dụng trên bảng con: cúc vạn thọ, lọ mực, máy xúc, nóng nực.
 - GV nhận xét, tuyên dương hoặc ghi điểm.
 - Gọi 1-2HS đọc các câu ứng dụng: 
“Con gì mào đỏ
Lông mượt như tơ
Sáng sớm tinh mơ
Gọi người thức dậy”.
 - GV nhận xét, 
 - GV đọc từ cho HS viết: máy xúc, lọ mực.
 - GV cùng HS nhận xét, tuyên dương HS viết đúng đẹp.
 - GV nhận xét chung phần KTBC.
3. Dạy bài mới
 a. Giới thiệu bài
 - GV giới thiệu: Hôm nay chúng ta học thêm hai vần mới đó là vần ôc - uôc. Trước tiên chúng ta học vần uôc.
 - GV cài (viết) lên bảng vần: ôc.
 b. Dạy vần mới:
 ►Vần ôc:
 * Nhận diện vần
 - GV viết vần ôc lên bảng và hỏi: vần ôc được tạo nên từ những chữ nào?
 - GV nhận xét, tuyên dương.
* Đánh vần
 - GV đánh vần mẫu: ô – cờ - ôc
 - GV sửa phát âm.
 - GV hỏi: có vần ôc ghép thêm âm gì và dấu gì để được tiếng mộc?
 - GV nhận xét, tuyên dương.
 - GV viết thêm âm m và dấu nặng để tạo tiếng mộc.
 - Cho HS phân tích tiếng mộc.
 - GV đánh vần mẫu: mờ- ôc – môc – nặng – mộc.
 - GV lắng nghe( sửa phát âm sai).
 - Cho HS xem tranh giới thiệu từ khóa: thợ mộc
 - GV viết từ khóa lên bảng
 - Cho HS đọc lại:
ô – cờ - ôc
mờ - ôc – môc – nặng – mộc 
thợ mộc
 - GV chỉnh sửa phát âm ( nhịp đọc của HS).
►Vần uôc:
 Tiếp theo chúng ta học vần uôc.
 - GV viết vần uôc lên bảng và hỏi cho HS trả lời: vần uôc được tạo nên từ những chữ nào?.
 - GV nhận xét, tuyên dương và chốt lại: vần uôc được tạo nên từ chữ uô và c.
 - Cho HS so sánh: uôc và ôc
 + Giống: đều kết thúc bằng c
 + Khác: uôc bắt đầu bằng uô, còn ôc bắt đầu bằng ô.
 - GV đánh vần mẫu: u - ô – cờ – uôc
 - GV sửa phát âm.
 - Tương tự như vần ôc GV cho HS tìm thêm âm đ và thanh sắc ghép với vần uôc để có tiếng đuốc. GV hỏi cấu tạo tiếng đuốc.
 - GV đánh vần mẫu tiếng khóa: đờ - uôc – đuôc – sắc – đuốc.
 - GV chỉnh sửa phát âm.
 - Cho HS xem tranh giới thiệu từ khóa: ngọn đuốc.
 - Ghi bảng từ khóa.
 - GV chỉ bảng cho HS đọc lại bài.
* Đọc từ ngữ ứng dụng
 - GV ghi từ ứng dụng lên bảng.
Con ốc đôi guốc
Gốc cây thuộc bài
 - GV có thể giải thích từ ứng dụng, đọc mẫu.
 - GV sửa phát âm.
 * Hướng dẫn viết:
 - GV lần lượt vừa viết mẫu vần và từ khóa: ôc, uôc, thợ mộc, ngọn đuốc vừa nêu quy trình viết( lưu ý nét nối giữa các con chữ).
 - GV nhận xét, sửa chửa. 
4. Củng cố:
 - GV hỏi lại: Chúng ta vừa học vần gì?
 - GV chỉ bảng cho HS đọc lại bài.
5. Tổng kết:
 GV nhận xét tiết học.
- 2-4HS đọc bài, HS khác nhận xét. 
- 2HS đọc câu ứng dụng, HS khác nhận xét.
- HS viết bảng con
- HS đọc trơn
- HS trả lời
- HS khác nhận xét.
- HS đánh vần ( cá nhân, lớp).
- HS phát biểu
- HS khác nhận xét.
- HS phân tích cấu tạo tiếng mộc
- HS đánh vần (cá nhân, lớp).
- HS đọc trơn từ khóa.
- HS đọc lại bài( cá nhân, lớp).
- HS phát biểu
- HS nêu cấu tạo vần.
- HS so sánh
- HS đánh vần trên bảng cài.
- HS nêu cấu tạo tiếng đuốc 
- HS đánh vần
- HS xem tranh và trả lời: Tranh vẽ gì?
- HS đọc trơn từ khóa
- HS đọc bài(cá nhân, lớp).
- HS nhẩm đọc, lên bảng gạch chân tiếng chứa vần vừa học.
- HS đọc từ ứng dụng( đọc trơn).
- HS đọc lại.
- HS viết bảng con.
Tiết 2
Hoạt động của giáo viên
Học sinh
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
 - Gọi 1-2HS đọc lại bài trên bảng.
 - GV nhận xét, tuyên dương.
3. Luyện tập:
 a. Luyện đọc
 - GV chỉ bảng cho HS đọc lại bài tiết 1.
 - Đọc câu ứng dụng:
 + Cho HS xem tranh để giới thiệu câu ứng dụng: 
“Mái nhà của ốc
Tròn vo bên mình
Mái nhà của em
Nghiêng giàn gấc đỏ”.
 + Ghi câu ứng dụng lên bảng.
 + GV chỉnh sửa phát âm.
 + GV đọc mẫu câu ứng dụng.
b. Luyện viết:
 - GV nêu yêu cầu luyện viết trong vở tập viết: ôc, uôc, thợ mộc, ngọn đuốc.
 - GV bao quát lớp, nhắc nhỡ tư thế ngồi viết, cách nối nét.
 c. Luyện nói:
 - Cho HS xem tranh giới thiệu chủ đề luyện nói: “Tiêm chủng, uống thuốc”.
 - GV đặt hệ thống câu hỏi giúp HS luyện nói:
 + Bạn trai trong bức trang đang làm gì? Em thấy thái độ của bạn ấy như thế nào?
 + Khi nào chúng ta phải uống thuốc?
 + Hãy kể cho các bạn nghe mình đã tiêm chủng và uống thuốc giỏi như thế nào?
 - GV nhắc nhỡ HS nói trọn câu.
4. Củng cố, dặn dò:
 - GV hỏi lại tựa bài.
 - Cho HS đọc lại bài.
 - Trò chơi: Viết nhanh, đúng(đẹp).
 + 3HS đại diện 3 tổ thi viết nhanh và đúng tiếng chứa vần ôc(uôc) trên bảng lớp.
 + Đại diện tổ nào viết được nhiều tiếng trong vòng 3 phút thì tổ đó thắng và được khen.
 + GV nhận xét, tuyên dương.
5. Tổng kết:
 - GV nhận xét tiết học.
 - Tuyên dương HS học tốt, nhắc nhỡ HS học chưa tốt.
- HS đọc lại bài.
- HS đọc bài tiết 1
- HS quan sát tranh và trả lời nội dung tranh.
- HS lên bảng gạch chân tiếng chứa vần vừa học.
- 1 - 2HS đọc câu ứng dụng.
- HS đọc câu ứng dụng ( cá nhân, lớp).
- HS luyện viết trong vở tập viết.
- HS đọc tên bài luyện nói.
- HS luyện nói theo tranh.
- HS nhắc lại tên bài.
- HS đồng thanh đọc lại bài.
- 3HS thi đua, lớp cỗ vũ.
- HS nhận xét.
Tự nhiên - xã hội
CUỘC SỐNG XUNG QUANH (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
 - Nêu được một số nét về cảnh quan thiên nhiên và công việc của người dân nơi HS ở.
 - Mục tiêu GDMT: HS có ý thức yêu quý, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên.
 * HS khá, giỏi: Nêu được một số điểm giống và khác nhau giữa cuộc sống ở nông thôn và thành thị.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được GD.
Kĩ năng tìm kiếm xử lý thông tin: Quan sát về cảnh vật và hoạt động sinh sống của người dân địa phương.
Kĩ năng tìm kiếm xử lí thông tin: phân tích, so sánh cuộc sống ở thành thị và nông thôn.
Phát triển KNS hợp tác trong công việc.
III. Các phương pháp/ KT DH tích cực có thể sử dụng.
Quan sát hiện trường/ tranh ảnh.
Thảo luận nhóm.
Hỏi đáp trước lớp.
IV. Chuẩn bị:
V. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Ổn định:
Kiểm tra bài cũ:
 - GV hỏi: Tiết trước chúng ta học bài “Cuộc sống xung quanh” em nào cho biết:
 + Tiết trước chúng ta tìm hiểu cuộc sống ở đâu?
 + Cuộc sống quê em có gì?
 - GV nhận xét, tuyên dương.
Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: 
* Hằng ngày các em thấy cuộc sống xung quanh ta như thế nào ?
 - Chốt ý và giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta học tiếp bài Cuộc sống xung quanh.
 - Ghi bảng tựa bài
b. Hoạt động 1: Quan sát tranh SGK.
* Mục tiêu: Nhận ra tranh vẽ về cuộc sống ở thành thị, kể được 1 số hoạt động ở thị.
 * Cách tiến hành: 
 - GV nêu yêu cầu: Quan sát trang trang 40, 41 hãy kể về những gì em nhìn thấy trong tranh.
 - GV cho HS thảo luận nhóm đôi.
 - Gọi đại diện các nhóm trình bày trước lớp. GV gợi ý:
 + Con nhìn thấy những gì trong tranh?
 + Đây là tranh vẽ cuộc sống ở đâu? Vì sao con biết?
 - Theo con, bức tranh đó có cảnh gì đẹp nhất? Vì sao con thích?
 - Mọi người đang làm gì? 
 - Xe cộ chạy ra sao?
 - Cho HS(khá, giỏi) so sánh cuộc sống ở nông thôn và thành thị.
c. Hoạt động 2: Liên hệ
 - GV nêu yêu cầu cho HS liên hệ:
 + Em sống ở đâu? Hãy nói về cảnh vật nơi em đang sống.
 + Em có thích(yêu quý) cảnh vật nơi em sống không?
 - GV nhận xét, tuyên dương HS có câu trả lời tốt.
 - Liên hệ giáo dục HS: Cảnh vật thiên nhiên rất phong phú. Tùy từng nhà mà có cảnh quan khác nhau, chúng ta phải biết yêu quý, gìn giữù cảnh đẹp tự nhiên ấy. Vì đó là nơi chúng ta gắn bó với quê hương. Yêu quý, gìn giữ cảnh quan thiên nhiên chính là góp phần làm cho cuộc sống thêm đẹp.
Củng cố:
 - GV hỏi cho HS trả lời:
 + Em nhìn thấy những gì ở cuộc sống xung quanh?
 + Cuộc sống ở đây là thành thị hay nông thôn?
 + Em thích cuộc sống ở đâu?
 - GV nhận xét, tuyên dương HS có câu trả lời tốt.
5.Tổng kết:
 - Dăn HS: Về nhà tập quan sát cuộc sống của mọi người xung quanh.
 - Chuẩn bị bài: An toàn trên đường đi học.
 - Nhận xét tiết học.
Hát.
- HS phát biểu
- Trả lời.
- HS nhắc tựa
- HS thảo luận nhóm đôi
- Học sinh trình bày.
- HS phát biểu
- HS so sánh
- HS tự liên hệ và phát biểu.
- HS lắng nghe
- HS trả lời.
Thủ công 
Bài 13: GẤP MŨ CA LÔ
I. MỤC TIÊU:
- HS biết cách gấp mũ ca lô bằng giấy.
- Gấp được mũ ca lô bằng giấy. Các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng.
* Với HS khéo tay: Gấp được mũ ca lô bằng giấy. Mũ cân đối. Các nếp gấp thẳng, phẳng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
GV: Mẫu gấp, giấy màu, kéo.
HS: Giấy trắng, kéo.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Gấp cái ví 
- Nhận xét sản phẩm tiết trước.
- Kiểm tra chuẩn bị của HS
- Nhận xét.
3. Bài mới: Gấp mũ ca lô
a/ Giới thiệu bài:
- Cho HS xem mẫu gấp, giới thiệu, ghi tựa
b/ Họat động 1: Quan sát mẫu.
- Cho HS xem mẫu gấp
- Nêu công dụng của mũ ca lô thật.
 + Mũ ca lô dùng để làm gì?
 + Em thường thấy ai đội trong những dịp nào?
- GV giới thiệu: Mũ ca lô dùng để các đội viên đội trong các buổi sinh họat.
c/ Hoạt động 2: Hướng dẫn gấp 
- GV vừa thao tác vừa nêu quy trình gấp mũ ca lô: 
 + Gấp chéo hình chữ nhật, cắt tạo thành hình vuông.
 + Gấp đôi hình vuông theo đường chéo.
 + Gấp đôi hình để lấy dấu giữa.
 + Gấp 1 phần cạnh bên phải sau cho phần mép giấy chạm vào dấu giữa.
 + Lật mặt sau làm tương tự.
 + Gấp 1 lớp giấy sát cạnh bên mới gấp và gấp phần giấy thừa vào trong.
 + Lật mặt sau gấp tương tự.
- Hướng dẫn HS gấp giấy trắng.
- Quan sát giúp đỡ các em.
4. Củng cố:
- Hôm nay em học bài gì?
- Kiểm tra phần gấp của HS.
5. Nhận xét, dặn dò:
- Về tập gấp thêm. 
- Chuẩn bị giấy màu tiết sau thực hành.
- Nhận xét tiết học.
- Hát.
- Nhắc tên bài
- HS quan sát và phát biểu
- HS quan sát thao tác của GV.
- HS thực hành trên giấy nháp
- HS nhắc tựa bài
 Thứ năm ngày 1 tháng 01 năm 2015
Học vần
iêc - ươc
I- Mục tiêu:
 - Đọc được: iêc, ươc, xem xiếc, rước đèn; từ và câu ứng dụng.
 - Viết được: iêc, ươc, xem xiếc, rước đèn.
 - Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: “Xiếc, múa rối, ca nhạc”
* Mục tiêu GDMT: HS yêu quý quê hương mình.
II- Đồ dùng dạy học
 - GV: SGK, bảng lớp kẻ ôli hướng dẫn HS viết.
 - HS: Bảng con, vở tập viết.
III- Họat động dạy học
TIẾT 1 
Họat động của giáo viên
Học sinh
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
 - Gọi 2- 4 HS đọc từ ứng dụng trên bảng con: thuộc bài, cuốc đất, gốc cây, vận tốc.
 - GV nhận xét, tuyên dương hoặc ghi điểm.
 - Gọi 1-2HS đọc các câu ứng dụng: 
“Mái nhà của ốc
Tròn vo bên mình
Mái nhà của em
Nghiêng giàn gấc đỏ”.
 - GV nhận xét, 
 - GV đọc từ cho HS viết: con ốc, đôi guốc.
 - GV cùng HS nhận xét, tuyên dương HS viết đúng đẹp.
 - GV nhận xét chung phần KTBC.
3. Dạy bài mới
 a. Giới thiệu bài
 - GV giới thiệu: Hôm nay chúng ta học thêm hai vần mới đó là vần iêc - ươc. Trước tiên chúng ta học vần iêc.
 - GV cài (viết) lên bảng vần: iêc.
 b. Dạy vần mới:
 ►Vần iêc:
 * Nhận diện vần
 - GV viết vần iêc lên bảng và hỏi: vần iêc được tạo nên từ những chữ nào?
 - GV nhận xét, tuyên dương.
* Đánh vần
 - GV đánh vần mẫu: i – ê - cờ - iêc
 - GV sửa phát âm.
 - GV viết thêm vần iêc lên bảng và hỏi: có vần iêc ghép thêm âm gì và dấu gì để được tiếng xiếc?
 - GV nhận xét, tuyên dương.
 - GV viết thêm âm x và dấu sắc để tạo tiếng xiếc.
 - Cho HS phân tích tiếng xiếc.
 - GV đánh vần mẫu: xờ- iêc – xiêc – sắc – xiếc.
 - GV lắng nghe( sửa phát âm sai).
 - Cho HS xem tranh giới thiệu từ khóa: xem xiếc
 - GV viết từ khóa lên bảng
 - Cho HS đọc lại:
i – ê - cờ - iêc
xờ - iêc – xiêc – sắc – xiếc 
xem xiếc
 - GV chỉnh sửa phát âm ( nhịp đọc của HS).
►Vần ươc:
 Tiếp theo chúng ta học vần ươc.
 - GV viết vần ươc lên bảng và hỏi cho HS trả lời: vần ươc được tạo nên từ những chữ nào?.
 - GV nhận xét, tuyên dương và chốt lại: vần ươc được tạo nên từ chữ ươ và c.
 - Cho HS so sánh: ươc và iêc
 + Giống: đều kết thúc bằng c
 + Khác: ươc bắt đầu bằng ươ, còn iêc bắt đầu bằng iê.
 - GV đánh vần mẫu: ư - ơ – cờ – ươc
 - GV sửa phát âm.
 - Tương tự như vần iêc GV cho HS tìm thêm âm r và thanh sắc ghép với vần ươc để có tiếng rước. GV hỏi cấu tạo tiếng rước.
 - GV đánh vần mẫu tiếng khóa: rờ - ươc – rươc – sắc – rước.
 - GV chỉnh sửa phát âm.
 - Cho HS xem tranh giới thiệu từ khóa: rước đèn.
 - Ghi bảng từ khóa.
 - GV chỉ bảng cho HS đọc lại bài.
* Đọc từ ngữ ứng dụng
 - GV ghi từ ứng dụng lên bảng.
Cá diếc cái lược
Công việc thước kẻ
 - GV có thể giải thích từ ứng dụng, đọc mẫu.
 - GV sửa phát âm.
 * Hướng dẫn viết:
 - GV lần lượt vừa viết mẫu vần và từ khóa: iêc, ươc, xem xiếc, rước đèn vừa nêu quy trình viết( lưu ý nét nối giữa các con chữ).
 - GV nhận xét, sửa chửa. 
4. Củng cố:
 - GV hỏi lại: Chúng ta vừa học vần gì?
 - GV chỉ bảng cho HS đọc lại bài.
5. Tổng kết:
 GV nhận xét tiết học.
- 2-4HS đọc bài, HS khác nhận xét. 
- 2HS đọc câu ứng dụng, HS khác nhận xét.
- HS viết bảng con
- HS đọc trơn
- HS trả lời
- HS khác nhận xét.
- HS đánh vần ( cá nhân, lớp).
- HS phát biểu
- HS khác nhận xét.
- HS phân tích cấu tạo tiếng xiếc
- HS đánh vần (cá nhân, lớp).
- HS đọc trơn từ khóa.
- HS đọc lại bài( cá nhân, lớp).
- HS phát biểu
- HS nêu cấu tạo vần.
- HS so sánh
- HS đánh vần 
- HS ghép tiếng rước và nêu cấu tạo tiếng rước có âm r đứng trước, vần ươc đứng sau, dấu sắc đặt trên chữ ơ.
- HS đánh vần
- HS xem tranh và trả lời: Tranh vẽ gì?
- HS đọc trơn từ khóa
- HS đọc bài(cá nhân, lớp).
- HS nhẩm đọc, lên bảng gạch chân tiếng chứa vần vừa học.
- HS đọc từ ứng dụng( đọc trơn).
- HS đọc lại.
- HS viết bảng con.
Tiết 2
Hoạt động của giáo viên
Học sinh
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
 - Gọi 1-2HS đọc lại bài trên bảng.
 - GV nhận xét, tuyên dương.
3. Luyện tập:
 a. Luyện đọc
 - GV chỉ bảng cho HS đọc lại bài tiết 1.
 - Đọc câu ứng dụng:
 + Cho HS xem tranh để giới thiệu câu ứng dụng: 
“Quê hương là con diều biếc
Chiều chiều con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông”.
 * GV liên hệ giáo dục HS: 
 + Em hiểu thế nào là quê hương?
 + Em có yêu quê hương mình không?
 - GV chốt lại và giáo dục: Quê hương là nơi chúng ta sinh ra và lớn lên, ở quê có nhiều thứ gắn bó với ta. Nhất là cảnh đẹp thiên nhiên xung quanh, chúng ta phải biết yêu quê hương bởi vì “ quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nỗi thành người”.
 + Ghi câu ứng dụng lên bảng.
 + GV chỉnh sửa phát âm.
 + GV đọc mẫu câu ứng dụng.
b. Luyện viết:
 - GV nêu yêu cầu luyện viết trong vở tập viết: iêc, ươc, xem xiếc, rước đèn.
 - GV bao quát lớp, nhắc nhỡ tư thế ngồi viết, cách nối nét.
 c. Luyện nói:
 - Cho HS xem tranh giới thiệu chủ đề luyện nói: “Xiếc, múa rối, ca nhạc”.
 - GV đặt hệ thống câu hỏi giúp HS luyện nói:
 + Em hãy chỉ đâu là xiếc, múa rối, ca nhạc?
 + Em đã xem xiếc, múa rối, ca nhạc bao giờ chưa?
 + Hãy nêu tên tiết mục mà em được xem? Em thích tiết mục đó không? Tại sao?
 - GV nhắc nhỡ HS nói trọn câu.
4. Củng cố, dặn dò:
 - GV hỏi lại tựa bài.
 - Cho HS đọc lại bài.
 - Trò chơi: Viết nhanh, đúng(đẹp).
 + 3HS đại diện 3 tổ thi viết nhanh và đúng tiếng chứa vần iêc(ươc) trên bảng lớp.
 + Đại diện tổ nào viết được nhiều tiếng trong vòng 3 phút thì tổ đó thắng và được khen.
 + GV nhận xét, tuyên dương.
5. Tổng kết:
 - GV nhận xét tiết học.
 - Tuyên dương HS học tốt, nhắc nhỡ HS học chưa tốt.
- HS đọc lại bài.
- HS đọc bài tiết 1
- HS quan sát tranh và trả lời nội dung tranh.
- HS phát biểu
- HS lắng nghe
- HS lên bảng gạch chân tiếng chứa vần vừa học.
- 1, 2HS đọc câu ứng dụng.
- HS đọc câu ứng dụng ( cá nhân, lớp).
- HS luyện viết trong vở tập viết.
- HS đọc tên bài luyện nói.
- HS luyện nói theo tranh.
- HS nhắc lại tên bài.
- HS đồng thanh đọc lại bài.
- 3

File đính kèm:

  • docGA_LOP_2_TUAN_19.doc
Giáo án liên quan