Giáo án Đại lý 6 tiết 33: Đất. các nhân tố hình thành đất

Thành phần của thổ nhưỡng.

- Thành phần khoáng chất chiếm phần lớn trọng lượng của đất.

- Khoáng chất có nguồn gốc từ các sản phẩm phong hoá đá gốc .

- Thành phần chất hữu cơ

- Chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng có vai trò quan trong đối với chất lượng đất.

- Chất hữu cơ có nguồn gốc từ xác động vật , thực vật bị biến đổi do các vi sinh vật và các động vật trong đất tạo thành chất mùn.

- Chất mùn là nguồn thức ăn dồi dào , cung cấp những chất cần thiết cho thực vật tồn tại và phát triển.

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2276 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại lý 6 tiết 33: Đất. các nhân tố hình thành đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 34
ĐẤT . CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH ĐẤT
Tiết : 33
Ngày dạy: 
1. MỤC TIÊU : 
1.1) Kiến thức: 
- HS biết được các khái niệm về đất ( hay thổ nhưỡng) .Biết được các thành phần của đất , nhân tố hình thành đất . 
- Hiểu được sự hình thành và độ phì nhiêu của đất .
1.2) Kĩ năng : 
- HS thực hiện được : phân tích các nhân tố hình thành đất.
- HS thực hiện thành thạo : thiết lập được sơ đồ tư duy thể hiện các nhân tố hình thành đất .
1.3) Thái độ: 
- Thói quen : ý thức được vai trò của con người trong việc làm cho độ phì trong đất tăng hay giảm.
-Tính cách : biết vận động mọi người giữ gìn bảo vệ đất .
2. NỘI DUNG HỌC TẬP :
- Lớp đất trên bề mặt các lục địa
- Thành phần và đặc điểm của thổ nhưỡng.
- Các nhân tố hình thành đất
3. CHUẨN BỊ :
3.1.Giáo viên: Tranh ảnh về một mẫu đất , bản đồ thổ nhưỡng Việt Nam.
3.2 .Học sinh : xem bài trước và chuẩn bị những nội dung đã dặn 
4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP :
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện :
4.2. Kiểm tra miệng :
4.3.Tiến trình bài học: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
- Trên bề mặt các lục địa có một lớp vật chất xốp gọi là thổ nhưỡng quyển hay còn gọi là lớp đất . Do được sinh ra từ các sản phẩm phong hoá của các lớp đá trên bề mặt Trái Đất nên các loại đất đều có đặc điểm riêng . Điểm mấu chốt để phân biệt giữa đất và đá là độ phì . Độ phì của đất càng cao , sự sinh trưởng và phát triển của thực vật càng thuận lợi.
Hoạt động 1: Tìm hiểu Lớp đất trên bề mặt lục địa, 5PHÚT 
GV: Giới thiệu : Khái niệm đất ( thổ nhưỡng)
- Giải thích : Thổ là đất 
 Nhưỡng là loại đất mềm xốp.
=>chốt lại :
- Phân biệt :
 Đất trồng ? 
 Đất ( thổ nhưỡng ) trong địa lí? 
(?) Quan sát mẫu đất hình 66 SGK . Nhận xét về màu sắc và độ dày của các lớp đất khác nhau?
(?) Tầng A có giá trị gì đối với sự sinh trưởng của thực vật?
Hoạt động 2: Thành phần và đặc điểm của thổ nhưỡng, 20 PHÚT 
- Yêu cầu học sinh đọc SGK và cho biết các thành phần của đất . Đặc điểm ? Vai trò của từng thành phần ?
- Thành phần của đất:
+ Chất khoáng ( 90 – 95%)
+ Chất hữu cơ 
+ Nước không khí 
(?) Dựa vào kiến thức đã học , cho biết nguồn gốc của các thành phần khoáng trong đất ?
(?) Tại sao chất hữu cơ chiếm tỉ lệ nhỏ trong đất lại có vai trò lớn lao đối với thực vật ?
(?) cho biết thành phần hữu cơ của đất?
(?) Tại sao chất mùn lại là thành phần quan trọng của chất hữu cơ? 
8GV nêu sự giống , khác nhau của đá và đất.
Đá vụn và đất giống nhau là: Có tính chất chế độ nước , tính thấm khí , độ chua.
Điểm mấu chốt để phân biệt đất với đá là độ phì nhiêu , đó là đặc trưng của đất .
(?) Độ phì là gì?
(?) Con người đã làm nghèo đất như thế nào?
(?) Trong sản xuất nông nghiệp con người đã làm gì để tăng độ phì của đất (làm đất tốt) ?
(?) Hãy trình bày một số biện pháp làm tăng độ phì mà em biết ?
(?) Con ngưới cũng đã làm giảm độ phì trong sản xuất và trong đời sống sinh hoạt như thế nào? 
( Phá rừng gây xói mòn đất , sử dụng không hợp lí phân bón hoá học , thuốc trừ sâu , đất bị mặn , nhiễm phèn , bị hoang mạc hoá) 
(?) Em biết gì về 10 vết thương của Trái Đất ?
=> Sự thoái hoá của đất đai là vết thương đầu tiên được nói đến.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về Các nhân tố hình thành đất, 10 PHÚT 
8GV giới thiệu các nhân tố hình thành đất :
+ Đất mẹ
+ Sinh vật Ba nhân tố quan trọng nhất hình thành đất 
+ Khí hậu 
+ Địa hình 
+ Thời gian và con người 
(?) Tại sao đá mẹ là một trong những nhân tố quan trọng nhất ? 
( Đá mẹ là nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất)
(?) Sinh vật có vai trò quan trọng như thế nào trong quá trình hình thành đất ?
(?) Tại sao khí hậu lại là nhân tố tạo thuận lợi hoặc khó khăn trong quá trính hình thành đất
1. Lớp đất trên bề mặt các lục địa:
- Đất là lớp vật chất mỏng , vụn bở , bao phủ trên bề mặt các lục địa ( gọi là lớp đất hay thổ nhưỡng)
2. Thành phần và đặc điểm của thổ nhưỡng:
a) Thành phần của thổ nhưỡng.
- Thành phần khoáng chất chiếm phần lớn trọng lượng của đất.
- Khoáng chất có nguồn gốc từ các sản phẩm phong hoá đá gốc .
- Thành phần chất hữu cơ
- Chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng có vai trò quan trong đối với chất lượng đất.
- Chất hữu cơ có nguồn gốc từ xác động vật , thực vật bị biến đổi do các vi sinh vật và các động vật trong đất tạo thành chất mùn.
- Chất mùn là nguồn thức ăn dồi dào , cung cấp những chất cần thiết cho thực vật tồn tại và phát triển.
b) Đặc điểm của thổ nhưỡng:
- Độ phì là đặc điểm quan trọng của đất vì: Độ phì của đất là khả năng cung cấp cho thực vật : nước các chất dinh dưỡng và các yếu tố khác ( như nhiệt độ , không khí v.v) để thực vật sinh trưởng và phát triển.
3. Các nhân tố hình thành đất:
- Các nhân tố quan trọng trong việc hình thành các loại đất trong bề mặt Trái Đất là: Đá mẹ , sinh vật và khí hậu.
- Ngoài ra sự hình thành còn chịu ảnh hưởng của địa hình và thời gian .
4.4.Tổng kết :
1) Đất là gì? Nêu các thành phần của đất?
- Đất là lớp vật chất mỏng , vụn bở , bao phủ trên bề mặt các lục địa ( gọi là lớp đất hay thổ nhưỡng)
2) Độ phì là gì?
- Độ phì là đặc điểm quan trọng của đất vì: Độ phì của đất là khả năng cung cấp cho thực vật : nưnnớc các chất dinh dưỡng và các yếu tố khác ( như nhiệt độ , không khí v.v) để thực vật sinh trưởng và phát triển.
3)Điền từ và chổ chấm sau đây cho phù hợp.
Chất mùn là dồi dào , cung cấp..cần thiết cho và phát triển.
4.5.Hướng dẫn học tập :
*Đối với bài học này : Học bài , Trả lời các câu hỏi 1 , 2 , 3 SGK trang 80, Làm bài tập bản đồ
*Đối với bài học sau : Chuẩn bị bài 27 : Lớp vỏ sinh vật các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố động thực vật trên Trái Đất
+ Nêu những ảnh hưởng của khí hậu đền sự phân bố động thực vật trên Trái Đất
+ Con người có ảnh hưởng đến sự phân bố động thực vật trên Trái Đất như thế nào?
5. PHỤ LỤC :
..

File đính kèm:

  • docBai_27_Lop_vo_sinh_vat_Cac_nhan_to_anh_huong_den_su_phan_bo_thuc_dong_vat_tren_Trai_Dat_20150726_023337.doc