Giáo án dạy học theo chủ đề đóng vai môn Công nghệ 10 - Bài bảo quản hạt, củ làm giống

CHỦ ĐỀ: DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ ĐÓNG VAI- BÀI BẢO QUẢN HẠT CỦ LÀM GIỐNG

I/ Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- Nêu được mục đích của bảo quản hạt giống, củ giống.

- Nêu được tiêu chuẩn của củ giống, hạt giống tốt

- Nêu được các phương pháp bảo quản hạt giống và củ giống

- trình bày được các bước trong quy trình bảo quản hạt giống, củ giống và phân tích các bước trong qui trình đó.

- So sánh được qui trình bảo quản hạt giống với củ giống và giải thích đưcợ vì sao có sự khác nhau đó.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng tư duy sáng tạo – tổng hợp, suy luận, khái quát, thuyết trình, giao tiếp

- rèn luyện kỹ năng đóng vai thể hiện nội dung

3. Thái độ:

- Có ý thức tốt trong học tập, rèn luyện.

- HS được củng cố niềm tin vào khả năng giao tiếp và thuyết trình trước đám đông.

- Có ý thức vận dụng các tri thức, kĩ năng học được vào cuộc sống, lao động, học tập

- Ý thức vận dụng kiến thức về bảo quản hạt giống, củ giống vào thực tiễn sản xuất của gia đình.

II/ Phương tiện dạy học:

- Các câu hỏi tình huống

- Nội dung đóng vai người hỏi và người trả lời

III/ Phương pháp dạy học

- Đóng vai thể hiện nội dung qua đàm thoại trực tiếp.

 

doc10 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 882 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy học theo chủ đề đóng vai môn Công nghệ 10 - Bài bảo quản hạt, củ làm giống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ ĐÓNG VAI- BÀI BẢO QUẢN HẠT, CỦ LÀM GIỐNG 
I. Chuẩn kiến thức kỹ năng:
Kiến thức:
- Nêu được mục đích của bảo quản hạt giống, củ giống.
- Nêu được tiêu chuẩn của củ giống, hạt giống tốt
- Nêu được các phương pháp bảo quản hạt giống và củ giống
- trình bày được các bước trong quy trình bảo quản hạt giống, củ giống và phân tích các bước trong qui trình đó.
- So sánh được qui trình bảo quản hạt giống với củ giống và giải thích được vì sao có sự khác nhau đó.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng tư duy sáng tạo – tổng hợp, suy luận, khái quát, thuyết trình, giao tiếp
- rèn luyện kỹ năng đóng vai thể hiện nội dung
3. Thái độ:
- Có ý thức tốt trong học tập, rèn luyện.
- HS được củng cố niềm tin vào khả năng giao tiếp và thuyết trình trước đám đông.
- Có ý thức vận dụng các tri thức, kĩ năng học được vào cuộc sống, lao động, học tập
- Ý thức vận dụng kiến thức về bảo quản hạt giống, củ giống vào thực tiễn sản xuất của gia đình.	
II. Các năng lực có thể hướng tới trong chủ đề:
1. Năng lực nhận biết, phát hiện và giải quyết các vấn đề thực tiễn dựa trên hiểu biết về phương pháp bảo quản hạt giống, củ giống.
2. Năng lực thu nhận và xử lí thông tin: tìm kiếm, thu thập thông tin liên quan đến các các phương pháp bảo quản hạt giống để đánh giá, lựa chọn, diễn đạt và sử dụng thông tin.
3. Năng lực nghiên cứu khoa học: đề xuất giả thuyết, dự đoán kết quả
4. Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
5. Năng lực tư duy: phân tích, so sánh
6. Năng lực ngôn ngữ: diễn đạt, thuyết trình trước đám đông, trình bày nội dung.
STT
Tên năng lực
Các kĩ năng thành phần
1
Năng lực nhận biết, phát hiện, GQVĐ
- Giải thích các bệnh di truyên y học từ thực tế liên quan 
2
Thu nhận và xử lí thông tin
- Đọc hiểu các quy trình, bảng biểu, mô hình, qua sách báo và thực tế cuộc sống
Nghiên cứu khoa học
- Quan sát hiện tượng thực tế liên quan đến phương pháp bảo quản hạt giống, củ giống
4
Vận dụng kiến thức vào thực tiễn
- Vận dụng kiến thức về bảo quản hạt giống, củ giống vào thực tiễn sản xuất gia đình 
5
Năng lực tư duy
- so sánh quy trình bảo quản hạt giống, củ giống và giải thích được sự giống và khác nhau đó.
6
Năng lực ngôn ngữ
- Đọc – đúc rút ra kiến thức về các phương pháp bảo quản hạt giống, đưa ra các câu hỏi và trả lời được các vấn đề liên quan
- Diễn đạt các nội dung kiến thức đã tìm hiều được trước đám đông thông qua đàm thoại trực tiếp.
III. Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt 
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
1. Mục đích của bảo quản hạt giống, củ giống
Nêu được mục đích của bảo quản hạt giống, củ giống
2. Tiêu chuẩn của hạt giống, củ giống
 Nêu được các tiêu chuẩn của hạt giống, củ giống tốt
3. các phương pháp bảo quản hạt giống
Nêu được các phương pháp bảo quản hạt giống, củ giống
4. Quy trình bảo quản hạt giống, củ giống
Nêu được các bước trong quy trình bảo quản hạt giống, củ giống
Phân tích được các bước trong qui trình bảo quản hạt giống, củ giống
So sánh được những đặc điểm giống nhau và khác nhau trong quy trình bảo quản hạt giống và củ giống
giải thích được vì sao lại có sự giống nhau và khác nhau đó
5. Hình thành được nội dung đóng vai
Nêu được các câu hỏi mà nội dung yêu cầu
Linh động trong lựa chọn nhân vật đóng vai
Diễn đạt trước đám đông hiệu quả, vui và đủ nội dung yêu cầu
Hệ thống câu hỏi theo mức độ cần đạt 
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
1. Mục đích của bảo quản hạt giống, củ giống
Việc bảo quản hạt giống và củ giống nhằm mục đích gì?
2. Tiêu chuẩn của hạt giống, củ giống
 thế nào là hạt giống, củ giống đạt tiêu chuẩn tốt?
3. các phương pháp bảo quản hạt giống
Em hãy kể tên các phương pháp bảo quản hạt giống, củ giống?
muốn bảo quản hạt giống được lâu thì cần bảo quản trong điều kiện nào?
Các phương pháp bảo quản củ giống mà người nông dân thường sử dụng có ưu và nhược điểm gì?
4. Quy trình bảo quản hạt giống
Nêu các bước trong qui trình bảo quản hạt giống?
Hãy phân tích các bước trong qui trình đó?
5. Quy trình bảo quản củ giống
Nêu các bước trong qui trình bảo quản củ giống?
Hãy phân tích các bước trong qui trình đó?
So sánh quy trình bảo quản hạt giống và củ giống?
Giải thích vì sao lại có sự giống và khác nhau đó?
6. Hình thành được nội dung đóng vai
Em hãy trình bày các bước đàm thoại khi tìm hiểu về phương pháp bảo qủn hạt giống củ giống?
Em hãy trình bày một cách khoa học, sinh động về nội dung được phân công?
CHỦ ĐỀ: DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ ĐÓNG VAI- BÀI BẢO QUẢN HẠT CỦ LÀM GIỐNG 
I/ Mục tiêu bài học:
Kiến thức:
- Nêu được mục đích của bảo quản hạt giống, củ giống.
- Nêu được tiêu chuẩn của củ giống, hạt giống tốt
- Nêu được các phương pháp bảo quản hạt giống và củ giống
- trình bày được các bước trong quy trình bảo quản hạt giống, củ giống và phân tích các bước trong qui trình đó.
- So sánh được qui trình bảo quản hạt giống với củ giống và giải thích đưcợ vì sao có sự khác nhau đó.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng tư duy sáng tạo – tổng hợp, suy luận, khái quát, thuyết trình, giao tiếp
- rèn luyện kỹ năng đóng vai thể hiện nội dung
3. Thái độ:
- Có ý thức tốt trong học tập, rèn luyện.
- HS được củng cố niềm tin vào khả năng giao tiếp và thuyết trình trước đám đông.
- Có ý thức vận dụng các tri thức, kĩ năng học được vào cuộc sống, lao động, học tập
- Ý thức vận dụng kiến thức về bảo quản hạt giống, củ giống vào thực tiễn sản xuất của gia đình.	
II/ Phương tiện dạy học:
Các câu hỏi tình huống
Nội dung đóng vai người hỏi và người trả lời
III/ Phương pháp dạy học
Đóng vai thể hiện nội dung qua đàm thoại trực tiếp.
IV/ Tiến trình bài giảng:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
 Nêu mục đích, ý nghĩa của công táv bảo quản và chế biến sản phẩm nông lâm thuỷ sản? Ở gia đình em thường bảo quản nông sản như thế nào?
Dạy bài mới: 
Hoạt động của Gv và HS
Nội dung
Hoạt động 1:Tìm hiểu về bảo quản hạt giống
- Phân vai người hỏi và người trả lời về phương pháp bảo quản hạt giống.
GV mời nhóm 1,2 đã chuẩn bị nội dung ở nhà lên đóng vai trình bày nội dung của phương pháp bảo quản hạt giống.
- Dẫn chương trình giới thiệu: 
“ CT Bạn của nhà nông xin giới thiệu với chúng ta Giáo sư Nguyễn Lân Hùng- là 1 giáo sư chuyên gia đầu nghành về trồng trọt chăn nuôi. Sau đây xin mời bà con nông dân chúng ta cùng đặt câu hỏi giao lưu với giáo sư.
- Nông dân: thưa giáo sư, xin giáo sư hãy cho chúng tôi biết mục đích của bảo quản hạt giống là gì?
- Giáo sư: Bảo quản hạt giống nhằm: 
+ giữ được độ nảy mầm của hạt.
+ hạn chế tổn thất về số lượng và chất lượng
+ Đảm bảo tái sản xuất cho vụ sau góp phần duy trì đa dạng sinh học.
- nông dân: vậy xin giáo sư hãy cho chúng tôi biết làm thế nào để phân biệt được hạt giống có chất lượng tốt hay là không?
- giáo sư: Để biết được hạt giống có đạt tiêu chuẩn hay không thì chúng ta cần căn cứ vào: Hạt giống có chất lượng cao, không bị sâu bệnh, thuần chủng.
- Nông dân: Xin cảm ơn giáo sư. Vậy xin giáo sư hãy cho bà con nông dân chúng tôi biết muốn bảo quản hạt giống được lâu thì bảo quản trong điều kiện nào không?
- Giáo sư: để bảo quản hạt giống được lâu thì chúg ta cần bảo quản trong điều kiện lạnh hoặc điều kiện lạnh đông.
- Nông dân: Vậy theo giáo sư, bảo quản lạnh và lạmh đông là bảo quản như thế nào không ạ?
- giáo sư: Bảo quản lạnh là bảo quản trong điều kiện nhiệt độ 00C, độ ẩm không khí 35-40%, với phương pháp bảo quản này có thể bảo quản hạt giống trong thời gian 2-20năm. bảo quản lạnh đông là bảo quản trong điều kiện nhiệt độ -100C, độ ẩm không khí 35-40%, với điề kiện này có thể bảo quản hạt giống trên 20 năm.
- Nông dân: ở địa phương chúng tôi thường bảo quản hạt giống trong các chum, vại, bao bì, kho nên thường chỉ sử dụng được trong 1 năm, chất lượng hạt giống không cao nữa. Vậy giáo sư có thể cho chúng tôi biết quy trình bảo quản hạt giống để đạt chất lượng tôt hơn được không ?
Giáo sư: Để bảo đảm hạt giống có chất lượng tốt, không tổn thất về số lượng thì bà con nông dân cần bảo quản theo quy trình sau: Thu hoạch ® Tách hạt®Phân loại và làm sạch ® Làm khô ® Xử lí bảo quản® Đóng gói ®Bảo quản ® Sử dụng.
- Nông dân: xin cảm ơn giáo sư
- DCT: Xin giáo sư hãy cho tôi hỏi thêm 1 câu nữa ạ: Giáo sư hãy chỉ ra cho người nông dân những lưu ý khi thực hiện quy trình trên, được không ạ?
- Giáo sư: Xin cảm ơn câu hỏi của người DCT. Với quy trình này tôi xin lưu ý bà con 1 số vấn đề sau:
+ khi thu hoạch bà con phải thu hoạch khi hạt giống đã chín, thu hoạch vào ngày nắng ráo, tránh để lẫn các hạt giống khác.
+ Cần phải phân loại, lựa chọn các hạt giống tốt, không bị sâu bệnh, la, sạch các tạp chất như rơm rạ, đất đá, cành cây.
+ Cần làm khô đến độ ẩm xác định đối với từng loại giống, tranh làm khô chưa đạt tiêu chuẩn thì hạt giống sẽ ẩm trở lại.
+ Hạt giống cần đóng gói kỹ tránh bị ẩm và sinh vật haịi xâm nhập.
+ Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
- DCT: Xin chân thành cảm ơn giáo sư đã chia sẽ những kinh nghiệm, kiến thức quý báu về công tác bảo quản hạt giống cho người nông dân. Xin kính chúc giáo sư sức khoẻ, tiếp tục đồng hành cùng chương trình “Bạn của nhà nông”. Chúc bàcon nông dân có mùa bội thu. Xin chào và hẹn gặp lại.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về quy trình bảo quản củ giống.
Bước 1: Đại diện nhóm 3,4 lên giới thiệu và dẫn chương trình “ Nông dân làm giàu”
Bước 2: Đóng vai một người là nông dân làm giàu từ sản xuất củ giống còn người kia là dẫn chương trình đưa ra các câu hỏi giao lưu.
Bước 3: Nội dung :
DCT: Hôm nay chưõng trình” nông dân làm giàu” xin giới thiệu vói quý vị khán giải và bà con nông dân vị khách mời của chương trình là anh Nguyễn Văn A, đến từ Đà Lạt. Từ là 1 người nông dân xuất phát với 2 bàn tay trắng, nay anh đẫ trở thành 1 tỉ phú của đất Đà Lạt nhờ vao việc chuyên sản xuất rau củ và cung cấp củ giống. Sau đây, xin mời chúng ta cùng giao lưu với anh để nghe những chia sẽ của anh về kinh nghiệm về bảo quản củ giống.
DCT: Xin chào anh: Anh có thể cho mọi người biết làm thế nào để có thể mua được củ giống đạt chất lượng tốt?
- Khách mời: Củ giống dạt tiêu chuẩn là củ giống có chất lượng cao, đồng đều, không quá già cũng không quá non; không bị sâu bệnh, không bị lẫn với các giống khác, còn nguyên vẹn, khả năng nảy mầm cao.
- DCT: Vậy anh thưởng bảo quản củ giống trong điều kiện nào?
- Khách mời: Tôi thường bảo quản củ giống trong điều kiện bình thường hoặc trong kho lạnh có nhiệt độ 0-50C, độ ẩm không khí từ 85-90%.
- DCT: Vậy anh có thể chia sẽ với bà con nông dân và các vị khán giả quy trình bảo quản củ giống để đảm bảo chất lượng của củ giống được không?
- Khách mời: Thu hoạch ® Phân loại và làm sạch ® Xử lí phòng chống vsv hại ® Xử lí ức chế nảy mầm ®Bảo quản ® Sử dụng.
- DCT: Theo anh, khi bảo quả theo quy trình đó, bà con nông dân cần lưu ý những vấn đề gì?
- Khách mời: Củ khi thu hoạch về bà con cần làm sạch,loại bỏ những củ bị sứt mẻ bị sâu hại. Để phong chống VSV hại, bad con nông dân cần sử dụng chất bảo quản với liều lượng thích hợp phun lên củ hoặc trộn với cát để ủ. muốn bảo quản lâu thì cần bảo quản trong kho lạnh hoặc sử dụng chất ức chế nảy mầm
- DCT: Vậy theo anh, quy trình bảo quản này có gì khác với quy trình bảo quản hạt giống?
- Khách mời: quy trình này có một số điểm khác biệt vói quy trình bảo quản hạt giống. Đó là: Bảo quản hạt thì cần phải phơi khô, đóng gói còn củ giống thì không. bảo quả hạt giống thì không cần xử lý ức chế nảy mầm và xử lý phòng chống VSV gây hại.
- DCT: Vậy theo anh vì sao bảo quản củ giống thì không phơi khô và đóng gói?
- Khách mời: Trong củ giống có hàm lượng nước cao nên nếu làm kho thì làm mất khả năng nảy mầm của củ còn nêu đóng gói thì nước trong củ sẽ bốc hơi, ngưng tụ lại trong bao gây thối, hỏng củ.
- DCT: Vậy theo anh, vì sao khi bảo quản củ giống lại phải xử lý phòng chống VSV hại và xử lý ức chế nảy mầm còn củ giống thì không?
- Khách mời: Củ giống có hàm lượng nước cao, có nhiều chất dinh dưỡng, vỏ mỏng nên VSV gây hại dễ xâm nhập vàp gây thối hỏng nên cần phải xử lý phônhgf chống VSV hại. Mặt khác, do lượng nước trong củ nhiều nên sau 1 thời gian ngủ nghỉ, củ sẽ nảy mầm trước vụ gieo trồng nên phải xử lý ức chế nảy mầm.
-DCT: Vậy theo anh, thực hiện bảo quản theo quy trình này có ưu điểm gì?
- Khách mời: Bảo quản đúng thoe quy trình này thì bà cin nông dân có thể đảm bảo được số lượng củ giống vì tổn thất là rất ít(10%) và khi trồng củ nảy mầm tốt, mầm khoẻ.
- DCT: Vậy theo anh, nguyên nhân vì sao bà con nông dân thường đã cất giữ nhiều củ đê làm giống nhưng vẫn thiếu giống cho vụ sản xuất sau:
- Khách mời: Vì bà con nông dân thường bảo quản củ giống theo phương pháp cổ truyền như treo trên giá, nơi thoáng và ánh sáng tán xạ. Phương pháp này có thể gây tổn thất đến 30% số lượng củ giống
- DCT: Và tôi xin cung cấp thêm 1 thông tin là: ở nước phát triển người ta thường dùng phương pháp lạnh hoặc phương pháp nuôi cấy mô TB để lưu giống Xin chân thành cảm ơn anh đã đến giao lưu với chuơng trình và chia sẽ cho bà con nông dân những kinh nghiệm quý báu trên. Xin kính chúc anh sức khoẻ, tiếpthành công hơn nữa trong nghề trông rau, củ và cung cấp giống của mình của mình. Xin hẹn gặp lại anh ở những chương trình lần sau.
Bước 4: GV nêu nhân xét về thái độ và nội dung sau đó tổng kết lại kiến thức từ việc đóng vai nói trên.
I/ Bảo quản hạt giống
Mục đích
- giữ được độ nảy mầm của hạt.
- hạn chế tổn thất về số lượng và chất lượng
- Đảm bảo tái sản xuất cho vụ sau góp phần duy trì đa dạng sinh học.
2. tiêu chuẩn hạt giống
1.Tiêu chuẩn hạt giống:
- Chất lượng cao
- Thuẩn chủng
- Không bị sâu bệnh
2. Các phương pháp bảo quản hạt giống: 
- Cất giữ trong đk nhiệt độ , độ ẩm, không khí bình thường (tg dưới 1 năm)
- Bảo quản trong đk lạnh: nhiệt độ O0 C, độ ẩm kk 35% - 40% ( TG trung hạn ).
- Bảo quản trong đk lạnh đông: nhiệt độ- 1O0 C, độ ẩm kk 35% - 40% ( tg dài hạn).
3. Quy trình hạt giống:
- Thu hoạch ® Tách hạt®Phân loại và làm sạch ® Làm khô ® Xử lí bảo quản® Đóng gói ®Bảo quản ® Sử dụng.
II.Bảo quản củ giống:
1. Phương pháp bảo quản.
- Thường bảo quản trong điều kiện bình thường hay trong kho lạnh có nhiệt độ không khí từ O0C – 50C, độ ẩm không khí từ 85% - 90% .
2. Tiêu chuẩn củ giống: 
- có chất lượng cao
- đồng đều, không quá già cũng không quá non
- không bị sâu bệnh, không bị lẫn với các giống khác
- còn nguyên vẹn
- khả năng nảy mầm cao.
3. Quy trình bảo quản củ giống:
- Thu hoạch ® Phân loại và làm sạch ® Xử lí phòng chống vsv hại ® Xử lí ức chế nảy mầm ® Bảo quản ® Sử dụng.
 4. Củng cố:
Bước 1: Giáo viên giới thiệu, nêu bài tập tình huống cho các bài đóng vai tiếp theo
Bước 2: Học sinh nghiên cứu và giải quyết tình huống:
Giáo viên tiến hành chia lớp thành các nhóm nhỏ. Cụ thể mỗi nhóm 6 - 8 người.
Các nhóm tiến hành thảo luận riêng trong thời gian là 5 phút phân vai người thực hiện và báo cáo cho GV.
Bước 3: Tổ chức thực hiện
Giáo viên yêu cầu học sinh của từng nhóm trình bày nội dung của nhóm đóng vai. Thời gian 8 phút. Các nhóm tiến hành bổ sung và tranh luận nhau và đưa ra các câu hỏi.
Bước 4: Giáo viên nhận xét, đánh giá và tổng kết
Sau khi nghe việc đóng vai của các nhóm. Giáo viên sẽ nhận xét về các mặt: thái độ, tác phong làm việc nhóm của các thành viên và của từng nhóm, nội dung đã trao đổi cách giao tiếp, xử lý tình huống và kết luận cuối cùng.
Sau khi nhận xét về thái độ làm việc của các nhóm và nội dung đã thảo luận. Gv sẽ đi đến kết luận cuối cùng cho bài dạy.
5.Dặn dò:
Phân công nhiệm vụ cho từng nhóm của bài học tiếp theo

File đính kèm:

  • doccong_nghe_10.doc