Giáo án Đại số 7 - Tiết 61, 62, 63

A./ Mục tiêu :

1.) Kiến thức :

- NB : hệ thống hóa các kiến thức về biểu thức đại số , đơn thức , đơn thức đồng dạng ở chương 4

- TH : Cách viết đơn thức , đa thức có bậc xác định , có biến và hệ số theo yêu cầu của đề bài

- VD : vận dụng các kiến thức đã học giải bài toán tổng hợp

2.) Kỹ năng: vận dụng các kiến thức đã học giải bài toán tổng hợp

3.) Thái độ: Cẩn thận, chính xác.

B./ Chuẩn bị :

°Giáo viên: giáo án; SGK; phấn màu; máy tính bỏ túi

 °Học sinh: Bài cũ; bài soạn; các dụng cụ học tập

 Phương pháp Ôn tập , nhóm

C./ Tiến trình lên lớp:

 1. Ổn định

 2. KTBC :

- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh ( Kiểm tra vở soạn các câu hỏi ôn tập )

- Kiểm tra vở bài tập của học sinh

 3. Bài mới :

 

doc7 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 738 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 7 - Tiết 61, 62, 63, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30
NS : 28/3/2014 Tiết 61 NGHIỆM CỦA ĐA THỨC MỘT BIẾN
ND : 01/4/2014 
A./ Mục tiêu :
1.) Kiến thức :
- NB : Hiểu khái niệm nghiệm của đa thức một biến 
- TH : Hiểu rõ ví dụ và biết tìm nghiệm của đa thức
- VD : Tìm nghiệm của đa thức
2.) Kỹ năng: kiểm tra một số là nghiệm hay không là nghiệm của đa thức một biến.
3.) Thái độ:	Cẩn thận, chính xác.
B./ Chuẩn bị :
Giáo viên: giáo án; SGK; 	
 Học sinh: Bài cũ; bài soạn; các dụng cụ học tập
 Phương pháp : Vấn đáp , gợi ý
C./ Tiến trình lên lớp:
	1. Ổn định
	2. KTBC : 
- 2 hs lên bảng giải BT 53 , mỗi em một câu
P(x) – Q(x) = 4x5 -3x4 – 3x3 +x2 +x – 5
Q(x) – P(x) = - 4x5 +3x4 + 3x3 - x2 - x + 5
Các hệ số đối nhau
	3. Bài mới :	
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1 Nghiệm của đa thức một biến 
GV : Ta đã biết , ở Anh , Mỹ nhiệt độ được tính theo độ F . Ở nước ta và nhiều nước khác nhiệt độ được tính theo độ C
GV: cho học sinh đọc đề toán : Cho biết công thức đổi từ độ F sang độ C là :
 C = ( F – 32 )?
Hỏi nước đóng băng ở bao nhiêu độ F ?
GV: trong công thức trên, thay F bằng x, ta có :
GV: giới thiệu x = 32 là nghiệm của đa thức P(x) 
GV: Vậy khi nào số a là nghiệm cua đa thức P(x)
HS: trả lời khái niệm ở SGK
GV: nhận xét , đưa k/n như sgk
HS : Đọc k/n sgk trang47
* Hoạt động 2 Ví dụ
GV: nêu ví dụ.
HS: quan sát và kiểm nghiệm bằng cách tính giá trị biểu thức đó tại nghiệm.
GV : Tại sao x = là nghiệm của P(x)
HS : Trả lời
GV: nhận xét.
Tương tự câu b) và c) gv h/d hs kiểm nghiệm
HS: đọc chú ý SGK
HS: làm ? 1
 x = -2 ; x = 0 ; x = 2 là nghiệm của đa thức f(x) = x3 – 4x, vì f(-2) = f(0) = f(2) = 0
GV: nhận xét
HS: làm ?2
Đa thức P(x) = 2x + ½ có một nghiệm là: x = -1/4
Đa thức Q(x) = x2 -2x – 3 có hai nghiệm là: x = 3vàx =-1
GV: nhận xét.
GV: cho học sinh phân nhóm tổ chức trò chơi toán học
1/ Nghiệm của đa thức một biến :
* Bài toán: SGK
Ta đã biết nước đóng băng ở 00c. 
Khi đó ,( F – 32 ) = 0
Từ đó F = 32
 Nước đá đóng băng ở 320F.
Xét đa thức: P(x) = .
Ta có: P(32) = 0. 
Ta nói x = 32 là nghiệm của đa thức P(x).
Khái niệm: Nếu tại x =a , đa thức P(x) có giá tri bằng 0 thì ta nói a ( hoặc x= a) là một nghiệm của đa thức đó. 
2./Ví dụ :
a) là nghiệm của đa thức 
 P(x) = 2x + 1 vì P() = 0
b) x = -1 và x= 1 là nghiệm của đa thức Q(x) = x2 – 1. Vì 
Q(-1) = Q(1) = 0
c) Đa thức G(x) = x2 + 1 không có nghiệm, vì tại x = a bất kì ta luôn có: G(a) = a2 + 1 > 0
* Chú ý: SGK/47
?1/ x = -2 ; x = 0 ; x = 2 là nghiệm của đa thức f(x) = x3 – 4x, vì f(-2) = f(0) = f(2) = 0
?2/
Đa thức P(x) = 2x + ½ có một nghiệm là: x = -1/4
Đa thức Q(x) = x2 -2x – 3 có hai nghiệm là: x = 3vàx =-1
4./ Củng cố :
NGHIỆM CỦA ĐA THỨC MỘT BIẾN
Sơ đồ tư duy :
Ví dụ
Nghiệm của đa thức một biến
Bài tập :
Bài tập 54sgk/ 48 
a) x = không phải là nghiệm của P(x) vì : 
b) Q(x) = x2 – 4x + 3
 Q (1) = 12 – 4.1 + 3 = 0
 Q(3) = 32 – 4.3 + 3 = 0
Vậy x = 1 và x = 3 là các nghiệm của đa thức Q(x)
Bài 55 a) P(y) = 3y + 6
 3y + 6 = 0
 3y = -6
 y = -2
b) y4 0 với mọi y , 2 >0
Nên y4 + 2 > 0 với mọi y
 Q(y) không có nghiệm
5./ HDVN 
Bài vừa học : Học thuộc khái niệm nghiệm của đa thức
Xem lại các ví dụ
Bài sắp học : Ôn tập chương IV
+ Xem trước các ví dụ
+ Chuẩn bị ?1 , ?2
NS : 28/3/2014 Tiết 62 : ÔN TẬP CHƯƠNG IV
ND : 04/4/2014
A./ Mục tiêu :
1.) Kiến thức : 
- NB : hệ thống hóa các kiến thức về biểu thức đại số , đơn thức , đơn thức đồng dạng ở chương 4
- TH : Cách viết đơn thức , đa thức có bậc xác định , có biến và hệ số theo yêu cầu của đề bài
- VD : vận dụng các kiến thức đã học giải bài toán tổng hợp
2.) Kỹ năng: vận dụng các kiến thức đã học giải bài toán tổng hợp
3.) Thái độ:	Cẩn thận, chính xác.
B./ Chuẩn bị :
°Giáo viên: giáo án; SGK; phấn màu; máy tính bỏ túi
	°Học sinh: Bài cũ; bài soạn; các dụng cụ học tập
 Phương pháp Ôn tập , nhóm
C./ Tiến trình lên lớp:
	1. Ổn định
	2. KTBC : 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh ( Kiểm tra vở soạn các câu hỏi ôn tập )
- Kiểm tra vở bài tập của học sinh
	3. Bài mới :
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1 : Hệ thống hoa các kiến thức đã học 
Gv : Biểu thức đại số là gì ?
HS : Trả lời và cho ví dụ
GV : Thế nào là đơn thức?
HS Trả lời
GV: cho học sinh trả lời các câu hỏi ôn tập đã chuẩn bị ở nhà
HS: 1.) xy; x2y; x2y2; xy3 ; x3y3.
 GV : Đơn thức đồng dạng là gì ?
 2.) Hai đơn thức đồng dạng là hai đơn thức có phần biến giống nhau.
 Ví dụ: 3xyz; 5xyz
3.) Qui tắc cộng, trừ hai đơn thức đồng dạng
* Hoạt động 2 : Bài tập 
Bài 58
GV: cho học sinh đọc đề và giải
HS: lên bảng giải
GV: kiểm tra nhận xét
a) Thay x = 1; y = -1; z = -2 vào biểu thức cho ta được:
2.1.(-1)[5.12.(-1) + 3.1 –(-2)] = 0
GV: cho học sinh nêu lại khái niệm đơn thức
Bài 59/SGK/49
GV: Cho học sinh hoạt động nhóm bài 59
HS: đọc và thực hiện phép nhân hai đơn thức và ghi kết quả vào ô trống.
GV: nhận xét kết quả làm của học sinh.
Kết qủa phép nhân các đơn thức theo thứ tự lần lượt là:
75x4y3z2; 125x5y2z2; -5x3y2z2 ; .
Bài 61 
HS : Lên bảng thực hiện 
1 hs một câu
a) -x3y4z2 . 
Đơn thức có bậc 9 và có hệ số là -
b) 6x3y4z2 . Đơn thức có bậc 9 và có hệ số là 6
I/ Hệ thống hoá các kiến thức đã học 
1/ Biểu thức đại số : 
- Biểu thức đại số là những biểu thức mà trong đó ngoài các số , các kí hiệu phép toán cộng , trừ , nhân , chia , nâng lên luỹ thừa , còn có cả các chữ ( đại diện cho các số)
VD : 4x ; 3( x+y); .
- Giá trị của một biểu thức đại số
2/ Đơn thức : ( sgk/ 30)
VD : x; 4y ; .là những đơn thức
Đơn thức thu gọn
Bậc của đơn thức
Đơn thức đồng dạng
II/ Bài tập :
Bài 57 trang 49 :
a) 3x3y
b) xy2 + 2xy - 3
Bài 58 :
a) Thay x = 1; y = -1; z = -2 vào biểu thức cho ta được:
2.1.(-1)[5.12.(-1) + 3.1 –(-2)] = 0
b) Thay x = 1; y = -1; z = -2 vào biểu thức cho ta được:
1.(-1)2 + (-1)2.(-2)3 + (-2)3.14 = -15
Bài 59/SGK/49
Kết qủa phép nhân các đơn thức theo thứ tự lần lượt là:
75x4y3z2; 
125x5y2z2; 
-5x3y2z2;
.
Bài 61 :
a) -x3y4z2 . 
Đơn thức có bậc 9 và có hệ số là -
b) 6x3y4z2 
Đơn thức có bậc 9 và có hệ số là 6
4./ Củng cố :
- Thế nào là đơn thức đồng dạng
- Quy tắc cộng, trừ hai đơn thức đồng dạng
- nhắc lại các kiến thức dễ sai 
ÔN TẬP CHƯƠNG IV
Sơ đồ tư duy :
Đơn thức
Biểu thức đại số
Đơn thức đồng dạng
Giá trị của một biểu thức đại số
Khái niệm về
Biểu thức đại số
Đơn thức 
5./ HDVN
- Bài vừa học: Học thuộc 4 câu hỏi ôn tập
	 Xem lại các bài tập đã giải
	 BTVN 62; 63 ;64 ;65trang50; 51sgk
- Bài sắp học : Ôn tập chương IV (tt)
 Chuẩn bị : + Đa thức , đa thức một biến là gì ?
 + Cách cộng , trừ đa thức , đa thức một biến
 + Nghiệm của đa thức là gì ?
TUẦN 31
NS : 04/4/2014 Tiết 63 ÔN TẬP CHƯƠNG IV (tt)
ND : 08/4/2014
A./ Mục tiêu :
1.) Kiến thức :
- NB : hệ thống hóa các kiến thức cơ bản ở chương 4 : Ôn tập các qui tắc cộng , trừ đa thức , nghiệm của đa thức
- TH :Cách cộng , trừ các đa thức , sắp xếp các hạng tử của đa thức theo cùng một thứ tự , xác định nghiệm của đa thức.
- VD : vận dụng các kiến thức đã học giải bài toán tổng hợp
2.) Kỹ năng: Rèn kĩ năng cộng , trừ các đa thức , sắp xếp các hạng tử của đa thức theo cùng một thứ tự , xác định nghiệm của đa thức.
3.) Thái độ:	Cẩn thận, chính xác.
B./ Chuẩn bị :
°Giáo viên: giáo án; SGK; phấn màu; máy tính bỏ túi
	°Học sinh: Bài cũ; bài soạn; các dụng cụ học tập
 Phương pháp : Ôn tập , nhóm
C./ Tiến trình lên lớp :
	1. Ổn định
	2. KTBC : 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh ( Kiểm tra vở soạn các câu hỏi ôn tập )
- Kiểm tra vở bài tập của học sinh
	3. Bài mới :
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1: Hệ thống hoá các kiến thức đã học 
GV : Vấn đáp hs
HS : Trả lời đa thức là gì ?
Thu gọn đa thức 
Bậc của đa thức
Cộng , trừ đa thức
Đa thức một biến 
Cộng , trừ đa thức một biến
HS : Trả lời câu hỏi số 4 sgk/ 49
 P(a) = 0 thì số a là ngiệm của đa thức P(x).
GV: nhận xét từng câu trả lời của học sinh.
* Hoạt động 2 : Bài tập 
Bài 62sgk/50 
GV : Gọi 2hs lên bảng sắp xếp đa thức , mỗi em một đa thức
HS : P(x) = x5 + 7x4 – 9x3 – 2x2 – ¼x.
 Q(x) = - x5 +5x4 – 2x3 + 4x2 –¼.
Câu b) gv yêu cầu hs cộng , trừ hai đa thức theo cột dọc
HS : P(x) + Q(x) = 12x4 – 11x3 + 2x2 -¼x - ¼.
 P(x) – Q(x) = 2x5 + 2x4 – 7x3 – 6x2 - ¼x + ¼.
Câu c) cả lớp thảo luận nhóm
Bài 63/SGK/50
HS :Lên bảng giải
 a) M(x) = x4 + 2x2 + 1 
b) M(1) = 3: 
 M(-1) = 3
GV : Nhận xét , đánh giá , ghi điểm
Bài 64:
GV: cho học sinh đọc đề và giải
HS: 
Do x2y = 1 tại x = -1 và y = 1 nên ta chỉ cần viết các đơn thức có phần biến là x2y và có hệ số nhỏ hơn 10.
GV:nhận xét bài giải của học sinh. 
I/ Hệ thống hoá các kiến thức đã học 
1/ Đa thức : 
Đa thức ( sgk/37)
Thu gọn đa thức 
Bậc của đa thức
Cộng , trừ đa thức
Đa thức một biến 
Sắp xếp một đa thức
Cộng , trừ đa thức một biến
2/ Nghiệm của đa thức một biến
Nếu tại x =a , đa thức P(x) có giá tri bằng 0 thì ta nói a ( hoặc x= a) là một nghiệm của đa thức đó. 
II/ Bài tập :
Bài 62sgk/50 :
a) P(x) = x5 + 7x4 – 9x3 – 2x2 – ¼x.
 Q(x) = - x5 +5x4 – 2x3 + 4x2 –¼.
b) P(x) + Q(x) = 12x4 – 11x3 + 2x2 -¼x - ¼.
 P(x) – Q(x) = 2x5 + 2x4 – 7x3 – 6x2 - ¼x + ¼.
c) x= 0 là nghiệm của P(x) vì P(0) = 0
 x= 0 không phải là nghiệm của Q(x)vì Q(0) = -¼ khác 0.
Bài 63/SGK/50
a) M(x) = x4 + 2x2 + 1 
b) M(1) = 3: 
 M(-1) = 3
c) Do x4 và x2 nhận giá trị không âm với mọi x, nên M(x) > 0 với mọi x, nên đa thức trên không có nghiệm
Bài 64 :
Do x2y = 1 tại x = -1 và y = 1 nên ta chỉ cần viết các đơn thức có phần biến là x2y và có hệ số nhỏ hơn 10.
4./ Củng cố :
Trả lời đa thức là gì ?
Thu gọn đa thức 
Bậc của đa thức
Cộng , trừ đa thức
Đa thức một biến 
Cộng , trừ đa thức một biến 
ÔN TẬP CHƯƠNG IV (tt)
Sơ đồ tư duy :
Đa thức
Nghiệm của đa thức
Cộng, trừ đa thức
Cộng , trừ đa thức
một biến
Đa thức một biến
5./ HDVN
- Bài vừa học: Học thuộc 4 câu hỏi ôn tập
	 Xem lại các bài tập đã giải
	 BTVN 65 /51sgk
- Bài sắp học : Kiểm tra chương IV
 + Học thuộc các kiến thức đã ôn 
 + Xem lại các bài tập đã giải

File đính kèm:

  • docTIET 61;62;63.doc