Giáo án Đại lý 6 bài 11 đến 13

BÀI 13. ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức

- Phân biệt được độ cao tương đối và độ cao tuyệt đối của địa hình.

- Biết được khái niệm núi và sự phân loại núi theo độ cao, sự khác nhau giữa núi già và núi trẻ.

- Hiểu thế nào là địa hình Cacxtơ.

2. Kĩ năng

- Phân tích hình vẽ.

- Nhận biết được dạng địa hình núi, Cacxto qua hình vẽ, tranh ảnh, mô hình.

- Chỉ được trên bản đồ thế giới một số vùng núi già và một số dãy núi trẻ.

 

docx9 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1245 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại lý 6 bài 11 đến 13, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 11. THỰC HÀNH: SỰ PHÂN BỐ CÁC LỤC ĐỊA VÀ
 ĐẠI DƯƠNG TRÊN BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
Kiến thức
- Biết được sự phân bố các lục địa và đại dương trên bề mặt Trái Đất cũng như ở 2 nửa cầu Bắc và Nam.
- Biết tên của 6 lục địa và 4 đại dương.
Kĩ năng
- Biết xác định vị trí 6 lục địa và 4 đại dương trên quả địa cầu hoặc trên bản đồ thế giới.
 - Biết so sánh giữa lục địa và đại dương.
Thái độ
- Giúp các em nhận thức được sự đa dạng của Trái Đất.
Định hướng phát triển năng lực cho HS
- Rèn năng lực giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp, hợp tác, sáng tạo, sử dụng tranh ảnh.
CHUẨN BỊ
Giáo viên
- Bản đồ thế giới, quả Địa Cầu, thước thẳng.
Học sinh
- Sách vở, nghiên cứu trước bài mới.
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
Kiểm tra kiến thức cũ (5 phút)
? Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm mấy lớp? Trình bày đặc điểm của từng lớp?
 ? Nêu vai trò của lớp vỏ Trái Đất?
Giảng kiến thức mới
Giới thiệu bài mới (1 phút): Trên Trái Đất có các lục địa và đại dương, vậy các lục địa và đại dương phân bố như thế nào trên bề mặt Trái Đất, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài thực hành hôm nay.
Hoạt động của GV – HS
Nội dung
Hoạt động 1: Bài tập 1 (5 phút)
Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học: Trực quan, thảo luận, thuyết trình.
2. Hình thức tổ chức dạy học: Nhóm.
Bước 1: Yêu cầu một HS đọc yêu cầu bài tập 1 trong SGK. 
Bước 2: Gv chia lớp thành 4 dãy, thảo luận (1 phút). Yêu cầu: Các dãy quan sát hình 28 cho biết:
+ Dãy 1+ 3: Nêu tỉ lệ diện tích lục địa và đại dương ở nửa cầu Bắc?
+ Dãy 2+4: Nêu tỉ lệ diện tích lục địa và đại dương ở nửa cầu Nam?
? Trên Trái Đất, lục địa hay đại dương chiếm diện tích lớn hơn?
? Các lục địa phân bố chủ yếu ở nửa cầu nào? Các đại dương phân bố chủ yếu ở nửa cầu nào?
- GV gọi bất kì một HS trong mỗi dãy trả lời, dãy làm giống nhận xét, Gv nhận xét, chuẩn kiến thức và ghi ý chính lên bảng.
Hoạt động 2. Bài tập 2 (10 phút)
Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học: Thảo luận, thuyết trình, trực quan, khai thác bảng số liệu.
Hình thức tổ chức dạy học: Nhóm.
Bước 1. Yêu cầu một HS đọc yêu cầu bài tập 2 trong SGK. 
Gv chia lớp thành 4 dãy, thảo luận (3 phút). Yêu cầu:
Các nhóm quan sát, nghiên cứu bảng số liệu trang 34 sgk, bản đồ thế giới, trả lời các câu hỏi:
? Trên Trái Đất có mấy lục địa? Đó là những lục địa nào? Xác định các lục địa đó trên bản đồ.
? Lục địa nào có diện tích lớn nhất? Xác định trên bản đồ thế giới lục địa đó và cho biết nó nằm ở nửa cầu nào?
? Lục địa nào có diện tích nhỏ nhất? Xác định trên bản đồ thế giới lục địa đó và cho biết nằm ở nửa cầu nào?
? Các lục địa nào nằm hoàn toàn ở nửa cầu Nam?
? Các lục địa nào nằm hoàn toàn ở nửa cầu Bắc?
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả (mỗi nhóm trả lời 1-2 câu) và xác định trên bản đồ, quả Địa Cầu, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Gv nhận xét, chuẩn kiến thức, ghi ý chính lên bảng.
Bước 2: Quan sát bản đồ thế giới, cho biết Việt Nam nằm ở lục địa nào?
Hoạt động 3. Bài tập 4 (10 phút)
Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học: Trực quan, khai thác bảng số liệu, vấn đáp, giảng giải.
Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân.
Bước 1: Yêu cầu một HS đọc yêu cầu bài tập 4 trong SGK.
Bước 2: 
Gv: Dựa vào bảng số liệu trang 35 cho biết:
? Nếu diện tích bề mặt Trái Đất là 510 triệu km2 thì diện tích bề mặt các đại dương chiếm bao nhiêu phần trăm?
? Trên Trái Đất có bao nhiêu đại dương? Kể tên.
? Đại dương nào có diện tích lớn nhất?
? Đại dương nào có diện tích nhỏ nhất?
? Xác định vị trí 4 đại dương trên bản đồ.
Gv: Nhận xét, chuẩn kiến thức, ghi ý chính lên bảng.
Bước 3: Quan sát bản đồ thế giới cho biết, Việt Nam giáp với đại dương nào?
1. Bài tập 1
- Trên Trái Đất diện tích đại dương lớn hơn diện tích lục địa.
- Phần lớn lục địa phân bố ở nửa cầu Bắc, đại dương phân bố ở nửa cầu Nam.
2. Bài tập 2
Trên Trái Đất có 6 lục địa là lục địa Á – Âu, Phi, Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Nam Cực và Ô-xtrây-li-a.
3. Bài tập 4
- Trên Trái Đất có 4 đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương. 
Củng cố bài giảng (2 phút)
Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
Trên Trái Đất có lục địa và .. đại dương, trong đó diện tích đại dương ..lục địa. Các lục địa phần lớn phân bố ở bán cầu  và các đại dương phần lớn phân bố ở bán cầu  Lục địa lớn nhất là .. và nhỏ nhất là , đại dương lớn nhất là .. và nhỏ nhất là .. 
Hướng dẫn học tập ở nhà (2 phút)
- Xem lại bài thực hành, làm bài tập trong tập bản đồ.
- Nghiên cứu trước bài mới, Bài 12. Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành bề mặt Trái Đất, 
D. RÚT KINH NGHIỆM
CHƯƠNG II. CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN CỦA TRÁI ĐẤT
Bài 12. TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC TRONG VIỆC HÌNH THÀNH ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
Kiến thức
- Nêu được khái niệm nội lực, ngoại lực và biêt được tác động của chúng đến địa hình trên bề mặt Trái Đất.
- Nêu được hiện tượng núi lửa, động đất và tác hại của chúng. 
- Biết được khái niệm macma.
Kĩ năng
- Quan sát và giải thích các hiện tượng địa lí tự nhiên.
Thái độ
- Vai trò của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất.
Định hướng phát triển năng lực cho HS
- Rèn năng lực giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp, hợp tác, sáng tạo, sử dụng tranh ảnh.
CHUẨN BỊ
Giáo viên
- Bài giảng điện tử.
Học sinh
- Sách vở, nghiên cứu trước bài mới.
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
Kiểm tra kiến thức cũ: Không kiểm tra
Giảng kiến thức mới 
Giới thiệu bài mới (1 phút): Cho HS quan sát một số hình ảnh về các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất như núi, đồng bằng, Tại sao lại có các dạng địa hình khác nhau như vậy? Nguyên nhân là do đâu? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời các câu hỏi đó.
Hoạt động của GV – HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tác động của nội lực và ngoại lực (20 phút)
Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học: Nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở, giảng giải, trực quan.
Hình thức tổ chức dạy học: Cả lớp.
Bước 1:
Gv: Theo em tại sao trên Trái Đất lại có nhiều dạng địa hình khác nhau như núi, đồi, cao nguyên, đồng bằng, Tại sao, bề mặt Trái Đất không là bằng phẳng, mà lại có nơi cao nơi thấp, nơi sâu thẳm,Nguyên nhân nào làm cho địa hình Trái Đất trở nên như vậy?
? Em hiểu thế nào là nội lực?
Bước 2:
Gv: Cho HS quan sát 4 nhóm ảnh.
? Cho biết nội lực gây ra các hiện tượng gì?
? Kết quả làm địa hình bề mặt Trái Đất như thế nào?
? Em hiểu thế nào là ngoại lực?
Gv: Cho HS xem hình ảnh về các quá trình phong hóa và xâm thực.
? Ngoại lực gồm các quá trình nào? 
Gv: Cho 1 HS đọc thuật ngữ “Phong hóa” và “xâm thực” ở trang 84. Gv giải thích thêm.
Gv: Cho HS xem các hình ảnh về tác động của ngoại lực đến địa hình (mài mòn đá, nứt nẻ đá, xâm thực của song biển, tạo nên khe rãnh, xâm thực bờ biển,)
? Tác động của ngoại lực đến địa hình như thế nào?
? Địa hình bề mặt Trái Đất sẽ như thế nào trong các trường hợp sau:
+ Nội lực mạnh hơn ngoại lực
(Địa hình ghồ ghề)
+ Ngoại lực mạnh hơn nội lực
(Địa hình được san bằng)
+ Nội lực bằng ngoại lực
(Địa hình hầu như không thay đổi)	
Hoạt động 2. Núi lửa và động đất (18 phút)
Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học: Thảo luận, thuyết trình, giảng giải, vấn đáp, trực quan.
Hình thức tổ chức dạy học: Nhóm.
Bước 1:
Gv chia lớp thành 4 nhóm, thảo luận (4 phút). Yêu cầu: làm theo phiếu học tập.
* Nhóm 1+3: Dựa và SGK và hình 31 cho biết:
+ Núi lửa là gì?
+ Nêu cấu tạo bên trong núi lửa?
+ Núi lửa phun có tác hại và lợi ích gì?
* Nhóm 2+4: Dựa và SGK và hình 33 cho biết:
+ Động đất là gì?
+ Động đất gây tác hại gì?
- Đại diện các nhóm tìm hiểu về núi lửa báo cáo kết quả, các nhóm còn lại bổ sung. Gv nhận xét và chuẩn kiến thức.
- Gv: Gọi môt HS đọc thuật ngữ “Macma” trang 84, Gv giải thích thêm.
? Tại sao dưới chân các núi lửa lại có sức thu hút tập trung đông dân?
? Ở Việt Nam có núi lửa không?
Bước 2: 
- Đại diện các nhóm tìm hiểu về động đất báo cáo kết quả, các nhóm còn lại bổ sung. Gv nhận xét và chuẩn kiến thức.
+ Dựa vào đâu người ta biết động đất mạnh hay nhẹ?
+ Người ta đã làm gì để hạn chế tác hại do động đất gây ra?
+ Việt Nam có động đất không?
? Em biết quốc gia nào trên thế giới thường hay xay ra động đất?
GV: Cho HS xem một đoạn clip ngắn về 1 trận động đất.
1. Tác động của nội lực và ngoại lực
- Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất.
- Ngoại lực là những lực sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất.
- Tác động của nôi lực và ngoại lực:
+ Nội lực và ngoại lực là 2 lực đối nghịch nhau nhưng xảy ra đồng thời và tạo nên địa hình bề mặt Trái Đất.
+ Tác động của nội lực thường làm cho bề mặt Trái Đất gồ ghề, còn tác động của ngoại lực lại thiên về san bằng, hạ thấp địa hình.
+ Do tác động của nội, ngoại lực nên địa hình trên Trái Đất có nơi cao, nơi thấp, có nơi bằng phẳng, có nơi ghồ ghề.
2. Núi lửa và động đất
- Núi lửa: là hình thức phun trào macma ở dưới sâu lên mặt đất.
- Macma là những vật chất, nóng chảy nằm ở dưới sâu, trong lớp vỏ Trái Đất, nơi có nhiệt độ trên 10000C.
- Động đất: là hiện tượng xảy ra đột ngột từ một điểm ở dưới sâu, trong lòng đất làm cho các lớp đất đá gần mặt đất bị rung chuyển.
- Tác hại của núi lửa:
+ Gây chết người
+ Vùi lấp thành thị, làng mạc
+ Ô nhiễm môi trường
- Tác hại của động đất:
+ Gây chết người
+ Phá hủy các công trình
Củng cố bài giảng (5 phút)
Trò chơi ô chữ:
Ô 1 (6 chữ cái): Là hình thức phun trào macma ở dưới sâu lên bề mặt đất.
Ô 2 (7 chữ cái): Là hiện tượng các lớp đất đá gầm mặt đất bị rung chuyển.
Ô 3 (8 chữ cái): Lực sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất.
Ô 4 (12 chữ cái): Một biện pháp để hạn chế tác hại của động đất.
Ô 5 (5 chữ cái): Phần vật chất nóng chảy ở bên trong núi lửa.
Hướng dẫn học tập ở nhà (1 phút)
- Học bài cũ, làm bài tập trong tập bản đồ.
- Nghiên cứu trước bài mới, Bài 13. Địa hình bề mặt Trái ĐấT
	D. RÚT KINH NGHIỆM
BÀI 13. ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
Kiến thức
- Phân biệt được độ cao tương đối và độ cao tuyệt đối của địa hình.
- Biết được khái niệm núi và sự phân loại núi theo độ cao, sự khác nhau giữa núi già và núi trẻ.
- Hiểu thế nào là địa hình Cacxtơ.
Kĩ năng
- Phân tích hình vẽ.
- Nhận biết được dạng địa hình núi, Cacxto qua hình vẽ, tranh ảnh, mô hình.
- Chỉ được trên bản đồ thế giới một số vùng núi già và một số dãy núi trẻ.
Thái độ
- Không có hành vi tiêu cực làm giảm vẻ đẹp của các quang cảnh tự nhiên.
Định hướng phát triển năng lực cho HS
- Rèn năng lực giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp, hợp tác, sáng tạo, sử dụng tranh ảnh.
CHUẨN BỊ
Giáo viên
- Bản đồ địa hình Việt Nam.
- Bản đồ thể hiện độ cao tuyệt đối và độ cao tương đối của núi.
- Hĩnh vẽ, sơ đồ núi già, núi trẻ.
- Tranh ảnh về một số ngọn núi ở Việt Nam, trên thế giới.
Học sinh
- Sách vở, nghiên cứu trước bài mới.
- Sưu tầm tên một số dãy núi ở Việt Nam và trên thế giới.
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
Kiểm tra kiến thức cũ (5 phút)
? So sánh sự khác nhau giữa nội lực và ngoại lực.
? Động đất và núi lửa.
Giảng kiến thức mới
Giới thiệu bài mới (1 phút): Trên bề mặt Trái Đất có nhiều dạng địa hình khác nhau như núi, đồi, cao nguyên, đồng bằng, Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về dạng địa hình thứ nhất là núi. Để biết núi có đặc điểm như thế nào? Núi như thế nào được gọi là cao, thấp; núi như thế nào được gọi là già, trẻ,
Hoạt động của GV – HS
Nội dung
Hoạt động 1. Núi và độ cao của núi (20 phút)
Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học: Nêu vấn đề, vấn đáp, giảng giải, trực quan.
Hình thức tổ chức dạy học: Cả lớp.
Bước 1:
- GV giới thiệu một số tranh ảnh về một số ngọn núi và yêu cầu HS kết hợp quan sát hình 36.
- HS quan sát.
? Dựa vào tranh ảnh và vốn hiểu biết hãy mô tả núi.
- Một vài HS mô tả.
- Gv khái quát khái niệm về núi.
Bước 2:
? Tại sao người ta lại nói núi này cao, núi kia cao trung bình, núi kia lại thấp. Dựa vào đâu để biết núi nào là cao, núi nào là thấp?
? Vậy độ cao như thế nào thì gọi là núi thấp, núi trung bình và núi cao?
? Xác định trên bản đồ địa hình Việt Nam tên các ngọn núi cao, núi trung bình và núi thấp.
? Đỉnh núi nào cao nhất Việt Nam, được mệnh danh là nóc nhà Đông Dương?
Bước 3: 
? Quan sát hình 34, cho biết cách tính độ cao tuyệt đối của núi (3) có gì khác với cách tính độ cao tương đối (1), (2) của núi như thế nào?
Gv: Thông thường, những con số đo độ cao ghi trên bản đồ đều là số chỉ độ cao tuyệt đối. Ví dụ: Đỉnh Phan-xi-păng (Việt Nam) 3.143m (Gv chỉ trên bản đồ).
Hoạt động 2: Núi già, núi trẻ (8 phút)
Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học: Nêu vấn đề, vấn đáp, giảng giải.
Hình thức tổ chức dạy học: Cả lớp.
Bước 1: 
? Tại sao người ta cũng nói núi già, núi trẻ? Dựa vào độ cao ta biết núi thấp, núi trung bình hay núi cao. Vậy dựa vào đâu để biết núi nào già, núi nào trẻ.
Gv cho một vài HS nêu ý kiến.
Gv nhận xét và chuẩn kiến thức.
? Quan sát hình 35, cho biết đỉnh núi, sườn núi và thung lũng của núi trẻ và núi già khác nhau như thế nào?
- Gv hướng dẫn HS mô tả hình 36.
? Hãy kể tên một số dãy núi trên thế giới mà em biết.
Hoạt động 3: Địa hình Cacxtơ và các hang động (7 phút)
Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, giảng giải.
Hình thức tổ chức dạy học: Cả lớp.
- Gv cho 1 Hs đọc thuật ngữ Cacxto ở trang 83.
- Gv: các em đã nghe nói tới đá vôi chưa? Núi đá vôi là núi được cấu tạo chủ yếu là đá vôi. Ở Việt Nam có nhiều nơi có địa hình núi đá vôi như Hòa Bình, Thanh Hóa, Kiên Giang
à Địa hình Cacxto là địa hình núi đá vôi.
? Em hãy nêu đặc điểm của các núi đá vôi? Độ cao? Hình dạng?
? Quan sát hình 38, mô tả lại những gì em thấy trong hang động.
? Kể tên 1 số hang động, danh lam thắng cảnh đẹp mà em biết?
? Bên cạnh giá trị về mặt du lịch, em còn biết núi đá vôi còn có giá trị kinh tế nào khác?
1. Núi và độ cao của núi
- Núi là một dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất, thường có độ cao trên 500m so với mực nước biển.
- Núi gồm 3 bộ phận: đỉnh núi, sườn núi và chân núi.
- Căn cứ vào độ cao, núi được chia thành:
+ Núi thấp: dưới 1000m.
+ Núi trung bình: từ 1000-2000m.
+ Núi cao: từ 2000m trở lên.
2. Núi già, núi trẻ
- Căn cứ vào thời gian 
hình thành, núi được chia thành: núi già và núi trẻ.
+ Núi già là núi hình thành cách đây hàng trăm triệu năm. Với đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng rộng.
+ Núi trẻ là núi hình thành cách đây khoảng vài chục triệu năm. Với đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng sâu.
3. Địa hình Cacxtơ và các hang động
- Địa hình Cacxtơ là địa hình núi đá vôi. Núi đã vôi thường lởm chởm, sắc nhọn.
- Trong vùng núi đá vôi thường có nhiều hang động đẹp, rất hấp dẫn đối với khách du lịch.
Củng cố bài giảng (3 phút)
? Dựa vào độ cao, núi được chia thành các loại nào?
? Dựa vào thời gian hình thành, núi được chia thành các loại nào?
? Núi già và núi trẻ khác nhau ở những điểm nào?
? Địa hình Cacxto là địa hình như thế nào?
Hướng dẫn học tập ở nhà (1 phút)
- Học bài cũ, làm bài tập trong tập bản đồ.
- Nghiên cứu trước bài mới, Bài 14. Địa hình bề mặt Trái Đất (TT)
	D. RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docxBai_11_Thuc_hanh_Su_phan_bo_cac_luc_dia_va_dai_duong_tren_be_mat_Trai_Dat_20150726_023316.docx