Giáo án Đại số 12: Các quy tắc tính xác suất

Ví dụ 1: Gieo ngẫu nhiên một con súc sắc cân đối và đồng chất. Tính xác suất của các biến cố sau:

a. Biến cố A: “xuất hiện mặt có chấm là số chẵn”.

b. Biến cố B: “ xuất hiện mặt có chấm là số lẻ”.

Định nghĩa: Cho 2 biến cố A và B cùng liên quan đến phép thử T. Biến cố A và B xung khắc với nhau nếu biến cố này xảy ra thì biến cố kia không xảy ra và ngược lại.

 

doc5 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1011 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 12: Các quy tắc tính xác suất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 	21/11/2014	Ngày dạy: ......................
Họ và tên giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Đình Mẫu
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Ý Việt
Bài dạy: CÁC QUY TẮC TÍNH XÁC SUẤT
MỤC TIÊU :
Kiến thức : Giúp học sinh
Hiểu được khái niệm hợp của 2 biến cố
Biết được khi nào 2 biến cố xung khắc, biến cố đối
Hiểu được quy tắc cộng xác suất
2. Về kĩ năng:
Giúp học sinh biết vận dụng quy tắc cộng để giải các bài toán xác suất đơn giản
3. Về tư duy - thái độ:
 Tích cực tham gia vào bài học
II. CHUẨN BỊ.
Học sinh:
- Nắm vững các khái niệm cơ bản: phép thử, không gian mẫu, biến cố liên quan đến một phép thử, tập hợp mô tả biến cố.
- 	Biết tính xác suất của biến cố
- 	Sách giáo khoa, vở ghi chép, đồ dùng học tập 
 2. Giáo viên:
- Giáo án, sách giáo khoa, đồ dùng dạy học
III. PHƯƠNG PHÁP.
Thuyết trình
Gợi mở, vấn đáp
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1.Ổn định lớp: (thời gian: 1 phút)
2.Kiểm tra bài cũ: (thời gian: 7 phút)
	Một hộp đựng 5 bi xanh, 4 bi vàng. Chọn ngẫu nhiên 2 bi. Tính xác suất của các biến cố sau:
Biến cố A: “ xuất hiện 2 bi màu vàng”
Biến cố B: “ xuất hiện 2 bi màu xanh
3. Nội dung bài mới: (thời gian: 35 phút)
 Đặt vấn đề: (thời gian: 1 phút) Trở lại câu hỏi kiếm tra bài cũ. Nếu cho biến cố C “xuất hiện 2 bi cùng màu” thì biến cố C có liên quan gì với 2 biến cố A, B? Để hiểu được vấn đề này chúng ta đi vào bài mới “ Các quy tắc tính xác suất”.
 Triển khai bài mới (thời gian: 34 phút)
 Hoạt động 1: Biến cố hợp (thời gian: 10 phút)
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng	
10
Nếu biến cố C xuất hiện 2 bi cùng màu thì có thể là màu vàng hoặc màu xanh. Như vậy biến cố C là biến cố hợp của hai biến cố A và B.
Thế nào là 2 biến cố hợp?
Giáo viên nêu định nghĩa
Giáo viên gọi học sinh đọc định nghĩa SGK.
Nếu và là tập hợp mô tả các kết quả thuận lợi cho 2 biến cố A và B được gọi là gì?
Trường hợp có k biến cố cùng lien quan đến một phép thử T thì biến cố có ít nhất một trong k biến cố có được gọi là hợp của k biến cố không?
Khẳng định đáp án
Học sinh lắng nghe – hiểu 
Học sinh trả lời 
Học sinh tiếp thu kiến thức
Đọc định nghĩa SGK
Học sinh trả lời
Học sinh trả lời
Ghi nhận kiến thức
Quy tắc cộng
Biến cố hợp
Định nghĩa: Cho 2 biến cố A và B cùng liên quan đến phép thử T. Biến cố “A hoặc B” xảy ra gọi là biến cố hợp của 2 biến cố A và B. Kí hiệu 
Nếu và là 2 tập hợp mô tả các kết quả thuận lợi cho 2 biến cố A và B thì tập hợp mô tả các kết quả thuận lợi cho là 
Cho k biến cố cùng liên quan đến một phép thử T. Biến cố “có ít nhất một trong k biến cố xảy ra” là hợp của k biến cố, kí hiệu 
Hoạt động 2: Biến cố xung khắc (thời gian: 6 phút)
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
6’
Giáo viên cho ví dụ và yêu cầu học sinh giải
Nhận xét bài làm của học sinh
Từ ví dụ trên nếu A xảy ra thì B có xảy ra hay không?
Giáo viên khẳng định hai biến cố A và B được gọi là 2 biến cố xung khắc
Hãy phát biểu khái niệm 2 biến cố xung khắc
Khi nào 2 biến cố được gọi là xung khắc
Hai biến cố A và B ở ví dụ 1 có phải là 2 biến cố xung khắc hay không
- Gv yêu cầu thực hiện H1.
Học sinh trình bày
Học sinh trả lời
Học sinh lắng nghe
Học sinh phát biểu
Học sinh trả lời
Học sinh trả lời
Học sinh trả lời
Biến cố xung khắc
Ví dụ 1: Gieo ngẫu nhiên một con súc sắc cân đối và đồng chất. Tính xác suất của các biến cố sau:
Biến cố A: “xuất hiện mặt có chấm là số chẵn”.
Biến cố B: “ xuất hiện mặt có chấm là số lẻ”.
Định nghĩa: Cho 2 biến cố A và B cùng liên quan đến phép thử T. Biến cố A và B xung khắc với nhau nếu biến cố này xảy ra thì biến cố kia không xảy ra và ngược lại.
Hai biến cố A và B xung khắc 
H1.Hỏi hai biến cố A và B trong ví dụ 1 có phải là hai biến cố xung khắc hay không?
Hoạt động 3: Quy tắc cộng xác suất (thời gian: 10 phút)
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng	
10’
Yêu cầu như ở ví dụ 1, tính xác suất biến cố C “xuất hiện mặt có chấm là số lẻ hoặc chẵn”.
Nhận xét về 2 biến cố A và B. Sau đó so sánh
 P(A) + P(B) với P(C).
Khi có 2 biến cố xung khắc thì xác suất của biến cố hợp bằng bằng tổng các xác suất.
Giáo viên gọi học sinh đọc định nghĩa SGK.
Giáo viên cho ví dụ và hướng dẫn học sinh giải
+ Số phần tử không gian mẫu?
+ Xác định các biến cố? Số kết quả thuận lợi cho các biên cố?
+ Nhận xét về các biến cố?
+ Tính xác suất các biến cố
Từ quy tắc cộng 2 biến cố hãy phát biểu cho trường hợp cộng nhiều biến cố
Khẳng định đáp án
Ta có
- Hai biến cố A và B là xung khắc
Học sinh nghe, tiếp thu kiến thức
Đọc định nghĩa SGK
Học sinh trả lời
A biến cố 2 học sinh nữ
B biến cố 2 học sinh nam
C biến cố 2 học sinh cùng giới
A và B xung khắc
Học sinh phát biểu
Ghi nhận kiến thức
Quy tắc cộng xác suất
Định nghĩa: Nếu 2 biến cố A và B xung khắc thì các xác suất để biến cố A hoặc B xảy ra là P() = P(A) + P(B)
Ví dụ 3: Trong một tổ có 3 học sinh nam và 4 học sinh nữ. Tính xác suất để chọn ngẫu nhiên 2 học sinh đó cùng giới
Giải: 
Số khả năng có thể xảy ra 
Gọi A là biến cố 2 học sinh đó là nữ
B là biến cố 2 học sinh đó là nam
C là biến cố 2 học sinh cùng giới
A và B xung khắc nên 
Cho k biến cố đôi một xung khắc nhau. Khi đó
Hoạt động 4: Biến cố đối (thời gian: 8 phút)
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng	
8’
Ở ví dụ 1 ta có biến cố A số chấm xuất hiện là chẵn, biến có B số chấm xuất hiện là lẻ. Ta thấy khi thực hiện phép thử biến cố A không xảy ra thì biến cố B xảy ra. Như vậy biến cố B là biến cố đối của biến cố A.
Thế nào là biến cố đối?
Nếu là tập hợp các kết quả thuận lợi cho A thì tập hợp các kết quả thuận lợi cho là gì? 
Hai biến cố đối nhau thì xung khắc điều ngược lại đúng hay sai
Tương tự ta cũng có công thức tính P()
Yêu cầu học sinh thực hiện H2
Học sinh lắng nghe, tiếp thu kiến thức
Học sinh trả lời
Học sinh trả lời
Học sinh trả lời
Học sinh lắng nghe ghi nhận
Học sinh thực hiện
Biến cố đối
 Định nghĩa: Cho A là một biến cố. Khi đó biến cố “Không xảy ra A”, kí hiệu là , được gọi là biến cố đối của A .
- Nếu là tập hợp các kết quả thuận lợi cho A thì tập hợp các kết quả thuận lợi cho là 
Chú ý: Hai biến cố đối nhau thì xung khắc, hai biến cố xung khắc thì chưa chắc đối nhau.
Định lý
P() = 1- P(A)
H2 Xét ví dụ 3. Tính xác suất để kết quả nhận được là một số lẻ
4. Củng cố: (thời gian: 1 phút)
 - Các khái niệm biến cố hợp, biến cố xung khắc, biến cố đối
	- Các quy tắc và công thức tính xác suất
5. Dặn dò: (thời gian: 1 phút)
	- Học bài, làm bài tập 
	- Xem trước phần quy tắc nhân xác suất 
V. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :
.........
VI. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN :
.........
	Ngàytháng..năm 2014	 Ngày 22 tháng 11 năm 2014 
DUYỆT GIÁO ÁN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN	SINH VIÊN THỰC TẬP
	(ký và ghi rõ họ tên)	(ký và ghi rõ họ tên)
	Nguyễn Đình Mẫu	Nguyễn Thị Ý Việt

File đính kèm:

  • docChuong_II_4_Phep_thu_va_bien_co.doc