Giáo án Đạo đức lớp 2 - Tuần 11 đến tuần 31

 +Như thế nào là chăm chỉ học hành?

+Chăm chỉ học hành có lợi gì?

- Nhận xét, cho điểm.

- Cho cả lớp hát bài “Tìm bạn thân”

- GV kể, hướng dẫn HSTL

+ Các bạn làm gì khi Cường bị ngã?

+Em có đồng tình với việc làm của bạn không?

 

doc36 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1600 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Đạo đức lớp 2 - Tuần 11 đến tuần 31, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lự hoặc không tán thành.
- HS đọc ghi nhớ
Tuần 22
Tiết : Đạo đức 
Bài : Biết nói lời yêu cầu, đề nghị (tiết 2)
I. Mục tiêu: 
 . 1. Kiến thức: 
 - Cần nói lời yêu cầu, đề nghị trong các tình huống khác nhau.
 - Lời yêu cầu, đề nghị phù hợp thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác. 
 2. Kĩ năng HS biết sử dụng lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong giao tiếp hằng ngày.
 * KNS : + Kĩ năng nói lời yêu cầu , đề nghị lịch sự trong giao tiếp với người khác . + Kĩ năng thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác . 
 3.Thái độ HS có thái độ quý trọng những người biết nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp. 
II. Đồ dùng dạy - học :
 - Tranh tình huống cho hoạt động 1. 
 - Bộ tranh nhỏ cho hoạt động2.
 - Vở bài tập Đạo đức 2. 
 - Các tấm bìa đỏ, xanh, trắng
III.Các hoạt động dạy- học chủ yếu: 
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.KTBC:
- Khi nào ta cần nói lời yêu cầu, đề nghị ?
- Nêu ghi nhớ của bài
- GV nhận xét và đánh giá.
B. Bài mới:
 1) Giới thiệu bài:
Tiết học trước các em đã hiểu vì sao phải nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự khi cần được người khác giúp đỡ. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ hơn vì sao ta phải biết nói lời yêu cầu, đề nghị khi giao tiếp với những người xung quanh. Ghi đầu bài.
2) Các hoạt động chính :
a) Hoạt động 1: HS tự liên hệ
* Mục tiêu : HS biết tự đánh giá việc sử dụng lời yêu cầu, đề nghị của bản thân 
 - GV nêu yêu cầu :
- Những em nào biết nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự khi cần được giúp đỡ ? Hãy kể lại một vài trường hợp cụ thể ? 
- GV khen những HS đã biết thực hiện nội dung bài học.
b.Hoạt động 2: Đóng vai
* Mục tiêu : HS thực hành nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự khi muốn nhờ người khác giúp đỡ.
- GV nêu tình huống, yêu cầu HS thảo luận đóng vai theo từng cặp.
+ Tình huống 1 : Em muốn được bố hoặc mẹ cho đi chơi vào ngày chủ nhật.
+ Tình huống 2 : Em muốn hỏi thăm chú công an đờng đi đến một nhà người quen.
+ Tình huống 3 : Em muốn nhờ em bé lấy hộ chiếc bút.
- GV mời một vài cặp HS lên đóng vai trước lớp.
- GV yêu cầu cả lớp thảo luận nhận xét về lời nói, cử chỉ, hành động khi đề nghị được giúp đỡ của các nhóm.
* Kết luận : Khi cần đến sự giúp đỡ, dù nhỏ của ngời khác, em cần có lời nói và hành động, cử chỉ phù hợp.
c, Hoạt động 3: Trò chơi “Văn minh, lịch sự”
* Mục tiêu : HS thực hành nói lời đề nghị lịch sự với các bạn trong lớp và biết phân biệt giữa lời nói lịch sự và chưa lịch sự.
- GV phổ biến luật chơi : Người chủ trò đứng trên bảng nói to một câu đề nghị nào đó đối với các bạn trong lớp. Nếu là lời đề nghị lịch sự thì HS trong lớp sẽ làm theo. Còn nếu lời đề nghị cha lịch sự thì các bạn sẽ không thực hiện động tác được yêu cầu. HS nào vi phạm luật chơi sẽ phải hát một bài.
- Cho HS chơi trò chơi.
- GV nhận xét, đánh giá.
* Kết luận chung : Biết nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong giao tiếp hằng ngày là tự trọng và tôn trọng người khác. 
c) Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS đọc ghi nhớ 
- Thực hiện nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự khi cần được giúp đỡ và nhắc nhở bạn bè, anh em cùng thực hiện.
- Nhận xét tiết học.
- 2 học sinh trả lời.
- HS mở vở BT tr 33.
- HS tự liên hệ.
- HS thảo luận.
- 3, 4 cặp lên đóng vai
- Cả lớp thảo luận, nhận xét về lời nói, cử chỉ, hành động khi đề nghị đợc giúp đỡ của các nhóm.
- 3 HS nhắc lại kết luận.
- HS lắng nghe luật chơi.
- HS chơi trò chơi.
- 4 HS nhắc lại kết luận.
- HS đọc ghi nhớ :
 Tuần 23
Tiết :Đạo đức
 Bài : lịch sự khi nhận và gọi điện thoại 
(tiết 1)
I. Mụctiêu: 
 1. Kiến thức: Học sinh hiểu:
 - Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là nói năng rõ ràng, từ tốn, lễ phép, nhấc và đặt máy điện thoại nhẹ nhàng.
 - Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại thể hiện sự tôn trọng ngời khác và chính bản thân mình. 
 2. Kĩ năng : 
 - Biết phân biệt hành vi đúng là hành vi sai khi nhận và gọi điện thoại. 
 - Thực hiện nhận và gọi điện thoại lịch sự
 * KNS : Kĩ năng giao tiếp lịch sự khi nhận và nghe điện thoại .
 3. Thái độ : Tôn trọng, từ tốn, lễ phép trong khi nói chuyện điện thoại. Đồng tình với các bạn có thái độ đúng và không đồng tình với các bạn có thái độ sai khi nói chuyện điện thoại. 
II. Đồ dùng dạy - học : 
 - Bộ đồ chơi điện thoại. - Vở bài tập Đạo đức 2. 
III. Các hoạt động dạy- học : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.KTBC:
- Em đã biết nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự khi cần được giúp đỡ cha ? Hãy kể lại một vài trường hợp cụ thể. 
- Nêu ghi nhớ của bài.
- Nhận xét đánh giá.
B. Bài mới:
1) Giới thiệu bài :Tiết học hôm nay các em sẽ học bài Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại. Ghi đầu bài. 
2) Các hoạt động chính:
a) Hoạt động 1: Thảo luận lớp (BT1)
* Mục tiêu : Giúp HS biết biểu hiện về một cuộc nói chuyện điện thoại.
- GV mời 2 HS lên đóng vai hai bạn nói chuyện điện thoại
- Khi chuông điện thoại reo, bạn Vinh đã làm gì và nói gì ?
- Nam hỏi thăm Vinh qua điện thoại nh thế nào ?
- Em có thích cách nói chuyện qua điện thoại của hai bạn không ? Vì sao ?
- Em học được điều gì qua hội thoại trên ? 
* Kết luận : Khi nhận và gọi điện thoại, en cần có thái độ lịch sự, nói năng rõ ràng, từ tốn.
b. Hoạt động 2: Sắp xếp câu thành đoạn hội thoại (BT 2 - tr 36) 
* Mục tiêu : HS biết sắp xếp các câu hội thoại một cách hợp lí.
- Hãy sắp xếp thứ tự các câu thành đoạn đối thoại cho phù hợp : 
- Gọi HS nhận xét kết quả.
+ GV kết luận về cách sắp xếp đúng nhất
* Kết luận : thứ tự là 1, 3, 4, 2
- Đoạn hội thoại trên diễn ra khi nào ?
- Bạn nhỏ trong tình huống đó đã lịch sự khi nói chuyện điện thoại cha ? Vì sao ? 
c) Hoạt động 3: Thảo luận nhóm
* Mục tiêu : HS biết cần phải làm gì khi nhận và gọi điện thoại.
- Cho HS thảo luận nhóm theo câu hỏi : 
+ Hãy nêu những việc cần làm khi nhận và gọi điện thoại.
+ Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại thể hiện điều gì ?
- Gọi đại diện các nhóm trình bày.
- GV chốt lại ý kiến đúng
* Kết luận : Khi nhận và gọi điện thoại cần chào hỏi lễ phép, nói năng rõ ràng, ngắn gọn, nhấc và đặt máy nhẹ nhàng ; không nói to, nói trống không. Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là thể hiện sự tôn trọng ngời khác và tôn trọng chính mình.
 c) Củng cố, dặn dò:
- Nêu những việc cần làm khi nhận và gọi điện thoại.
- 2 học sinh trả lời.
- HS mở vở bài tập tr 31.
- 2 HS lên đóng vai. Nội dung đoạn hội thoại :
Vinh : (nhấc ống nghe khi có tiếng chuông điện thoại reo): A lô, tôi xin nghe.
Nam : A lô, Vinh đấy à? Tớ là Nam đây
Vinh : Vinh đây, chào bạn.
Nam : Chân bạn đã hết đau cha ?
Vinh : Cảm ơn ! Chân tớ đỡ rồi. Ngày mai tớ sẽ đi học.
Nam : Hay quá, chúc mừng bạn ! Hẹn ngày mai gặp lại !
Vinh : Cảm ơn Nam. Chào bạn!
- Một số HS trả lời.
- 3 HS nhắc lại kết luận.
- HS làm theo yêu cầu.
- Một số HS trình bày trước lớp.
- Một số HS trả lời.
- Các nhóm thảo luận theo yêu cầu.
- Đại diện các nhóm trình bày, lớp nhận xét bổ sung
- 3HS nhắc lại kết luận.
- HS nêu.
Tuần 24
Tiết :Đạo đức 
Bài :lịch sự khi nhận và gọi điện thoại 
(tiết 2)
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: Học sinh hiểu:
 - Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là nói năng rõ ràng, từ tốn, lễ phép, nhấc và đặt máy điện thoại nhẹ nhàng.
 - Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại thể hiện sự tôn trọng ngời khác và chính bản thân mình. 
 2. Kĩ năng : 
 - Biết phân biệt hành vi đúng là hành vi sai khi nhận và gọi điện thoại. 
 - Thực hiện nhận và gọi điện thoại lịch sự
 * KNS : Kĩ năng giao tiếp lịch sự khi nhận và nghe điện thoại .
 3. Thái độ : 
 - Tôn trọng, từ tốn, lễ phép trong khi nói chuyện điện thoại. Đồng tình với các bạn có thái độ đúng và không đồng tình với các bạn có thái độ sai khi nói chuyện điện thoại. 
II. Đồ dùng dạy - học : 
 - Bộ đồ chơi điện thoại. - Vở bài tập Đạo đức 2. 
III.Các hoạt động dạy- học chủ yếu :
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
2’
15’
15’
3’
A. KTBC:
- Như thế nào là lịch sự khi nhận và gọi điện thoại ?
- Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại có ý nghĩa gì ?
- GV nhận xét và đánh giá.
B. Bài mới:
 1) Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay các em tiếp tục học bài Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại để hiểu rõ hơn vì sao ta phải biết lịch sự khi nhận và gọi điện thoại. Ghi đầu bài.
2) Các hoạt động chính :
a) Hoạt động 1: Đóng vai (BT 4 - tr 36)
* Mục tiêu : HS thực hành kĩ năng nhận và gọi điện thoại trong một số tình huống
- GV nêu yêu cầu : thảo luận và đóng vai theo cặp các tình huống sau :
+ Bạn Nam gọi điện thoại cho bà ngoại để hỏi thăm sức khoẻ.
+ Một người gọi nhầm số máy đến nhà Nam
+ Bạn Tâm định gọi điện thoại cho bạn nhưng lại bấm nhầm số máy nhà người khác.
- GV mời một số cặp lên đóng vai.
- Cách trò chuyện qua điện thoại như vậy đã lịch sự chưa ? Vì sao ? 
* Kết luận : Dù trong tình huống nào, em cũng cần cư xử lịch sự.
b.Hoạt động 2: Xử lí tình huống
* Mục tiêu : HS biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống nhận hộ điện thoại.
- GV nêu tình huống, yêu cầu mỗi nhóm HS thảo luận xử lí một tình huống : Em sẽ làm gì trong các tình huống sau ? Vì sao ?
+ Tình huống 1 : Có điện thoại gọi cho mẹ khi mẹ vắng nhà.
+ Tình huống 2 : Có điện thoại gọi cho bố, nhng bố đang bận.
+ Tình huống 3 : Em đang ở nhà bạn chơi, bạn vừa ra ngoài thì chuông điện thoại reo.
- Gọi đại diện các nhóm lên trình bày.
- Trong lớp chúng ta những em nào đã gặp tình huống tương tự ?
- Em đã làm gì trong tình huống đó ?
- Bây giờ nghĩ lại em thấy thế nào ?
- Em sẽ ứng xử thế nào nếu gặp lại những tình huống như vậy ? 
* Kết luận : Cần phải Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại. Điều đó thể hiện lòng tự trọng và tôn trọng người khác. 
c) Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS đọc ghi nhớ 
- Thực hiện lịch sự khi nhận và gọi điện thoại.
- Nhận xét tiết học.
- 2 học sinh trả lời.
- HS mở vở BT tr 37.
- HS thảo luận và đóng vai.
- 3, 5 cặp đóng vai, lớp nhận xét theo câu hỏi
- HS nhắc lại kết luận.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày, lớp nhận xét, bổ sung ý kiến
- HS liên hệ thực tế.
- 3 HS nhắc lại kết luận.
- HS đọc ghi nhớ :
Tuần 25
Tiết:Đạo đức 
Bài : lịch sự khi đến nhà người khác (tiết 1)
I. Mục tiêu :
 1.Kiến thức 
 Học sinh biết được một số quy tắc ứng xử khi đến nhà người khác và ý nghĩa của các quy tắc ứng xử đó
 2.Kĩ năng 
 HS biết cư xử lịch sự khi đến nhà bạn bè, người quen.
 3.Thái độ
 HS có thái độ đồng tình, quý trọng những ngời biết cư xử lịch sự khi đến nhà người khác. 
II. Đồ dùng dạy - học : 
 - Tranh minh hoạ truyện Đến chơi nhà bạn.
 - Đồ dùng để chơi đóng vai. - Vở bài tập Đạo đức 2. 
III.Các hoạt động dạy- học chủ yếu : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. KTBC:	
- Thế nào là lịch sự khi nhận và gọi điện thoại ?
- Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại có ý nghĩa gì ? 
- Nêu ghi nhớ của bài.
- Nhận xét đánh giá.
B. Bài mới:
1) Giới thiệu bài :Tiết học hôm nay các em sẽ học bài Lịch sự khi đến nhà người khác. Ghi đầu bài. 
2) Các hoạt động chính:
a) Hoạt động 1: Thảo luận phân tích truyện
* Mục tiêu : HS bước đầu hiểu thế nào là lịch sự khi đến chơi nhà bạn.
- GV kể chuyện kết hợp sử dụng tranh minh hoạ.
- Mẹ Toàn đã nhắc nhở Dũng điều gì ?
- Sau khi được nhắc nhở, bạn Dũng đã có thái độ, cử chỉ như thế nào ?
- Qua câu chuyện trên em có thể rút ra điều gì ? 
* Kết luận : Cần cư xử lịch sự khi đến nhà người khác : gõ cửa hoặc bấm chuông, lễ phép chào hỏi chủ nhà, ....
b. Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm 
* Mục tiêu : HS biết đợc một số cách cư xử khi đến chơi nhà người khác.
- GV chia nhóm, phát cho mỗi nhóm một bộ phiếu, mỗi phiếu ghi một hành động, việc làm khi đến nhà người khác yêu cầu HS thảo luận và dán theo hai cột : Những việc nên làm và Những việc không nên làm
- Yêu cầu HS làn việc
- Gọi đại diện các nhóm trình bày.
- Yêu cầu HS tự liên hệ : Trong những việc nên làm, em đã thực hiện được những việc nào ? Những việc nào con cha thực hiện được ? Vì sao ?
+ GV kết luận về cách cư xử đúng nhất
c) Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ
* Mục tiêu : HS biết bày tỏ thái độ của mình về các ý kiến có liên quan đến cách cư xử khi đến nhà người khác.
- GV lần lược nêu các ý kiến và yêu cầu HS bày tỏ thái độ bằng nhiều cách khác nhau.
- Nội dung các ý kiến : 
+ Mọi người cần cư xử lịch sự khi đến nhà người khác.
+ Cư xử lịch sự khi đến nhà bạn bè, họ hàng, hàng xóm là không cần thiết.
+ Chỉ cần cư xử lịch sự khi đến nhà giàu.
+ Cư xử lịch sự khi đến nhà người khác là thể hiện nếp sống văn minh.
- Sau mỗi ý kiến, yêu cầu HS giải thích lí do sự đánh giá của mình.
- Yêu cầu HS nhận xét, trao đổi.
* Kết luận : ý kiến a, d là đúng, ý kiến b, c là sai vì đến nhà ai cũng cần cư xử lịch sự
 c) Củng cố- dặn dò:
- Nêu những việc cần làm khi đến nhà người khác
- Nhận xét tiết học.
- 3 học sinh lên bảng thực hiện yêu cầu kiểm tra.
- HS mở vở bài tập tr 38.
- HS theo dõi câu chuyện.
- Một số HS trả lời.
- Một số HS trả lời.
- Một số HS trả lời.
- 3 HS nhắc lại kết luận.
- HS làm việc theo nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp. Các nhóm khác nhận xét bổ sung
- HS liên hệ.
- HS bày tỏ thái độ bằng cách :
+ Vỗ tay nếu tán thành.
+ Giơ cao tay phải nếu không tán thành.
+ Ngồi xoa hai bàn tay nếu lưỡng lự hoặc không biết
- HS trả lời và giải thích lí do.
- HS nêu
 Tuần 26
Tiết : Đạo đức 
Bài : lịch sự khi đến nhà người khác (tiết 2)
I . Mục tiêu :
 1.Kiến thức :
 - Học sinh biết được một số quy tắc ứng xử khi đến nhà người khác và ý nghĩa của các quy tắc ứng xử đó
 2. Kĩ năng :
 - HS biết cư xử lịch sự khi đến nhà bạn bè, người quen.
 * KNS : + Kĩ năng giao tiếp lịch sự khi đến nhà người khác .
 + Kĩ năng thể hiện sự tự tin , tự trọng khi dến nhà người khác .
 + Kĩ năng tư duy , đánh giá hành vi lịch sự và phê phán hành vi chưa lịch sự khi đến nhà người khác .
 3. Thái độ :
 - HS có thái độ đồng tình, quý trọng những ngời biết cư xử lịch sự khi đến nhà người khác. 
II. Đồ dùng dạy - học : 
 - Tranh minh hoạ truyện Đến chơi nhà bạn.
 - Đồ dùng để chơi đóng vai. - Vở bài tập Đạo đức 2. 
III.Các hoạt động dạy- học chủ yếu : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. KTBC:
- Như thế nào là lịch sự khi đến nhà người khác ?
- Lịch sự khi đến nhà người khác có ý nghĩa gì ?
- GV nhận xét và đánh giá.
B. Bài mới:
 1) Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay các em tiếp tục học bài Lịch sự khi đến nhà người khác để hiểu rõ hơn vì sao ta phải biết lịch sự khi đến nhà người khác. Ghi đầu bài.
2) Các hoạt động chính :
a) Hoạt động 1: Đóng vai (BT 4)
* Mục tiêu : HS tập cách cư xử lịch sự khi đến nhà người khác
- GV nêu yêu cầu : thảo luận và đóng vai theo cặp các tình huống sau :
+ Em sang nhà bạn và thấy trong tủ nhà bạn có nhiều đồ chơi đẹp mà em rất thích. Em sẽ ....
+ Em đang chơi ở nhà bạn thì đến giờ ti vi có phim hoạt hình mà em thích xem nhng khi đó nhà bạn không bật ti vi. Em sẽ ...
+ Em sang nhà bạn chơi và thấy bà của bạn đang bị mệt. Em sẽ....
- GV mời một số cặp lên đóng vai.
- Cách cư xử như vậy đã lịch sự chưa ? Vì sao 
* Kết luận : 
+ Tình huống 1: Em cần hỏi mượn. Nếu chủ nhà cho phép mới lấy ra chơi và phải giữ gìn cẩn thận.
+ Tình huống 2 : Em có thể đề nghị chủ nhà, không nên tự tiện bật ti vi vì em khi chưa được phép.
+ Tình huống 3 : Em cần đi nhẹ, nói khẽ hoặc ra về (lúc khác sang chơi sau).
b.Hoạt động 2: Trò chơi “Đố vui”
* Mục tiêu : Giúp HS củng cố lại về cách cư xử khi đến nhà người khác.
- GV phổ biến luật chơi
+ Lớp chia thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm chuẩn bị hai câu đố về chủ đề đến chơi nhà người khác.
- Tổ chức cho hai nhóm một đố nhau.
- GV và 2 nhóm còn lại sẽ đóng vai trọng tài, chấm điểm các nhóm cả về câu đó và câu trả lời.
* Kết luận : Cư xử lịch sự khi đến nhà người khác là thể hiện nếp sống văn minh. Trẻ em biết cư xử lịch sự sẽ được mọi người yêu quý. 
c) Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS đọc ghi nhớ 
- Thực hiện lịch sự khi đến nhà người khác 
- Nhận xét tiết học.
- 2 học sinh trả lời.
- HS mở vở BT.
- HS thảo luận và đóng vai.
- 3, 5 cặp đóng vai, lớp nhận xét theo câu hỏi
- HS nhắc lại kết luận.
- Các nhóm tham gia trò chơi.
- 3 HS nhắc lại kết luận.
- HS đọc ghi nhớ :
 Tu àn 27
Tiết : Đạo đức 
Bài : thực hành kĩ năng giữa học kì ii
I. Mục tiêu :
 Giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức, kĩ năng của 6 bài đã học. 
II. Đồ dùng dạy - học : 
 - Tranh ảnh, tư liệu về chủ đề bài học.
 - Vở bài tập Đạo đức 2.
III.Các hoạt động dạy- học chủ yếu : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.KTBC:
- Thế nào là lịch sự khi đến nhà người khác ?
- Lịch sự khi đến nhà người khác có ý nghĩa gì ? 
- Nêu ghi nhớ của bài.
- GV nhận xét và đánh giá.
B. Bài mới:
 1) Giới thiệu bài:
Tiết học hôm nay, các em sẽ ôn tập giữa học kì 2. Ghi đầu bài .
2) Các hoạt động chính :
a) Ôn bài 1: Trả lại của rơi 
- GV yêu cầu HS làm bài tập 1 : Hãy đánh dấu + vào ô trống trước ý kiến em cho là đúng. (GV phát phiếu học tập) 
- Em đã thực hiện việc trả lại của rơi như thế nào ?
b.Ôn bài 2: Biết nói lời yêu cầu, đề nghị
- Khi nào ta cần nói lời yêu cầu, đề nghị ?
- Cần nói lời yêu cầu đề nghị với thái độ như thế nào ?
- GV nêu tình huống ở bài tập 2.
+ Kết luận : Biết nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong giao tiếp hằng ngày là tự trọng và tôn trọng người khác. 
c) Ôn bài 3: Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại.
- Bài 3, 4 : Bày tỏ ý kiến
+ Kết luận : Khi nhận và gọi điện thoại cần chào hỏi lễ phép, nói năng rõ ràng, ngắn gọn, nhấc và đặt máy nhẹ nhàng ; không nói to, nói trống không. Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là thể hiện sự tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình.
d) Ôn bài 4: Lịch sự khi đến nhà người khác.
Bài 5 : Bày tỏ ý kiến
Bài 6 : Xử lí tình huống
+ Kết luận : Cư xử lịch sự khi đến nhà người khác là thể hiện nếp sống văn minh. Trẻ em biết cư xử lịch sự sẽ được mọi người yêu quý.
c) Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét chung giờ học, nhắc HS thực hiện tốt nội dung bài học.
- 3 học sinh trả lời.
- 1HS đọc yêu cầu và các ý kiến
- Cả lớp làm bài, 1 HS đọc chữa bài, lớp nhận xét, bổ sung.
- HS liên hệ.
- HS trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét, bổ sung.
- 2, 3 HS bày tỏ ý kiến.
- 1HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm việc cá nhân, 1 HS đọc chữa bài, lớp nhận xét.
- HS làm bài, lựa chọn ý kiến đúng.
- HS đóng vai xử lí tình huống.
- Lớp nhận xét bổ sung ý kiến.
Tuần 28
Tiết: Đạo đức 
Bài : giúp đỡ người khuyết tật
 I . Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Học sinh hiểu :
 - Vì sao cần giúp đỡ người khuyết tật. - Cần làm gì để giúp đỡ người khuyết tật.
 - Trẻ em khuyết tật được đối xử bình đẳng, có quyền được hỗ trợ, giúp đỡ.
 2.Kĩ năng: 
 - HS có những việc làm thiết thực giúp đỡ người khuyết tật tuỳ theo khả năng của bản thân.
 *KNS : - Kĩ năng thể hiện sự cảm thông với người khuyết tật .
 - Kĩ năng ra quyết định và giảI quyết vấn đề phù hợp trong các tình huống liên quan đến người khuyết tật .
 - Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về các hoạt động giúp đỡ người khuyết tật ở địa phương. 
 3. Thái độ: HS có thái độ thông cảm, không phân biệt đối xử với người khuyết tật. 
II . Đồ dùng dạy - học :
 - Tranh minh hoạ cho HĐ1.
 - Phiếu thảo luận nhóm cho HĐ2. - Vở bài tập Đạo đức 2. 
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.KTBC:
- Thế nào là lịch sự khi đến nhà người khác ?
- Lịch sự khi đến nhà người khác có ý nghĩa gì ? 
- Nhận xét đánh giá.
B. Bài mới:
1) Giới thiệu bài :Tiết học hôm nay các em sẽ học bài Giúp đỡ người khuyết tật. Ghi đầu bài. 
2) Các hoạt động chính:
a) Hoạt động 1: Thảo luận phân tích tranh
* Mục tiêu : HS nhận biết được một hành vi cụ thể và giúp đỡ người khuyết tật.
- GV yêu cầu HS quan sát kĩ tranh minh hoạ và thảo luận về việc làm của các bạn nhỏ trong tranh.
- Tranh vẽ gì ?
- Việc làm của các bạn nhỏ giúp được gì cho bạn bị khuyết tật ?
- Nếu em ở đó, em sẽ làm gì ? Vì sao ? 
- Gọi đại diện các nhóm lên trình bày.
* Kết luận : Chúng ta cần giúp đỡ các bạn khuyết tật để các bạn có thể thực hiện quyền được học tập.
b. Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm 
* Mục tiêu : Giúp HS hiểu được sự cần thiết và một số việc cần làm để giúp đỡ người khuyết tật.
- GV chia n

File đính kèm:

  • docdao_duc_hkII.doc