Giáo án Dạy học tích hợp và phát triển năng lực của học sinh - Ngữ văn 8 tiết 37: Nói quá

Bài tập nhanh:

Tìm biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng trong các ví dụ sau?

GV: trình chiếu ví dụ máy chiếu

1. Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

GV bình:

Dù đất đai có khô cằn bao nhiêu thì dưới bàn tay lao động của con người cũng trở thành mảnh đẩt màu mỡ, khiến cho cây trồng tươi tốt, làm ra của cải vật chất nuôi sống con người.

2. Anh cứ yên tâm, vết thương chỉ sước da thôi. Từ giờ đến sáng em có thể đi lên tận trời được.

3. Cái cụ bá thét ra lửa ấy lại xử nhũn mời hắn vào nhà.

 

doc6 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 5928 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Dạy học tích hợp và phát triển năng lực của học sinh - Ngữ văn 8 tiết 37: Nói quá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/10/2014
Tiết 37 	 NÓI QUÁ
I/MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu được khái niệm, tác dụng của nói quá trong văn chương và trong giao tiếp hàng ngày.
- Biết vận dụng hiểu biết về biện pháp nói quá trong đọc hiểu và tạo lập văn bản.
II/TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Khái niệm nói quá.
- Phạm vi sử dụng của biện pháp tu từ nói quá (chú ý cách sử dụng trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao,)
- Tác dụng của biện pháp tu từ nói quá.
2. Kỹ năng:
Vận dụng hiểu biết về biện pháp nói quá trong đọc – hiểu văn bản.
3. Thái độ:
	Phê phán những lời nói khoác, nói sai sự thật.
III- CHUẨN BỊ
Giáo viên: soạn bài, phiếu bài tập
Học sinh: soạn bài nói quá.
III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
A/Tổ chức 
B/ Kiểm tra và giới thiệu bài (Hoạt động khởi động)
Xác định các biện pháp tu từ trong mỗi trường hợp sau!
1. Áo chàm đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.
(Tố Hữu)
=>Hoán dụ
2.. Tiếng suối trong như tiếng hát xa
 Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
	( Hồ Chí Minh)
=>So sánh, điệp ngữ
3. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
	( Viễn Phương)
=> Ẩn dụ.
Phát triển năng lực: Giải quyết vấn đề
 Giao tiếp tiếng Việt
Các biện pháp tu từ trên các em đã được học ở lớp 6 và lớp 7, hôm nay các em sẽ được biết thêm một biện pháp tu từ tiếng Việt nữa đó là nói quá trong tiết 37.
 C/Bài mới ( Hoạt động hình thành khiến thức mới)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
Hình thành và phát triển năng lực
- Trình chiếu ví dụ trên máy
- Em có nhận xét gì về các cách nói trên?
(Cách nói quá sự thật)
- Nói đúng sự thật về các sự việc trên thì diễn đạt như thế nào?
- Đêm tháng năm rất ngắn.
- Ngày tháng mười rất ngắn.
- Mồ hôi rơi rất nhiều.
- Em hãy so sánh xem cách nói nào hay hơn? 
- Cách nói của tục ngữ và ca dao hay hơn.
- Cách nói như vậy có tác dụng gì?
GV hướng tích hợp với môn GDCD, biết quý trọng lúa gạo, biết ơn những người nông dân làm ra lúa gạo.
 GB bình:
Bài ca dao đã sử dụng thành công biện pháp tu từ nói quá giúp ta cảm nhận được nỗi vất vả cực nhọc của người nông dân trong việc làm ra lúa gạo. Mỗi chúng ta hàng ngày được ăn hạt cơm thơm dẻo là thành quả lao động mà cha mẹ ta, những người nông dân đã đổ bao mồ hôi công sức mới làm ra, ta cần biết trận trọng và nâng niu thành quả lao động ấy.
- Từ việc tìm hiểu ví dụ trên em hiểu thế nào là nói quá?
Bài tập nhanh:
Tìm biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng trong các ví dụ sau?
GV: trình chiếu ví dụ máy chiếu
1. Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
GV bình:
Dù đất đai có khô cằn bao nhiêu thì dưới bàn tay lao động của con người cũng trở thành mảnh đẩt màu mỡ, khiến cho cây trồng tươi tốt, làm ra của cải vật chất nuôi sống con người.
2. Anh cứ yên tâm, vết thương chỉ sước da thôi. Từ giờ đến sáng em có thể đi lên tận trời được.
3. Cái cụ bá thét ra lửa ấy lại xử nhũn mời hắn vào nhà.
 Bài tập mở rộng:
So sánh hai cách nói sau và cho biết cách nói nào sử dụng phép tu từ nói quá cách nào không phải là nói quá? Cách nói như vậy người ta gọi là gì?
1. Nhớ, nhớ. Chết xuống đất vẫn không quên.
b. Hai anh bạn cùng đi qua khu vườn trồng bí. Một anh thấy quả bí to, kêu lên: “Chà, quả bí này to thật!”. Anh kia cười bảo: “Thế thì đã lấy gì làm to. Tôi có lần trông thấy một quả bí to bằng cả cái nhà kia” (trích Quả bí khổng lồ) 
Thảo luận nhóm đôi.
Phân biệt nói quá và nói khoác.
Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi rung chuông vàng.
Một HS dẫn chương trình đọc câu hỏi. Ai giơ tay nhanh khi bạn đọc xong câu hỏi sẽ được trả lời. Mỗi bạn trả lời đúng sẽ được một điểm thưởng.
.
Chơi trò chơi nhìn hình đoán chữ để tìm thành ngữ có sử dụng phép nói quá.
Viết đoạn tổng phân hợp từ 5 đến 7 câu về chủ đề môi trường trong đó có sử dụng biện pháp nói quá.( gạch chân dưới biện pháp đó)
GV hướng tích hợp với môn GDCD, nếp sống thanh lịch văn minh, giữ gìn và bảo vệ môi trường.
HS phát biểu ý kiến
HS phát biểu ý kiến
HS phát biểu ý kiến
HS làm bài tập
HS phát biểu ý kiến
HS thảo luận nhóm trình bày ý kiến
HS làm bài tập dưới hình thức trò chơi
HS thực hành viết đoạn văn theo chủ đề có yêu cầu tiếng Việt.
II/ Nói quá và tác dụng của nói quá
1/Xét ví dụ (sgk)
- chưa nằm đã sáng 
- chưa cười đã tối 
- Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
Tác dụng: 
=> Nhằm nhấn mạnh đặc điểm của đêm tháng năm và ngày tháng mười ngắn, giúp người nông dân biết về thời gian mà điều chỉnh công việc cho hợp lí.
=> Nhấn mạnh nỗi vất vả của người nông dân trong công việc cày ruộng .
=> Cách nói như vậy vừa nhấn mạnh ý, vừa gây ấn tượng và làm tăng sức biểu cảm cho lời văn.
=>Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
2. Ghi nhớ(SGK)
Bài tập nhanh:
1. Sỏi đá cũng thành cơm.
=>Nhấn mạnh sự quyết tâm và khả năng kì diệu của con người. 
2. Đi lên tận trời được.
=>Thể hiện ý chí, nghị lực và tinh thần lạc quan của con người.
3. Thét ra lửa.
=>Nhấn mạnh uy quyền ghê gớm của cụ bá.
VD 1: Nói quá
Người nói phóng đại mức độ lời hứa lên, đến chết vẫn còn nhớ để thể hiện đó là 
lời hứa chắc chắn.
VD 2
Tạo ra tiếng cười hoặc sự chê bai những kẻ khoác lác làm gì có quả bí to bằng cái nhà.
 3. Phân biệt nói quá và nói khoác
* Giống nhau: cùng nói quá sự thật, cùng phóng đại sự việc, hiện tượng lên.
* Khác nhau:
- Nói quá phóng đại sự việc lên nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng giá trị biểu cảm, tạo độ tin cậy cao cho người đọc (người nghe) → tác động tích cực.
- Nói khoác làm cho người nghe tin vào điều không có thực, tạo ra sự khôi hài hoặc chê bai làm cho người đọc (người nghe) bật cười chế nhạo → tác động tiêu cực
II/ Luyện tập
Bài tập 2 
a) Chó ăn đá gà ăn sỏi
b) Bầm gan tím ruột 
c) Ruột để ngoài da 
d) Nở từng khúc ruột 
e) Vắt chân lên cổ 
Bài tập 4
Khỏe như voi
Đen như cột nhà cháy
Nhanh như gió
Chậm như rùa
Gần như que củi
Ăn như mèo
Bài tập 5
- Viết đúng mô hình đoạn văn, đủ số câu. (2đ)
- Viết đúng nội dung chủ đề, diễn đạt tốt. (6đ)
- Có sử dụng được phép tu từ nói quá, chỉ ra được. (2đ)
Năng lực giao tiếp tiếng Việt
Năng lực giải quyết vấn đề
Năng lực cảm thụ thẩm mĩ
Năng lực giao tiếp tiếng Việt
Năng lực giải quyết vấn đề.
Năng lực cảm thụ thẩm mị.
Năng lực giao tiếp tiếng Việt
Năng lực giao tiếp tiếng Việt
Năng lực cảm thụ thẩm mĩ.
Năng lực hợp tác
Năng lực tự quản bản thân
Năng lực hợp tác
Năng lực tự quản bản thân
Năng lực giao tiếp tiếng Việt
Năng lực tư duy sáng tạo
D. Củng cố
	Nói quá là gì? Tác dụng của nói quá?
	Đặt câu có sử dụng phép nói quá?
E. HDVN
1. Học bài và làm các bài tập còn lại.
2. Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ, có sử dụng biện pháp tu từ nói quá.
3. Chuẩn bị bài Nói giảm, nói tránh:
 + Đọc bài trước và trả lời các câu hỏi SGK/107.
4. Chuẩn bị bài văn bản Ôn tập truyện kí Việt Nam:
 +Thống kê các tác phẩm truyện kí Việt Nam đã học từ đầu năm đến nay.
 +So sánh sự giống và khác nhau giữa các tác phẩm truyện kí Việt Nam đã học.

File đính kèm:

  • docBai_9_Noi_qua_20150725_031056.doc
Giáo án liên quan