Giáo án Công nghệ 9 - Tuần 16 - Năm học 2015-2016

Hoạt động 1: Tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của quả nhãn.(5p)

- Gv yêu cầu đọc thông tin SGK

- Quả nhãn có giá trị như thế nào?

- Em hãy cho biết quả nhãn được dùng làm gì?

Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây nhãn.(7p)

- Qua quan sát thực tế hãy cho biết đặc điểm thực vật của cây nhãn?

- Hoa nhãn mọc ở đâu?

- Thân cây nhãn có đặc điểm gì?

- Cây nhãn có những yêu cầu về ngoại cảnh như thế nào?

Hoạt động 3: Tìm hiểu kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn:(17p)

- GV giới thiệu một số giống nhãn trồng phổ biến.

- Hãy kể tên các giống nhãn mà em biết ngoài thực tế ?

- Hãy cho biết đối với cây nhãn thì nhân giống cây bằng phương pháp nào là tốt nhất ?

- Hãy cho biết vào thời điểm nào tiến hành trồng cây nhãn là tốt nhất ?

- Khoảng cách trồng như thế nào là hợp lý ?

- Khi đào hố bón phân lót cần chú ý gì ?

- Hãy kể tên các công việc chăm sóc cây ăn quả nói chung ?

- Bón phân thúc tập chung vào những thời gian nào ?

 

doc3 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 595 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 9 - Tuần 16 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/11/2015
Tiết thứ: 16 Tuần: 16
Bài 8:KĨ THUẬT TRỒNG CÂY NHÃN
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Biết được giá trị dinh dưỡng của quả nhãn, đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây nhãn.
2.Kỹ năng: Nắm được phương pháp gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản .
3.Thái độ: Có ý thức học tập, tìm hiểu thực tế.
II.CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:- Bảng 5/SGK
2. Học sinh:- Đọc trước ND bài 8 SGK
III.CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số
2. Kiểm tra bài cũ: 
?Hãy nêu các công việc chăm sóc cây ăn quả có múi?
3. Nội dung bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của quả nhãn..(5p)
- Gv yêu cầu đọc thông tin SGK
- Quả nhãn có giá trị như thế nào?
- Em hãy cho biết quả nhãn được dùng làm gì?
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây nhãn.(7p)
- Qua quan sát thực tế hãy cho biết đặc điểm thực vật của cây nhãn?
- Hoa nhãn mọc ở đâu?
- Thân cây nhãn có đặc điểm gì?
- Cây nhãn có những yêu cầu về ngoại cảnh như thế nào?
Hoạt động 3: Tìm hiểu kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn:(17p)
- GV giới thiệu một số giống nhãn trồng phổ biến.
- Hãy kể tên các giống nhãn mà em biết ngoài thực tế ?
- Hãy cho biết đối với cây nhãn thì nhân giống cây bằng phương pháp nào là tốt nhất ?
- Hãy cho biết vào thời điểm nào tiến hành trồng cây nhãn là tốt nhất ?
- Khoảng cách trồng như thế nào là hợp lý ?
- Khi đào hố bón phân lót cần chú ý gì ?
- Hãy kể tên các công việc chăm sóc cây ăn quả nói chung ?
- Bón phân thúc tập chung vào những thời gian nào ?
- Hãy kể tên một số sâu, bệnh thường gặp ở cây nhãn ?
Hoạt động 4: Tìm hiểu công việc thu hoạch, bảo quản, chế biến:
- Khi nào ta có thể thu hoạch quả hợp lý nhất ?
- Dùng cách nào để thu hoạch quả ?
- Hãy nêu cách bảo quản quả ở GĐ em ?
- Quả nhãn có thể chế biến thành những sản phẩm gì ?
- Hs đọc thông tin SGK
- Cung cấp đường, vitamin, axit hữu cỏ, chất khoáng.
- Ăn tươi, sấy khô, làm long nhãn, đồ hộp, nước giải khát và làm thuốc.
- Có bộ rễ phát triển, Hoa xếp thành từng chùm, thân gỗ và có 3 loại hoa.
- Ở ngọn và nách lá.
- Là loại thân gỗ, cây to nhiều cành lá phát triển.
- Hs nêu được về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, ánh sáng và đất
- Hs chú ý lắng nghe và tự ghi nhớ.
- Nhãn da bò, nhãn hạt tiêu,
- Nhân giống bằng phương pháp chiết cành và ghép.
- M.Bắc: tháng 2-4 và tháng 8-10;M.Nam tháng 4-5.
- Đồng bằng 8m*8m, đất đồi 7m*7m, 6m*8m.
- Để riêng lớp đất mặt.
- Hs dựa vào thông tin và trả lời.
- 2 thời kì: ra hoa và sau khi thu hoạch quả.
- Hs dựa vào thông tin và trả lời.
 Khi vỏ quả chuyển sang màu vàng sáng.
- Bẻ hay cắt từng chùm quả.
- Để ở chổ mát, trong rổ, tủ lạnh.
- Sản phẩm là long nhãn.
I. GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA QUẢ NHÃN:
 Quả nhãn chứa nhiều đường, vitamin, chất khoáng được sử dụng để ăn tươi, sấy khô, làm long nhãn, đồ hộp.
II. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ YÊU CẦU NGOẠI CẢNH
 1. Đặc điểm thực vật:
- Có bộ rễ phát triển
- Hoa xếp thành từng chùm mọc ở đầu ngọn và nách lá.
- Thân: Là loại thân gỗ, cây to nhiều cành lá phát triển.
- Quả: Mọc thành từng chùm, mỗi quả có 1 hạt duy nhất.
 2. Yêu cầu ngoại cảnh:
- Nhiệt độ thích hợp: 21 – 270C.
- Độ ẩm: 70 – 80%.
- Lượng mưa trung bình: 1200mm/năm.
- Ánh sáng: Cần đủ và không ưa ánh sáng mạnh.
- Đất: Trồng được trên nhiều loại đất, đất phù sa thích hợp nhất.
III. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC:
 1. Một số giống nhãn phổ biến:
- Phía bắc: Nhãn lồng, nhãn nước, nhãn đường phèn, nhãn cùi 
- Phía nam: Nhãn long, nhãn tiêu, nhãn da bò 
 2. Nhân giống cây:
- Chiết cành.
- Ghép 
 3. Trồng cây:
 a. Thời vụ trồng:
- Miền Bắc:
- Miền Nam:
 b. Khoảng cách trồng:
- Vùng đồng bằng: 8m x 8m (160 cây/ha)
- Vùng đất đồi: 7m x 7m hoặc6mx8m(200-235 cây/ha)
 Đào hố bón phân lót:
 4. Chăm sóc:
- Làm cỏ, vun xới: đất tơi xốp, diệt cỏ, mất nơi ẩn náo của sâu, bệnh.
- Bón phân thúc: Tập chung 2 thời kỳ: ra hoa và sau khi thu hoạch quả.
- Tưới nước	
- Tạo hình sửa cành.
- Phòng trừ sâu bệnh.
IV. THU HOẠCH, BẢO QUẢN, CHẾ BIẾN:
 1. Thu hoạch:
- Vỏ quả nhẵn, có màu vàng sáng.
- Bẻ từng chùm quả huặc dùng kéo cắt.
 2. Bảo quản:
- Khi hái quả vân chuyển bằng xe lạnh với nhiệt độ 5 – 100C.
- Có thể dùng hoá chất (Không dùng hoá chất độc hại) để bảo quản.
 3. Chế biến:
Sấy cùi nhãn bằng lò để làm long nhãn.
 4. Củng cố 
 - Em hãy nêu giá trị dinh dưỡng của quả nhãn ?
 - Em hãy cho biết ở địa phương em nhân giống nhãn bằng cách nào ?
 5. Hướng dẫn cho hs tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà
 - Học bài, trả lời các câu hỏi trong SGK.
 - Đọc mục “có thể em chưa biết”.
 - Xem lại toàn bộ nội dung chương trình để tiết sau chúng ta ôn tập.
IV.RÚT KINH NGHIỆM
.
Kí duyệt tuần 16, ngày.tháng.năm 2015
 Tổ trưởng

File đính kèm:

  • docTUAN16.CN9.doc
Giáo án liên quan