Giáo án Đại số 8: Liên hệ giữa thứ tự và phép cộng

Hoạt động 1: Nhắc lại về thứ tự trên tập hợp số:

Gv: Trên tập hợp số thực, khi so sánh hai số a và b, có thể xảy ra những trường hợp nào? Những trường hợp đó kí hiệu như thế nào?

Hs: có thể xảy ra những trường hợp sau:

Số a lớn hơn số b: a>b

Hoặc số a nhỏ hơn số b: a

Hoặc số a bằng số b: a=b

Gv: vẽ trục số và biểu diễn cho học sinh thấy.

Gv: yêu cầu học sinh nêu cách biểu diễn số trên trục số thực theo phương nằm ngang.

 

doc3 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1092 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 8: Liên hệ giữa thứ tự và phép cộng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài -Tiết: :LIÊN HỆ GIỮA THỨ TỰ VÀ PHÉP CỘNG
Tuần :
Ngày day:
Giáo sinh: Nguyễn Thị Cẩm Vân
I.,MỤC TIÊU.
1.1. Kiến thức:
-Hs biết: so sánh giá trị giữa hai vế của bất đẳng thức, sự liên hệ giữa thứ tự và phép cộng.
-Hs hiểu: khái niệm bất đẳng thức, liên hệ giữa thứ tự và phép cộng để so sánh hai vế bất đẳng thức.
1.2 Kỹ năng: 
-Rèn kỹ năng chứng minh bất đẳng thức
1.3 Thái độ
- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác trong giải bài tập
II. TRỌNG TÂM
- Tính chất liên hệ giữa thứ tự và phép cộng.
III. CHUẨN BỊ
3.1. Giáo viên: bảng phụ: ghi bài tập, hình minh họa; thước kẻ chia khoảng
3.2: Học sinh: Ôn lại thứ tự trên tập hợp số, bảng nhóm, bút dạ, máy tính bỏ túi
IV. TIẾN TRÌNH
4.1 Ổn định và kiểm diện: Kiểm diện học sinh
4.2 Kiểm tra miệng: Lồng vào tiết dạy
4.3 Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Nhắc lại về thứ tự trên tập hợp số:
Gv: Trên tập hợp số thực, khi so sánh hai số a và b, có thể xảy ra những trường hợp nào? Những trường hợp đó kí hiệu như thế nào?
Hs: có thể xảy ra những trường hợp sau: 
Số a lớn hơn số b: a>b 
Hoặc số a nhỏ hơn số b: a<b 
Hoặc số a bằng số b: a=b
Gv: vẽ trục số và biểu diễn cho học sinh thấy.
Gv: yêu cầu học sinh nêu cách biểu diễn số trên trục số thực theo phương nằm ngang.
Hs: Khi biểu diễn số thực trên trục số theo phương nằm ngang ta biểu diễn điểm số nhỏ hơn ở bên trái điểm biểu diễn số lớn hơn.
Gv: Gv cho Hs làm , treo bảng phụ ghi đề bài, gọi Hs đứng tại chỗ trả lời
Gv: Nếu số a không nhỏ hơn số b thì số a phải như thế nào so với b? 
Hs: số a lớn hơn số b, hoặc số a bằng số b.
Gv: ta có thể nói gọn a lớn hơn hoặc bằng b, kí hiệu là a≥b. tương tự ta cũng có khi a không lớn hơn số b thì số a nhỏ hơn hoặc bằng b, kí hiệu: ab.
Nếu c là số không âm thì ta viết c≥0.
Hoạt động 2: Bất đẳng thức: 
Gv: Nêu khái niệm bất đẳng thức cho Hs.
Hs: lắng nghe.
Gv: bất đẳng thức 7+(-2)>-4 có vế phải là gì? Vế trái là gì?
Hs: vế phải: -4
Vế trái: 7+(-2)
Hoạt động 3: Liên hệ giữa thứ tự và phép cộng:
Gv: Cho bất đẳng thức (-4) < 2. Khi cộng 3 vào hai vế của bất đẳng thức ta được bất đẳng thức nào?
Hs: Ta được: -4+3<2+3
Gv: Treo bảng phụ hình vẽ cho Hs xem. Treo , yêu cầu Hs hoạt động nhóm và thực hiện.
Hs: thực hiện 
Gv: yêu cầu Hs nêu tính chất.
Hs: nêu tính chất SGK/36
Gv: Vậy khi cộng cùng một số vào hai vế của bất đẳng thức thì ta được bất đẳng thức mới có chiều như thế nào với bất đẳng thức đã cho?
Hs: Khi cộng cùng một số vào hai vế của bất đẳng thức thì ta được bất đẳng thức mới cùng chiều bất đẳng thức đã cho
Gv: yêu cầu hs quan sát Ví dụ 2/ SGK/ 36. đồng thời thực hiện và 
Hs: thực hiện.
Gv: đọc chú ý.
1.Nhắc lại về thứ tự trên tập hợp số:
Với mọi a, b Є R ta luôn có:
Số a bằng số b, kí hiệu: a=b
Số a lớn hơn số b, kí hiệu: a>b 
Số a nhỏ hơn số b, kí hiệu: a<b
 Điền dấu thích hợp(=,) vào ô trống:
a) 1,53 < 1,8
b) -2,37 > -2,41
c) 
d) 
2.Bất đẳng thức: 
Ta gọi hệ thức dạng ab, ab, ab) là bất đẳng thức và gọi a là vế trái, b là vế phải của bất đẳng thức
Ví dụ 1: SGK
3.Liên hệ giữa thứ tự và phép cộng
a) Ta được bất đẳng thức:-4+(-3)<2+(-3)
b) Ta được bất đẳng thức: -4+c<2+c
Tính chất:
Với ba số a, b và c, ta có:
-Nếu a<b thì a+c<b+c
-Nếu ab thì a+cb+c
-Nếu a>b thì a+c>b+c
-Nếu ab thì a+cb+c
Khi cộng cùng một số vào hai vế của bất đẳng thức thì ta được bất đẳng thức mới cùng chiều bất đẳng thức đã cho
 Ta có:
-2004>-2005
Nên-2004+(-777)>-2005+(-777)
Ta có: < 3 nên +2<3+2
Hay +2<5
Chú ý: Tính chất của thứ tự cũng là tính chất của bất đẳng thức
 4.4 Câu hỏi và bài tập củng cố:
Câu 1: Phát biểu tính chất lien hệ giữa thứ tự và phép cộng?
Đáp án: Khi cộng cùng một số vào hai vế của bất đẳng thức, ta được bất đẳng thức cùng chiều bất đẳng thức đã cho.
Câu 2: Bài 1/SGK/37:
Đáp án: a). Vì -2+3=1 mà 1<2 nên -2+3≥2 Sai
b) vì 2(-3)= -6 nên -6 2.(-3) Đúng
c). 4+(-8) < 15 +(-8) Đúng
d) x +1 ≥ 1 Đúng
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học:
Đối với tiết học này: 
Nắm vững tính chất lien hệ giữa thứ tự và phép cộng.
Làm các bài tập;2, 3/SGK/37; BÀI 3,4,5/SBT/41.
Hướng dẫn Bài 2/SGK/37
Hai vế của bất đẳng thức a<b được cộng với 1
Hai vế của bất đẳng thức a<b được cộng với -2
Đối với bài tiếp theo: “ Liên hệ giữa thứ tự và phép nhân”
Xem trước bài, chuẩn bị bảng nhóm, bút dạ
V. RÚT KINH NGHIỆM: 
Nội dung
Phương pháp:........................
Sử dụng đồ dung,thiết bị dạy học.

File đính kèm:

  • docLien_he_giua_thu_tu_va_phep_cong.doc