Giáo án Đại lý 6 tiết 23: Khí áp và gió trên trái đất

Hoạt động 1: Tìm hiểu khí áp – Các đai khí áp trên Trái Đất, 15 PHÚT :

 Không khí ở tầng đối lưu di chuyển theo chiều nào?( thẳng đứng).

-Khi di chuyển chúng tạo ra môt sức ép rất lớn lên bề mặt đất, gọi là khí áp.

 Em hãy liên tưởng và cho biết sức ép của khí quyển xuống bề mặt đất giống như học sinh chúng ta làm gì ?(bơm xe).

=>Chốt lại :

 

doc5 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1889 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại lý 6 tiết 23: Khí áp và gió trên trái đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 24
Tiết: 23
Ngày dạy : 
Bài 19: KHÍ ÁP VÀ GIÓ TRÊN TRÁI ĐẤT 
1. MỤC TIÊU: 
1.1. Kiến thức : 
 Học sinh biết được khái niệm khí áp, dụng cụ và đơn vị ï đo khí áp . Hiểu và trình bày được sự phân bố khí áp trên Trái Đất .
 Hiểu được hệ thống các loại gió thường xuyên trên Trái Đất đặc biệt là gió Tín Phong, gió Tây ôn đới và các vòng hoàn lưu khí quyển .
1.2. Kĩ năng : 
- Học sinh thực hiện được : Biết sử dụng hình vẽ để mô tả sự phân bố khí áp và hệ thống gió trên Trái Đất . 
- Học sinh thực hiện thành thạo : phân tích nguyên nhân sinh ra gió và sự phân bố các hoàn lưu khí quyển.
1.3. Thái độ: 
- Thói quen : quan sát, theo dõi thời tiết, ghi nhật kí, đặc biệt vào những ngày áp thấp nhiệt đới, những ngày gió lớn
- Tính cách : Giáo dục học sinh yêu thích học tập bộ môn .
2.NỘI DUNG HỌC TẬP :
+ Khí áp – các đai khí áp trên Trái Đất
+ Gío và các hoàn lưu khí quyển
3. CHUẨN BỊ :
3.1.Giáo viên : Hình 50 , 51 phóng to, bảng phụ .
3.2.Học sinh : tập bản đồ , chuẩn bị bài ,
4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP :
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện : 
 6A 1:. 
 6A 2: 
 6A 3:..
4.2.Kiểm tra miệng :
1) Nhiệt độ không khí là gì ? Nêu cách tính nhiệt độ không khí ?áp dụng tính nhiệt độ không khí trung bình khi biết nhiệt độ đo được lúc 5 giờ là 20 oC, lúc 13 giờ là 24 oC, lúc 21 giờ là 22o C? Kiểm tra tập bản đồ.( 8đ)
2) Nêu nội dung em chuẩn bị ở bài mới ?(2đ).
ĐÁP ÁN :
 1)Độ nóng,lạnh của không khí gọi là nhiệt độ không khí.
 * Cách tính nhiệt độ trung bình ngày là: = Tổng nhiệt độ các lần đo
 	 Số lần đo 
 Aùp dụng : nhiệt độ trung bình của ngày đó là : (20+ 24+ 22) : 3 =22 oC.
2)Tùy theo sự chuẩn bị của học sinh mà giáo viên linh động cho điểm. 
4.3. Tiến trình bài học :
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
*Giới thiệu bài : Mặc dù con người chúng ta không nhìn thấy nhưng thực tế không khí luôn có sức ép rất lớn xuống bề mặt đất. Để biết rõ hơn về hiện tượng này cũng như nguyên nhân vì sao có gió; đặc điểm của các loại gió như thế nào ?chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài 19.
Hoạt động 1: Tìm hiểu khí áp – Các đai khí áp trên Trái Đất, 15 PHÚT :
 Không khí ở tầng đối lưu di chuyển theo chiều nào?( thẳng đứng).
-Khi di chuyển chúng tạo ra môt sức ép rất lớn lên bề mặt đất, gọi là khí áp.
 Em hãy liên tưởng và cho biết sức ép của khí quyển xuống bề mặt đất giống như học sinh chúng ta làm gì ?(bơm xe).
=>Chốt lại :
 Muốn biết khí áp là bao nhiêu người ta làm thế nào?( đo).
 Dụng cụ đo là gì ?(khí áp kế).
 Đơn vị đo khí áp là gì ?( mm thủy ngân)
Giới thiệu sơ qua khí áp kế ( Khí áp trung bình chuẩn = 760 mm thuỷ ngân).
Những nơi có khí áp cao hơn 760 mm thuỷ ngân là những nơi có khí áp cao.
Những nơi có khí áp thấp hơn 760 mm thuỷ ngân là những nơi có khí áp thấp .
 Quan sát hình và cho biết : Các đai khí áp thấp nằm ở vĩ độ nào ? Các đai khí áp cao nằm ở vĩ độ nào?
 Rút ra nhận xét chung về sự phân bố khí áp trên trái đất?(phân bố xen kẽ).
Hoạt động 2: Tìm hiểu gió và các hoàn lưu khí quyển, 18 PHÚT, giáo dục tiết kiệm năng lượng gió :
 Qua sự chuẩn bị bài ở nhà hãy cho biết nguyên nhân nào sinh ra gió ? 
+ Nguyên nhân: Có sự chênh lệch khí áp cao và khí áp thấp ở hai vùng tạo ra .
=>chốt lại :
- Sự chênh lệch hai vùng khí áp cao và thấp càng lớn thì gió như thế nào ?(càng mạnh)và ngược lại .
 Quan sát hình và cho biết trên Trái Đất có những loại gió nào ?(gió Tín Phong, gió Đông cực, gió Tây ôn đới).
Hoạt động nhóm : 6 phút , chia 6 nhóm :
-Nhóm 1, 2 : Gió Tín Phong thổi ở khu vực nào? Xác định hướng gió ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam?
 -Nhóm 3,4: Gió Tây ôn đới thổi ở khu vực nào? Xác định hướng gió ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam?
Nhóm 5 ,6: Gió Đông cực thổi ở khu vực nào? Xác định hướng gió ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam?
Gọi nhóm 1,3,5 trình bày ý kiến.
Gọi nhóm 2,4,6 nhận xét.
Giáo viên chuẩn kiến thức, chốt nội dung. Ghi điểm đối với nhóm làm đúng.
=>Gío Tín Phong và gió Tây ôn đới tạo thành hai hoàn lưu khí quyển quan trọng nhất trên bề mặt Trái Đất.
- Mở rộng: Trên thế giới, những nơi có gió nhiều người ta khai thác năng lượng gió tạo ra nguồn điện gió . Ởû nước ta, tỉnh Bình Thuận cũng là nơi có nhiều gió nhất nước, cũng đã xây dựng nguồn điện gió phục vụ cho nhu cầu sản xuất và đời sống của người dân, góp phần tiết kiệm nguồn điện nói chung.
?Là học sinh em tiết kiệm điện bằng cách nào ?-> giáo dục tiết kiệm năng lượng cho học sinh .
1) Khí áp – các đai khí áp trên Trái Đất
a) Khí áp:
Khí áp là sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất. 
Đơn vị đo là mm thủy ngân.
b) Các đai khí áp trên bề mặt Trái Đất.
- Khí áp được phân bố trên Trái Đất thành các đai khí áp thấp và khí áp cao từ xích đạo về cực.
- Các đai khí áp thấp nằm ở khoảng vĩ độ 0o và 60 o Bắc và Nam .
- Các đai khí áp cao nằm ở khoảng vĩ độ 30o và 90 o Bắc và Nam .
2) Gío và các hoàn lưu khí quyển.
- Gió là sự chuyển động của không khí từ nơi có khí áp cao đến nơi có khí áp thấp.
* Gió Tín phong : 
- Thổi từ khoảng các vĩ độ 30 o Bắc và Nam (các đai áp cao chí tuyến)về xích đạo(đai áp thấp xích đạo)
- Hướng gió : ở nửa cầu Bắc, gió có hướng Đông Bắc; ở nửa cầu Nam, gió có hướng Đông Nam.
*Gió Tây ộn đới : 
- Thổi từ khoảng các vĩ độ 30 o Bắc và Nam (các đai áp cao chí tuyến)lên khoảng vĩ độ 60 o Bắc và Nam(các đai áp thấp ôn đới)
- Hướng gió : ở nửa cầu Bắc, gió có hướng Tây Nam; ở nửa cầu Nam, gió có hướng Tây Bắc.
*Gió đông cực :
- Thổi từ khoảng các vĩ độ 90 o Bắc và Nam(cực Bắc và Nam) về khoảng vĩ độ 60 o Bắc và Nam (các đai áp thấp ôn đới)
- Hướng gió : ở nửa cầu Bắc, gió có hướng Đông Bắc; ở nửa cầu Nam, gió có hướng Đông Nam.
4.4.Tổng kết :
 1) Khí áp là gì? Nêu nguyên nhân sinh ra gió?
- Khí áp là sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất.
- Nguyên nhân: Có sự chênh lệch khí áp cao và khí áp thấp ở hai vùng tạo ra.
 2)Sắp xếp các ý ở cột (A) và các ý ở cột (B) sao cho đúng:
Các loại gió (A)
Thổi từ (B)
1. Gióù Tây ôn đới
a) Thổi từ khoảng các vĩ độ 30 o Bắc và Nam (các đai áp cao chí tuyến)về xích đạo(đai áp thấp xích đạo)
2. Gió Đông cực
b) Thổi từ khoảng các vĩ độ 30 o Bắc và Nam (các đai áp cao chí tuyến)lên khoảng vĩ độ 60 o Bắc và Nam(các đai áp thấp ôn đới)
3. Gió Tín Phong 
c) Thổi từ khoảng các vĩ độ 90 o Bắc và Nam(cực Bắc và Nam) về khoảng vĩ độ 60 o Bắc và Nam (các đai áp thấp ôn đới)
 Đáp án : 1b; 2c; 3a
3) Hướng dẫn làm bài tập 1,2 tập bản đồ.
4.5.Hướng dẫn học tập :
*Đối với bài học tiết này : Học bài , làm bài tập 3 tập bản đồ.
*Đối với bài học tiết sau :- Chuẩn bị bài : “Hơi nước trong không khí , mưa”
+ Tại sao không khí lại có độ ẩm ? Mối quan hệ giữa nhiệt độ không khí và độ ẩm?
+ Quá trình tạo thành mây, mưa?
+ Sự phân bố lượng mưa trên trái đất như thế nào ?
+ Quan sát hình 52, 53, 54 SGK trang 62, 63.
5. PHỤ LỤC :
- Tài liệu GDTKNL
- Tài liệu chuẩn kiến thức kỹ năng.
- Tài liệu SGV Địa lý 6
- Đổi mới phương pháp dạy học và những bài dạy minh họa Địa lí 6

File đính kèm:

  • docBai_18_Thoi_tiet_khi_hau_va_nhiet_do_khong_khi_20150726_023418.doc