Giáo án dạy Lớp 2 Tuần 12

Tiết 3: TẬP ĐỌC

 Tiết 36: MẸ

I. Mục đích, yêu cầu:

 - Đọc đúng, rõ ràng toàn bài ; biết ngắt nhịp đúng câu thơ lục bát (2/4 và 4/4 ; riêng dòng 7, 8 ngắt 3/3 và 3/5).

 - Hiểu nghĩa các từ được chú giải.

 - Cảm nhận được nỗi vất vả và tình thương bao la của mẹ dành cho con. (trả lời được các câu hỏi trong SGK ; thuộc 6 dòng thơ cuối)

 - Thương yêu, kính trọng mẹ. Yêu thích môn học.

II. Đồ dùng dạy – học:

 GV: Tranh minh họa bài đọc SGK.

 HS: SGK.

 

doc31 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1135 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy Lớp 2 Tuần 12, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tay mẹ quạt hơn gió của cây vì Gió từ ngọn cây có khi còn nghỉ. Gió từ tay mẹ thổi suốt đêm.
* Câu 3: ý c
Công lao mẹ chăm sóc con rất lớn.
HS lắng nghe.
1 HS khá, giỏi đọc.
HS nối tiếp nhau đọc.
HS nghe viết.
3’
D. Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung, kiến thức của bài.
- Nhận xét tiết học.
- Ôn lại bài.
- HS ghi nhớ.
--------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 27 tháng 11 năm 2012
Tiết 2: TOÁN
 Tiết 57: 13 TRỪ ĐI MỘT SỐ : 13 - 5
I. Mục tiêu:
 - Biết cách thực hiện phép trừ dạng 13 - 5, lập được bảng 13 trừ đi một số và bước đầu học thuộc được bảng trừ đó.
 - Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 13 – 5.
* BT cần làm: BT1 (a), BT2, BT4.
 - Chăm chỉ, tự tin, hứng thú trong học tập và thực hành Toán.
II. Đồ dùng dạy – học:
 - GV : Que tính.
 - HS : SGK, vở ô li.
III. Các hoạt động dạy – học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
3’
1’
7’
6’
19’
3’
A. Ổn định tổ chức:
- Nhắc HS báo cáo sĩ số, ổn định nền nếp, 
B. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc bảng trừ 12 trừ đi một số: 
12 – 8.
- Nhận xét, ghi điểm.
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu bài – Ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn HS thực hiện phép trừ dạng 13 – 5 và lập bảng trừ (13 trừ đi một số).
* GV nêu bài toán: Có 13 que tính, lấy đi 5 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính.
- Muốn biết còn lại bao nhiêu que tính ta làm ntn?
* Yêu cầu HS thao tác trên que tính tìm kết quả.
- GV ghi bảng: 13 – 5 = 8.
- Gọi HS nêu cách làm ?
 - Ngoài cách trên em còn cách làm nào khác?
- Nêu cách đặt tính?
- Cách tính ?
- Nhắc lại cách tính ?
3. Lập bảng trừ.
- Yêu cầu HS thao tác trên que tính lập bảng trừ.
- Xoá dần bảng trừ.
4. Thực hành:
Bài 1(Làm phần a).
 a) Gọi HS đọc kết quả từng cột tính.
- GV nhận xét- Sửa sai.
- Nhận xét đặc điểm các cột tính ?
Bài 2.
- GV nhận xét- chữa bài.
Bài 4.
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Muốn biết còn lại bao nhiêu xe đạp ta làm như thế nào ?
- GV chấm bài, nhận xét.
5. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Ôn lại bài. Chuẩn bị bài sau: 
33 – 5.
- Báo cáo sĩ số, ổn định chỗ ngồi...
- 2 HS lên bảng đọc thuộc bảng trừ 12 trừ đi một số: 12 – 8.
- HS khác nhận xét.
- HS giở SGK trang 57.
- HS nhắc lại bài toán.
- Thực hiện phép trừ 13 - 5.
- HS thao tác trên que tính, báo cáo kết quả.
13 – 5 = 8.
- HS nêu.
* Thực hiện phép tính theo hàng dọc. 
- Viết số 13, sau đó viết số 5 thẳng cột với 3 ; viết dấu trừ (-) rồi kẻ vạch ngang.
-
13
 5
 8
* 13 trừ 5 bằng 8, viết 8 thẳng cột với 3.
HS thao tác trên que tính để lập bảng 
trừ.
13 – 4 = 9
13 – 5 = 8
13 – 6 = 7
13 – 7 = 6
13 – 8 = 5
13 – 9 = 4
- HS luyện đọc thuộc lòng bảng trừ.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS nối tiếp nhau đọc kết quả từng cột tính.
 9 + 4 = 13 8 + 5 = 13
 4 + 9 = 13 5 + 8 = 13
 13 - 9 = 4 13 - 8 = 5
 13 - 4 = 9 13 - 5 = 8
- Khi ta đổi chỗ các số hạng thì tổng không đổi.
- Lấy tổng trừ đi số hạng này, được số hạng kia.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- 2 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
-
13
-
13
-
13
-
13
 6
 9
 7
 4
 7
 4
 6
 9
- HS đọc đề bài.
- Có : 13 xe đạp
- Đã bán: 6 xe đạp.
- Còn lại :  xe đạp ?
- Hs trả lời.
- 1 HS lên bảng tóm tắt, 1 HS làm,
* Lớp làm bài vào vở.
 Bài giải
 Còn lại số xe đạp là:
 13 - 6 = 7( xe đạp )
 Đ / S : 7 xe đạp.
- HS ghi nhớ.
Thứ ba ngày 26 tháng 11 năm 2013
Tiết 1: KỂ CHUYỆN
 Tiết 12: SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA
I. Mục đích, yêu cầu:
 - Dựa vào gợi ý kể được từng đoạn câu chuyện Sự tích cây vú sữa.
 - Học sinh khá, giỏi nêu được kết thúc câu chuyện theo ý riêng (BT3).
 - Tập trung theo dõi, đánh giá lời kể của bạn.
 - Ngoan ngoãn, biết vâng lời, thương yêu bố, mẹ. Yêu thích môn học.
 II. Đồ dùng dạy – học:
 * GV: Tranh minh họa trong SGK.
 III. Các hoạt động dạy – học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
4’
1’
31’
3'
A. Ổn định tổ chức:
- Nhắc HS ổn định nền nếp, 
B. Kiểm tra bài cũ:
- Kể lại chuyện “Bà cháu”. 
- Câu chuyện kết thúc như thế nào?
- GV nhận xét, cho điểm.
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
- Tiết kể chuyện này các em sẽ dựa vào tranh và bài tập đọc kể lại từng đoạn câu chuyện “Sự tích cây vú sữa” à Ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn kể chuyện:
2.1. Kể lại đoạn 1 bằng lời của em.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 1.
- Gọi HS kể mẫu.
- GV gợi ý: Cậu bé là người ntn? Cậu ở với ai? Vì sao cậu lại bỏ nhà ra đi? Người mẹ làm gì?
- Gọi nhiều HS kể.
2.2. Kể lại phần chính của chuyện theo tóm tắt từng ý.
- Hướng dẫn HS kể theo nhóm.
- Bình chọn HS kể tốt nhất.
2.3. Kể đoạn 3 theo mong muốn.
- GV nêu yêu câu 3.
- Em mong muốn câu chuyện kết thúc ntn?
- GV gợi ý mỗi mong muốn kết thúc của các em được kể thành một đọan.
- Yêu cầu HS kể lại các đoạn câu chuyện.
3. Củng cố - Dặn dò: 
- Câu chuyện này khuyên em điều gì?
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe 
- Chuẩn bị câu chuyện sau:
- HS ổn định chỗ ngồi, hát.
- 2 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện ''Bà cháu'' và trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét.
- HS lắng nghe.
- Cá nhân.
- HS kể.
- HS kể trong nhóm (mỗi em kể 1 ý nối tiếp nhau).
- Các nhóm cử đại diện thi kể trước lớp.
- HS tập kể theo nhóm, sau đó thi kể trước lớp.
- Mẹ cậu bé biến ra từ cây, hai mẹ con sống với nhau suốt đời.
- Nhiều HS kể.
- Nối tiếp kể.
- Phải biết vâng lời mẹ.
 ---------------------------------------------------------
Tiết 4: CHÍNH TẢ (TẬP CHÉP)
 Tiết 24: MẸ
I. Mục đích, yêu cầu:
 - Chép lại chính xác bài chính tả, biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát.
 - Làm đúng các BT2, BT(3) a / b hoặc BT chính tả phương ngữ do GV chọn.
 - Viết chữ đúng mẫu, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp.
 - Bồi dưỡng đức tính cẩn thận, HS có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. Đồ dùng dạy – học:
 * HS : Vở chính tả, bảng con.
III. Các hoạt động dạy – học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
4'
1’
20’
11’
3’
A. Ổn định tổ chức.
- Nhắc HS ổn định nền nếp.
B. Kiểm tra bài cũ.
- GV đọc cho HS viết : con nghé, người cha, suy nghĩ ; con trai, cái chai.
- Nhận xét, cho điểm.
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu bài, ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn HS tập chép.
2.1. Hướng dẫn HS chuẩn bị.
- GV đọc bài tập chép trên bảng.
a/ Hướng dẫn HS nắm nội dung bài.
- Người mẹ được so sánh với những hình ảnh nào?
b/ Hướng dẫn HS nhận xét.
- Đếm và nhận xét số chữ của các dòng thơ trong bài chính tả .
- Nêu cách viết những chữ đầu ở mỗi dòng thơ.
2.2. Viết bảng con.
- GV đọc các từ : lời ru, bàn tay, quạt, ngôi sao, ngoài kia, giấc tròn, suốt đời.
- Nhận xét sửa cho HS.
2.3. Viết chính tả.
- Uốn nắn tư thế ngồi viết cho HS.
2.4. Soát lỗi.
- GV đọc cho HS soát lỗi chính tả.
2.5. Chấm, chữa bài.
- GV thu một số bài chấm nhận xét.
3. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét chốt lại lời giải đúng:
 Đêm đã khuya . Bốn bề yên tĩnh. Ve đã lặng yên vì mệt và gió cũng thôi trò chuyện cùng cây. Nhưng từ gian nhà nhỏ vẫn vẳng ra tiếng võng kẽo kẹt, tiếng mẹ ru con.
Bài 3.
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét chốt lời giải đúng:
a) Những tiếng bắt đầu bằng gi : gió, giấc.
 - Những tiếng bắt đầu bằng r : rồi, ru.
b) Những tiếng có thanh hỏi : cả, chẳng, ngủ, của.
- Những tiếng có thanh ngã : cũng, vẫn, kẽo, võng, những, đã.
4. Củng cố, dặn dò:
- Củng cố cách viết iê, yê, ya.
- Nhận xét giờ học. Khen những học sinh chép bài chính tả đúng, sạch đẹp.
- Yêu cầu những em chép bài chưa đạt về nhà tập chép lại.
- Chuẩn bị ài sau: Bông hoa Niềm Vui. 
- HS ổn định chỗ ngồi, hát.
- 2 HS lên bảng viết theo GV đọc, lớp viết bảng con.
- HS khác nhận xét.
- HS lắng nghe.
- 2 HS đọc lại.
- Người mẹ được so sánh với những ngôi sao trên bầu trời, ngọn gió mát.
- Bài thơ viết theo thể lục [6] bát [8] - cứ 1 dòng 6 chữ lại tiếp 1 dòng 8 chữ.
- Viết hoa chữ cái đầu. Chữ bắt đầu dòng 6 tiếng lùi vào 1 ô so với chữ bắt đầu dòng 8 tiếng.
- HS luyện viết bảng con.
- HS nhìn bảng chép vào vở.
- Tự chữa lỗi bằng bút chì.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- 3, 4 HS làm bài trên những tờ giấy to đã chép sẵn nội dung BT.
- Cả lớp làm bài vào vở BT.
 - Những HS làm bài tập trên giấy khổ to dán kết quả lên bảng và đọc lại.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- 2 HS thi làm bài trên bảng lớp. Cả lớp làm bài vào vở.
- 5, 6 HS đọc lại các từ tìm được.
- HS ghi nhớ.
Tiết 2: TOÁN
 Tiết 58: 33 - 5
I. Mục tiêu:
 - Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 33 – 8.
 - Biết tìm số hạng chưa biết của một tổng (đưa về phép trừ dạng 33 – 8).
 * BT cần làm: BT1, BT2(a), BT3(a,b).
 - Chăm chỉ, tự tin, hứng thú trong học tập và thực hành Toán.
II. Đồ dùng dạy – học:
 * GV : Que tính, phấn màu.
III. Các hoạt động dạy – học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
3’
1’
12’
20’
3’
A. Ổn định tổ chức:
- Nhắc HS báo cáo sĩ số, ổn định nền nếp,...
B. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng đọc bảng trừ 13 trừ đi một số: 13 – 5.
- GV nhận xét cho điểm.
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu bài – Ghi đầu bài.
2. Giới thiệu phép trừ 33 – 5 = ?
- GV nêu bài toán : Có 33 que tính, lấy đi 5 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
- Muốn biết còn lại bao nhiêu que tính ta làm ntn?
- GV cho HS thao tác trên que tính để tìm kết quả.
- GV ghi bảng 33 – 5 = 28.
- Ngoài cách trên em còn cách làm nào khác?
- Nêu cách đặt tính?
- Nêu cách tính ?
- Gọi HS nhắc lại cách tính.
3. Thực hành:
Bài 1.
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét - Sửa sai.
- Nêu cách thực hiện phép tính.
63 – 9, 23 – 6.
Bài 2 (Làm phần a).
- Muốn tìm hiệu ta làm ntn?
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét, chữa bài.
- Nêu cách làm ?
Bài 3 (Làm phần a, b).
- Gọi HS nêu tên thành phần các số trong phép tính cộng, trừ.
- Nêu cách tìm số hạng ?
- GV nhận xét, chữa bài.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nêu lại cách trừ 33 - 5.
- Nhận xét giờ học.
- Ôn lại bài, chuẩn bị bài sau: 53 – 15.
- Báo cáo sĩ số, ổn định chỗ ngồi...
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu kiểm tra bài cũ.
- HS khác nhận xét.
- HS giở SGK trang 58.
- HS nhắc lại bài toán.
- Thực hiện phép trừ 33 – 5.
- HS thao tác trên que tính , báo cáo kết quả.
33 – 5 = 28.
- Đặt tính theo hàng dọc.
- HS nêu.
-
33
 5
28
* 3 không trừ được 5, ta lấy
 13 trừ 5 bằng 8, viết 8, nhớ 1.
* 3 trừ 1 bằng 2, viết 2. 
- 4 HS nhắc lại cách tính.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- 3 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào bảng con.
-
63
-
23
-
53
 9
 6
 8
54
17
45
- HS đọc yêu cầu của bài.
- Lấy số bị trừ, trừ đi số trừ.
- 1HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
-
43
 5
38
- 1 HS đọc yêu cầu của bài. 
- Muốn tìm một số hạng ta lấy tổng trừ đi số hạng kia.
- 2 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
a/ x + 6 = 33 b/ 8 + x = 43
 x = 33 - 6 x = 43 - 8
 x = 27 x = 35
 TL: 27 + 6 = 33 TL: 8 + 35 = 43
- HS nhận xét đúng / sai.
- HS ghi nhớ.
Tiết 3: TẬP ĐỌC
 Tiết 36: MẸ
I. Mục đích, yêu cầu:
 - Đọc đúng, rõ ràng toàn bài ; biết ngắt nhịp đúng câu thơ lục bát (2/4 và 4/4 ; riêng dòng 7, 8 ngắt 3/3 và 3/5).
 - Hiểu nghĩa các từ được chú giải. 
 - Cảm nhận được nỗi vất vả và tình thương bao la của mẹ dành cho con. (trả lời được các câu hỏi trong SGK ; thuộc 6 dòng thơ cuối)
 - Thương yêu, kính trọng mẹ. Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy – học:
 GV: Tranh minh họa bài đọc SGK.
 HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy – học: 
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1'
3'
1’
16’
11’
5’
3’
A. Ổn định tổ chức:
- Nhắc HS ổn định nề nếp.
B. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi HS đọc bài “Sự tích cây vú sữa” 
 - Vì sao cậu bé bỏ nhà ra đi?
- GV nhận xét, cho điểm.
 C. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài.
- Các em đã biết những câu ca dao (hoặc câu hát, lời thơ) nào nói về người mẹ?
- Hôm nay các em sẽ học bài thơ Mẹ của nhà thơ Trần Quốc Minh. Qua bài thơ này, các em sẽ thấy mẹ dành tất cả tình yêu thương cho con như thế nào.
- GV ghi đầu bài.
2. Luyện đọc.
2.1 GV đọc mẫu toàn bài : giọng chậm rãi tình cảm ; ngắt nhịp thơ đúng ; nhấn giọng ở những từ ngữ gợi cảm.
2.2. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
a) Đọc từng khổ thơ.
- GV hướng dẫn HS luyện phát âm các từ khó : lặng rồi, nắng oi, lời ru, giấc tròn, suốt đời.
b) Đọc từng đoạn trước lớp.
- GV chia đoạn (đoạn 1 ; 2 dòng đầu, đoạn 2 : 6 dòng tiếp theo , doạn 3 ; 2 dòng còn lại.)
- GV hướng dẫn HS ngắt đúng nhịp thơ.
 Lặng rồi / cả tiếng con ve/
Con ve cũng miệt / vì hè nắng oi.//
 Những ngôi sao / thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ / đã thức vì chúng con. //
- Nghe, chỉnh sửa cho HS.
- Giúp HS nắm nghĩa các từ mới.
c) Đọc từng đoạn thơ trong nhóm.
d) Thi đọc giữa các nhóm.
e) Cả lớp đọc đồng thanh.
3.Hướng dẫn tìm hiểu bài.
3.1) Hình ảnh nào cho biết đêm hè rất oi bức?
3.2) Mẹ làm gì để ru con ngon giấc?
3.3) Người mẹ đợc so sánh với những hình ảnh nào?
4. Học thuộc lòng bài thơ.
- GV luyện cho HS đọc thuộc từng dòng thơ, cả đoạn thơ.
- Xoá dần, luyện cho HS đọc thuộc lòng từng đoạn, cả bài thơ.
- GV nhận xét, cho điểm.
5. Củng cố, dặn dò:
- Bài thơ giúp em hiểu về ngời mẹ như thế nào?
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.
- Chuẩn bị bài sau : Bông hoa Niềm Vui.
- HS ổn định chỗ ngồi, hát.
- 2 HS tiếp nối đọc bài “Sự tích cây vú sữa” và trả lời các câu hỏi.
- HS khác nhận xét.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS mở SGK trang 101.
- HS theo dõi.
- HS nối tiếp nhau đọc từng dòng thơ trong bài.
- HS luyện phát âm cá nhân, đồng thanh.
- HS luyện đọc ngắt đúng nhịp thơ (ngắt tự nhiên, tránh đọc nhát gừng).
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
- HS đọc các từ chú giải sau bài.
- Đọc từng đoạn thơ trong nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm.
- Đọc đồng thanh.
- Tiếng ve lặng đi vì ve cũng miệt trong đêm hè oi bức.
- Mẹ vừa đưa võng hát ru, vừa quạt cho con mát.
- Người mẹ được so sánh với hình ảnh những ngôi sao ''thức'' trên bầu trời đêm ; ngọn gió mát lành. 
- HS đọc thuộc từng dòng thơ.
- HS đọc thuộc lòng từng đoạn, cả bài thơ.
- Nỗi vất vả và tình thơng bao la của mẹ dành cho con.
- HS ghi nhớ.
Thứ tư ngày 27 tháng 11 năm 2013
Tiết 3: TẬP VIẾT
 Tiết 12: CHỮ HOA K
I. Mục đích, yêu cầu:
 - Viết đúng chữ hoa K (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và cụm từ ứng dụng: Kề (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ) Kề vai sát cánh (3 lần).
 - HS có ý thức kiên trì viết bài, giữ gìn bút vở cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy – học:
 - GV: Mẫu chữ hoa 
 - HS : Bảng con, vở Tập viết.
III. Các hoạt động dạy – học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
3'
1’
7’
9’
15’
1’
3'
A. Ổn định tổ chức:
- Nhắc HS ổn định nền nếp.
B. Kiểm tra bài cũ:
- Giờ tập viết tuần trước các em viết chữ hoa & cụm từ ứng dụng gì ?
- GV nhận xét, cho điểm.
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
- GV nêu MĐ, yêu cầu của tiết học. 
- GV ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn viết chữ hoa K.
2.1. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét chữ K.
- GV treo mẫu chữ hoa K đặt trong khung chữ và yêu cầu HS quan sát.
- Chữ cái hoa K có độ cao mấy li ?
- Gồm mấy nét ?
- Cách viết :
+ Nét 1 và nét 2 viết như chữ I đã học.
+ Nét 3 : ĐB trên ĐK5 viết nét móc xuôi phải, đến khoảng giữa thân chữ thì lượn vào trong tạo vòng xoắn nhỏ rồi viết tiêp nét móc ngược phải, DB ở ĐK2.
- GV viết mẫu chữ cái hoa K cỡ vừa trên bảng lớp, vừa viết vừa nhắc lại cách viết.
2.2. Viết bảng con.
- GV yêu cầu HS viết chữ K trên không trung
- Nhận xét sửa cho HS .
3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng.
3.1. Giới thiệu cụm từ ứng dụng.
- Gọi HS đọc cụm từ: Kề vai sát cánh.
* Em hiểu Kề vai sát cánh nghĩa là 
gì ? 
3.2. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
- Chữ cái nào có độ cao 2,5 li ?
- Chữ cái nào có độ cao 1,5 li ?
- Chữ cái nào có độ cao 1,25 li ?
- Các chữ cái còn lại có độ cao mấy li ?
- Khoảng cách các chữ viết như thế nào?
- Trong cụm từ ứng dụng có chữ cái đầu của chữ nào viết hoa?
3.2. Viết bảng con.
- Nhận xét sửa cho HS
4. Viết vào vở.
- GV hướng dẫn cách cầm bút để vở.
- GV hướng dẫn HS viết như SGK.
5. Chấm, chữa bài.
- GV thu một số vở chấm nhận xét.
6. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét giờ học. Tuyên dương những HS viết đẹp, nhắc nhở một số em viết xấu.
- Chuẩn bị bài sau: Chữ hoa L.
- Ổn định chỗ ngồi, HS hát.
- HS trả lời.
- 2 HS lên bảng (1 HS viết chữ hoa I, 1 HS viết chữ Ích).
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.
- Cao 5 li.
- Gồm 3 nét : 
+ 2 Nét đầu giống nét 1 và nét 2 của chữ I ; nét 3 là kết hợp của 2 nét cơ bản - móc xuôi phải và móc ngược phải nối liền nhau, tạo thành một vòng xoắn nhỏ giữa thân chữ.
- HS theo dõi GV hướng dẫn cách viết chữ hoa K.
- HS tập viết trên không trung và viết vào bảng con.
- HS đọc.
- Chỉ sự đoàn kết bên nhau để gánh vác một công việc.
- Chữ cái K, h.
- Chữ cái t.
- Chữ cái s.
- Các chữ cái còn lại cao 1 li.
- Khoảng cách các chữ được viết cách nhau một con chữ o.
- Chữ Kề.
- HS viết chữ hoa Kề vào bảng con.
- HS viết bài trong vở tập viết.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 29 tháng 11 năm 2012
Tiết 3: TOÁN
 Tiết 59: 53 - 15
I. Mục tiêu:
 - Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 53 – 15.
 - Biết tìm số trừ, dạng x – 18 = 9.
 - Biết vẽ hình vuông theo mẫu (vẽ trên giấy ô li).
* BT cần làm: BT1(Dòng 1), BT2, BT3(a,), BT4.
 - Chăm chỉ, tự tin, hứng thú trong học tập và thực hành Toán.
II. Đồ dùng dạy – học:
 * GV : Que tính.
 * HS : SGK, vở ô li.
III. Các hoạt động dạy – học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
3’
1’
12’
20’
3’
A. Ổn định tổ chức:
- Nhắc HS báo cáo sĩ số, ổn định nền nếp, chuẩn bị sách, vở, 
B. Kiểm tra bài cũ:
- Lên bảng đặt tính rồi tính:
 73 – 4 83 – 7
- Nêu cách tính ?
- GV nhận xét cho điểm.
C. Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu bài – Ghi đầu bài.
2. GV hướng dẫn HS thực hiên phép trừ dạng 53 – 15.
- GV hướng dẫn HS lấy 5 bó 1 chục que tính và 3 que tính rời rồi hỏi HS:
- Có tất cả bao nhiêu que tính?
* GV nêu bài toán: Có 53 que tính, lấy đi 15 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
- Muốn biết còn lại bao nhiêu que tính ta làm ntn?
- Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả và thông báo kết quả.
- Ngoài cách trên em còn cách làm nào khác?
- Nêu cách đặt tính ?
- Nêu cách tính ?
- Gọi HS nhắc lại cách tính.
3. Thực hành:.
Bài 1 (Làm dòng 1).
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét - Sửa sai.
- Nêu cách làm.
Bài 2.
- Em hiểu đặt tính nghĩa là gì ?
- Muốn tìm hiệu ta làm ntn?
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét, chữa bài.
- Nêu tên thành phần các số trong phép tính 83 - 39 ?
Bài 3 (Làm phần a).
- Nêu cách làm.
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài 4.
- GV chấm bài, nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nêu lại cách trừ 53 - 15.
- Nhận xét giờ học.
- Ôn lại bài.
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
- Báo cáo sĩ số, ổn định chỗ ngồi...
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu kiểm tra bài cũ.
- HS khác nhận xét.
- HS giở SGK trang 59.
- 53 que tính.
- HS nhắc lại bài toán.
- Thực hiện phép trừ 53 – 15.
- HS thao tác trên que tính báo cáo kết quả.
 53 – 15 = 38
* Thực hiện theo hàng dọc.
- Viết số bị trừ 53, sau đó viết số trừ 15 sao cho hàng đơn vị, hàng chục thẳng cột với nhau, sau đó viết dấu “ – ’’ rồi kẻ vạch ngang. Thực hiện từ phải sang trái.
-
53
15
38
* 3 không trừ được 5, lấy
 13 trừ 5 bằng 8, viết 8, nhớ 1.
* 1 thêm 1 là 2, 5 trừ 2 bằng 3, viết 3. 
- Nhiều HS nhắc lại cách tính.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- 3 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào bảng con.
-
83
-
43
-
93
19
28
54
64
15
39
- HS đọc yêu cầu của bài.
- Viết phép tính theo hàng dọc.
- Lấy số bị trừ, trừ đi số trừ.
- 3HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
-
63
-
83
-
53
24
39
17
39
44
36
- HS nêu.
- HS đọc yêu cầu của bài. 
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
a/ x - 18 = 9 
 x = 73 - 26
 x = 27 
 TL: 27 – 18 = 9 
- Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ. 
- HS khác nhận xét. 
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS quan sát kĩ mẫu rồi lần lượt chấm từng điểm vào vở, dùng thước kẻ và bút nối các điểm để có hình vuông.
- HS ghi nhớ.
Tiết 4: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 Tiết 12: TỪ NGỮ VỀ TÌNH CẢM, DẤU PHẨY

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_2.doc
Giáo án liên quan