Giáo án Đạo đức lớp 2 - Tiết 22: Biết nói lời yêu cầu, đề nghị (tiết 2)

A. Ổn định:

B. Bài cũ:

C. Bài mới:

a . Giới thiệu bài

b. Nội dung:

*Hoạt động 1:

Liên hệ thực tế.

Mục tiêu: HS biết tự đánh giá việc sử dụng lời yêu cầu, đề nghị của bản

doc3 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 4449 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đạo đức lớp 2 - Tiết 22: Biết nói lời yêu cầu, đề nghị (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠO ĐỨC
Tiết 22: BIẾT NÓI LỜI YÊU CẦU, ĐỀ NGHỊ (Tiết 2)
I - MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: HS hiểu cần nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong các tình huống khác nhau. Lời yêu cầu, đề nghị phù hợp thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác.
2. Kĩ năng: HS biết sử dụng lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong giao tiếp hằng ngày.
3. Thái độ: 
- HS có thái độ quý trọng những người biết nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp.
- Rèn kĩ năng sống cho học sinh.
II- ĐỒ DÙNG: 
 1. GV: Tình huống đóng vai( HĐ1)
 2. HS : VBT.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Thời gian
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
4’
1’
10’
12’
8’
5’
1’
A. Ổn định:
B. Bài cũ:
C. Bài mới:
a . Giới thiệu bài
b. Nội dung:
*Hoạt động 1: 
Liên hệ thực tế.
Mục tiêu: HS biết tự đánh giá việc sử dụng lời yêu cầu, đề nghị của bản thân.
* Hoạt động 2: 
Đóng vai
Mục tiêu : HS thực hành nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự khi muốn nhờ người khác giúp đỡ.
*Hoạt động 3: Trò chơi : “Văn minh, lịch sự”
Mục tiêu: HS thực hành nói lời đề nghị lịch sự với các bạn trong lớp và biết phân biệt giữa lời nói lịch sự và chưa lịch sự.
D. Củng cố:
E. Dặn dò.
- GV hỏi học sinh cả lớp :
+ Khi muốn nhờ người khác giúp đỡ cần phải làm gì?
+ Vì sao cần phải nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự khi cần giúp đỡ?
 + Gọi HS đọc ghi nhớ.
- GV nhận xét , đánh giá.
Biết nói lời yêu cầu, đề nghị.(Tiết 2)
- GV ghi tên bài lên bảng.
- Cho HS làm BT 4.
- YG HS bày tỏ cách ứng xử và giải thích tại sao lại ứng xử như vậy?
- GV nêu yêu cầu :
+ Những em nào đã biết nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự khi cần được giúp đỡ?
+ Hãy kể lại một vài trường hợp cụ thể mà em đã làm ?
- GV khen những em đã biết thực hiện bài học.
=> Cần sử dụng lời YC, dề nghị nhẹ nhàng, lịch sự. Như vậy là thể hiện sự tôn trọng người khác và có lòng tự trọng.
+ GV nêu tình huống, yêu cầu h/s thảo luận, các nhóm cử 2 bạn đóng vai theo từng cặp.
- TH 1: Em muốn được bố mẹ cho đi chơi vào ngày chủ nhật.
- TH 2: Em muốn hỏi thăm chú công an đường đi đến nhà một người quen.
- TH 3: Em muốn nhờ em bé lấy hộ chiếc bút. 
- TH4 : Em muốn mượn bạn 1 quyển truyện.
- GV mời một và cặp lên đóng vai trước lớp.
- Cả lớp thảo luận, nhận xét về lời nói, cử chỉ, hành động khi đề nghị được giúp đỡ của các nhóm.
=> GV kết luận: Khi cần đến sự giúp đỡ, dù nhỏ của người khác, em cần có lời nói và hành động, cử chỉ phù hợp.
- GV phổ biến luật chơi:
+ Người chủ trò đứng trên bảng nói to một câu đề nghị nào đó đối với các bạn trong lớp. Chẳng hạn:
- Mời các bạn đứng lên.
- Mời các bạn ngồi xuống.
- Tôi muốn đề nghị các bạn giơ tay phải.
+ Nếu là lời đề nghị lịch sự thì học sinh trong lớp sẽ làm theo. Còn nếu lời đề nghị chưa lịch sự thì các bạn sẽ không thực hiện động tác được yêu cầu.
+ Ai không thực hiện đúng luật chơi sẽ phải chịu một hình thức phạt do lớp đề ra.
- GV nhận xét, đánh giá.
+ Chú ý : GV nên cho h/s thay phiên nhau làm chủ trò.
- Tổng kết trò chơi.
=> KL chung: Biết nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong giao tiếp hằng ngày là tự trọng và tôn trọng người khác.
- GV hỏi cả lớp: Tại sao cần phải nói lời yêu cầu và đề nghị?
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
+ Thực hiện nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự khi cần giúp đỡ và nhắc nhở bạn bè, anh em cùng thực hiện.
- Hát.
- 1HSTL.
- Đó là thể hiện nếp sống văn minh.
- 2 HS đọc.
- 2 em nhắc lại tên đầu bài, ghi bài.
- HS làm BT4.
- 1 vài HS thực hiện.
+ HS tự liên hệ, tự nói.
+ HS thảo luận nhóm và đóng vai theo từng cặp .
- Nhóm1.
- Nhóm2.
- Nhóm3
- Nhóm 4.
+ Nhóm khác nhận xét và bổ sung .
- HS cả lớp thực hiện trò chơi.
- HS nhắc lại.
- 1, 2 HSTL.
- 2 HS đọc ghi nhớ.
- HS nghe và thực hiện.

File đính kèm:

  • docdao_duc_tuan_22.doc