Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 1 đến 52 - Năm học 2015-2016

Bài 14: THỰC HÀNH – CẮM HOA (TIẾT 2)

I.Mục tiêu: HS

 - Biết tận dụng các đồ vật đã qua sử dụng làm bình cắm.

 - Biết được cách cắm hoa dạng thẳng đứng.

 - Cắm được bình hoa theo sơ đồ mẫu.

 - Nâng cao ý thức trang trí nhà ở, nơi thực hành, tạo sự tự tin cho HS khi cắm hoa ở gia đình.

II. Chuẩn bị.

 1. GV: SGK, kế hoạch bài dạy, dụng cụ, vật liệu cắm hoa, bảng phụ

 2. HS: Chuẩn bị theo phần hướng dẫn tiết 30

III. Các bước lên lớp.

 1. Ổn định lớp:

 2. Kiểm tra bài cũ:

 - Nêu các bước chuẩn bị khi cắm hoa? Quy trình cắm hoa?

 - Kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ, vật liệu TH của các nhóm HS

 

doc137 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 586 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Tiết 1 đến 52 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác nhóm nộp sản phẩm thực hành.
- Nghe, ghi nhớ.
- Nghe, quan sát rút kinh nghiệm.
- HS thu dọn vệ sinh khu vực TH.
 4. Hướng dẫn:
 - Về nhà tự thực hành cắm hoa dạng thẳng đứng dạng vận dụng theo hình 2.26 và quy trình đã học
 - Giờ sau chuẩn bị ( 1 bàn HS): 1 bình cắm, mút xốp , dao, kéo, hoa, cành lá phụ... Tiết 37 TH cắm hoa.
 - Xem lại các bài đã học chuẩn bị tiết sau ôn tập thi HK.
IV.Rút kinh nghiệm:
Tuần: 17 Ngày soạn: 04/12/2015
Tiết: 34 
ÔN TẬP CHƯƠNG II 
I. Mục tiêu: 
Củng cố lại kiến thức chương II cho HS, chuẩn bị cho KT học kì I
HS làm được đề cương ôn tập theo hệ thống câu hỏi của GV
Nâng cao ý thức tự học, thảo luận nhóm cho HS
II. Chuẩn bị:
 1. GV: SGK, kế hoạch bài dạy, tìm hiểu nội dung chương trình chương II, bảng phụ, tranh vẽ.....
 2. HS: tìm hiểu nội dung chương trình chương II. Chuẩn bị những vướng mắc cần giải đáp
III. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp: KTSS
 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
 3. Ôn tập:	
 Hoạt động của Giáo Viên 
 Hoạt động của HS
 Nội dung
 Hoạt động1: 
- GV nêu mục tiêu và yêu cầu chương ôn tập.
- GV dùng bảng phụ giới thiệu cấu trúc nội dung chương trình các bài học chương II.
- GV dùng bảng phụ giới thiệu và phân tích hệ thống câu hỏi HS cần ôn tập
- GV phân nhóm cho HS thảo luận trả lời nội dung các câu hỏi dưới sự hướng dẫn của GV
- Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận.
GV nhận xét
Các nhóm thảo luận nội dung được phân công.
- Nhóm 1 trả lời câu hỏi 1,2
- Nhóm 2 trả lời câu hỏi 3,4
- Nhóm 3 trả lời câu hỏi 5,6
- Nhóm 4 trả lời câu hỏi 7,8
-Học sinh làm việc theo nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
-Nhóm khác bổ sung.
Câu 1: Quan sát (H2.1) Nêu vai trò của nhà ở đối với đời sống con người.
Câu 2: Theo em hiểu thế nào là nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp. Sự cần thiết phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp?
Câu 3: Em phải làm những công việc gì để giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp.
Câu 4: Nêu công dụng của tranh, ảnh, gương trong trang trí nhà ở? Cách chọn tranh, ảnh trang trí nhà ở
Câu 5: Nêu ý nghĩa của cây cảnh và hoa trong trang trí nhà ở.
Câu 6: Kể tên các cây cảnh và hoa dùng để trang trí nhà ở mà em biết?
Câu 7: Khi cắm hoa cần phải chuẩn bị những dụng cụ, vật liệu gì? Nguyên tắc cơ bản khi tiến hành cắm hoa.
Câu 8: Trình bày quy trình cắm hoa. Có mấy dạng cắm hoa cơ bản?
 Hoạt động 2:
GV treo bảng phụ bài tập và yêu cầu HS làm theo nhóm
GV nhận xét, cho điểm.
- HS làm bài tập theo nhóm
- Đại diện nhóm trình bày
- Nhóm khác nhận xét 
I.Hãy điền dấu (x) vào ô 	 đầu câu trả lời đúng
1.Trang trí nhà ở bằng cây cảnh và hoa:
 Làm cho con người cảm thấy gần gũi với thiên nhiên.
 Mất thời gian chỉ cần trang trí bằng các đồ vật.
 Làm cho căn phòng đẹp và tươi mát hơn.
2. Cây cảnh góp phần:
 Làm thiếu oxi ở trong phòng kín vào ban đêm.
 Làm trong sạch không khí
3. Trồng hoa,cây cảnh:
 Đem lại niềm vui,thư giãn sau những giờ lao động,học tập
 Góp phần tăng thu nhập cho gia đình
4. Khi trang trí cây cảnh cần chú ý:
 Chậu phù hợp với cây,chậu cây phù hợp với vị trí cần trang trí
 Đặt nhiều cây cảnh trong phòng ngủ
5.Chăm sóc cây cảnh:
 Tốn công chăm sóc,mất nhiều thời gian
 Cần chăm bón tưới nước tùy theo nhu cầu của từng loại cây
 Sau một thời gian để trong phòng cần đưa ra ngoài trời
II.Điền nội dung vào bảng
VỊ TRÍ TRANG TRÍ
DẠNG CẮM HOA
- Bàn ăn
-Bàn tiếp khách
-Góc học tập.
III. Nêu loại hoa em thích dùng để trang trí trong nhà .Vị trí,thời điểm trang trí và lí do tại sao em thích trang trí loại hoa đó?
 4. Củng cố: GV đánh giá tiết ôn tập.
 5. Hướng dẫn: - Học bài.
 -Về ôn tập thêm các câu hỏi chương I chuẩn bị thi học kỳ.
IV. Rút kinh nghiệm: 	.
	.
 TTCM Ký Duyệt
 Ngày: 05/12/2015
 Traàn Vaên Thònh
Tuần: 18 	 	 Ngày soạn: 08/12/2015
Tiết: 35	
KIỂM TRA HỌC KỲ I
I. Mục tiêu:
1. Đánh giá kết quả học tập của học sinh từ đó rút kinh nghiệm cải tiến cách dạy.
2. Nâng cao ý thức tự học ở nhà cho HS.
 3. Rèn luyện ý thức tự giác trong học tập và thi cử.
II. Chuẩn bị:
 1. GV: Tìm hiểu nội dung chương trình, ra đề kiểm tra, đáp án, lên kế hoạch kiểm tra.
 2. HS: Học bài (ôn tập) theo phần GV dặn dò.
III. Ma trận đề:
 Cấp độ
Nội dung
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG
TNKQ
( Số câu/ điểm)
TL
( Số câu/ điểm)
TNKQ
( Số câu/ điểm)
TL
( Số câu/ điểm)
 TNKQ
( Số câu/ điểm)
 TL
( Số câu/ điểm)
 Các loại vải thường dùng trong may mặc
1 câu/
0,5 điểm
1 câu/
 0,5 điểm
 Lựa chọn, sử dụng và bảo quản trang phục
1 câu/
0,5 điểm
1 câu/
 2 điểm
1 câu/
 0,5 điểm
 Giữ gìn nhà ở sạch sẽ ,ngăn nắp
1 câu/
0,5 điểm
1 câu/
 2 điểm
Trang trí nhà ở
1 câu/
0,5 điểm
2 câu/
 1 điểm
1 câu/
 2 điểm
CỘNG
4 câu/
2 điểm
1 câu/
 2 điểm
3 câu/
 1,5 điểm
1 câu/
 2 điểm
1 câu/
 0,5 điểm
1 câu/
 2 điểm
IV. Đề kiểm tra+đáp án( photo đính kèm) 
V. Tổng kết
 a. Ghi nhận sai sót của HS
LỚP
SĨ SỐ
 GIỎI
 KHÁ 
 TB
 YẾU
 KÉM
So với lần kiểm tra trước
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
 Tăng %
 Giảm %
 61
 62
 63
 64
 65
 66
 b. Phân loại:
 c. Nguyên nhân:
 d. Hướng phấn đấu:
IV. Rút kinh nghiệm: 	...
	..........
 TTCM Ký Duyệt
 Ngày: 12/12/2015
 Traàn Vaên Thònh
Tuần: 19 Ngày soạn: 15/12/2015
Tiết: 36
 THỰC HÀNH TỰ CHỌN MỘT SỐ MẪU CẮM HOA 
I. Mục tiêu: HS
 - Biết tận dụng các đồ vật đã qua sử dụng làm bình cắm.
 - Cắm được bình hoa theo sự sáng tạo cá nhân.
 - Nâng cao ý thức trang trí nhà ở, nơi thực hành, tạo sự tự tin cho HS khi cắm hoa ở gia đình.
II. Chuẩn bị.
 1. GV: SGK, kế hoạch bài dạy, dụng cụ, vật liệu cắm hoa, tranh ảnh về các dạng cắm hoa tự do.
 2. HS: Chuẩn bị theo phần hướng dẫn tiết 33
III. Các bước lên lớp.
 1. Ổn định lớp: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Nêu các bước chuẩn bị khi cắm hoa? Quy trình cắm hoa?
 - Kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ, vật liệu TH của các nhóm HS
 3. Bài mới: 
Hoạt động của Giáo Viên 
Hoạt động của Học Sinh 
 Nội dung 
 Hoạt động 1:
 GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học, nêu nguyên tắc an toàn lao động	
 Hoạt động 2:
- GV cho HS xem tranh về các dạng cắm hoa tự do.
- GV gọi 1 HS nhắc lại quy trình cắm hoa chung.
- GV nhận xét và hướng dẫn HS cách cắm.
- HS quan sát tranh và nêu nhận xét về các dạng cắm hoa đó.
- HS nhắc lại quy trình cắm hoa chung.
- Nghe, quan sát, ghi nhớ.
.
 Hoạt động 3:
- GV giao nội dung thực hành cho các nhóm (quy định thời gian).
- Phân công vị trí TH.
-Cho HS tiến hành TH, GV quan sát, uốn nắn.
- Các nhóm nhận nội dung TH.
- Các nhóm nhận vị trí TH.
- HS tiến hành TH.
* Thực hành:
 Thực hành cắm hoa tự do. Theo nhóm (1 bàn/ nhóm).
 Hoạt động 4:
- Thu sản phẩm thực hành của các nhóm.
- Chấm điểm cho các nhóm.
- Nhận xét chung về giờ TH.
- Cho HS thu dọn vệ sinh khu vực TH.
- Các nhóm nộp sản phẩm thực hành.
- Nghe, ghi nhớ.
- Nghe, quan sát rút kinh nghiệm.
- HS thu dọn vệ sinh khu vực TH.
 4. Hướng dẫn:
 - Giờ sau chuẩn bị (1 bàn HS): 1 bình cắm, mút xốp, dao, kéo, hoa, cành lá phụ... giờ sau TH cắm hoa
IV.Rút kinh nghiệm:
 TTCM Ký Duyệt
 Ngày: 19/12/2015
 Traàn Vaên Thònh
Tuần: 20	 Ngày soạn: 30/12/2015
Tiết: 37	
 Chương III: NẤU ĂN TRONG GIA ĐÌNH
Bài 15: CƠ SỞ CỦA ĂN UỐNG HỢP LÍ (TIẾT 1)
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: HS nắm được vai trò và chức năng của một số chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
 2. Kỹ năng: Nhận biết được một số chất dinh dưỡng trong một số loại thức ăn.
 3. Thái độ: - Giáo dục HS ăn uống đầy đủ, hợp vệ sinh.
 - Cần bảo vệ thiên nhiên để có các chất dinh dưỡng nuôi sống con người.
II. Chuẩn bị
 1. GV : SGK , kế hoạch bài dạy, bảng phụ, hình vẽ
 2. HS: tìm hiểu bài mới
III. Các bước lên lớp
1. Ổn định lớp: KTSS
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
3. Bài mới:
Hoạt động của Giáo Viên 
 Hoạt động của Học Sinh 
 Nội dung
 Hoạt động 1
- GV hướng dẫn HS quan sát H3.1.
? Tại sao chúng ta cần phải ăn uống
- Cho HS thảo luận 
? Con người cần ăn những chất dinh dưỡng nào
- GV bổ sung: ngoài ra còn nước, chất xơ vận chuyển chất dinh dưỡng trong cơ thể
- GV hướng dẫn HS quan sát H3.2
? Chất đạm có trong thực phẩm nào.
? Trong thực đơn hàng ngày nên sử dụng chất đạm ntn hợp lý
- GV bổ sung 50/50 đạm động vật, thực vật.
- Phân tích chức năng: tham gia vào chức năng tạo hình, nguyên liệu chính để phát triển cơ thể.
? Theo em những đối tượng nào cần nhiều chất đạm.
- GV hướng dẫn HS quan sát H3.4
? Chất bột đường có trong thực phẩm nào?
? Chức năng của chất này
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh cho biết chất béo có trong thực phẩm nào?
- Yêu cầu kể tên
- GV bổ sung cung cấp năng lượng quan trọng
* Có nhiều loài động, thực vật trong thiên nhiên cần phải quan tâm nhiều để có được các chất dinh dưỡng cho cơ thể chúng ta.
- Cho HS nêu VD
- HS quan sát H3.1.
- Trả lời câu hỏi dựa vào H3.1
- HS thảo luận 
- Trả lời câu hỏi
- Nghe, quan sát, ghi nhớ
- HS quan sát H3.2
- Trả lời dựa vào H3.2
- Liên hệ thực tế trả lời câu hỏi
- Nghe, ghi nhớ
- Nghe, ghi nhớ
- HS trả lời (phụ nữ có thai, trẻ em, người già yếu).
- HS quan sát tranh H3.4
- Trả lời câu hỏi dựa vào
 H3.4
- HS trả lời câu hỏi
- HS quan sát tranh trả lời câu hỏi.
- Kể tên dựa vào hình vẽ
- Nghe, ghi nhớ
- HS nêu VD
I. Vai trò của các chất dinh dưỡng
1. Chất đạm ( Prôtêin) 
a. Nguồn gốc:
- Từ động vật: thịt, trứng, cḠsữa..
- Từ thực vật: các loại đậu...
b. Chức năng:
- Phát triển chiều cao, trí tuệ
- Thay thế, tu bổ tế bào
- Cung cấp năng lượng
2. Chất đường bột ( Gluxit) 
a. Nguồn gốc: Các loại lương thực, cây ăn quả, hoa quả ngọt
b. Chức năng
- Cung căp năng lượng cho cơ thể
- Chuyển hóa prôtêin, lipit
3. Chất béo ( Lipit)
a. Nguồn gốc:
- Từ mỡ động vật
- Từ thực vật: dầu, mè, đậu phộng 
b.Chức năng:
- Cung cấp năng lượng quan trọng
- Dung môi hòa tan các vitamin
- Tăng cường đề kháng
4. Củng cố:
 - Em hãy kể tên các chất dinh dưỡng đã học?
 - Cho biết chức năng của chất đạm, chất đường bột, chất béo?
5. Hướng dẫn:
- Về học bài và tìm hiểu nội dung phần còn lại.
 - Nhận xét chung về giờ học.
IV. Rút kinh nghiệm
Tuần:20	 Ngày soạn: 30/12/2015
Tiết: 38	
	 Bài 15: CƠ SỞ CỦA ĂN UỐNG HỢP LÍ (TIẾT 2 )
I. Mục tiêu: 
Kiến thức: HS biết được vai trò của chất vitamin, chất khoáng, nước và chất xơ.
- Biết nguồn thực phẩm và nước trong thiên nhiên cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể con người
Kỹ năng: Có kỹ năng chọn thực phẩm chứa nhiều vitamin, chất khoáng.
Thái độ: - Giáo dục HS ăn uống đầy đủ, khoa học, hợp lí.
 - Cần bảo vệ thiên nhiên để có các chất dinh dưỡng nuôi sống con người.
 II. Chuẩn bị:
 1. GV: SGK, kế hoạch bài dạy, bảng phụ, hình vẽ
 2. HS: Học bài cũ và tìm hiểu bài mới
III. Các bước lên lớp: 
 1. Ổn định lớp: KTSS
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 ? Nêu nguồn gốc và chức năng dinh dưỡng của chất đạm, chất béo.
 3. Bài mới :
Hoạt động của Giáo Viên
Hoạt động của Học Sinh
Nội dung
? Kể tên các vitamin
- GV hướng dẫn HS quan sátH3.7
? Vitamin A có trong các thực phẩm nào?
? Vai trò của vitamin A đối với cơ thể
? Vitamin B có trong thực phẩm nào?
? Tác dụng của vitamin B
- Các vitamin khác tương tự
? Chất khoáng gồm những chất gì.
- Yêu cầu quan sát tranh cho biết chất khoáng có trong thực phẩm nào?
? Nước có được coi là chất dinh dưỡng không.
- Vai trò của nước
? Chất xơ có trong thực phẩm nào.
* Nguồn nước trong thiên nhiên rất quý.Chúng ta cần có ý thức: không xả rác bừa bãi làm môi trường ô nhiễm.
- Kể tên các vitamin
- HS quan sát H3.7
- Trả lời câu hỏi dựa vào H3.7
- Trả lời câu hỏi
- Trả lời câu hỏi 
- Trả lời câu hỏi 
- Trả lời câu hỏi 
- Trả lời câu hỏi dựa vào H3.8
- Trả lời câu hỏi
- Trả lời câu hỏi
- Trả lời câu hỏi
Sinh tố ( Vitamin)
Gồm: Vitamin A, B, C, D... B1, B2,E ...
a. Nguồn gốc: Có nhiều trong các loại rau, củ, quả
b. Chức năng:
- Tăng trưởng, bảo vệ mắt, răng đều, da dẻ, xương nở, bắp nở.
- Tăng sức đề kháng
- Giúp đỡ, điều hòa thần kinh
- Ngăn ngừa bệnh phù, giúp tiêu hóa.
5. Chất khoáng: 
Gồm: Phốt pho, iốt, canxi, sắt...
a. Nguồn gốc: có trong muối ăn, hải sản, trứng gà, đậu...
b. Chức năng: phát triển xương, răng, tổ chức hệ thần kinh, cấu tạo hồng cầu và sự chuyển hoá của cơ thể.
6. Nước: Là môi trường cho chuyển hoḠvà trao đổi chất trong cơ thể
- Điều hoà thân nhiệt
7. Chất xơ:
 Là phần thực phẩm không thể tiêu hoá được. Giúp ngăn ngừa táo bón, và giúp thải chất thải mềm ra ngoài được dễ dàng
 4. Củng cố: Kể tên các chất dinh dưỡng chính có trong các thức ăn sau:
 - Sữa, gạo, đậu nành, thịt gà.
 - Khoai, bơ, đậu phộng, thịt heo, bánh kẹo.
 5. Hướng dẫn:
 - Về học bài và tìm hiểu nội dung phần còn lại.
 - Nhận xét chung về giờ học.
IV. Rút kinh nghiệm
 BGH Ký Duyệt
 Ngày: 31/12/2015
 Huỳnh Thị Thanh Tâm
 TTCM Ký Duyệt
 Ngày: 31/12/2015
 Traàn Vaên Thònh
Tuần: 21	 Ngày soạn: 05 /01/2016
Tiết: 39	
Bài 15: CƠ SỞ CỦA ĂN UỐNG HỢP LÍ (TIẾT 3)
Mục tiêu:
 1. Kiến thức: HS hiểu được tại sao lại phân nhóm thức ăn.
 2. Kỹ năng: Biết cách thay thế thực phẩm trong cùng 1 nhóm để đảm bảo ngon miệng, đủ chất, thích hợp theo mùa.
 3. Thái độ: Giáo dục HS ăn uống đầy đủ, khoa học, hợp lí.
II. Chuẩn bị:
 1. GV: SGK, kế hoạch bài dạy, bảng phụ, hình vẽ
 2. HS: Học bài cũ và tìm hiểu bài mới
III. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp: KTSS
 2. Kiểm tra bài cũ: Kể tên các chất dinh dưỡng đã học? Nêu chức năng của chất vitamin, chất khoáng?
 3. Bài mới:
Hoạt động của Giáo Viên
 Hoạt động của Học Sinh
 Nội dung
 - GV hướng dẫn HS quan sát H3.9 yêu cầu HS nêu cơ sở khoa học.
- Gọi HS kể tên một số thức ăn trong cùng một nhóm
- Gợi ý HS nêu ý nghĩa của việc phân nhóm thức ăn
? Quan sát thực tế hằng ngày, em thấy bữa ăn của gia đình đã đủ 4 nhóm thức ăn chưa.( GV gợi ý HS kể các món ăn trong bữa cơm gia đình)
? Vì sao phải thay thế thức ăn.
? Nên thay thế thức ăn bằng cách nào.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu ví dụ SGK.
- Gọi HS lấy VD. GV lấy ví dụ bổ sung
- HS quan sát H3.9 nêu cơ sở khoa học
- HS kể tên một số thức ăn trong cùng một nhóm
- HS nêu ý nghĩa của việc 
phân nhóm thức ăn.
- HS nhận xét bữa ăn của gia đình mình.
- HS khác nhận xét.
- HS liên hệ thực tế trả lời.
- HS trả lời theo SGK.
- HS tìm hiểu ví dụ SGK.
- Nêu cách thay thế thức ăn lẫn nhau thông qua VD SGK
- Lấy VD nghe, quan sát, ghi nhớ.
II. Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn
1. Phân nhóm thức ăn:
a. Cơ sở khoa học: Căn cứ vào giá trị dinh dưỡng chia ra 4 nhóm:
+ Nhóm giàu chất đường bột
+ Nhóm giàu chất béo
+ Nhóm giàu chất đạm
+ Nhóm giàu vitamin và chất khoáng
b. Ý nghĩa: Giúp thay đổi các món trong bữa ăn mà vẫn đảm bảo cân bằng dinh dưỡng.
2. Cách thay thế thức ăn lẫn nhau:
 Thay thế các loại thức ăn trong cùng một nhóm sao cho cân đối đảm bảo về dinh dưỡng.
 4. Củng cố:
 - Mục đích của việc phân nhóm thức ăn là gì? Thức ăn được phân làm mấy nhóm? Kể tên các nhóm đó.
 - Hàng ngày gia đình em thường sử dụng những thức ăn gì cho các bữa ăn? Hãy kể tên và cho biết những thức ăn đó thuộc các nhóm nào? Trình bày cách thay thế thức ăn để có bữa ăn hợp lí?
 5. Hướng dẫn:- Về học bài và tìm hiểu nội dung phần còn lại.
 - Nhận xét chung về giờ học.
IV. Rút kinh nghiệm
Tuần: 21	 Ngày soạn: 05 /01/2016
Tiết: 40	
Bài 15: CƠ SỞ CỦA ĂN UỐNG HỢP LÍ (TIẾT 4)
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: HS biết được nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
 2. Kỹ năng: Lựa chọn và sử dụng được một số nguồn lương thực, thực phẩm có chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người một cách hợp lí.
 3. Kỹ năng: Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tế trong gia đình.
II. Chuẩn bị:
 1. GV : SGK, kế hoạch bài dạy, bảng phụ, hình vẽ
 2. HS: Học bài cũ và tìm hiểu bài mới
III. Các bước lên lớp:
 1. Ổn định lớp: KTSS
 2. Kiểm tra bài cũ: Dựa vào giá trị dinh dưỡng, thức ăn được phân chia như thế nào? Việc phân chia đó có ý nghĩa gì.
 3. Bài mới:
Hoạt động của Giáo Viên
 Hoạt động của Học Sinh
 Nội dung
- GV hướng dẫn HS quan sát H3.11 
- Nhận xét về thể trạng cậu bé trong hình?
- Cậu bé đang mắc bệnh gì? Nguyên nhân?
? Nếu thiếu chất đạm trầm trọng sẽ gây nên hậu quả gì cho cơ thể
- GV bổ sung
? Dấu hiệu nào cho biết cơ thể thiếu chất đạm.
- Nếu ăn quá nhiều chất đường bột sẽ gây ra hậu quả gì cho cơ thể.
- GV bổ sung, giải thích
? Theo em nhu cầu cơ thể cần bao nhiêu đạm.
? Nếu ăn quá ít chất đường bột sẽ gây ra hậu quả gì cho cơ thể
- GV bổ sung, giải thích
? Em có nhận xét gì về em bé trong H3.12
? Làm thế nào để giảm cân.
? Ăn nhiều chất đường bột còn có tác hại gì với hàm răng.
? Theo em nhu cầu chất đường bột của cơ thể là bao nhiêu.
- GV cung cấp thông tin cho HS về nhu cầu chất đường bột:
+ Người lớn: 6g- 8g/kg thể trọng.
+ Trẻ em: 6g- 10g/kg thể trọng
? Nếu ăn quá nhiều chất béo sẽ gây ra hậu quả gì cho cơ thể
- GV bổ sung, giải thích
? Nếu ăn quá ít chất béo sẽ gây ra hậu quả gì cho cơ thể.
? Dấu hiệu cụ thể cho thấy cơ thể thiếu chất béo.
? Cơ thể con người cần bao nhiêu chất béo là đủ.
? Ngoài các chất dinh dưỡng trên còn có những chất dinh dưỡng nào nữa? Khi cơ thể thiếu các chất này sẽ có dấu hiệu gì.
? Cần cung cấp những chất dinh dưỡng này cho cơ thể như thế nào.
? Qua đó em có nhận xét gì về nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Chúng ta cần cung cấp chất dinh dưỡng như thế nào cho hợp lí nhất.
- HS quan sát H3.11
- Nhận xét dựa vào H3.11
- Cậu bé ốm yếu, đang mắc bệnh suy dinh dưỡng do thiếu chất đạm trầm trọng.
- HS trả lời dựa vào SGK.
- Nghe, quan sát, ghi vở.
- Chậm lớn, chậm mở mang trí óc, dể mệt, ăn không ngon
- Trả lời dựa vào thông tin SGK
- Nghe, quan sát, ghi vở
- Vừa đủ(0,5g/kg thể trọng)
- Trả lời dựa vào thông tin SGK
- Nghe, quan sát, ghi vở.
- Nhận xét dựa vào hình 3.12
- HS liên hệ thực tế trả lời.
- HS liên hệ thực tế trả lời.
- HS thảo luận và trả lời theo suy nghĩ.
- HS lắng nghe.
- Trả lời dựa vào thông tin SGK.
- Nghe, quan sát, ghi vở.
- Trả lời dựa vào thông tin SGK.
- HS trả lời theo suy nghĩ.
HS: - Phụ thuộc vào lứa tuổi
+ Tuổi nhỏ cần nhiều.
+ Tuổi già giảm đi.
- Phụ thuộc vào khí hậu: mùa đông cần nhiều, mùa hè cần ít.
- HS: Chất khoáng, vitamin, nước,chất xơ.
+ Thiếu vitamin: da khô, mắt không khỏe, không tập trung
+ Thiếu chất khoáng: Xương yếu, dễ gãy, răng không cứng cáp
- HS: cung cấp đầy đủ, hợp lí tất cả các chất dinh dưỡng.
- HS quan sát hình 3.13a, giải thích lượng dinh dưỡng cần thiết cho một học sinh mỗi ngày.
- HS quan sát hình 3.13b, nêu lượng dinh dưỡng trung bình cho 1 người trong 1 tháng.
III. Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể
1. Chất đạm:
a. Thiếu chất đạm trầm trọng:
Trẻ em bị bệnh suy dinh dưỡng, cơ bắp yếu ớt, bụng phình to, tóc mọc thưa, trí tuệ kém phát triển...
b. Thừa chất đạm:
Có thể gây béo phì, bệnh huyết áp, tim mạch...
2. Chất đường bột
- Nếu ăn quá nhiều: gây béo phì.
- Nếu ăn quḠít: dể bị đói mệt, cơ thể ốm yếu.
3. Chất béo
- Nếu ăn quá ít: cơ thể ốm yếu dễ bị mệt, đói
- Nếu ăn quá nhiều: gây béo phệ, ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.
* Các chất dinh dưỡng khác: chất khoáng, vitamin, nước,chất xơ cần sử dụng hợp lý và đầy đủ.
* Tóm lại: SGK
 4. Củng cố: Cho HS đọc phần ghi nhớ và có thể em chưa biết SGK.
 5. Hướng dẫn: Chuẩn bị bài vệ sinh an toàn thực phẩm.
IV.Rút kinh nghiệm:
 TTCM Ký Duyệt
 Ngày: 09/01/2016
 Traàn Vaên Thònh
Tuần: 22	 Ngày soạn: 12/01/2016
Tiết: 41	
Bài 16: VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM (TIẾT 1)
I. Mục tiêu: HS
 1. Kiến thức: - Hiểu được thế nào là vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Biết được các biện pháp giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm.
 2. Kỹ năng:Thực hiện được một số biện pháp giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm và lựa chọn thực phẩm phù hợp.
 3. Thái độ: Có ý thức giữ vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng.
II. Chuẩn bị:
 1. GV: SGK, kế hoạch bài dạy, bảng phụ, hình vẽ
 2. HS: Học bài cũ và tìm hiểu bài mới
III.Các bước lên lớp:
 1. Ổn định tổ chức: KTSS
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Nêu nhu cầu dinh dưỡng của chất đạm đối với cơ thể? Chất đạm có từ những nguồn lương thực, thực phẩm nào?
 - Trình bày cách thay thế thức ăn hợp lý? Lấy VD.
 3. Bài mới:
Hoạt động của Giáo Viên
 Hoạt động của Học Sinh
 Nội dung
 - GV đặt vấn đề: Nếu gia đình em chẳng may mua rau mới phun thuốc trừ sâu, thịt heo bị bệnh thì có thể gây hậu quả gì đối với các thành viên trong 

File đính kèm:

  • docGiao_an_Cong_nghe_6.doc
Giáo án liên quan